Hiệu quả kỹ thuật là đòi hỏi người trồng khoai lang tím tạo ra số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật được xem là một phần của hiệu quả kinh tế, bởi vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. Trong bài nghiên cứu này thì hiệu quả kỹ thuật mà nông hộ trồng khoai lang tím cần đạt được chính là phải tạo ra mức năng suất khoai lang tím tối đa với mức phân bón, thuốc sâu, hay những yếu tố đầu vào một cách hợp lý, đúng liều lượng, đúng cách, như thế sẽ năng cao mức hiệu quả kỹ thuật trồng khoai lang tím của người dân.
40
Dựa vào hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ được tính và được thống kê cụ thể qua bảng 4.24.
Bảng 4.24: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật trong vụ sản xuất này
Mức hiệu quả (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 90 – 100 12 20,0 80 – 90 32 53,3 70 – 80 12 20,0 60 – 70 3 5,0 50 – 60 1 1,7 <50 0 0,0 Trung bình 83,8 Lớn nhất 95,2 Nhỏ nhất 51,5
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
Qua kết quả được thống kê ở bảng 4.24 cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ là khá cao trên 80%. Cụ thể, mức hiệu quả kỹ thuật trung bình là 83,8%, hộ đạt thấp nhất là 51,5% và hộ đạt cao nhất là 95,2%. Nông hộ có mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất và thấp nhất chênh lệch nhau khá lớn đến 43,7%. Nguyên nhân dẫn đến sự chêch lệch cao như thế có lẽ là do trong quá trình sản xuất, đối với một số hộ có nhiều kinh nghiệm thì họ vẫn giữ được hiệu quả kỹ thuật cao còn đối với một số nông hộ có số năm kinh nghiệm thấp thì khó ứng phó được với sự thay đổi thất thường của thời tiết hay sự tấn công của sâu hại gây bệnh, dẫn đến hiệu quả kỹ thuật kém.
Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trong mức hiệu quả từ 80% trở lên chiếm 73,3%, còn lại là 26,7% số nông hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật dưới 80%. Trong đó mức hiệu quả từ 80 – 90% chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3%, tiếp đến là mức hiệu quả kỹ thuật đạt 70 – 80% và 90 -100% có cùng tỷ lệ là 20%. Đối với những nông hộ có mức hiệu quả kỹ thuật dưới 80% thì không đáng kể, cụ thể đối với những hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật từ 70 – 80% chiếm tỷ lệ 5% còn lại 1,7% là những hộ có mức hiệu quả kỹ thuật từ 60 – 70%, và không có hộ nào có mức hiệu quả kỹ thuật dưới 50%. Như đã phân tích phần kinh nghiệm chủ hộ, trung bình các nông hộ có trên 16,6 năng kinh nghiệm nên việc đạt hiệu quả kỹ thuật cao là điều đúng như mong đợi. Tuy nhiên việc chêch lệch của nông hộ đạt mức hiệu quả cao nhất và thấp nhất cũng có thể là do ảnh hưởng của các yếu tố khác như tập huấn kỹ thuật, năm kinh nghiệm, trình độ học vấn…
41
Qua những phân tích trên có thể thấy cùng với lượng yếu tố đầu vào, các nông hộ vẫn có thể tăng hiệu quả kỹ thuật trung bình thêm 16,2%. Để có thể tăng thêm năng suất, tăng hiệu quả kỹ thuật thuật mà không cần tăng thêm các yếu tố đầu vào đòi hỏi rất nhiều yếu tố kinh tế xã hội có liên quan có sự ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Chẳng hạn như tập huấn, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để góp phần tăng hiệu quả kỹ thuật do khi tham gia nông hộ sẽ học được nhiều kiến thức bổ ích từ các cán bộ Hội nông dân, cán bộ khuyến nông hay từ các công ty thuốc BVTV để biết cách kết hợp lượng phân, thuốc hợp lý. Ngoài ra trình độ học vấn hay kinh nghiệm của chủ hộ cũng góp phần làm tăng hiệu quả kỹ thuật.
Mức kỹ thuật trung bình của khoai lang tím tại huyện Bình Tân so với mức hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất lúa tại ĐBSCL là thấp hơn. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Hữu Đặng giảng viên khoa kinh tế trường Đại học Cần Thơ, hiệu quả kỹ thuật trung bình của việc sản xuất lúa tại ĐBSCL năm 2008 là 89,2% và năm 2009 là 88,7%. Điều này cho thấy kinh nghiệm nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến mức hiệu quả kỹ thuật vì trồng lúa là một ngành sản xuất truyền thống của người dân ĐBSCL chính vì thế mà mức hiệu quả kỹ thuật của người dân là rất cao. Bên cạnh đó khoai lang tím là loại cây dễ chịu sự ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh hại vì thế khó đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao như lúa.