Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 26)

2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng và tình hình sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long.

2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2

Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào mà nông hộ ở huyện Bình Tân sử dụng cho sản xuất đến năng suất khoai lang tím đạt được. Ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng sau:

LnY = β0 + β1 lnX1 + β2 lnX2+ β3 lnX3 + β4 lnX4 + β5 lnX5 + β6 lnX6 Trong đó:

Biến phụ thuộc Y: năng suất/đợt (tạ/1.000 m2)

12

X1: lượng giống gieo trồng cho 1.000m2, đơn vị tính là dây/1.000m2. Yếu

tố này phản ánh ảnh hưởng của mật độ gieo trồng khoai lang.

X2: lượng phân đạm (N) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là

kg/1.000m2/vụ.

X3: lượng phân lân (P) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là

kg/1.000m2/vụ.

X4: lượng phân kali (K) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là

kg/1.000m2/vụ.

Các loại phân nguyên chất trên được tính bằng lượng hỗn hợp mà nông dân sử dụng cho %N, %P, %K có trong các loại phân hỗn hợp như: NPK (16 – 16 – 8), (20-20-15), (7-7-14), Ure,….

X5: chi phí thuốc nông dược sử dụng được tính bằng tổng chi phí cho các

loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng. Đơn vị tính là

1.000đồng/1.000m2/đợt. Do thực tế lượng chất các loại thuốc nông dân sử

dụng quá nhiều loại khác nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng là không đồng nhất (thuốc bột tính bằng gam, thuốc nước tính ml). Chính vì thế việc đưa nồng độ nguyên chất của các loại thuốc nông dược là rất phức tạp nên chi phí bằng tiền cho thuốc nông dược có thể là biến thay thế tốt nhất do chúng mang tính tương đồng giữa các nông hộ.

X6: ngày công lao động là số ngày công tham gia sản xuất trong một đợt.

βi (i=1,2,…,6): các tham số được ước lượng bằng việc tính toán từ phần mềm stata.

2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3

Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thì ta dùng phương pháp hồi quy để tìm ra các yếu tố đó.

Phương trình hồi quy có dạng:

Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 +b7X7 Biến phụ thuộc: Y lợi nhuận

b0 là tham số

X1: Lượng giống gieo trồng cho 1.000m2

13

X3: Chi phí phân bón (1.000 đồng/1.000m2/vụ)

X4: Ngày công lao động

X5: Giá bán

X6: Chi phí lãi vay 1000m2

X7: Năng suất (tạ/1.000m2 )

2.2.3.4 Đối với mục tiêu 4

Từ kết quả phân tích của những mục tiêu trên để đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn hạn chế, phát huy điểm mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật và nâng cao năng suất cho nông hộ sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long.

14

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN,

TỈNH VĨNH LONG 3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH TÂN

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Bình Tân là huyện mới, được tách ra từ thị xã Bình Minh năm 2007 theo Nghị định số 125/2007/NĐ-CP. Hiện nay huyện có 11 xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Tân Thành, Tân Lược, Tân An Thạnh, Tân Hưng, Tân Quới, Thành Đông, Thành Trung, Thành Lợi,Tân Bình với tổng diện tích

là 158,0 km2 trong đó đất nông nghiệp là 12.610 ha.

Bình Tân là vùng đất màu mỡ, được bồi tụ nhiều phù sa bởi các cơn lũ hàng năm, thêm địa hình bằng phẳng, khí hậu thích hợp nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp ở khu vực này.

Vị trí địa lý

Huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với huyện Tam Bình, phía Bắc giáp với tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp với thị xã Bình Minh, phía Tây giáp với sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ.

Đất đai

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Bình Tân năm 2011 – 2012 Đvt: ha

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012

Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 12.840 81,24 12.610 79,78

Đất phi nông nghiệp 2.961 18,73 3.191 20,19

Đất chưa sử dụng 5 0,03 5 0.03

Tổng 15.806 100 15.806 100

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân,2012

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy người dân nơi này sử dụng đất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích 12.610 ha trong tổng số diện tích 15.806 ha chiếm 79,18%, đất nông phi nông nghiệp có diện tích là 3.191 ha chiếm 20, 19% so với tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 5 ha chiếm 0,03%. Ngoài ra, cũng có thể nhìn thấy được rằng đến năm 2012 thì cơ cấu sử dụng

15

đất của huyện Bình Tân có sự thay đổi theo chiều hướng giảm diện tích sử dụng đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất nông nghiệp có diện tích 12.610 ha giảm 230 ha so với năm 2011 (12.840 ha), và đất nông phi nông nghiệp với diện tích 3.191 ha tăng 230 ha. Đất chưa sử dụng qua hai năm 2011 và 2012 thì vẫn không có sự thay đổi với diện tích 5 ha.

Khí hậu – Sông ngòi

Huyện Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, được phân chia 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình từ 25ºC đến 27ºC, nhiệt độ cao nhất là 37ºC và thấp nhất là 18ºC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm là 7ºC. Lượng bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một ngày là 7,5 giờ, thời gian chiếu sang bình quân đạt 2.550 – 2.700 giờ/năm, và bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600

cal/m2 với điều kiện thuận lợi về nhiệt và nắng đã tạo cơ hội phát triển nông

nghiệp mạnh. Độ ẩm không khí bình quân 80% - 83%, cao nhất là ở tháng 9 (88%), thấp nhất là tháng 3 (77%). Với lượng bình quân hàng năm 1.450 – 1.504 mm và ước tính một năm có từ 110 -115 ngày mưa/năm cộng thêm hàng năm lại có thêm những cơn lũ kéo về đã làm cho hệ thống kê rạch ở huyện Bình Tân dày đặc, do là địa phận có sông Hậu chảy qua nên nước lũ sẽ kéo về sớm hơn và ngập sâu hơn, gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận làm thiệt hại đến việc sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực. Trước đây, khu vực huyện Bình Tân được xem là “rốn lũ” của huyện Bình Minh cũ.

3.1.2 Dân số và lao động

Huyện Bình Tân được xem là huyện có nguồn lực lao động dồi dào nên thuận lợi rất nhiều cho việc sản xuất nông nghiệp, cụ thể là qua bảng 3.2.

16

Bảng 3.2: Tình hình dân số của huyện Bình Tân năm 2012

Tên huyện Diện tích

(Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) Số hộ dân cư (Hộ) Tổng toàn huyện 158,0 93.914 594 23.632 Tân Hưng 17,9 3.497 206 915 Tân Thành 17,8 7.506 442 1.867 Thành Trung 15,3 6.275 418 1.618 Tân An Thạnh 12,5 9.361 720 2.230 Tân Lược 9,5 11.008 1.101 2.824 Nguyễn Văn Thảnh 22,0 8.727 416 2.204 Thành Đông 9,0 6.176 686 1.532 Mỹ Thuận 18,7 8.101 450 2.062 Tân Bình 11,0 8.590 781 2.169 Thành Lợi 15,6 14.394 960 3.659 Tân Quới 8,8 10.279 1.285 2.552

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Từ bảng 3.2 cho thấy tổng diện tích huyện là 158 km2

với tổng số dân

93.914 người, tổng số hộ dân là 23.632 hộ, mật độ dân số 594 người/Km2

.

Đứng đầu huyện là xã Nguyễn Văn Thảnh với tổng diện tích 22 km2

tổng số dân 8.727 người và có 2.204 hộ. Đứng thứ hai là xã Mỹ Thuận, tổng diện tích

của xã 18,7 km2 với số tổng số dân 8.101 người và 2.062 hộ. Xã Tân Quới có

diện tích nhỏ nhất huyện 8,8 km2 nhưng tổng số dân là 10.279 người. Từ

những số liệu trên thì xã Tân Quới là xã có mật độ dân số cao nhất 1.285

người/km2. Theo sự thống kê của huyện Bình Tân thì tổng số người trong độ

tuổi lao động của huyện là 61.563 người. (Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình

Tân,2012)

3.1.3 Tình hình kinh tế- xã hội

Giai đoạn năm 2009 – 2011 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, điều này đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các tỉnh trong nước như tỉnh Vĩnh Long, trong đó thì huyện Bình Tân là một huyện mới nên sự ảnh hưởng kinh tế là không thể nào tránh khỏi. Nhưng bằng chính sự nổ lực và quyết tâm đã đem lại cho huyện Bình Tân nhiều thành tựu nổi bật: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 đạt khá cao 2.631.429 triệu đồng tăng 2.053.221 triệu đồng so với năm 2010, tổng giá trị thủy sản năm 2012 đạt 579.073 triệu đồng tăng 419.839 triệu đồng so với năm 2010. Còn tổng giá trị sản xuất công nghiệp vân đạt giá trị tăng lên 83.076 triệu đồng tăng 1.801 triệu đồng so với năm 2010. Nhìn chung dù đang chịu ảnh hưởng của sự khó khăn

17

kinh tế chung với nước nhà nhưng huyện Bình Tân đã cố gắng phấn đấu và quyết tâm để đạt được những thành tựu đó.

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH TÂN 3.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân 3.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân

Tổng diện tích huyện Bình Tân là 15.806 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 12.610 ha, để biết được cụ thể diện tích của từng loại đất thì ta theo dõi bảng 3.2:

Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân năm 2012

Đvt: ha

Đất nông nghiệp 2010 2011 2012

Cây hàng năm 9.982 9.812 9.691

Cây lâu năm 2.740 2.765 2.656

Đất nuôi trồng thủy sản 131 263 263

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Dựa vào sự thống kê ở bảng 3.3 cho thấy diện tích cây hàng năm đến cuối năm 2012 là 9.691 ha chiếm 76,85% trong tổng số đất sử dụng trong nông nghiệp, cây lâu năm thì chiếm 21,06 % và còn lại 2,09% là đất nuôi trồng thủy sản. Tuy chiếm diện tích cao nhưng nếu đem so với năm 2011 thì diện tích cây hàng năm đã có chiều hướng giảm xuống, cụ thể theo sự thống kê thì đã giảm 121 ha so với năm 2011, không chỉ diện tích cây hàng năm giảm mà cây lâu năm cũng đã giảm 109 ha và chỉ riêng đất dành cho nuôi trồng thủy sản thì vẫn không có sự thay đổi vẫn là 263 ha qua hai năm.

3.2.2 Về trồng trọt

3.2.2.1 Cây lúa

Lúa được xem là cây lương thực nổi tiếng từ xưa đến nay của nước ta, hàng năm thì diện tích lúa thường là tăng theo thời gian, nhưng khoảng 3 năm trở về đây thì diện tích trồng lúa của huyện Bình Tân đã giảm dần, lý do chính là do nhiều người ở huyện đã đổ xô trồng khoai lang hoặc các loại rau màu khác để thay thế cây lúa ở các mùa vụ.

18

Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở huyện Bình Tân 2011 – 2012

Tên 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 17.136,9 17.610,9 14.789

Sản lượng (tấn) 100.440 106.870 88.748

Năng suất (tạ/ha) 58,61 60,68 60,01

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Qua bảng 3.4 chúng ta có thể thấy rõ là diện tích lúa đã giảm dần xuống, nếu tính từ năm 2010 đến 2011 thì diện tích lúa là tăng lên 474 ha. Nhưng đến cuối năm 2012 thì diện tích trồng lúa đã giảm mạnh, cụ thể là giảm 2.821,9 ha so với năm 2011. Diện tích lúa giảm nên làm cho sản lượng lúa cũng giảm theo, đến cuối năm 2012 thì sản lượng lúa đạt được là 88.748 tạ giảm 18.122 tạ so với năm 2011, diện tích và sản lượng lúa đều giảm nên kéo theo là năng suất lúa cũng bị giảm nhưng chỉ giảm nhẹ, tính đến cuối năm 2012 thì năng suất lúa chỉ giảm 0,67 tạ/ha so với năm 2011. Tuy là diện tích và sản lượng lúa bị sụt giảm mạnh nhưng năng suất lúa chỉ giảm nhẹ, nhìn chung nguyên nhân làm cho diện tích lúa giảm là do người dân nơi đây đang tập chung canh tác nhiều loại rau màu, và nhất là khoai lang vì lợi nhuận mà khoai lang đem lại cho người dân là cao hơn lúa rất nhiều, nên đa số mọi người đều đem đất trồng lúa để trồng khoai lang nên đã làm cho diện tích lúa giảm xuống.

3.2.2.2 Cây màu

Nhìn chung theo sự thống kê của phòng nông nghiệp huyện Bình Tân thì diện tích rau màu tăng dần qua các năm từ 2010 – 2012:

Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng , năng suất rau – đậu các loại từ năm 2011 - 2012

Năm

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

Rau các

loại Đậu các loại

Rau các

loại Đậu các loại

Rau các

loại Đậu các loại

2010 6.170,6 34,2 120.982,9 63,5 196,1 18,6

2011 6.462,9 32,6 128.713,9 50,6 199,2 15,5

2012 7.094,2 6,5 142.057,4 9,6 200,2 14,8

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân,2012

Từ bảng 3.5 ta thấy được diện tích rau các loại ngày càng tăng lên, từ năm 2010 – 2011 thì tăng 292,3 ha tăng 4,7%, còn từ giai đoạn 2011 – 2012 thì tăng lên 631,3 ha tăng 9,8%, diện tích tăng nên sản lượng cũng tăng theo tính đến cuối năm 2012 thì tổng sản lượng rau các loại đạt được là 142.057,4 tấn tăng 13.343,5 tấn so với năm 2011, diện tích, sản lượng tăng kéo theo năng

19

suất cũng tăng đến năm 2012 thì năng suất đạt được là 200,2 tạ/ha tăng 4,1 tạ/ha so với năm 2010. Ngược lại diện tích đậu các loại qua các năm lại giảm xuống tính đến thời điểm năm 2012 thì tổng diện tích đậu các loại chỉ có 6,5 ha giảm 26,1 ha so với năm 2011, cũng do thế mà sản lượng cũng đã giảm 41 tấn so với tổng số tấn đạt được ở năm 2011 là 50,6 tấn, về năng suất thì cũng bị ảnh hưởng đến năm 2012 thì giảm 0,7 tạ/ha so với năm 2011.

3.2.3.3 Cây ăn trái

Nhìn chung dựa vào bảng 3.6 nó thể hiện rất rõ diện tích của các loại cây ăn trái tuy không có tăng mạnh, nhưng qua các năm thì diện tích và sản lượng của cây tăng dần. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng 3.6:

Bảng 3.6: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả năm 2012

Năm Diện tích (ha)

Cam Quýt Nhãn Xoài Bưởi Dừa

2010 27,7 10,2 381,5 453,5 473,7 144,7 2011 29,7 10,2 397,5 499,9 450,5 167,1 2012 29,6 10,8 387,5 510,3 461,0 167,1 Năm Sản lượng (tấn) 2010 248,3 101,5 3.869,2 5.870,1 7.342,9 2.206,1 2011 282,6 101,5 3.139,1 6.402,7 5.642,1 2.547,6 2012 283,8 107,9 2.948,1 6.615,5 5.792,7 2.561,9

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Cây cam: Đến cuối năm 2012 thì tổng diện tích trồng cam là 29,6 ha tăng 1,9ha tăng 6,9 ha so với năm 2010. Còn về sản lượng thì tăng 35,5 tấn so với năm 2010.

Cây quýt: theo như số liệu được thống kê trong niên giám thống kê huyện Bình Tân thì diện tích cây quýt đã tăng lên 0,6 ha ở năm 2012 so với năm 2010, còn về sản lượng ở năm 2012 đạt 107,9 tấn tăng 6,4 tấn.

Cây nhãn: tương tự như cam quýt thì diện tích nhãn cũng tăng lên 6 ha nhưng ngược lại sản lượng lại giảm xuống 921,1 tấn so với năm 2010.

Cây xoài: diện tích xoài tăng lên 56,8 ha và mức sản lượng cũng đã lên 745,4 tấn so với năm 2012.

Cây bưởi: ngược lại với các cây ăn trái khác, diện tích bưởi tính đến năm 2012 thì giảm xuống 12,7 ha còn sản lượng thì giảm 1550,2 tấn so vói năm 2010.

20

Cây dừa: tương tự như các giống cây ăn trái khác như nhãn, xoài, cam quýt,.. đến năm 2012 thì diện tích dừa tăng lên 22,4 ha, về sản lượng thì cũng được tăng lên 3558,0 tấn.

3.2.3 Về chăn nuôi

Đến cuối năm 2012 tình hình con vật được nuôi ở huyện Bình Tân đa số, số lượng con vật đều tăng, chỉ riêng có con trâu là bị giảm, tính ở năm 2012 thì nó đã giảm hết 4 con so với năm 2011 (8 con).

Bảng 3.7: Số lượng và sản lượng thịt gia súc – gia cầm

Loài 2010 2011 2012

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)