khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Từ những thuận lợi và khó khăn được phân tích như trên ta có một số giải pháp cơ bản nhằm giúp nâng cao hiệu quả sản xuất khoai lang tím tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long:
Về mặt kỹ thuật sản xuất:
Thứ nhất: theo như sự điều tra trực tiếp từ 60 nông hộ trồng khoai lang tím tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long thì có 33,3% nông hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật từ các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, hội nông dân, công ty thuốc BVTV… để có thể dễ dàng tiếp cận thu nguồn
54
thông tin, kiến thức mới, khoa học nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất của từng nông hộ. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học. Còn về mật độ gieo
trồng thì trung bình người dân nơi đậy sẽ trồng 17.500 dây/1.000m2
và cao
nhất là 20.000 dây/1.000m2, số lượng dây được gieo trồng như vậy chính là do
sự tích lũy kinh nghiệm của mỗi nông hộ qua những năm trồng khoai, ngoài ra thì họ còn trao đổi kinh nghiệm với những nông hộ khác.
Thứ hai: như phần kết quả ước lượng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy trong vụ thu hoạch khoai lang tím vừa rồi thì việc giảm lượng phân N và tăng lượng phân P, K sẽ giúp cho năng suất tăng lên. Chính vì thế mà người dân cần phải sử dụng phân bón đúng liều lượng theo quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, phù hợp với điều kiện tự nhiên để đạt được hiệu quả kỹ thuật và năng suất cao.
Thứ ba: tuy là có tham gia tập huấn như số lượng các nông hộ tham gia tập huấn còn tương đối ít, các chính quyền địa phương, hội nông dân, hay các công ty thuốc BVTV,… phải làm sao giúp cho 66,6% nông hộ còn lại đều tham gia tập huấn bằng cách khuyến khích, động viên, hoặc tạo những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho các nông hộ trồng khoai đều tham gia tập huấn.
Thứ tư: thành lập thêm các hợp tác xã và khuyến khích nông dân tham gia các tổ hợp tác, vì khi tham gia vào tổ hợp tác thì nông hộ sẽ được quan tâm sâu sắt từ chính quyền địa phương, được hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, được thông tin trong sản xuất và cả nguồn vốn đầu tư giữa các nông hộ trong tổ hợp tác.
Nông dân càng phải đẩy mạnh qua trình sản xuất khoai lang tím theo hướng mô hình VietGap để tạo ra sản phẩm có chất lượng nhằm xây dựng thương hiệu cho khoai lang tím Bình Tân.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất:
Tính đến nay thì toàn huyện đã thi công được 13/17 đập kiên cố hóa do tỉnh đầu tư: Mỹ Thuận có 4 đập, Nguyễn Văn Thảnh 6 đập và Thành Lợi là 3 đập. Tỷ lệ thực hiện như sau: 1 đập đạt 10%, 3 đập đạt 50%, 1 đập đạt 60%, 1 đập đạt 70%, 5 đập đạt 80% và 2 đập đạt 90% khối lượng công việc. Ngoài ra thì huyện còn đầu tư xây dựng 1 đập đó là đập Nguyễn Hữu Thuận, xã Tân
55
Các cơ quan, ban ngành quan tâm đầu tư cho việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đê bao thủy lợi để vừa đảm bảo nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô, vừa đảm bảo an toàn khi bị lũ lụt về.