Thông thường các hoạt động sản xuất để quyết định được làm gì và làm như thế nào nó đều có lý do để đi đến quyết định và việc trồng khoai lang tím cũng không ngoại lệ. Bảng 4.15 dưới đây sẽ trình bày lý do mà các nông hộ quyết định trồng khoai lang tím.
29
Bảng 4.15: Lý do trồng khoai lang tím của nông hộ
Lý do Tần số (hộ) Tần suất (%)
Dễ trồng 35 58,3
Lợi nhuận cao 50 83,3
Dễ tiêu thụ 9 15
Theo truyền thống 5 8,3
Đất phù hợp 12 20
Theo phong trào 12 20
Rau màu khác thất mùa chuyển sang 9 15
Khác 7 11,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng 4.15 cho thấy có 50/60 hộ được phỏng vấn (chiếm 83,3%) đã quyết định trồng khoai lang tím vì lợi nhuận mà nó đem lại là rất cao. Có thể nói lợi nhuận cao là sự thu hút đối với người dân nơi đây về việc trồng khoai.
Do năm nay giá khoai tương đối ổn định nên đối với 1.000m2 đất nếu nhưng
trúng mùa và trúng giá thì lợi nhuận mà mỗi 1.000m2 đó đem lại là từ khoảng
12 triệu đến 20 triệu đồng.
Tiếp đến là có 35/60 hộ (chiếm 58,3%) cho rằng khoai lang tím là một loại cây dễ trồng chỉ cần tốn ít công cho việc trồng và chăm sóc, đi kèm với sự dễ trồng thì đó chính là sự phù hợp của đất đai, điều này chiếm 20% về việc đưa ra quyết định trồng khoai lang tím của nông hộ vì nếu đất đai phù hợp màu mỡ thì năng suất sẽ cao và đem lợi lại nhuận cao cho nông hộ.
Tiếp theo là vấn đề về tiêu thụ, nếu như tạo ra số lượng lớn sản phẩm mà thị trường không tiêu thụ hết thì 15% hộ dân ở đây sẽ không có quyết định trồng khoai lang tím, vì thế việc tiêu thụ ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn cây gì để trồng của hầu hết các hộ nông dân.
Trong số lý do để chọn khoai lang tím là cây sản xuất thì có 20% nông hộ là trồng do theo phong trào, 15% là nông hộ do trồng rau màu khác thất mùa chuyển sang. Và có khoảng 8,3% nông hộ đưa ra quyết định trồng khoai lang tím theo truyền thống gia đình “ cha truyền con nối”, với sự quyết định trồng khoai lang tím từ một số lý do khác thì có 11,7% nông hộ đã chọn lý do này.
30 4.1.3 Kỹ thuật sản xuất
4.1.3.1 Giống và mật độ sản xuất
Giống
Như ta đã biết, giống là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động sản xuất nông nghiệp nào. Đối với khoai lang tím cũng vậy việc chọn giống của các nông hộ cũng có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Bảng 4.16 sẽ cho biết nguồn gốc giống khoai lang tím mà các nông hộ đang sử dụng.
Bảng 4.16: Nguồn gốc giống của nông hộ
Địa điểm Tần số (hộ) Tần suất (%)
Từ hàng xóm 55 91,7
Tự có 0 0
Nơi sản xuất giống 5 8,3
Tổng 60 100
Nguồn:Số liệu điều tra, 2013
Theo kết quả được thể hiện trong bảng 4.16, giống của nông hộ được mua chủ yếu từ hàng xóm chiếm 91,7%, còn lại là 8,3% là mua từ các nơi sản xuất giống, không có nông hộ nào có nguồn giống tự có. Nguyên nhân là do giống mua từ địa phương sẽ có chi phí thấp hơn so với các nơi sản xuất giống, cũng do thói quen làm theo phong trào hộ này mua giống của hàng xóm hoặc nơi sản xuất giống đạt năng suất cao thì đi giới thiệu cho hộ khác mua cũng có lẽ vì thế mà có 8,3% nông hộ chọn mua giống ở nơi sản xuất giống chủ yếu là ở Giồng Ghiền – Kiên Giang vì có chất lượng cao. Bảng 4.17 sẽ thể hiện rõ lý do mà nông hộ chọn trồng giống hàng xóm hoặc từ nơi sản xuất giống.
Bảng 4.17: Lý do sử dụng giống của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số (%) Tần suất (%)
Chi phí thấp 47 78,3
Có người giới thiệu 13 21,7
Chất lượng giống cao 10 16,7
Có sẵn trong nhà 0 0,0
Được cấp miễn phí 3 5,0
Làm theo phong trào 4 6,7
Khác 7 11,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Khi nói đến lý do chọn mua giống thì mọi người đều có lý do riêng để đưa ra quyết định. Thông qua kết quả bảng 4.15 có đến 78,3% nông hộ cho
31 20000 15000 17500 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 Cao nhất Thấp nhất Trung bình
rằng mua giống từ hàng xóm là do chi phí thấp, giảm được các khoản lớn chi phí sản xuất. Tiếp theo là chất lượng giống cao là nhân tố quan trọng thôi thúc người dân sử dụng giống chiếm 16,7% nông hộ đã đưa ra quyết định đó. Kế tiếp là có 21,7% số nông hộ mua giống qua lời giới thiệu của những người bạn, người than và 5% số nông hộ được cấp giống miễn phí, với 6,7% số nông hộ mua giống làm theo phong trào, còn lại là một số lý do khác chiếm 11,7% số nông hộ có quyết định đó.
Mật độ trồng khoai lang tím
Mật độ trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đạt được của các nông hộ. Mật độ trồng cao số ngày thu hoạch sẽ được rút ngắn lại, nếu trồng dày thì năng suất sẽ cao hơn trồng thưa.
Đvt:dây/1.000m2
Nguồn:Số liệu điều tra, 2013
Hình 4.1: Mật độ gieo trồng khoai lang tím của nông hộ
Qua hình 4.1 cho thấy mật độ gieo trồng đối với các nông hộ ở huyện Bình Tân có sự tương đối với nhau: hộ có mật độ trồng lớn nhất là 20.000
dây/1.000m2, thấp nhất là 15.000 dây/1.000m2
và trung bình là 17.500
dây/1.000m2. Sự tương đối này cho thấy về mặt kỹ thuật gieo trồng thì đa số
32
lũy được nhiều kinh nghiêm và biết cách xuống giống với lượng giống như thế nào thì sẽ đảm bảo cho năng suất.
4.1.3.2 Tham gia tập huấn
Tập huấn trong sản xuất là rất cần thiết, tuy nhiên trong hoạt động sản xuất trồng khoai lang tím thì các nông hộ đều sử dụng kinh nghiệm của bản than là chủ yếu. Công tác tập huấn của địa bàn chưa được phổ biến, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức và người dân phải học hỏi thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả điều tra từ bảng 4.18 thì chỉ có 33,3% nông hộ có tham gia tập huấn và có đến 66,7% nông hộ không tham gia tập huấn, mà sản xuất theo thói quen, kinh nghiệm hay học hỏi khinh nghiệm từ hàng xóm, người thân.
Bảng 4.18: Tập huấn và kiến thức khoa học kỹ thuật của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tần suất (%)
Tham gia tập huấn
Có tập huấn 20 33,3
Không có tập huấn 40 66,7
Ai tập huấn kỹ thuật
Cán bộ khuyến nông 13 65,0
Cán bộ Hội nông dân 4 20,0
Công ty thuốc BVTV 5 25,0
Cán bộ trường viện 5 25,0
Khác 0 0,0
Nguồn kiến thức khoa học kỹ thuật
Cán bộ khuyến nông 22 55,0
Cán bộ các trường, viện 2 5,0
Công ty thuốc BVTV 13 32,5
Cán bộ Hội nông dân 4 10,0
Phương tiện thông tin đại chúng 17 42,5
Người quen 19 47,5
Hội chợ, tham quan 2 5,0
Khác 0 0,0
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Về tập huấn kỹ thuật: đối với 20 hộ có tham gia tập huấn chiếm 33,3% trong tổng số 60 hộ được điều tra, thì có 65% các nông hộ được cán bộ khuyến nông tập huấn, trong các buổi tập huấn thì các chủ hộ sẽ được bổ sung thêm nhiều kiến thức về cách phòng trừ sâu bệnh, dự đoán được sự gây hại của sâu hại đối với cây trồng, cách chọn giống cũng như cách sử dụng giống thích hợp, cùng với nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật. Cùng tỷ lệ là 25% nông
33
hộ được tập huấn từ công ty thuốc BVTV và cán bộ trường viện, trong những buổi tập huấn này thì các nông hộ sẽ được các cán bộ của công ty thuốc BVTV hướng dẫn về các sử dụng phân, thuốc cho đúng với quy trình kỹ thuật, đúng điều lượng và đúng thuốc. Hiện nay gí cả phân bón và thuốc tương đối cao, chính vì thế được tập huấn sử dụng với liều lượng thích hợp sẽ giúp cho các nông hộ giảm được chi phí. Tiếp theo có 20% nông hộ được tập huấn bởi cán bộ Hội nông dân vì thong thường những cán bộ Hội nông dân sẽ được các cán bộ khuyến nông và cán bộ trường, viện tập huấn nên các cán bộ Hội nông dân cũng có được nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật và sau đó thì truyền lại cho các nông hộ còn lại, và không có hộ nào tập huấn ở một nguồn khác.
Về kiến thức khoa học kỹ thuật: có 55% số nông hộ học hỏi từ cán bộ khuyến nông, và 47,5% nông hộ học hỏi từ người quen, do vậy về kỹ thuật trồng và liều lượng thuốc, phân thì tương đối giống nhau. Kế tiếp là có 42,5% hộ nông dân biết đến nguồn kỹ thuật nhờ vào các phương tiện thông tin đại chúng, hầu hết thì bây giờ đa số các hộ nông dân nào ở trong nhà đều có tivi, hoặc radio, cũng chính vì thế mà mọi người thường hay xem hoặc nghe chương trình khuyến nông nên vì thế cũng đã tự bổ sung nguồn kiến thức cho mình. Và cũng có 32,5% nông hộ hay tham gia vào các cuộc hội thảo do công ty thuốc BVTV tổ chức, đến tham gia vào những buổi hội thảo này người dân đã đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm về cách sử dụng thuốc thích hợp ở mỗi giai đoạn của cây trồng cũng như biết thêm nhiều loại thuốc mới từ sự giới thiệu của các cán bộ do công ty thuốc cử đến. Sự học hỏi thêm từ cán bộ trường, viện là 5%, và có 10% là sự học hỏi thêm từ cán bộ Hội nông dân, cũng như không có hộ nào biết thêm nguồn kỹ thuật từ các nguồn khác.
4.1.3.3 Đầu ra cho sản phẩm
Khoai lang tím được trồng với diện tích lớn và tập trung vì thế có nhiều thuận lợi đặc biệt là trong việc tiêu thụ. Tuy nhiên khi giá cả lên xuống thất thường như hiện nay, thì người nông dân vẫn chỉ biết đứng yên, đợi đến ngày thu hoạch thương lái vô mua với giá cả đã được thương lượng giữa hai bên, và hầu như các hộ nông dân chỉ hoạt động riêng lẽ mà không có sự hợp tác để kéo gia lên mà chỉ tùy thuộc vào thương lái. Trước những sự biến động của giá cả thì đa số các nông hộ đều bán ngay khi thu hoạch vì sau khi khoai đã được thu hoạch thì không thể kéo dài thời gian khoai ở trên ruộng được. Khi đến mùa thu hoạch khoai thì thương lái lại ép giá xuống , nhiều hộ chấp nhận bán với giá không cao chỉ nhằm tiêu thụ được sản mình đã sản xuất ra, bởi vì
34
đa số khi thương lái đưa ra giá nông dân thấy có thể hòa vốn thì đồng ý bán ngay theo giá đã thỏa thuận mà thương lái đã đưa ra. Nhưng đối với năm nay thì giá khoai lang tím tương đối ổn định hơn so với năm rồi, theo sự điều tra thì đa số các hộ năm nay đều kiếm được mức lợi nhuận kha khá từ khoai lang tím, các hộ đã bán với mức giá tương đối từ 460.000 ngàn đến 700.000 ngàn so với giá khoai năm rồi thì người dân rất vui mừng. Việc mà giá cả khoai bị biến động nhanh đang là một vấn đề khó khăn lớn đối với những hộ trồng khoai ở huyện Bình Tân. Chính vì thế mà trong tương lai thì các nông dân không nên có sự hoạt động riêng lẽ và hợp tác với nhau nhằm có thể giúp nâng giá lên hoặc có thể bìn ổn được mức giá, ngoài ra chính quyền địa phương cũng cần tìm cách để bao tiêu sản phẩm cho nông dân địa phương mình.
4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của việc trồng khoai lang tím
Đầu vào
Hiện nay sự thuận lợi về đầu vào cho việc sản xuất khoai lang tím là đa số người dân đều có nguồn kinh nghiệm dồi dào từ bản thân, giao thông thì thuận tiện, lại đủ vốn sản xuất tuy nhiên vẫn có một số hộ phải đi vay nhà nước. Bảng 4.19 sẽ thể hiên những thuận lợi của việc trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân.
Bảng 4.19: Thuận lợi của việc trồng khoai lang tím của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tần suất (%)
Đủ vốn sản xuất 23 38,3
Giao thông thuận tiện 11 18,3
Giá bán ổn định 5 8,3
Được tập huấn kỹ thuật 14 23,3
Có kinh nghiệm sản xuất 44 73,3
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng 4.19, hiện nay có 73,3% nông hộ cho rằng sự thuận lợi của việc trồng khoai lang tím là do kinh nghiệm sản xuất, do khoai lang tím được trồng từ năm nay sang năm khác có hộ chỉ trồng duy nhất khoai lang tím mà không có thay đổi một giống cây rau màu nào khác, cho nên sao nhiều năm thì kinh nghiệm của họ đã được tích lũy rất nhiều điều này là rất tốt cho việc nâng cao năng suất và chất lượng khoai lang tím. Thuận lợi tiếp theo là có 38,3% hộ có đủ vốn sản xuất, do việc trồng khoai lang tím này cần vốn rất nhiều nên một số hộ nếu không đủ vốn sản xuất thi sẽ đi vay ngân hàng với mức lãi suất tương đối thấp. Một yếu thuận lợi khác cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất là 23,3% người dân nơi đây được tập huấn kỹ thuật, giao thông thuận tiện
35
cũng góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm có 18,3% nông hộ có sự thuận lợi về giao thong. Cuối cùng có 5% nông hộ có sự thuận lợi về giá bán.
Tất nhiên nếu đã có thuận lợi thì đương nhiên việc trồng khoai lang tím cũng gặp không ít một số khó khăn. Để thấy rõ sự khó khăn của các nông hộ trồng khoai lang tím thì ta có bảng 4.20.
Bảng 4.20: Khó khăn cho việc trồng khoai lang tím của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tần suất (%)
Giá cả đầu vào cao 44 73,3
Lao động khan hiếm 10 16,7
Ít/không được tập huấn 13 21,7
Thiếu vốn sản xuất 8 13,3
Thiếu kinh nghiệm sản xuất 5 8,3
Thiếu đất sản xuất 13 21,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Từ số liệu được thống kê ở bảng 4.20, có tới 73,3% nông hộ cho rằng giá cả đầu vào quá cao dẫn đến chi phí tăng quá cao, chi phí thuốc và phân không ngừng tăng cao đều nay làm cho các hộ nông dân lo âu về số tiền phải bỏ ra mua là tương đối lớn, cùng tỷ lệ 21,7% số nông hộ ít hoặc không được tập huấn và thiếu đất sản xuất, do công tác tập huấn chưa được địa phương chú trọng. Và 16,7% số hộ nông dân có nguồn lao động khan hiếm vì khó thuê mướn lao động do vào mua khoai thì nhiều nơi cùng đổ xô thu hoạch nên cần lượng nhân công sẽ bị hao hụt hay thiếu nhân công. Cuối cùng là có 8,3% hộ nông dân gặp khó khăn về kinh nghiệm sản xuất, việc thiếu kinh nghiệm về sản xuất là do một số hộ vừa chuyển từ cây rau màu khác sang cây khoai lang nên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, ngoài ra có thể người dân nơi đây ít được tập huấn.
Bên cạnh sự thuận lợi và khó khăn của đầu vào thì đầu ra cũng có một số khó khăn và thuận lợi nhất định. Những thuận lợi và khó khăn này được thể hiện rõ qua bảng 4.21.
36
Bảng 4.21: Thuận lợi và khó khăn của đầu ra
Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)
Những thuận lợi
Chủ động khi bán 14 23,3
Nhà nước trợ giá đầu ra 0 0,0
Bán được giá 25 41,7
Được bao tiêu sản phẩm 0 0,0
Sản phẩm có chất lượng 30 50,0
Những khó khăn
Thiếu thông tin về người mua 9 15,0
Giá cả biến động nhiều 33 55,0
Giao thông yếu kém 2 3,3
Đầu ra không ổn định 14 23,3
Thiếu thông tin về thị trường 6 10,0
Phụ thuộc vào thương lái 32 53,3
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Về thuận lợi: có 50% số hộ tạo ra số sản phẩm hoàn toàn có chất lượng tốt, và có 41,7% số nông hộ bán được giá cao, là do khoai của họ có chất lượng tốt và phần khác là do họ xác định được thời gian thu hoạch ngay lúc