Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các nông hộ có

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 64 - 67)

có mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

4.3.4.1 Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất khoai lang tím nói riêng, thì lợi nhuận là mục tiêu cuối mà nông dân muốn có được khi áp dụng mô hình sản xuất. Năng suất và giá bán là hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, năng suất càng cao thì lợi nhuận nông hộ thu về càng nhiều nhưng phải kèm theo giá bán ở mức cao. Ngoài ra, các khoản chi phí (giống, phân bón, thuốc BVTV, LĐT) cũng có tác động đến mức sinh lời của nông hộ sản xuất, chi phí bỏ ra càng nhiều thì sẽ làm năng suất càng tăng lên nhưng sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ, chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Vì thế, ta đưa các yếu tố trên vào phương trình hồi quy để phân tích mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất khoai lang tím.

4.3.4.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

Sau khi qua xử lý các số liệu thu thập được từ 60 hộ bằng phương pháp OLS, ta thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến lợi nhuận như sau:

Bảng 4.30 Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Biến số Đvt Hệ số Sai số Giá trị t

Lượng giống Dây -4.714.956NS 2.091.923 0,029

Chi phí phân bón Đồng -0,687NS 0,473 0,152

Chi phí thuốc Đồng -0,005NS 0,705 0,994

Ngày lao động Ngày -86,985NS 43.848,03 0,553

Giá bán Đồng 25,29*** 3,34 0,000

Chi phí lãi vay Đồng -0,573*** 0,096 0,000

Năng suất Tạ 507.787,2*** 38.093,5 0,000 Hằng số -9.882.456 4.637.521 0,038 Prob > F 0,000 Hệ số R2 0,8264 Hệ số R2 điều chỉnh 0,8021

Ghi chú: *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê là 1%; NS thì không có mức ý nghĩa thống kê

Nguồn: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata

Cũng qua bảng 4.30 ta thấy, vì Prob > F = 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa

50

tỏ các biến độc lập trong mô hình được giải thích 80,21% và dựa vào kiểm định t thì cho thấy đối với 7 biến được đưa vào mô hình thì có 3 biến có ý

nghĩa thống kê và 4 biến không có ý nghĩa thống kê.[ tham khảo phụ bảng 2.5]

Mô hình cũng đã qua kiểm định sự tương quan giữa các biến, thì cho thấy tất cả hệ số tương quan cặp của các biến đều nhở hơn 0,8 nên mô hình không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Và hệ số VIF = 1.21 <10 nên mô

hình không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. [tham khảo phụ bảng 2.6]

Về phương sai sai số thay đổi thì mô hình đã qua hai kiểm định là kiểm định Breusch – Pagan và kiểm định White cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Cụ thể, đối với kiểm định Breusch – Pagan

kết quả là Prob > chi2 = 0,4228 > mức ý nghĩa  1% ,suy ra mô hình không

có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, còn kiểm định White kết quả

cho thấy Prob > chi2 = 0,1332 > mức ý nghĩa  1% nên mô hình cũng

không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.[ tham khảo phụ bảng 2.7]

Cụ thể, nhìn vào bảng 4.30, ta thấy 4 biến là lượng giống, chi phí thuốc, chi phí phân và ngày lao động không có ý nghĩa thống kê, còn lại là giá bán, năng suất và chi phí lãi vay thì có ý nghĩa thống kê.

Giá bán: với mức ý nghĩa là 1% và giả sử các yếu tố khác không đổi, thì khi giá bán tăng thêm 1 đồng, thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 25,29 đồng, điều này cho thấy rõ là giá bán có sự ảnh hưởng quan trọng đến lợi nhuận. Giá bán là sự mong đời sau cùng của một quá trình sản xuất, vì lợi nhuận cao hay thấp chính là phụ thuộc vào giá bán. Riêng với giá khoai lang tím năm nay thì đỡ hơn so với năm rồi vì giá khoai lang tím năm nay tương đối cao,giá khoai lang tím ở cuối năm 2012 là 290.000 ngàn/tạ nhưng sau đó khi bước đầu sang tháng 1/2013 thì giá khoai đã tăng lên 1.075.000 ngàn/tạ, giá bán cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2013, sau đó thì giá khoai lang tím lên xuống thất thường do không có sự ổn định về giá, tuy có giảm nhưng giá khoai lang tím vẫn ở mức tương đối cao, và đến hiện nay thì giá khoai lang tím là 785.000 ngàn/tạ

(Nguồn: Số liệu thống kê từ phòng nông nghiệp huyện Bình Tân). Với mức giá bán như hiện nay thì lợi nhuận mà các nông hộ có được cũng tương đối cao, và giá bán cũng chính là một trong những yếu tố chính thu hút việc quyết định tham gia trồng khoai lang tím của người dân.

Chi phí lãi vay: tương tự với giá bán thì với mức ý nghĩa thống kê là 1% và giả sử các yếu tố khác không đổi, khi chi phí vay tăng thêm 1 đồng thì lợi nhuận sẽ giảm 0,573 đồng. Chi phí lãi vay này là do một số nông hộ không có

51

đủ vốn để sản xuất nên đã vay thêm vốn từ ngân hàng vói nhiều mức lãi suất khác nhau.

Năng suất: giống như 2 biến trên, với mức ý nghĩa là 1% và các yếu tố khác không đổi, thì khi năng suất tăng lên một tạ thì lợi nhuận sẽ tăng lên 507.787,2 đồng.

Tóm lại, từ kết quả hồi quy ta thấy các yếu tố được đưa vào mô hình thì có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến lợi nhuận (trừ các yếu tố không có nghĩa thống kê) nhưng chúng đều tác động ở mức ý nghĩa là 1%. Trong đó yếu tố chi phí lãi vay ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, nếu như có thể giăm được chi phí vay thì mức tối thiểu mà lợi nhuận đạt được có thể là tối đa. Đối với giá bán và năng suất thì có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, nhưng cũng là yếu tố tác động tích cực nhất đối với lợi nhuận. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng khoai lang tím nói riêng, hiện tượng “ được mùa, mất giá” là thường xuyên xảy ra. Ta không thể chủ động trông việc điều chỉnh giá cả nông phẩm này, vì vậy cần phải có sự can thiệp của các ngành, các cấp trong việc kiềm giá không cho giá khoai lang tím biến động mạnh ( rớt giá đến mức qua thấp), để hạn chế tình trạng nông dân bị thương lái ép giá, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ sản xuất.

52

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÚP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG KHOAI LANG TÍM

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 64 - 67)