Đặc điểm các nguồn lực của nông hộ tham gia trong sản xuất khoa

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 39 - 43)

khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

4.1.1.1 Nguồn lực lao động

Số nhân khẩu của các nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu tương đối thấp, cao nhất là 7 người và thấp nhất là 2 người trung bình là 4.45 người. Tuy nhiên tham gia vào trong lao động sản xuất trực tiếp trung bình khoảng 3.1 người, số người tham gia lớn nhất là 7 người và cũng có hộ chỉ có 1 người tham gia sản xuất. Tuổi của chủ hộ thì tương đối không cao nhưng chủ yếu là do con của chủ hộ đa phần vẫn còn đi học nên không thể tham gia sản xuất được. Bảng 4.9 sẽ cho thấy rõ được điều đó:

Bảng 4.9: Số nhân khẩu và lao động

Đvt: người

Các chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu 2 7 4,45 1,04

Lao động trực tiếp 1 7 3,1 1,24

Lao động nam 1 5 1,8 0,94

Lao động nữ 0 3 1,3 0,66

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Trong hoạt động sản xuất khoai lang tím thì lao động nam tham gia chủ yếu vào quá trình: bón phân, xịt thuốc, tưới nước…do vậy khi nói đến vấn đề về làm nông thì lao động nam luôn là lao động chính. Còn về lao động nữ, thông thường chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất khi có thời gian rảnh, hoặc sau khi xong công việc nội trợ và đó chỉ là lao động phụ. Khoai lang tím cũng là loại giống khoai dễ trồng và dễ chăm sóc, theo như nguồn lực lao động điều tra được từ các nông hộ thì tham gia lao động trực tiếp trong sản xuất có khoảng từ 1 đến 7 người và trung bình là 3 người, trong đó tỷ lệ lao động nam chiếm cao hơn so với lao động nữ, với lượng lao động cao nhất tỷ lệ lao động nam chiếm 5/7 tổng số lao động tức là chiếm 71,4%, còn lao động nữ chiếm

25

mức tỷ lệ 3/7 so với tổng số lao động thì chỉ chiếm 42,9%. Đối với lượng lao động nhỏ nhất thì có hộ không có lao động nữ tham gia, chỉ có lao động nam tham gia và người đó thường là chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất.

Về độ tuổi của chủ hộ, tuổi thấp nhất là 26 tuổi, cao nhất là 67 tuổi và trung bình là 45,4 tuổi, để biết cụ thể về độ tuổi ta có bảng 4.10.

Bảng 4.10: Độ tuổi của chủ hộ Tuổi Tần số (hộ) Tần suất (%) Dưới 40 17 28,3 Từ 40 đến 50 24 40 Từ 50 đến 60 13 21,7 Trên 60 6 10 Nhỏ nhất 26 Lớn nhất 67 Trung bình 45,4 Độ lệch chuẩn 10,2

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.10 ta nhìn thấy được độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ là từ 40 – 50 tuổi có đến 24 hộ, chủ hộ nằm trong khoảng độ tuổi này chiếm 40% trong tổng số 60 hộ được khảo sát. Đây là độ tuổi nằm trong tuổi lao động, tuy ở độ tuổi này thì kinh nghiệm trồng khoai lang tím không có nhiều bằng độ tuổi trên 50, nhưng nó cũng có kinh nghiêm đủ để cho các nông hộ trồng khoai đạt yêu cầu và đôi khi khả năng đạt được còn cao hơn những hộ có nguồn kinh nghiệm lâu năm. Còn đối với những hộ có độ tuổi trên 60 thì có 6 hộ, chiếm 10% trong tổng số 60 hộ được điều tra, đây là độ tuổi được nghỉ ngơi, nhưng do lòng yêu nghề và đã quen sống với ruộng đồng nên các hộ nơi này vẫn tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất. Tiếp đến là những hộ có độ tuổi từ 50-60 tuổi thì có 13 hộ chiếm 21,7% và chiếm 28,3% là những hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi là 17 hộ trong tổng số 60 hộ được điều tra, đối với những hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi thì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và sản xuất khoai lang tím, tuy nhiên những hộ này có sức lao động tốt và việc tiếp thu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm là rất nhanh.

Trình độ học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trình độ càng cao sẽ giúp nông hộ tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật một cách dễ dàng và nanh chóng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trình độ cao sẽ giúp cho chúng ta có cái suy nghĩ thoáng hơn về việc thay đổi

26

các tập quán trồng lạc hậu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần nâng cao mức sống gia đình và phát triển xã hội. Trình độ học vấn của các chủ hộ được thể hiện trong bảng 4.11.

Bảng 4.11: Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn Số nông hộ Tỷ lệ (%) Không biết chữ 8 13,3 Cấp 1 33 55 Cấp 2 17 28,3 Cấp 3 1 1,7 Trên cấp 3 1 1,7 Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Từ kết quả điều tra thực tế trong bảng 4.11 cho thấy việc phân bố trình độ của chủ hộ cao nhất là trình độ cấp 1 với 33 hộ chiếm 55%; trình độ cấp 2 với 17 hộ chiếm 28,3% và cấp 3 với 1 hộ chiếm 1,7%. Đối với những hộ nông dân không biết chữ thì có 8 hộ chiếm 13,3% và trình độ trên cấp 3 thì có 1 hộ chiếm 1,7%. Nhìn chung thì trình độ học vấn của 60 hộ được điều tra thì tương đối thấp, điều này sẽ trở thành một trong những khó khăn trong việc tiếp thu và truyền đạt kiến thức sản xuất, ngoài ra nó có thể sẽ gây trở ngại trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả.

Bên cạnh trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất của nông hộ cũng góp phần không nhỏ trong việc ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, dưới đây là bảng thống kê kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ được khảo sát:

Bảng 4.12: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Kinh nghiệm sản xuất Tần số (hộ) Tần suất (%)

Dưới 10 năm 14 23,3 Từ 10 đến 20 năm 32 53,4 Trên 20 năm 14 23,3 Tổng 60 100 Nhỏ nhất 2 Lớn nhất 40 Trung bình 16,6 Độ lệch chuẩn 9,6

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Từ bảng 4.12 cho thấy: trong 60 hộ được khảo sát, kinh nghiệm của các nông hộ tập trung chủ yếu từ 10 – 20 năm kinh nghiệm có tới 32 hộ trong tổng số 60 hộ khảo sát chiếm 53,4%. Chủ hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm

27

và trên 20 năm đều có 14 hộ trong tổng số 60 hộ chiếm 23,3%. Ở địa bàn nghiên cứu người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất khoai lang tím, được biểu hiện qua số năm kinh nghiệm từ 10 năm trở lên chiếm 76,7%. Kinh nghiệm của các nông hộ được tích lũy lâu năm chủ yếu là do huyện Bình Tân là nơi chuyên về phát triển nông nghiệp, nơi chủ yếu chỉ trồng nhiều rau màu, đất đai và khí hậu nơi này đều rất thích hợp cho việc trồng khoai. Với những kinh nghiệm được tích lũy hàng năm thì đa số người dân có thể dự đoán được các sâu bệnh hại đối với khoai lang tím, cũng như sự ảnh hưởng của thời tiết đối với dây khoai, từ đó mà có thể đưa ra phương pháp ứng phó trước để nhằm đạt năng suất cao hơn. Còn các nông hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm là do đa phần các nông hộ này bị mất mùa ở các loại rau màu khác như: hành lá, dưa hấu, bắp,..mà chuyển sang trồng khoai lang tím nên số năm kinh nghiệm của các nông hộ này không nhiều. Số năm kinh nghiệm có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng mà khoai lang tím đạt được. Từ việc điều tra thực tế về số năm kinh nghiệm của 60 chủ hộ, thì cho thấy hộ có số năm kinh nghiệm nhỏ nhất là 2 năm, lớn nhất là 40 năm và trung bình là 16,6 năm.

4.1.1.2 Nguồn lực vốn

Vốn là yếu tố góp phần quan trọng trong qua trình sản suất nông nghiệp, bất kỳ hoạt động sản xuất nào nếu không có vốn đầu tư sẽ không thực hiện được. Đối với việc trồng khoai lang tím này thì cần nhiều vốn trong sản xuất, bởi từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoai thì có rất nhiều công đoạn, và việc sử dụng phân bón và thuốc để chăm sóc, nuôi dưỡng khoai thì cần rất nhiều vốn, nên nguồn vốn mà chủ hộ dung trong sản xuất khoai có thể là vốn tự có hoặc có thể đi vay từ ngân hàng hoặc nơi khác. Để thấy rõ nguồn vốn được khảo sát từ 60 hộ ta có thể quan sát bảng 4.13: Bảng 4.13: Nguồn gốc vốn của chủ hộ Nguồn gốc Tần số (hộ) Tần suất (%) Tự có 33 55 Vay ngân hàng 27 45 Tổng 60 100

Nguồn:Số liệu điều tra, 2013

Theo như những số liệu điều tra ở bảng 4.13 ta thấy vốn tự có của các chủ hộ là 33 hộ trong tổng số 60 hộ chiếm 55%, còn nguồn vốn vay thì có 27 hộ chiếm 45%. Đối với những hộ thiếu vốn sản xuất họ đã vay vốn ở ngân

28

hàng và số vốn được vay thường được sử dụng trong việc mua cây giống, thuốc, phân bón và các khoản làm đất.

4.1.1.3 Nguồn lực đất đai

Do nhầu cầu về việc sản xuất khoai lang tím khá cao nên ngoài việc sử dụng đất nhà thì các chủ hộ còn thuê thêm đất để mà canh tác.

Bảng 4.14: Nguồn lực đất đai

Đvt: 1.000m2

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tổng diện tích đất 2 64 11,38 12,5

Diện tích đất thuê 0 50 4,5 11,4

Diện tích đất trồng KLT 2 64 10,7 12,6

Nguồn:Số liệu điều tra, 2013

Từ bảng 4.14 cho thấy diện tích đất gieo trồng nhỏ nhất là 2.000m2, lớn

nhất là 64.000m2

và trung bình là khoảng 10.700m2, còn đối với đất thuê thì số

đất được thuê lớn nhất là 50.000m2

và có hộ thì không có thuê đất thêm để

canh tác nhưng trung bình thì có khoảng 4.500m2 đất được thuê. Trong 60 hộ

được điều tra thì có 19 hộ là thuê thêm đất để trồng khoai lang tím chiếm 31,7%, thường thì các chủ hộ phải trả từ 4 triệu đến 5 triệu trên năm cho

1.000m2 tuy thuê nơi mà người ta sẽ trả mức giá cho phù hợp. Thường là

những chủ hộ này thuê thêm đất là do số lượng đất nhà không đủ để trồng hoặc những hộ này không có đất, và toàn bộ diện tích này đều là dung để trồng khoai lang tím. Đa số diện tích đất có được các nông hộ đều đầu tư cho việc trồng khoai lang tím là do khoai lang tím có năng suất và lợi nhuận cao. Việc trồng khoai lang tím chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích đất của các nông hộ cho thấy thu nhập mà khoai lang tím mang lại cho nông hộ là rất cao, nên họ rất sẵn sang đầu tư 100% diện tích đất của mình đang có cho việc trồng khoai lang tím thậm chí họ còn thuê thêm ddaatd để mà trồng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 39 - 43)