TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 35)

3.3.1 Giới thiệu về cây khoai lang tím

Khoai lang là một loại cây nông nghiệp với các loại rễ củ lớn chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt, khoai lang là nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, nó được sử dụng trong vai trò là rau lẫn lương thực. Huyện Bình Tân là nơi tập

21

trung rất nhiều loại khoai như khoai bí đỏ, khoai trắng sữa, khoai trắng,.. nhưng nổi bật nhất chính là giống khoai lang tím.

Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Pêru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum họ hàng xa với cây khoai tây và khoai mỡ. Khoai lang tím thuộc loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có lá mọc so le hình trái tim hay xẻ thùy chân vịt. Củ hình thuôn dài, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu tím (cũng có màu khác là đen, nâu, trắng hay vàng) và có tới hàng trăm loài khác nhau. Tùy theo giống khoai mà củ của nó có kích thước, độ ngọt và mùi thơm khác nhau. Riêng khoai lang tím gần đây trở thành món ăn được nhiều người ưa thích. Ngoải ra nó còn có nhiều tác dụng đói với con người mà 2 tác dụng tiêu biểu: thứ nhất giúp giảm huyết áp, theo nghiên cứu thực hiện tại Mỹ do ông Joe Vinson đứng đầu cho thấy, khoai lang tím có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn nhóm người tình nguyện ăn 6-8 củ khoai lang tím loại nhỏ mỗi ngày trong vòng 1 tháng, sau đó đo huyết áp, kết quả giảm được 4,3% huyết áp tâm trương (tối thiểu) và 3,5% huyết áp tâm thu (tối đa).

Như vậy, khoai lang tím còn tốt hơn cả các loại thực phẩm khác mà lâu nay vẫn được ca ngợi như bông cải, nhóm cải mầm, bột yến mạch vv. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo để mang lại lợi ích cao nhất thì không nên rán vì rán sẽ làm giảm các thành phần chống ôxi hóa của khoai đây là những tố chất quan trọng trong bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương, hủy hoại tế bào. Ngoài ra, cũng không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực vật, nó sẽ giảm tác dụng "bình ổn" huyết áp của khoai. Thứ hai, khoai lang tím còn có tác dụng giúp giảm cân, tất cả các loại khoai lang nói chung hay khoai lang tím nói riêng đều là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, axit amin và rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, manhê, kẽm... nên được xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân và chứa ít năng lượng, chóng no lại ngon miệng. Nếu so với cơm gạo, các loại củ khác thì khoai lang tím chỉ có mức năng lượng bằng 1/3 nhóm thực phẩm nói trên. Chưa hết, nó có chất béo, đường mỡ thấp nên rất có lợi cho nhóm người mắc bệnh tiểu đường, một củ khoai lang tím chứa hơn 28% kali so với một quả chuối.

Ngoài hai tác dụng tiêu biểu trên thì khoai lang tím còn nhiều tác dụng khác như kháng viêm và làm mờ vết thâm, chống lão hóa, ngừa mụn nhọt và chữa vàng da. Cũng chính vì có nhiều công dụng như thế mà người ta đã xếp

22

khoai lang vào nhóm thực phẩm thần dược, giúp giảm cân, làm đẹp và an toàn, vì vậy khoai lang rất được người Nhật ưa chuộng, nhất là khoai lang tím. Khoai lang tím có thể nói là giống cây dễ trồng, nhưng đem lại năng suất và lợi nhuận cao cho nhiều người dân.

3.3.2 Diện tích, sản lƣợng, năng suất khoai lang tím qua các năm

Diện tích trồng khoai tím ở những năm gần đây không ngừng tăng lên, một mặt là do sự thu hút từ nước ngoài, mặt khác là do trồng khoai lang tím thì người dân sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, mức lợi nhuận cao hơn.

Bảng 3.8: Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang tím từ năm 2010- 6 tháng đầu năm 2013

Năm 2010 2011 2012 6 tháng đầu

năm 2013

Diện tích (ha) 5.673,7 7.994,1 10.564,0 6.874,9

Sản lượng (tấn) 166.016 234.624 315.039 166.686,5

Năng suất (tạ/ha) 292,61 293,50 298,22 242,46

Chỉ tiêu so sánh

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối

(%)

Diện tích (ha) 2.320,4 40,89 2.569,9 32,15

Sản lượng (tấn) 68.608 41,33 80.415 34,27

Năng suất (tạ/ha) 0,89 0,30 4,72 1,61

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Từ số liệu ở bảng 3.8 cho thấy:

Diện tích: Nhìn chung giai đoạn từ năm 2010 – 2012, diện tích khoai lang tím không ngưng tăng lên theo các năm. Năm 2010 là 5.673,7 ha tăng thêm 2.320,4 ha tăng 40,89% so với năm 2011, đến cuối năm 2012 thì lại tăng lên 2.569.9 ha tăng 32,15% so với năm 2011. Đối với năm nay thì dựa vào bảng số liệu 3.8 ta thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm mà diện tích khoai là 6.874,9 ha tăng hơn phân nữa so với tổng diện tích khoai cuối năm 2012 là 10.564,0 ha. Nguyên nhân là do người nông dân chuyển đất từ trồng lúa sang trồng khoai lang tím, hay là đất trồng các loại rau màu khác sang trồng khoai lang tím vì thu nhập mà loại khoai này đem lại cho người nông dân là khá cao.

Sản lượng: do việc tăng diện tích nên năm 2011 sản lượng khoai lang tím cũng tăng nhanh so với năm 2010, cụ thể ở năm 2010 đạt 166.016 tấn thì năm 2011 tăng thêm 68.608 tấn tăng 41,33%. Đến năm 2012 thì tăng lên 315.039 ha tăng 80.415 ha tăng 34,27% so với năm 2011. Tương ứng với diện tích gieo

23

trồng ở 6 tháng đầu năm thì mức sản lượng đạt được là 166.686,5 tấn ta nhìn thấy được mức sản lượng của khoai lang tím cũng tương đối khá cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất: từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 0.89 tạ/ha, cụ thể trong năm 2010 năng suất là 292,61 tạ/ha đến năm 2011 năng suất tăng lên 293,50 tạ/ha. Đến năm 2012 thì năng suất tăng lên 298,22 tạ/ha tăng 4,72 tạ/ha so với năm 2011. Nhưng mức năng suất đạt ở 6 tháng đầu năm là 242,46 tạ/ha trong khi ở cuối năm 2012 thì mức năng suất đạt 298,22 tạ/ha. Tuy diện tích và sản lượng khoai tăng khá cao nhưng năng suất khoai chỉ tăng dần qua cá năm. Nguyên nhân là do người dân ít được tập huấn về nhưng kỹ thuật có liên quan đến việc trồng khoai lang, cái khác là do sự thời tiết của năm nay không được mấy thuận lại cho khoai lang tím nói riêng cũng như khoai lang nói chung.

24

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH

VĨNH LONG

4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM HIỆN NAY CỦA NÔNG HỘ NAY CỦA NÔNG HỘ

4.1.1 Đặc điểm các nguồn lực của nông hộ tham gia trong sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

4.1.1.1 Nguồn lực lao động

Số nhân khẩu của các nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu tương đối thấp, cao nhất là 7 người và thấp nhất là 2 người trung bình là 4.45 người. Tuy nhiên tham gia vào trong lao động sản xuất trực tiếp trung bình khoảng 3.1 người, số người tham gia lớn nhất là 7 người và cũng có hộ chỉ có 1 người tham gia sản xuất. Tuổi của chủ hộ thì tương đối không cao nhưng chủ yếu là do con của chủ hộ đa phần vẫn còn đi học nên không thể tham gia sản xuất được. Bảng 4.9 sẽ cho thấy rõ được điều đó:

Bảng 4.9: Số nhân khẩu và lao động

Đvt: người

Các chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu 2 7 4,45 1,04

Lao động trực tiếp 1 7 3,1 1,24

Lao động nam 1 5 1,8 0,94

Lao động nữ 0 3 1,3 0,66

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Trong hoạt động sản xuất khoai lang tím thì lao động nam tham gia chủ yếu vào quá trình: bón phân, xịt thuốc, tưới nước…do vậy khi nói đến vấn đề về làm nông thì lao động nam luôn là lao động chính. Còn về lao động nữ, thông thường chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất khi có thời gian rảnh, hoặc sau khi xong công việc nội trợ và đó chỉ là lao động phụ. Khoai lang tím cũng là loại giống khoai dễ trồng và dễ chăm sóc, theo như nguồn lực lao động điều tra được từ các nông hộ thì tham gia lao động trực tiếp trong sản xuất có khoảng từ 1 đến 7 người và trung bình là 3 người, trong đó tỷ lệ lao động nam chiếm cao hơn so với lao động nữ, với lượng lao động cao nhất tỷ lệ lao động nam chiếm 5/7 tổng số lao động tức là chiếm 71,4%, còn lao động nữ chiếm

25

mức tỷ lệ 3/7 so với tổng số lao động thì chỉ chiếm 42,9%. Đối với lượng lao động nhỏ nhất thì có hộ không có lao động nữ tham gia, chỉ có lao động nam tham gia và người đó thường là chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất.

Về độ tuổi của chủ hộ, tuổi thấp nhất là 26 tuổi, cao nhất là 67 tuổi và trung bình là 45,4 tuổi, để biết cụ thể về độ tuổi ta có bảng 4.10.

Bảng 4.10: Độ tuổi của chủ hộ Tuổi Tần số (hộ) Tần suất (%) Dưới 40 17 28,3 Từ 40 đến 50 24 40 Từ 50 đến 60 13 21,7 Trên 60 6 10 Nhỏ nhất 26 Lớn nhất 67 Trung bình 45,4 Độ lệch chuẩn 10,2

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.10 ta nhìn thấy được độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ là từ 40 – 50 tuổi có đến 24 hộ, chủ hộ nằm trong khoảng độ tuổi này chiếm 40% trong tổng số 60 hộ được khảo sát. Đây là độ tuổi nằm trong tuổi lao động, tuy ở độ tuổi này thì kinh nghiệm trồng khoai lang tím không có nhiều bằng độ tuổi trên 50, nhưng nó cũng có kinh nghiêm đủ để cho các nông hộ trồng khoai đạt yêu cầu và đôi khi khả năng đạt được còn cao hơn những hộ có nguồn kinh nghiệm lâu năm. Còn đối với những hộ có độ tuổi trên 60 thì có 6 hộ, chiếm 10% trong tổng số 60 hộ được điều tra, đây là độ tuổi được nghỉ ngơi, nhưng do lòng yêu nghề và đã quen sống với ruộng đồng nên các hộ nơi này vẫn tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất. Tiếp đến là những hộ có độ tuổi từ 50-60 tuổi thì có 13 hộ chiếm 21,7% và chiếm 28,3% là những hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi là 17 hộ trong tổng số 60 hộ được điều tra, đối với những hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi thì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và sản xuất khoai lang tím, tuy nhiên những hộ này có sức lao động tốt và việc tiếp thu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm là rất nhanh.

Trình độ học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trình độ càng cao sẽ giúp nông hộ tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật một cách dễ dàng và nanh chóng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trình độ cao sẽ giúp cho chúng ta có cái suy nghĩ thoáng hơn về việc thay đổi

26

các tập quán trồng lạc hậu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần nâng cao mức sống gia đình và phát triển xã hội. Trình độ học vấn của các chủ hộ được thể hiện trong bảng 4.11.

Bảng 4.11: Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn Số nông hộ Tỷ lệ (%) Không biết chữ 8 13,3 Cấp 1 33 55 Cấp 2 17 28,3 Cấp 3 1 1,7 Trên cấp 3 1 1,7 Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Từ kết quả điều tra thực tế trong bảng 4.11 cho thấy việc phân bố trình độ của chủ hộ cao nhất là trình độ cấp 1 với 33 hộ chiếm 55%; trình độ cấp 2 với 17 hộ chiếm 28,3% và cấp 3 với 1 hộ chiếm 1,7%. Đối với những hộ nông dân không biết chữ thì có 8 hộ chiếm 13,3% và trình độ trên cấp 3 thì có 1 hộ chiếm 1,7%. Nhìn chung thì trình độ học vấn của 60 hộ được điều tra thì tương đối thấp, điều này sẽ trở thành một trong những khó khăn trong việc tiếp thu và truyền đạt kiến thức sản xuất, ngoài ra nó có thể sẽ gây trở ngại trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất của nông hộ cũng góp phần không nhỏ trong việc ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, dưới đây là bảng thống kê kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ được khảo sát:

Bảng 4.12: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Kinh nghiệm sản xuất Tần số (hộ) Tần suất (%)

Dưới 10 năm 14 23,3 Từ 10 đến 20 năm 32 53,4 Trên 20 năm 14 23,3 Tổng 60 100 Nhỏ nhất 2 Lớn nhất 40 Trung bình 16,6 Độ lệch chuẩn 9,6

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Từ bảng 4.12 cho thấy: trong 60 hộ được khảo sát, kinh nghiệm của các nông hộ tập trung chủ yếu từ 10 – 20 năm kinh nghiệm có tới 32 hộ trong tổng số 60 hộ khảo sát chiếm 53,4%. Chủ hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm

27

và trên 20 năm đều có 14 hộ trong tổng số 60 hộ chiếm 23,3%. Ở địa bàn nghiên cứu người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất khoai lang tím, được biểu hiện qua số năm kinh nghiệm từ 10 năm trở lên chiếm 76,7%. Kinh nghiệm của các nông hộ được tích lũy lâu năm chủ yếu là do huyện Bình Tân là nơi chuyên về phát triển nông nghiệp, nơi chủ yếu chỉ trồng nhiều rau màu, đất đai và khí hậu nơi này đều rất thích hợp cho việc trồng khoai. Với những kinh nghiệm được tích lũy hàng năm thì đa số người dân có thể dự đoán được các sâu bệnh hại đối với khoai lang tím, cũng như sự ảnh hưởng của thời tiết đối với dây khoai, từ đó mà có thể đưa ra phương pháp ứng phó trước để nhằm đạt năng suất cao hơn. Còn các nông hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm là do đa phần các nông hộ này bị mất mùa ở các loại rau màu khác như: hành lá, dưa hấu, bắp,..mà chuyển sang trồng khoai lang tím nên số năm kinh nghiệm của các nông hộ này không nhiều. Số năm kinh nghiệm có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng mà khoai lang tím đạt được. Từ việc điều tra thực tế về số năm kinh nghiệm của 60 chủ hộ, thì cho thấy hộ có số năm kinh nghiệm nhỏ nhất là 2 năm, lớn nhất là 40 năm và trung bình là 16,6 năm.

4.1.1.2 Nguồn lực vốn

Vốn là yếu tố góp phần quan trọng trong qua trình sản suất nông nghiệp, bất kỳ hoạt động sản xuất nào nếu không có vốn đầu tư sẽ không thực hiện được. Đối với việc trồng khoai lang tím này thì cần nhiều vốn trong sản xuất, bởi từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoai thì có rất nhiều công đoạn, và việc sử dụng phân bón và thuốc để chăm sóc, nuôi dưỡng khoai thì cần rất nhiều vốn, nên nguồn vốn mà chủ hộ dung trong sản xuất khoai có thể là vốn tự có hoặc có thể đi vay từ ngân hàng hoặc nơi khác. Để thấy rõ nguồn vốn được khảo sát từ 60 hộ ta có thể quan sát bảng 4.13: Bảng 4.13: Nguồn gốc vốn của chủ hộ Nguồn gốc Tần số (hộ) Tần suất (%) Tự có 33 55 Vay ngân hàng 27 45 Tổng 60 100

Nguồn:Số liệu điều tra, 2013

Theo như những số liệu điều tra ở bảng 4.13 ta thấy vốn tự có của các chủ hộ là 33 hộ trong tổng số 60 hộ chiếm 55%, còn nguồn vốn vay thì có 27 hộ chiếm 45%. Đối với những hộ thiếu vốn sản xuất họ đã vay vốn ở ngân

28

hàng và số vốn được vay thường được sử dụng trong việc mua cây giống, thuốc, phân bón và các khoản làm đất.

4.1.1.3 Nguồn lực đất đai

Do nhầu cầu về việc sản xuất khoai lang tím khá cao nên ngoài việc sử dụng đất nhà thì các chủ hộ còn thuê thêm đất để mà canh tác.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 35)