Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sản xuất Cobb-Douglas

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 54)

Bằng phương pháp MLE, các hệ số của biến số trong mô hình hàm sản xuất của các vụ được ước lượng bằng hàm năng suất biên ngẫu nhiên. Qua kết quả phân tích từ bảng 4.23, cho thấy các mô hình được ước lượng đều có ý nghĩa thống kê (Prob > chi2 = 0,0023), chứng tỏ có một số biến trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của khoai lang tím. Tuy nhiên, xét ở mức ý nghĩa thống kê là 5% thì ta thấy hệ số ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê tương đối ít. Điều này cho thấy số lượng các nhân tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất không nhiều, cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

38

Bảng 4.23: Kết quả ước lượng các hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Biến số Đvt Hệ số Sai số Giá trị t

Ln của lượng giống Dây -0,028NS 0,31 0,928

Ln của lượng N Kg -0,206** 0,11 0,002

Ln của lượng P Kg 0,237** 0,09 0,009

Ln của lượng K Kg 0,115** 0,04 0,049

Ln của chi phí thuốc Đồng 0,093NS 0,10 0,619

Ln của ngày công lao động Ngày -0,097NS 0,20 0,341

Hằng số 2,312NS 1,60 0,149

Số quan sát 60

Log likehood 11,666

Prob>chi2 0,0023

Ghi chú:** chỉ mức ý nghĩa thống kê là 5%, NS không có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm Stata

Về lượng giống: nhìn vào mô hình ta thấy lượng giống không có mức ý nghĩa thống kê.

Lượng N: qua sự phân tích từ bảng 4.23, lượng N là biến có ý nghĩa thống kê. Cụ thể với mức ý nghĩa là 5%, giả sử các yếu tố khác không đổi nếu tăng 1% lượng N thì năng suất sẽ giảm 0,206%, điều này cho thấy rõ lượng chất N có tác động đến năng suất của khoai lang tím. Hàm lượng N có tác dụng trong quá trình nuôi dưỡng cây lá, làm cho cây xanh tươi khi vừa được trồng xuống ruộng, để giúp có thêm nhiều dinh dưỡng để nuôi bộ rễ tốt hơn, giúp cho dây khoai sẽ đậu củ tốt hơn, để năng suất được năng cao. Tuy nhiên sử dụng thích hợp sẽ cho năng suất cao nếu sử dụng quá liều lượng sẽ dẫn đến hiệu quả không mong muốn. Theo như sự khuyến cáo của phòng nông nghiệp huyện Bình Tân thì lượng phân NPK 16-16-8 được sử dụng thích hợp từ 40kg

đến 60kg cho 1.000m2, và qua sự khảo sát thực tế từ các hộ nông dân trồng

khoai thì cho thấy mỗi một vụ khoai người ta sử dụng trung bình từ 60kg trở

lên cho 1.000m2, và đó cũng là 1 trong những nguyên nhân làm tăng giảm

năng suất khoai ở vụ này.

Lượng P: hệ số lượng phân lân cũng có ý nghĩa thống kê, với các yếu tố khác không đổi và mức ý nghĩa là 5%, nếu tăng 1% lượng P thì năng suất sẽ tăng 0,237%. Đối với khoai lang tím thì phân lân không những cung cấp chất dinh dưỡng cho đất hạ phèn mà còn nuôi dưỡng bộ củ khi khoai vừa bắt đầu có củ. Củ khoai là phần quan trọng nhất, bởi vậy cần được chăm sóc rất cẩn thận, phân lân giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho đất từ đó mà nuôi lấy củ khoai, lượng phèn trong đất hạ đi điều này sẽ làm cho màu của củ khoai được

39

đẹp hơn, và nếu kết hợp với thuốc thì sẽ giúp cho củ khoai hạn chế được sự tấn công từ sâu bọ bên trong lẫn bên ngoài đất. Theo sự trao đổi trực tiếp từ các hộ nông dân thì ở vụ khoai này người ta sử dụng trung bình cho lượng P là

15,9kg cho 1.000m2, nhưng theo sự nghiên cứu và tìm hiểu thì các cán bộ

phòng nông nghiệp khuyên người dân nên sử dụng lượng P trung bình khoảng

20kg cho 1.000m2, với sử dụng liều lượng ít hơn mức khuyến cáo nên cũng có

thể đó là nguyên nhân dẫn đến sự thất kém của năng suất khoai.

Lượng K: tượng tự như lượng N, P thì Kali cũng có ý nghĩa thống kê. Cùng với mức ý nghĩa là 5% và với các yếu tố khác không đổi, nếu lượng K tăng 1% thì năng suất sẽ tăng 0,115%. Điều này cho thấy việc tăng, giảm kali cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất, vì kali có tác dụng trong việc kích thích tạo củ và làm cho củ khoai dẻ dặt lại, nhiều bột. Thông thường thì kali thường được sử dụng trong lần bón xuống củ, sao đó là lần cuối tước khi thu hoạch khoai, tác dụng của lần cuối là khi đó củ khoai đã lớn thì nó sẽ làm cho củ khoai dẻ lại và năng ký hơn. Theo như phòng nông nghiệp huyện Bình Tân thì người dân nên sử dụng lượng kali là ít, bởi đối với khoai lang tím thì kali chỉ có tác dụng ở lần xuống củ và trước khi chuẩn bị thu hoạch, nếu như sử dụng lượng kali thích hợp thì điều này sẽ giúp cho các hộ giảm bớt phần nào về chi phí, theo như sự thống kê từ các hộ thì ở vụ khoai này người dân sử dụng

trung bình lượng kali là 16,3kg cho 1.000m2, tương đương với lượng P .

Qua bảng phân tích 4.23 thì chi phí thuốc và ngày công lao động đều không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)