Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 30)

Huyện Bình Tân là huyện mới, được tách ra từ thị xã Bình Minh năm 2007 theo Nghị định số 125/2007/NĐ-CP. Hiện nay huyện có 11 xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Tân Thành, Tân Lược, Tân An Thạnh, Tân Hưng, Tân Quới, Thành Đông, Thành Trung, Thành Lợi,Tân Bình với tổng diện tích

là 158,0 km2 trong đó đất nông nghiệp là 12.610 ha.

Bình Tân là vùng đất màu mỡ, được bồi tụ nhiều phù sa bởi các cơn lũ hàng năm, thêm địa hình bằng phẳng, khí hậu thích hợp nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp ở khu vực này.

Vị trí địa lý

Huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với huyện Tam Bình, phía Bắc giáp với tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp với thị xã Bình Minh, phía Tây giáp với sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ.

Đất đai

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Bình Tân năm 2011 – 2012 Đvt: ha

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012

Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 12.840 81,24 12.610 79,78

Đất phi nông nghiệp 2.961 18,73 3.191 20,19

Đất chưa sử dụng 5 0,03 5 0.03

Tổng 15.806 100 15.806 100

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân,2012

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy người dân nơi này sử dụng đất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích 12.610 ha trong tổng số diện tích 15.806 ha chiếm 79,18%, đất nông phi nông nghiệp có diện tích là 3.191 ha chiếm 20, 19% so với tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 5 ha chiếm 0,03%. Ngoài ra, cũng có thể nhìn thấy được rằng đến năm 2012 thì cơ cấu sử dụng

15

đất của huyện Bình Tân có sự thay đổi theo chiều hướng giảm diện tích sử dụng đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất nông nghiệp có diện tích 12.610 ha giảm 230 ha so với năm 2011 (12.840 ha), và đất nông phi nông nghiệp với diện tích 3.191 ha tăng 230 ha. Đất chưa sử dụng qua hai năm 2011 và 2012 thì vẫn không có sự thay đổi với diện tích 5 ha.

Khí hậu – Sông ngòi

Huyện Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, được phân chia 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình từ 25ºC đến 27ºC, nhiệt độ cao nhất là 37ºC và thấp nhất là 18ºC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm là 7ºC. Lượng bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một ngày là 7,5 giờ, thời gian chiếu sang bình quân đạt 2.550 – 2.700 giờ/năm, và bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600

cal/m2 với điều kiện thuận lợi về nhiệt và nắng đã tạo cơ hội phát triển nông

nghiệp mạnh. Độ ẩm không khí bình quân 80% - 83%, cao nhất là ở tháng 9 (88%), thấp nhất là tháng 3 (77%). Với lượng bình quân hàng năm 1.450 – 1.504 mm và ước tính một năm có từ 110 -115 ngày mưa/năm cộng thêm hàng năm lại có thêm những cơn lũ kéo về đã làm cho hệ thống kê rạch ở huyện Bình Tân dày đặc, do là địa phận có sông Hậu chảy qua nên nước lũ sẽ kéo về sớm hơn và ngập sâu hơn, gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận làm thiệt hại đến việc sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực. Trước đây, khu vực huyện Bình Tân được xem là “rốn lũ” của huyện Bình Minh cũ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 30)