Những thuận lợi và khó khăn của việc trồng khoai lang tím

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 52)

Đầu vào

Hiện nay sự thuận lợi về đầu vào cho việc sản xuất khoai lang tím là đa số người dân đều có nguồn kinh nghiệm dồi dào từ bản thân, giao thông thì thuận tiện, lại đủ vốn sản xuất tuy nhiên vẫn có một số hộ phải đi vay nhà nước. Bảng 4.19 sẽ thể hiên những thuận lợi của việc trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân.

Bảng 4.19: Thuận lợi của việc trồng khoai lang tím của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tần suất (%)

Đủ vốn sản xuất 23 38,3

Giao thông thuận tiện 11 18,3

Giá bán ổn định 5 8,3

Được tập huấn kỹ thuật 14 23,3

Có kinh nghiệm sản xuất 44 73,3

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.19, hiện nay có 73,3% nông hộ cho rằng sự thuận lợi của việc trồng khoai lang tím là do kinh nghiệm sản xuất, do khoai lang tím được trồng từ năm nay sang năm khác có hộ chỉ trồng duy nhất khoai lang tím mà không có thay đổi một giống cây rau màu nào khác, cho nên sao nhiều năm thì kinh nghiệm của họ đã được tích lũy rất nhiều điều này là rất tốt cho việc nâng cao năng suất và chất lượng khoai lang tím. Thuận lợi tiếp theo là có 38,3% hộ có đủ vốn sản xuất, do việc trồng khoai lang tím này cần vốn rất nhiều nên một số hộ nếu không đủ vốn sản xuất thi sẽ đi vay ngân hàng với mức lãi suất tương đối thấp. Một yếu thuận lợi khác cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất là 23,3% người dân nơi đây được tập huấn kỹ thuật, giao thông thuận tiện

35

cũng góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm có 18,3% nông hộ có sự thuận lợi về giao thong. Cuối cùng có 5% nông hộ có sự thuận lợi về giá bán.

Tất nhiên nếu đã có thuận lợi thì đương nhiên việc trồng khoai lang tím cũng gặp không ít một số khó khăn. Để thấy rõ sự khó khăn của các nông hộ trồng khoai lang tím thì ta có bảng 4.20.

Bảng 4.20: Khó khăn cho việc trồng khoai lang tím của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tần suất (%)

Giá cả đầu vào cao 44 73,3

Lao động khan hiếm 10 16,7

Ít/không được tập huấn 13 21,7

Thiếu vốn sản xuất 8 13,3

Thiếu kinh nghiệm sản xuất 5 8,3

Thiếu đất sản xuất 13 21,7

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Từ số liệu được thống kê ở bảng 4.20, có tới 73,3% nông hộ cho rằng giá cả đầu vào quá cao dẫn đến chi phí tăng quá cao, chi phí thuốc và phân không ngừng tăng cao đều nay làm cho các hộ nông dân lo âu về số tiền phải bỏ ra mua là tương đối lớn, cùng tỷ lệ 21,7% số nông hộ ít hoặc không được tập huấn và thiếu đất sản xuất, do công tác tập huấn chưa được địa phương chú trọng. Và 16,7% số hộ nông dân có nguồn lao động khan hiếm vì khó thuê mướn lao động do vào mua khoai thì nhiều nơi cùng đổ xô thu hoạch nên cần lượng nhân công sẽ bị hao hụt hay thiếu nhân công. Cuối cùng là có 8,3% hộ nông dân gặp khó khăn về kinh nghiệm sản xuất, việc thiếu kinh nghiệm về sản xuất là do một số hộ vừa chuyển từ cây rau màu khác sang cây khoai lang nên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, ngoài ra có thể người dân nơi đây ít được tập huấn.

Bên cạnh sự thuận lợi và khó khăn của đầu vào thì đầu ra cũng có một số khó khăn và thuận lợi nhất định. Những thuận lợi và khó khăn này được thể hiện rõ qua bảng 4.21.

36

Bảng 4.21: Thuận lợi và khó khăn của đầu ra

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Những thuận lợi

Chủ động khi bán 14 23,3

Nhà nước trợ giá đầu ra 0 0,0

Bán được giá 25 41,7

Được bao tiêu sản phẩm 0 0,0

Sản phẩm có chất lượng 30 50,0

Những khó khăn

Thiếu thông tin về người mua 9 15,0

Giá cả biến động nhiều 33 55,0

Giao thông yếu kém 2 3,3

Đầu ra không ổn định 14 23,3

Thiếu thông tin về thị trường 6 10,0

Phụ thuộc vào thương lái 32 53,3

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Về thuận lợi: có 50% số hộ tạo ra số sản phẩm hoàn toàn có chất lượng tốt, và có 41,7% số nông hộ bán được giá cao, là do khoai của họ có chất lượng tốt và phần khác là do họ xác định được thời gian thu hoạch ngay lúc giá đang cao, theo như trao đổi trực tiếp với các nông hộ họ cho rằng đôi lúc chưa đến thời gian thu hoạch nhưng mà giá khoai đang ở mức cao thì họ có sanex long bán cho dù khoai đang còn non ngày tháng, bởi do giá của khoai lang tím có sự biến đổi rất mạnh có thể thay đổi trong vòng vài tiếng đồng hồ. Với tỷ lệ là 23,3% số nông hộ cho rằng họ chủ động được trong thời gian thu hoạch, tùy theo trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của mọi người mà họ sẽ xác định được thời điểm thu hoạch và khi thu hoạch thì họ sẽ gọi điện cho thương lái để thương lượng về mặc giá cả.

Về khó khăn: khó khăn mà 55% hộ nông dân gặp phải đó là giá cả biến động mạnh và 53,3% hộ nông dân gặp phải sự khó khăn do bị thương lái ép giá. Thông thường khi vào mùa thu hoạch thì các nông hộ thường bị thương lái ép giá, có khi trong cùng một ngày thu hoạch mà giá của các nông hộ lại khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến việc giá cả bị biến động mạnh và nông dân bị ép giá là do nông dân thiếu thông tin về thị trường ( chiếm 10%) và thiếu thông tin về người mua ( chiếm 15%). Bên cạnh đó có 3,3% số nông hộ giao thông còn yếu kém do huyện vừa mới được thành lập không bao lâu còn trong qua trình xây dựng cơ sở hạ tầng nên có một số ít hộ là gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

37

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)