1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH sản LƯỢNG, DOANH THU các DỊCH vụ bưu CHÍNH – VIỄN THÔNG và dự báo sản LƯỢNG DOANH THU một số DỊCH vụ bưu CHÍNH VIỄN THÔNG CHỦ yếu GIAI đoạn 2004 –2006 tại bưu điện TRUNG tâm

141 793 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

Trước đây khi còn là một ngành độc quyền thì việc phân tích hay dự báo về hoạt động kinh doanh không được chú ý đến nhưng trong giai đoạn hiện nay: khi mà Việt Nam gia nhập các tổ chức q

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

-O Ø O -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Hệ : Chính quy

Niên khóa: 1999 – 2004 Mã số đề tài: 49981304

PHÂN TÍCH SẢN LƯỢNG, DOANH THU CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG VÀ DỰ BÁO SẢN LƯỢNG DOANH THU MỘT SỐ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2004 –2006 TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM SAIGON

GVHD: Cô Đinh Phương Trang SVTH: Lê Thanh Quỳnh Hương LỚP: D99QBA1

Tháng 12- 2003

********************************************************************

Trang 2

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1. Giới Thiệu Đề Tài: 1

1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu: 1

1.3. Phương pháp nghiên cứu: 2

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 2

1.5. Bố cục của luận văn : 2

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG 5

2.1. Lý luận chung về công tác phân tích Hoạt Động Kinh Tế 5

2.1.1 Khái quát về công tác phân tích HĐKT 5

2.1.1.a Khái niệm về HĐKT và công tác phân tích HĐKT: 5

2.1.1.b Đối tượng và nhiệm vụ của công tác phân tích HĐKT 6

2.1.1.c Tầm quan trọng của công tác Phân tích HĐKD 6

2.1.2 Các phương pháp phân tích HDSXKD 7

2.1.2.a Phương pháp so sánh đối chiếu: 7

2.1.2.b Phương pháp loại trừ: 8

2.1.2.c Phương pháp liên hệ 12

2.2. Khái quát về công tác phân tích sản lượng – doanh thu 13

2.3. Khái quát về công tác phân tích SL- DT BCVT 13

2.3.1 Đặc điểm sản phẩm của DN BCVT 13

2.3.2 Nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh 14

2.3.3 Cách tính khối lượng sản phẩm BCVT 14

2.3.3.a Sản phẩm BCVT biểu hiện bằng đơn vị hiện vật 15

2.3.3.b Sản phẩm BCVT biểu hiện bằng đơn vị hiện vật qui đổi: 15

2.3.3.c Sản phẩm BCVT biểu hiện bằng đơn vị giá trị 15

2.4. Nội dung phân tích Sản lượng_ Doanh thu BCVT 15

Trang 3

2.4.1.a Đánh giá việc hoàn thành sản xuất SP BCVT 16

2.4.1.b Phân tích tình hình sản xuất SP BCVT 16

2.4.2 Phân tích chỉ tiêu khối lượng SP BCVT về mặt giá trị 16

2.4.3 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản lượng – doanh thu BCVT 18 2.4.4 Phân tích tốc độ phát triển sản lượng – doanh thu BCVT 18

2.4.5 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá cước bình quân các dịch vụ BCVT đến doanh thu 18

2.4.6 Phân tích hệ số co dãn của cầu đối với giá cước 19

2.4.7 Phân tích mối quan hệ giữa GDP với sự phát triển DT BCVT 20

2.4.8 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí quảng cáo và doanh thu 20

2.4.9 Phân tích kết cấu doanh thu 20

2.4.9.a Phân tích kết cấu doanh thu theo loại SP 20

2.4.9.b Phân tích kết cấu doanh thu theo khu vực 21

2.4.9.c Phân tích biến động doanh thu theo theo thời vụ: 21

2.5. Lý luận về công tác dự báo: 21

2.5.1 Khái niệm về công tác dự báo: 21

2.5.2 Vai trò của dự báo phát triển BCVT 22

2.5.3 Cơ sở của dự báo: 22

2.5.4 Các phương pháp dự báo 22

2.5.4.a Phương pháp định tính: 22

2.5.4.b Phương pháp định lượng: 22

2.5.5 Lựa chọn phương pháp dự báo 26

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ PHÂN TÍCH 27

3.1. Khảo Sát thực tế 27

3.1.1 Vị trí địa lý_ Tình hình sản xuất kinh doanh xã hội TPHCM 27

3.1.2 Giới thiệu về Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh 28

Trang 4

3.1.4 Giới thiệu các dịch vụ BC của BĐTTSG 38

3.1.5 Giới thiệu các dịch vụ VT của BĐTTSG 42

3.1.5.a Dịch vụ điện thoại: 42

3.1.5.b Dịch vụ điện báo: 43

3.1.5.c Dịch vụ faxsimile (fax) 43

3.1.6 Đánh giá khái quát hiện trạng mạng BC- VT thuộc BĐTTSG44 3.2. Phân Tích thực trạng hoạt động quản lý NNL tại BĐTTSG 45

3.2.1 Số lượng và cơ cấu lao động: 45

3.2.2 Trình độ lao động: 45

3.3. Phân Tích Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại BĐTTSG 46

3.3.1 Phân Tích Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Sản Lượng _ Doanh Thu BCVT Năm 2000_2002 47

3.3.2 Phân Tích Tốc Độ Phát Triển Sản Lượng_ Doanh Thu Các Dịch Vụ BCVT 51 3.3.3 Phân Tích Mức Độ Aûnh Hưởng Của Nhân Tố Sản Lượng Và Giá Cước Bình Quân Các Dịch Vụ BCVT Đến Doanh Thu 59

3.3.4 Phân Tích Kết Cấu Doanh Thu BCVT Từ 2000 – 2002 66

3.3.4.a Phân tích kết cấu doanh thu theo sản phẩm 66

3.3.4.b Phân tích kết cấu theo khu vực 69

3.3.4.c Phân Tích doanh thu biến động theo thời vụ 71

3.3.5 Phân Tích sự Co Dãn Của Cầu Với Giá Cước Các Dịch Vụ BCVT Năm 2000 - 2002 72

3.3.6 Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Quảng Cáo Và Doanh Thu: 74 3.3.7 Phân tích mối quan hệ giữa Thu nhập bình quân đầu người với Doanh thu BCVT 77

CHƯƠNG 4: DỰ BÁO 80 4.1. Đánh giá các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh

Trang 5

4.1.1 Môi trường KT- XH: 80

4.1.2 Nhu cầu tiêu thụ 81

4.2. Dự báo một số dịch vụ chủ yếu: 81

4.2.1 Dự báo sản lượng và doanh thu dịch vụ Bưu phẩm thường: 81

4.2.2 Dự Báo Sản lượng và doanh th u dịch vụ EMS đi nước ngoài: 83

4.2.3 Dự báo sản lượng và doanh thu dịch vụ Chuyển tiền nhanh 85

4.2.4 Dự báo Dịch Vụ Di Động nội vùng: 87

4.2.5 Dự báo Sản lượng – Doanh Thu dịch vụ PHBC: 89

4.2.6 Dự báo sản lượng và doanh thu dịch vụ điện hoa: 90

CHƯƠNG 5: Kết Luận – Đề Xuất Giải Pháp 94

5.1. Kết Luận 94

5.2. Giải Pháp Nâng cao năng lực cạnh tranh tại BĐTTSG 96

5.2.1 Giải pháp về thị trường và dịch vụ khách hàng: 99

5.2.1.a Tổ chức nghiên cứu thị trường: 99

5.2.1.b Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ: 99

5.2.1.c Chính sách quảng cáo , khuyến mại: 99

5.2.1.d Chính sách chất lượng 100

5.2.1.e Chính sách giá cước 101

5.2.1.f Chính sách phân phối: 102

5.2.1.g Chính Sách Xúc Tiến Yểm Trợ: 103

5.2.2 Giải pháp về đầu tư tài chính 104

5.2.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 104

5.2.4 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 104

5.3 Đề xuất 105

5.3.1 Đề Xuất với Bưu Điện Thành Phố và Tổng Công Ty 105

PHỤ LỤC 112

5.3.2 Kiến nghị với Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn 107

Trang 6

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Giới Thiệu Đề Tài:

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập khu vực của nền kinh tế thì phân tích kinh tế và dự báo là hai yếu tố rất quan trọng để giúp cho doanh nghiệp xác định được vị trí của mình một cách chính xác và có những chiến lược kinh doanh thích hợp; điều này không ngoại trừ đối với một doanh nghiệp là Bưu Điện Trước đây khi còn là một ngành độc quyền thì việc phân tích hay dự báo về hoạt động kinh doanh không được chú ý đến nhưng trong giai đoạn hiện nay: khi mà Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, và tới đây là WTO…đồng thời ở trong nước, chính phủ đã cho thành lập công ty liên doanh chuyển phát nhanh TNT, công ty viễn thông quân đội, công ty dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn, công ty viễn thông điện lực … thì vấn đề đã thực sự thay đổi; việc phân tích hoạt động kinh tế và dự báo kinh tế được xem là một nhiệm vụ quan trọng , không thể thiếu được trong quá trình quản lý, sản xuất kinh doanh của ngành Bưu Điện nhằm đáp ứng từng bước đưa hoạt động phân tích kinh tế trong ngành Bưu Điện đi theo chiều sâu giúp cho các cấp quản lý sử dụng tốt khả năng tiềm tàng , thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện và cải tiến sản xuất , hợp lý nhất cơ cấu lao động, vật tư , tiền vốn, thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hạ giá thành , tăng lợi nhuận Qua phân tích sẽ là chỗ dựa quan trọng để lập kế hoạch dự báo cho kỳ sau, đề ra phương án tối ưu trong việc chỉ đạo và cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Qua thời gian học tập tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, đúc kết được những gì đã được truyền đạt bởi sự nhiệt tình giảng dạy của quý

thầy cô Học Viện Nay em xin được chọn đề tài luận văn tốt nghiệp : “ Phân

Tích Sản Lượng – Doanh Thu Bưu Chính Viễn Thông và Dự Báo Sản Lượng

– Doanh Thu một số dịch vụ BCVT tại Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn “

1.2 Mục Tiêu Nghiên Cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát tình hình thực hiện sản lượng – doanh thu BCVT trong các năm gần đây tại BĐTTSG để phân tích theo nhiều chỉ tiêu, khía cạnh như:

Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng doanh

Trang 7

thu

Phân tích tốc độ phát triển sản lượng doanh thu

Phân tích mức độ ảnh hưởng của giá cước và sản lượng đến doanh thu Phân tích kết cấu doanh thu

Phân tích sự co dãn của cầu đối với giá cước

Phân tích mối quan hệ giũa GDP với doanh thu BCVT

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí quảng cáo với doanh thu BCVT

Qua phân tích các nhân tố trên , sẽ tiến hành dự báo sản lượng, doanh thu một số dịch vụ bưu chính viễn thông chủ yếu trong giai đoạn 2004 – 2005 để làm chỉ tiêu kế hoạch cho đơn vị thực hiện

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê sản lượng, doanh thu từng dịch vụ qua các năm

Đối với dự báo sử dụng phương pháp định tính và định lượng để dự báo được chính xác hơn

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Luận văn thực hiện có ý nghĩa nhất định trong thực tiễn : giúp cho BĐTTSG nhìn nhận lại quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy được những yếu kém cũng như mặt mạnh của mình cũng như thấy được dịch vụ nào đang kinh doanh có hiệu quả, những dịch vụ nào đang bị cạnh tranh gay gắt Từ đó tìm ra quy luật hình thành, xu hướng vận động, các mối quan hệ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh để có chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch cho các chỉ tiêu khác: đầu tư thiết bị, kế hoạch lao động, nhân sự tiền lương , chi phí….khắc phục vấn đề và có biện pháp hỗ trợ nhằm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đi lên

Bên cạnh đó bản thân luận văn cũng đề xuất những giải pháp và có những kiến nghị nhằm làm tăng sản lượng – doanh thu tại đơn vị

1.5 Bố cục của luận văn :

Bố cục của luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Phần mở đầu

Trình bày giới thiệu đề tài, ý nghĩa , mục tiêu và phương pháp

nghiên cứu của đề tài, bộ cục của luận văn

Trang 8

Chương 2 : Lý luận chung

Trình bày những cơ sở lý luận ( lý thuyết) cho phân tích và dự báo Những

cơ sở này được rút từ các bài học, bài giảng và các tài liệu tham khảo khác

Chương 3: Khảo sát và phân tích

Trong chương này trước tiên sẽ tiến hành khảo sát thực tế Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn về cơ cấu, sơ đồ tổ chức, cách thức hoạt động và các dịch vụ được phép kinh doanh Sau đó dựa trên phần cơ sở lý luận sẽ tiến hành phân tích tình hình thực hiện sản lượng – doanh thu một số dịch vụ BCVT chủ yếu tại đơn vị theo các gốc độ khác nhau

Chương 4: Dự báo

Sau khi tiến hành phân tích sẽ tiến hành dự báo một số dịch vụ Bưu Chính - Viễn Thông chủ yếu làm chỉ tiêu kế hoạch cho đơn vị thực hiện trong những năm

2003 – 2006

Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp

Đây là phần khép lại của đề tài, sau khi phân tích và dự báo sẽ đúc rút được những nhận xét mà đơn vị đã và chưa thực hiện được trong hoạt động nhằm tăng sản lượng – doanh thu Từ đó xin đề xuất những giải pháp thực hiện thích khả thi nhất nhằm khắc phục tình trạng

Cuối cùng là phần Phụ lục bao gồm tài liệu tham khảo và bảng câu hỏi

tham khảo về chất lượng dịch vụ EMS

Bài luận văn thực hiện hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc cùng các phòng ban khác tạo Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn, quý thầy cô Học viện và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Cô Đinh Phương Trang đã luôn theo sát và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài Tuy nhiên do điều kiện thời gian không cho phép nên số liệu khảo sát và thống kê còn hạn chế và sự bỡ ngỡ khi vận dụng lý thuyết vào thực tiễn nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót Em xin chân thành được tiếp thu ý kiến của đóng góp của quý thầy cô và các bạn

Trang 9

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG

2.1 Lý luận chung về công tác phân tích Hoạt Động Kinh Tế

2.1.1 Khái quát về công tác phân tích HĐKT

2.1.1.a Khái niệm về HĐKT và công tác phân tích HĐKT:

Hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những nghiệp vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của một đơn vị Hoạt động này trong quá trình phát triển nền sản xuất kinh doanh hàng hóa với nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đòi hỏi phải tuân theo các qui luật sản xuất kinh doanh của sản xuất hàng hóa như: qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh v v

Hoạt động kinh tế của một đơn vị chịu ảnh hưởng của những nhân tố bên trong và bên ngoài của đơn vị đó Những nhân tố bên trong là yếu tố chủ quan được thể hiện trong quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất, trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, trong công tác tiếp cận thị trường … Những nhân tố bên ngoài đó là sự tác động của cơ chế, chính sách, chế độ của Nhà Nước, sự phát triển của ngành nghề liên quan đến đơn vị, xí nghiệp kinh doanh

Hoạt động kinh tế của đơn vị, xí nghiệp được tiến hành thường xuyên và liên tục Nó phong phú và phức tạp, được phản ánh, tính toán bằng những qui tắc nhất định, thể hiện ở những thông tin hạch toán, hạch toán nghiệp vụ, thống kê, kế toán, đồng thời được đối chiếu với thông tin kế hoạch Để quản lý hoạt động kinh tế hướng đến các mục tiêu trong kinh doanh, đòi hỏi các đơn vị, xí nghiệp không những phải tổ chức tốt công tác hạch toán kinh doanh mà phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh

Như vậy phân tích hoạt động kinh tế là công việc nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Bằng những phương pháp riêng, phối hợp với các lý thuyết sản xuất kinh doanh và các phương pháp kỹ thuật khác nhắm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những qui luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai Cùng với kế toán và các khoa học sản xuất kinh doanh khác, phân tích hoạt động kinh tế là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động doanh nghiệp

Trang 10

2.1.1.b Đối tượng và nhiệm vụ của công tác phân tích HĐKT

Đối tượng của công tác phân tích hoạt động kinh tế suy đến cùng là kết quả kinh doanh

Nhiệm vụ phân tích là tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ

Phân tích hoạt động kinh tế còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp

Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt- ngắn hạn hoặc xây dựng chiến lược dài hạn

Nói chung để phân tích trở thành một công cụ của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, là cơ sở cho việc ra quyết định SXKD đúng đắn thì phân tích HĐSXKD có những nhiệm vụ sau:

Kiểm tra và đánh giá kết quả HĐSXKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế

Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm các nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó

Đề xuất giải pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những tồn tại của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã xác định

2.1.1.c Tầm quan trọng của công tác Phân tích HĐKD

Khác với kế toán có tính pháp lệnh và mang tính chuẩn mực, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng vào phục vụ nội bộ quản trị doanh nghiệp, rất linh hoạt và đa dạng trong phương pháp kỹ thuật Hoạt động phân tích vì vậy mang tính ý thức, có tác dụng:

Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý

Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa mọi nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh

Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định dài hạn hoặc ngắn hạn Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh

Nhiệm vụ cụ thể của phân tích HĐKD:

Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so

Trang 11

với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường

Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch

Phân tích hiệu quả các phương thức kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn

Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích

Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp

Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu, bằng các loại đồ thị hình

tượng thuyết phục

2.1.2 Các phương pháp phân tích HDSXKD

2.1.2.a Phương pháp so sánh đối chiếu:

Khái niệm:

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế- xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô

Tiêu chuẩn để so sánh thường là:

- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh

- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua

- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành

- Chỉ tiêu bình quân của nội ngành

- Các thông số thị trường

- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác

Điều kiện so sánh là:

Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, cùng phương pháp tính toán; qui mô và điều kiện kinh doanh

Phương pháp so sánh gồm:

Phương pháp số tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở

Phương pháp số tương đối là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ

hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với

Trang 12

chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

Phương pháp so sánh đã điều chỉnh tức là so sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng qui mô chung

chỉnhđiều sốhệgốc

kỳtiêu

chỉtích

phân

kỳtiêuchỉchỉnhđiềuđãđộng biến

M

gốc kỳchỉnhđiềutiêuchỉ

tíchphânkỳchỉnhđiềutiêuỉchỉnh điềusố

2.1.2.b Phương pháp loại trừ:

Là phương pháp nghiên cứu tác động của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, gồm có các phương pháp sau:

Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích ( đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích;

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích;

Đặt Q : kết quả kỳ phân tích, Q =

Thực hiện phương pháp thay thế:

Thay thế bước 1(cho nhân tố a):

a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a “ sẽ là:

UQa = a1b0c0 - a0b0c0

Thay thế bước 2 (cho nhân tố b):

a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0

Trang 13

UQb = a1b1c0 – a1b0c0

Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):

a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c “ sẽ là:

UQc = a1b1c1 – a1b1c 0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ta có:

UQa +UQb +UQc = (a1b0c0 - a0b0c0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0)

= a1b1c1 - a0b 0 c 0 = UQ: đối tượng phân tích Phương pháp số chênh lệch

Phương Pháp số chênh lệch là một trong những phương pháp loại trừ và thường được sử dụng trong phân tích kinh tế Thông thường khi có hai nhân tố cá biệt ảnh hưởng đến một quá trình kinh tế thì sử dụng phương pháp số chênh lệch vì nó đơn giản hơn là phương pháp thay thế liên hoàn

B1, B2, B3 thực hiện giống phương pháp thay thế liên hoàn

B4: UQa = a1b 0 c 0 - a0b 0 c 0 = (a1 - a0 ) b 0 c 0 =Ua b 0 c 0

UQb = a1b1c 0 – a1b 0 c 0 = a1 (b1 - b 0 ) c 0 = a 1 Ub c 0

UQc = a1b1c1 – a1b1c 0 = a1b1 (c1 - c 0 ) = a1b1Uc Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến đối tượng phân tích thì lấy số chênh lệch giũa 2 kỳ của nhân tố đó nhân với các nhân tố còn lại Trước số chênh lệch của nhân tố là kỳ phân tích, sau số chênh lệch là kỳ gốc

Phương pháp số gia tương đối

Phương pháp này sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng số tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc ( số lần, số%)

Q= a b

11

0

1 0

0 1

Q Q Q

Q i

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

Nhân tố a:

11

0 0

0 1 0

0

0 0

b a Q

Q Q

Q Q Q

Q

11

Nhân tố b:

Trang 14

a Q

b

a

a b a

b a b

a

b a b a Q

1 1 0

0

0 1 1 1 0

Phương pháp điều chỉnh

Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào đến chỉ tiêu phân tích cần tính hiệu của 2 phép thế Để tính mỗi phép thế lấy đại lượng kỳ gốc chỉ tiêu phân tích nhân với hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh là tỉ lệ giữa số thực hiện (kỳ phân tích ) với số kế hoạch (kỳ gốc) của nhân tố đó Việc nhận định nhân tố để xác định hệ số điều chỉnh phụ

thuộc vào thứ tự đánh giá của nhân tố phân tích Nếu xác định mức độ ảnh hưởng

của nhân tố thứ i thì phép thế thứ nhất hệ số điều chỉnh tính cho i nhân tố đầu, còn trong phép thứ hai tính cho (i –1) các nhân tố

Phương pháp đánh giá ảnh hưởng thay đổi kết cấu

Phương pháp này được sử dụng để phân tích chỉ tiêu phụ thuộc vào cơ cấu của hiện tượng nghiên cứu

Để xác định sự thay đổi chỉ tiêu kết quả cần phải tính đại lượng giả định ( phép thế ) của nó Trong phép thế cơ cấu lấy số thực hiện ( kỳ phân tích ) còn yếu tố thành phần lấy số kế hoạch ( kỳ gốc)

Mức độ ảnh hưởng sự thay đổi cơ cấu đến chỉ tiêu kết quả được xác định bằng hiệu số của đại lượng giả định đó với đại lượng chỉ tiêu kết quả kỳ kế hoạch ( kỳ gốc ) Còn mức độ ảnh hưởng của nhân tố thành phần được xác định bằng hiệu của đại lượng chỉ tiêu kết quả thực hiện (kỳ phân tích) với đại lượng giả định đó

di: tỷ trọng của bộ phận i trong tổng thể (yếu tố cơ cấu)

ai: yếu tố thành phần

Q =d i.a i

Q 1 = d i1.a i1

Q 0 = d i0.a i0

Q di = d i1.a i0Xác định đối tượng phân tích: UQ= Q1 - Q0 = ∑d i1.a i1 - ∑d i0.a i0

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

• Nhân tố kết cấu: UQdi = Qdi – Q0 = ∑d i1.a i0- ∑d i0.a i0

+ Aûnh hưởng của từng hệ số cơ cấu thứ i :

UQ di = ( a i1 – d i0 )* ( a i0 – Q 0 )

• Nhân tố thành phần: UQa =(Qa- Qd) = ∑d i1.a i1- ∑d i1.a i0

+ Aûnh hưởng của từng nhân tố thành phần:

Trang 15

UQai = di1* ( ai1 – ai0)

Phương pháp hệ số tỷ lệ

Phương pháp này sử dụng khi chỉ tiêu tổng hợp là hàm của chỉ tiêu tổng hợp trung gian đã có kết quả phân tích Aûnh hưởng của nó tương ứng với từng chỉ tiêu nhân tố đã được biết

Xét trường hợp

1

b

z y x b

0

0 0 0 0

0

b

z y x b

1

b

a b

a −

z y x

b

z b

y b

x b

z y x b

a b

a b

a

Q = − = ∆ = ∆ +∆ +∆ = ∆ +∆ +∆ =∆ +∆ +∆

0 0 0 0

0 0

0 0 1

0 1

1 0

1 1

1

b b

a b

a b

=

UQ = UQx+UQy +UQz+UQb

Xét trường hợp

1 1

1 1

z y x

a b

a Q

++

=

0 0 0

0 0

0 0

z y x

a b

a Q

++

=

=

0 0 0

1 0

1

z y x

a b

a

a

++

1 0 1

b

a b

a Q Q

- Aûnh hưởng của từng nhân tố:

0 0 0 0 0

0 0

1

z y x

a b

a b

a b

a Qa

++

1 0

1 0 1 0 1

1 0

1 1

1

)(

)11(

b

z y x Qa b

bQa b

b

b b a b b

a b

a b

a Q Q

z y x

b

z Qa Qz

b

y Qa Qy

b

x Qa Qx

Trang 16

Phương pháp chỉ số

Nhằm xác định chỉ tiêu tương đối, phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều thành phần, nhiều chủng loại không thể cộng trực tiếp với nhau

Chỉ số cá thể:

i phản ánh mức độ biến động của

từng thành phần, từng loại trong tổng thể

Chỉ số chung: phản ánh mức độ biến động của tổng thể hiện tượng kinh tế gồm nhiều loại, nhiều thành phần không thể cộng trực tiếp với nhau

R = q p

iq =

∑ ∑ 0 0

0 1

p q

p q

ip =

∑ ∑ 1 0

1 1

p q

p q

Phương pháp phân tích: Q = a.b

∑ ∑

1 1

0

1

b a

b a Q

Q

i a =

∑ ∑ 0 0

0 1

b a

b a

i b =

∑ 1 0

1 1

b a

b a

2.1.2.c Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghịêp đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các khía cạnh, giữa các bộ phận Để lượng hóa các mối liên hệ đó, trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng các cách liên hệ sau:

Liên hệ cân đối: Có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa 2 mặt của các

yếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh

Liên hệ tuyến tính: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các

chỉ tiêu phân tích Tùy theo mức độ phụ thuộc giữa các chỉ tiêu phân ra:

• Liên hệ trực tiếp giũa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá bán, giá thành, tiền thuế

• Liên hệ gián tiếp là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng

Liên hệ phi tuyến: Là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ

liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi

Trang 17

2.2 Khái quát về công tác phân tích sản lượng – doanh thu

Sản lượng và doanh thu là hai chỉ tiêu cơ bản đặc trưng cho kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của một đơn vị Căn cứ vào sản lượng doanh thu của một đơn vị có thể đánh giá và lập kế hoạch cho các chỉ tiêu khác : đầu tư thiết bị, kế hoạch lao động , tiền lương , chi phí…Do đó việc phân tích kết quả sản lượng doanh thu có ý nghĩa quan trọng, giúp lãnh đạo đánh giá một cách chính xác , khách quan mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, rút ra những nhân tố ảnh hưởng, thấy được qui luật hoạt động, từ đó quyết định đầu tư , bố trí lao động, phát triển mạng lưới , phát triển sản xuất, tìm ra biện pháp để hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt hiệu quả cao hơn

2.3 Khái quát về công tác phân tích SL- DT BCVT

2.3.1 Đặc điểm sản phẩm của DN BCVT

Doanh nghiệp Bưu Chính Viễn Thông khác với doanh nghiệp khác bởi đặc điểm sản phẩm :

Sản phẩm Bưu Điện không phải là sản phẩm hiện vật mới mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức Hiệu quả ở đây đề cập đến tính nhanh chóng, kịp thời , an toàn, chính xác của sản phẩm

Quá trình tiêu thụ sản phẩm , dịch vụ Bưu Điện gắn liền với quá trình sản xuất Do đó không có sản phẩm tồn kho và muốn có nhiều sản phẩm thì phải xây dựng một mạng lưới rộng khắp

Đối tượng lao động chính là tin tức , nó chỉ biến đổi về không gian và sự biến đổi này là duy nhất Do đó mà sản phẩm BĐ không cho phép có thứ phẩm, và khối lượng sản phẩm không đồng đều và tăng giảm theo thời vụ Thông tin Bưu Điện mang tính chất hai chiều Các sản phẩm đều có từ hai hay nhiều xí nghiệp cùng tham gia

Tại mỗi một đơn vị Bưu Điện Tỉnh, công ty dọc, sản phẩm của đơn vị bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công đoạn( đi, đến, qua) Vì vậy sản phẩm dịch vụ BĐ tại mỗi một đơn vị BĐ rất đa dạng về số lượng và chủng loại

Khi phân tích đánh giá khối lượng sản phẩm BC_VT, phải xem xét trên cả

2 mặt: hiện vật và giá trị

Ý nghĩa của công tác phân tích sản lượng – doanh thu của DNBCVT

Phân tích sản lượng và doanh thu các dịch vụ BCVT là hai chỉ tiêu cơ bản đặc trưng cho kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Bưu Điện Qua phân tích sản lượng doanh thu có thể đánh giá việc hoàn thành kế

hoạch, tìm ra quy luật hình thành, xu hướng vận động, các mối quan hệ

Trang 18

ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh Từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu để quản lý sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch cho các chỉ tiêu khác: đầu tư thiết

bị, kế hoạch lao động, tiền lương, chi phí…Do đó việc phân tích sản lượng, doanh thu có ý nghĩa quan trọng, giúp cho lãnh đạo đánh giá một cách chính xác, khách quan mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, rút ra những nhân tố ảnh hưởng, thấy được qui luật, xu hướng vận động, từ đó quyết định đầu tư, bố trí lao động, phát triển sản xuất, phát triển mạng lưới, tìm ra biện pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động

2.3.2 Nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh

Sản phẩm của đơn vị bao gồm các loại dịch vụ BC, VT, PHBC, gồm: sản phẩm công đoạn( đi, qua, đến) và sản phẩm hoàn chỉnh( nội hạt), hoặc đường dài, nội tỉnh

Việc phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị, trước hết phải tiến hành so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc cả về tương đối lẫn tuyệt đối, để thấy được mức độ qui mô cũng như tốc độ tăng trưởng của các loại sản phẩm trong đơn

vị Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến số lượng sản xuất sản phẩm của đơn vị Trên cơ sở đó đề xuất các phương án nhằm phát triển, mở rộng sản xuất, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, và là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm của đơn vị cho năm tiếp theo

Các nguyên nhân ảnh hưởng có thể là:

Nhu cầu thị trường ( thu nhập, đời sống kinh tế tăng, sự phát triển của kinh tế địa phương)

Do đơn vị thay đổi qui mô sản xuất ( đầu tư thêm tổng đài, mạng cáp…)

Do đơn vị tăng mức thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của

BĐ Tăng mật độ phủ sóng Các dịch vụ mới phát triển( thư điện tử, Internet, datapost, tiết kiệm bưu điện, thương mại điện tử…)

Do ảnh hưởng của thiên tai ( bão, lũ, lụt…)

Do ảnh hưởng của sản phẩm thay thế làm cho số lượng sản phẩm của từng loại sản phẩm thay đổi

Do chính sách thay đổi của nhà nước

Do thay đổi chiến lược kinh doanh.…

2.3.3 Cách tính khối lượng sản phẩm BCVT

Trang 19

nên khi xác định sản lượng cũng phức tạp vì sản phẩm BĐ có rất nhiều loại mà mỗi loại có rất nhiều đơn vị tính Để đơn giản trong việc thống kê và tính toán sản lượng người ta biểu hiện bằng các hình thức sau:

2.3.3.a Sản phẩm BCVT biểu hiện bằng đơn vị hiện vật

Phương pháp này biểu thị số lượng của giá trị sử dụng được tính bằng cách cộng dồn các sản phẩm cùng tên có đơn vị tính như: phút, kg, chiếc, gram, tiếng, trang… Cách tính này có nhược điểm là không thống nhất được đơn vị, cho nên không thể cộng lại với nhau khi tính tổng khối lượng sản phẩm

- Bưu Phẩm: cái, gram

- EMS: cái, gram

- Bưu kiện: gói, cái, kg

- Điện báo: bức, tiếng

- Điện thoại: cuộc, phút

- TCT+ ĐCT: cái, bức

- Fax : trang

2.3.3.b Sản phẩm BCVT biểu hiện bằng đơn vị hiện vật qui đổi:

Cách tính này người ta dựa vào định mức thời gian khai thác của từng loại sản phẩm, chọn mức thời gian định mức của sản phẩm nào đó làm chuẩn, làm vật qui đổi chuẩn Khi tính các sản phẩm khác người ta dựa vào mức thời gian định mức khai thác của từng loại sản phẩm chia cho mức thời gian khai thác của sản phẩm qui đổi chuẩn Cách tính này tuy cộng lại với nhau được, nhưng không thường được sử dụng trong phân tích, thống kê Bởi vì tổng khối lượng sản phẩm phân tích theo qui đổi chuẩn không phản ánh rõ bản chất của đơn vị vì khi tăng năng suất lao động thì thời gian khai thác sẽ giảm Nên khi đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch tổng khối lượng sản phẩm sẽ không chính xác

2.3.3.c Sản phẩm BCVT biểu hiện bằng đơn vị giá trị

Đây là cách tính thông dụng nhất, người ta dựa vào bảng giá cước qui định thống nhất trong toàn ngành theo từng loại sản phẩm Khi tính khối lượng sản phẩm,

ta lấy khối lượng hiện vật của sản phẩm nhân với đơn giá qui định của sản phẩm đó

ta được giá trị khối lượng sản phẩm

Tuy nhiên đối với ngành BĐ do các đặc điểm của sản phẩm cho nên đánh giá một cách quan, toàn diện, phản ánh được bản chất của đơn vị trong một chu kỳ sản xuất hay một công đoạn khai thác, người ta có thể áp dụng đồng thời cả các

cách, tùy theo mục đích yêu cầu cho công tác quản lý

2.4 Nội dung phân tích Sản lượng_ Doanh thu BCVT

Trang 20

2.4.1 Phân tích chỉ tiêu khối lượng SP BCVT về mặt hiện vật

2.4.1.a Đánh giá việc hoàn thành sản xuất SP BCVT

Để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm trong năm của đơn vị, bằng cách so sánh số lượng sản phẩm thực tế đơn vị đạt được và số lượng kế hoạch đã được tổng công ty duyệt, giao cho đơn vị, của từng loại sản phẩm chủ yếu

So sánh cả số tuyệt đối và số tương đối để thấy được mức độ tăng giảm, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch Thông qua đó tìm các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm, đưa ra các biện pháp điều chỉnh kế hoạch, biện pháp quản lý nhằm hoàn thành kế hoạch, và là cơ sở để xây dựng kế hoạch cho các năm tiếp theo

100

hoạchkế(i)phẩmsảnlượngSố

tếthực(i)phẩmsảnlượngSố(i)SXSP hoạch

kếthành

Gọi Qi1 : Số lượng sản phẩm (i) thực tế Gọi Qi0 : Số lượng sản phẩm (i) kế hoạch

100(%)

0

1

x Q

Q

i

i

=(i)SXSP hoạch

kếthànhhoàn

Mức độ tăng giảm thực tế so với kế hoạch: UQi =Qi1- Qi0

2.4.1.b Phân tích tình hình sản xuất SP BCVT

Sản phẩm của đơn vị bao gồm các loại dịch vụ BC, VT, PHBC, gồm: sản phẩm công đoạn( đi, qua, đến) và sản phẩm hoàn chỉnh( nội hạt), hoặc đường dài, nội tỉnh

Việc phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị, trước hết phải tiến hành so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc cả về tương đối lẫn tuyệt đối, để thấy được mức độ qui mô cũng như tốc độ tăng trưởng của các loại sản phẩm trong đơn

vị Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến số lượng sản xuất sản phẩm của đơn vị Trên cơ sở đó đề xuất các phương án nhằm phát triển, mở rộng sản xuất, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, và là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm của đơn vị cho năm tiếp theo

i0

i0 i1Q

Q

- Qgốc kỳvớisotích phân kỳ(i)KLSPgiảm) (tăng

%lệ

Gọi Qi1: Số lượng sản phẩm (i) thực tế

Gọi Qi0: Số lượng sản phẩm (i) gốc

2.4.2 Phân tích chỉ tiêu khối lượng SP BCVT về mặt giá trị

Một số kết quả cần nghiên cứu:

Chỉ tiêâu doanh thu cước dịch vụ BC_VT:

Trang 21

Chỉ tiêu doanh thu cước dịch vụ BC_VT (DTC) là chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị BĐ, là cước dịch vụ BCVT ở đầu đi có cước Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh BCVT của toàn tổng công ty phát sinh tại đơn vị tỉnh, thành phố Chỉ tiêu này xác định như sau:

=

= n

i i

i P Q DTC

1Pi: cước phí cho dịch vụ BCVT (i) Qi: Số lượng sản phẩm (i) phát sinh ở đơn vị i: Số thứ tự sản phẩm (i);

n: Số lượng dịch vụ của BĐ

Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn, số lượng nghiệp vụ, sản lượng ở đầu đi tăng

Chỉ tiêu doanh thu cước được hưởng:

Chỉ tiêu doanh thu cước được hưởng (DTCđh) phản ánh phần doanh thu kinh doanh BCVT của đơn vị bưu điện, tỉnh, thành phố, công ty dọc

Doanh thu cước được hưởng có thể lớn hơn phần doanh thu cước (đơn vị được cấp bù doanh thu) cũng có thể nhỏ hơn doanh thu cước (đơn vị bị điều tiết doanh thu)

DTCđh = DTC ±Phầnđiềutiết

Chỉ tiêu doanh thu riêng:

Chỉ tiêu doanh thu riêng (DTR) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị BĐ

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

DTR = D.thu KD BCVT + D.thu KD khác +D.thu khác DTR = DTCđh+ D.thu KD khác +D.thu khác

Phương pháp phân tích:

Sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp và so sánh liên hệ:

So sánh trực tiếp (giản đơn):

100

x T

hoạch kế

cướcthuDoanh

hiệnthựccướcthuDoanhDTC

hoạch kếthành hoàn

%lệ

Mức biến động tuyệt đối: ∆ DTC = DTCTH - DTCKH

So sánh liên hệ:

So sánh trực tiếp giản đơn mới cho thấy tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, chưa đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh Do

vậy khi so sánh người ta còn so sánh liên hệ kết quả đạt được và chi

Trang 22

phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

100

x

HSLHx

DTC

DTC phí

chivới hệliênDTC hoạch kếthành hoàn

hiệncthựphí)

hệliênsố hệ(

Chi

Chi

2.4.3 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản lượng – doanh thu BCVT

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường , mọi hoạt động

kinh tế đều phải được xây dựng và hoàn thành theo nhiệm vụ, mục tiêu đề ra Vì

vậy muốn biết trong kỳ phân tích đã thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đề ra như the

ánào, cần phải so sánh chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra để tìm số chênh

lệch bằng số tuyệt đối hay số tương đối

Nguyên tắc phân tích : không lấy sản phẩm vượt mức kế hoạch bù trừ cho

sản phẩm không hoàn thành kế hoạch Vì vậy những sản phẩm nào vượt mức kế

hoạch thì lấy số kế hoạch , những sản phẩm không vượt kế hoạch thì lấy số thực tế

Nếu một sản phẩm không hoàn thành kế hoạch thì có thể suy ra đơn vị không hoàn

thành kế hoạch

%100

Q x

)

i ( SPlượngSố

tếthực)i(SPlượngố

SXSPKH

thành hoànlệtỷ

0i 1i-QQ(i)SXSPKH

thànhhoànđộ

M

2.4.4 Phân tích tốc độ phát triển sản lượng – doanh thu BCVT

Các chỉ tiêu phân tích tuy đã so sánh số thực hiện với nhiệm vụ đề ra nhưng

vẫn chưa đủ, mà còn phải tiến hành so sánh thực hiện của kỳ phân tích với thực

hiện kỳ trước để đánh giá đầy đủ và sâu sắc về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng

các loại sản phẩm trong đơn vị hoặc tìm ra nguyên nhân cho việc lập kế hoạch cho

kỳ sau Việc so sánh đó nhằm đánh giá tình hình phát triển SXKD

So sánh chỉ tiêu thực hiện kỳ phân tích với thực hiện kỳ trước không chỉ hạn

chế ở một kỳ trước mà có thể là hàng loạt thời kỳ kế tiếp nhau một cách liên tục

Phương thức này tạo khả năng thu được những tài liệu chính xác hơn, vì có thể loại

trừ những tình hình khác nhau hoặc những nhân tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến chỉ

tiêu dùng cho một thời kỳ nào đó Tuy nhiên việc so sánh này chỉ được sử dụng khi

các thời kỳ so sánh có điều kiện công tác tương tự nhau

2.4.5 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá cước bình quân

các dịch vụ BCVT đến doanh thu

Khi phân tích một quá trình sản xuất kinh doanh thường có

nhiều nhân tố ảnh hưởng và dẫn đến những kết quả nhất định Cần

Trang 23

phải biết cũng như cần phải xác định được mối liên hệ lẫn nhau giữa các nhân tố Để giúp cho người làm công tác phân tích biết được nhân tố nào là quan trọng nhất, có tác động lớn nhất đến chỉ tiêu phân tích cần phải xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

Khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, thường thấy những nhân tố cá biệt có ảnh hưởng ở những chiều hướng đối lập nhau, không cùng một chiều Một số nhân tố có ảnh hưởng tích cực, có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh Trái lại một số nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực , kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh Cần phải xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố cả khi sản xuất kinh doanh tốt và không tốt Bởi vì qua việc xác định này có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng của một nhân tố tích cực nào đó không những có thể bù lại mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiêu cực khác mà có khi còn vượt cả mức độ ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố đó để làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhất định

Đứng trên gốc độ đó thì phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá cước đến doanh thu BCVT có một ý nghĩa quan trọng giúp cho nhà quản lý có những biện pháp thích hợp trong việc tăng doanh thu

Phương pháp phân tích : sử dụng phương pháp chỉ số

2.4.6 Phân tích hệ số co dãn của cầu đối với giá cước

Sự co dãn của cầu theo giá đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá cả hàng hoá thay đổi, là tỷ lệ % thay đổi của lượng cầu khi giá cả hàng hoá đó thay đổi 1%

P P Q

%

cầulượngcủađổithay

Q

E D và vì hai đại lượng P và Q có thể nghịch biến

nhau nên khi xét giá trị của ED ta phải xét đến giá trị tuyệt đối

• ED > 1: Cầu co dãn nhiều, người tiêu dùng phản ứng đáng kể đối với sự thay đổi của giá

• ED < 1: Cầu không co dãn, nghĩa là sự thay đổi % của lượng cầu nhỏ hơn sự thay đổi % của giá cả, người tiêu dùng hầu như không phản ứng gì đối với sự thay đổi của giá

• ED = 1: Cầu co dãn 1 đơn vị

• ED = ∞ : Cầu co dãn hoàn toàn, nghĩa là tăng giá thì

lượng cầu sẽ giảm tới 0 ( không bán được)

Trang 24

• ED = 0: Cầu hoàn toàn không co dãn, nghĩa là giá tăng nhưng lượng cầu luôn không đổi

2.4.7 Phân tích mối quan hệ giữa GDP với sự phát triển DT BCVT

Trong hệ thống tài khoản quốc gia, GDP là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, cơ bản nhất được dùng để đánh giá kết quả hoạt động của mọi lĩnh vực sản xuất của 1 quốc gia, 1 vùng lãnh thổ và của mọi chủ thể kinh tế Đó là thước đo của hiệu suất của quá trình sản xuất các sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm thoã mãn các mục đích khác nhau của xã hội

Nhìn chung doanh thu cước được xác định bởi khả năng thanh toán của khách hàng, mà khả năng thanh toán này trước hết được xác định bằng mức độ thịnh vượng của nền kinh tếâ quốc dân _ tổng thu nhập quốc dân GDP Vì vậy phân tích mối quan hệ giữa GDP và tốc độ phát triển doanh thu BCVT nhằm cho thấy được sự tác động, mức độ ảnh hưởng của BCVT đối với sự đóng góp vào đời sống nhân dân

2.4.8 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí quảng cáo và doanh thu

Quảng cáo đóng vai trò rất quan trong trong sản xuất kinh doanh của đơn vị Nhờ quảng cáo mà gíup cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Trên cơ sở đó Phân tích mối quan hệ giữa chi phí quảng cáo và doanh thu nhằm xem xét sự tác động tích cực của công tác quảng cáo đối với sự tăng doanh thu của đơn vị Từ đó giúp cho nhà quản lý có chính sách kinh doanh thích hợp nhằm tối đa hoá doanh thu của đơn vị

2.4.9 Phân tích kết cấu doanh thu

2.4.9.a Phân tích kết cấu doanh thu theo loại SP

Phân tích kết cấu theo loại sản phẩm nhằm xác định loại sản phẩm nào chiếm tỷ trọng cao nhất và loại sản phẩm nào chiếm tỷ trọng thấp nhất, đồng thời xác định được mức độ ảnh hưởng của từng dịch vụ đến mức độ tăng doanh thu chung của toàn đơn vị như thế nào?

Phương pháp phân tích:

1 0

0 (%)

gốc kỳ cước thu doanh trọng

i

i i

DTC

DTC DTC

DTC DTC i

0

01 1

chung tăng độ tốc đến vụ dịch tùng của hưởng Ảnh

(4)

Trang 25

=

(4)

(4)tiêuchỉtừngchung

thudoanhtăngđộtốccấu

2.4.9.b Phân tích kết cấu doanh thu theo khu vực

Phân tích kết cấu theo khu vực nhằm xác định khu vực nào chiếm tỷ lệ cao nhất về doanh thu cũng như khu vực nào chiếm tỷ lệ thấp nhất… Từ đó giúp nhà quản lý chủ động trong việc bố trí lao động, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm được tốt hơn, phù hợp hơn

(vựckhutừngtrọng

Tỷ DTC

2.4.9.c Phân tích biến động doanh thu theo theo thời vụ:

Phân tích kết cấu theo thời gian mà cụ thể là phân tích thời vụ của sản phẩm BCVT nhằm xây dựng kế hoạch doanh thu, sản lượng theo thời gian nhằm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp vời từng thời kỳ kinh doanh của đơn vị

Chỉ số thời vụ:

:

y

2.5 Lý luận về công tác dự báo:

2.5.1 Khái niệm về công tác dự báo:

Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học và mang tính xác suất về nội dung, mức độ, trạng thái, các mối quan hệ và xu hướng phát triển của đối tượng dự báo hoặc con đường và thờùi gian để đạt được các trạng thái nhất định của đối tượng dự báo trong tương lai

Công tác dự báo là hệ thống những nghiên cứu khoa học định tính và định lượng nhằm phát hiện những xu hướng phát triển của đối tượng dự báo hoặc tìm kiếm những con đường, xác định thời gian để đạt được các mục tiêu phát triển đã định trước

Đối tượng của dự báo bao gồm mọi hiện tượng và quá trình thuộc lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao và tư duy con người Lĩnh vực BCVT cũng là một đối tượng dự báo Tuy nhiên trong bản thân lĩnh vực này cũng bao gồm các đối tượng dự báo khác

Trang 26

2.5.2 Vai trò của dự báo phát triển BCVT

Dự báo có vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý đối với bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nào trong nền kinh tế quốc dân trong đó có lĩnh vực BCVT

Trong quản lý kinh tế vĩ mô đối với lĩnh vực BCVT, vai trò quan trọng của công tác dự báo trước hết được thể hiện đối với công tác kế hoạch hoá, từ đó nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược và qui hoạch phát triển

2.5.3 Cơ sở của dự báo:

Cơ sở của dự báo là nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản lượng và doanh thu

Nhân tố chủ quan: chính là các nguồn tiềm năng của doanh nghiệp hay là

khả năng sẵn có để hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: Tiềm năng về lao động thể hiện ở chất lượng và số lượng; tiềm năng về tư liệu lao động thể hiện ở công cụ, phương tiện lao động; tiềm năng về đối tượng lao động là khả năng giảm tổn thất trong việc truyền đưa tin tức; tiền năng về tổ chức hoạt động quản lý kinh doanh, tổ chức lao động, phát triển dịch vụ mới…

Nhân tố khách quan: gồm thực trạng nền kinh tế xã hội của địa phương;

tình hình chính trị xã hội; các chính sách pháp luật của nhà nước; qui mô dân cư; đối thủ cạnh tranh…Các nhân tố khách quan trên doanh nghiệp không thể kiểm soát được nhưng nhất thiết phải nắm vững để dự báo được chính xác

2.5.4 Các phương pháp dự báo

2.5.4.a Phương pháp định tính:

Là phương pháp dựa vào kinh nghiệm, lấy ý kiến của một hoặc một nhóm người, ta dùng phương pháp này khi chưa đủ số liệu thống kê hoặc xem xét thêm các kết quả dự báo bằng các phương pháp định lượng Gồm có các phương pháp sau:

Phương pháp bồi thẩm đoàn Phương pháp chuyên gia Lấy ý kiến khách hàng Lấy ý kiến người bán hàng

2.5.4.b Phương pháp định lượng:

Các phương pháp định lượng đều dựa trên cơ sở toán học thống kê Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, tuy nhiên xin được chọn một số phương pháp thường gặp trong dự báo BCVT:

Phương pháp dựa vào tốc độ phát triển bình quân:

Trang 27

Phương pháp này đơn giản trong tính toán và thường được áp dụng khi các số liệu có biến động không lớn lắm,

Theo phương pháp này ta căn cứ vào tốc độ phát triển của chỉ tiêu cần nghiên cứu ở từng năm sau đó tính tốc độ phát triển trung bình và dựa vào tốc độ phát triển trung bình dự báo cho các năm tiếp theo

t : tốc độ phát triển bình quân

t1, t2, t3…tn : tốc độ phát triển từng năm

n: số năm

- Ta dự báo nhu cầu cho các năm tiếp theo bằng công thức sau đây:

Yn+L = yn t-L

Yn+L : mức nhu cầu cần dự báo ở năm n+L

yn : nhu cầu ở năm cuối cùng của dãy số thời gian

L: tầm xa dự báo

Phương pháp quyền số điều hoà:

Phương pháp bình quân di động thường được dùng khi các số liệu trong dãy số biến động không lớn nhưng thường có những biến động thất thường ngẫu nhiên trong dãy số thời gian

Phương trình lý thuyết có dạng: yt = a + bt

Với yt: trị số điều chỉnh của tiêu thức y theo quan hệ phụ thuộc với tiêu thức t

t : trị số của tiêu thức nguyên nhân

a, b : tham số quy định vị trí của đường hồi quy lý thuyết, được tính bằng cách:

= (ylt ytt)2 min

s

0,

(

2 y a bt a

Trang 28

2 y a bt t b

=+

∑ ∑

yt t

b t a

y t b na

n t yt n b

t b y a n

t b n

y a

;3

;2

; 1.2 2.2 1.3 2.3 3.3 2.4 3.4 3.5

1 11

y y y y y y y y

Khi tính được ∆− ta có sai số :

Tính sai số bằng công thức:

)2)(

1(

) (

=

n c

Pω

c: độ tin cậy ( thường lấy là 90% = 0,9) n: số năm khảo sát

Trang 29

) ( ω

1 ( i )2 » min: Tổng bình quân các độ lệch

Kết quả dự báo sẽ là dao động trong khoảng ±ε

y i+1 = y i +∆− ±ε

Phương pháp dự báo hồi quy theo dãy số thời gian:

Trước hết, ta cần biểu diễn các số liệu quá khứ lên biểu đồ và tìm xu hướng phát triển phù hợp ứng với dãy số liệu đó Các xu hướng thường gặp là:

• Dạng phương trình hồi quy tuyến tính: y = a+bt

Xác định a, b bằng hệ phương trình:

=+

∑ ∑

yt t

b t a

y t b na

Kiểm tra hàm xu thế:

- Tiêu thức sai số tuyệt đối:

Sai số tuyệt đối : Sy = ( )

21

n i

tt lt

n: số mức độ của chuỗi

y1

S

1 i i

y

x n

x y

S y

=

=

Nếu Vy% < 10% hàm dự báo tìm được thoả mãn để dự báo

Nếu Vy% > 10% hàm dự báo tìm được không thoả mãn để dự báo

• Dạng phương trình hồi quy phi tuyến: y = a + bt + ct 2

Các hệ số a, b, c là nghiệm của hệ phương trình:

+

=+

+

=+

c t b t a

xy t

c t b t a

y t

c t b na

2 4 3

2

3 2

y t y t

t n

t y t y t a

2

2

tnc

; t

yt b

;

Trang 30

• Dạng phương trình hàm số mũ:

Phương trình hàm số mũ được sử dụng khi các tốc độ tăng liên hoàn xấp xỉ bằng nhau Phương pháp này có dạng:

t a a t

y− = 0 1

Trong đó: a0 : xác định điểm gốc của phương trình hồi quy

a1 : tốc độ tăng theo đơn vị thời gian

Khi logarit hoá phương trình trên ta được phương trình có dạng:

1

0 lglg

=+

a t a

y t

a a

n

2 1 0

1 0

lglg

lglg

t t

a

y a

n

2 1

0lg

lglg

lg

lglg

t

y t a

n

y a

Trong thực tế khi dự báo ta cần kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng dựa trên cơ sở các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản lượng doanh thu

2.5.5 Lựa chọn phương pháp dự báo

Có rất nhiều phương pháp dự báo và ta cần lựa chọn phương pháp thích hợp nhất, cho ra những thông tin chính xác và đúng lúc nhất, làm cơ sở cho các quyết định của doanh nghiệp Để lựa chọn một kỹ thuật dự báo thích hợp sau khi có các số liệu, ta cần tìm hiểu mô hình chuyển vận của chúng Biết được mô hình chuyển vận các số liệu, ta mới có thể xây dựng những phương trình tương ứïng và tính sai số của từng phương trình Cuối cùng ta chọn phương trình có sai số thấp nhất để làm phương trình dự báo Các phương pháp dự báo thường được chia ra làm 2 nhóm cơ bản: nhóm định tính và nhóm định lượng Tuy nhiên tốt nhất là ta nên sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với các phương pháp định tính sử dụng những phán đoán của con người để có được dự báo tốt nhất

Trang 31

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ PHÂN TÍCH

3.1 Khảo Sát thực tế

3.1.1 Vị trí địa lý_ Tình hình sản xuất kinh doanh xã hội TPHCM

• Vị trí địa lý:

Thành Phố Hồ Chí Minh ( Sài Gòn) được thành lập năm 1698, nằm về phía Nam của tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 1730 km đường bộ Phía Bắc giáp với Bình Dương, Tây Bắc giáp Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai, Đông Nam giáp Bà Rịa Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp Long An, Tiền Giang, Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 15 km Với địa hình trãi dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, TP Hồ Chí Minh có diện tích là 2093,7 km2 vuông với dân số khoảng 6 triệu người ( trong đó dân thành thị chiếm khoảng 84%), hiện thành phố có 17 quận ( quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh), và 5 huyện ( huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ), gồm 242 phường, 68 xã, thị trấn

Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chiến lược về địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước Trong thực tế, lịch sử hình thành và phát triển của thành phố luôn chứng tỏ đây là trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng; nơi có tốc độ phát triển cao nhất và luôn đi đầu, có ý nghĩa quyết định trong các chiến lược phát triển của vùng cũng như của cả nước

• Tình hình sản xuất kinh doanh xã hội

Thành Phố Hồ Chí Minh nằm giữa vùng tài nguyên phong phú về nông sản và cây công nghiệp, rừng, khoáng sản, hải sản, và dầu khí Thành Phố Hồ Chí Minh có cả một hệ thống đường sông, đừơng bộ, đường thủy hình thành nên một mạng lưới giao thông phát triển nối liền các tỉnh miền Đông, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và các nước Lào, Campuchia Ở vào vị trí thuận lợi này, từ khi hình thành đến nay, Sài Gòn đã phát triển thành một thương cảng lớn của nước ta, có quan hệ hàng hải với hầu hết các nước trên thế giới Thêm vào đóù TPHCM có sân bay Tân Sơn Nhất – sân bay quốc tế lớn nhất đất nước Những ưu đãi trên đã và sẽ thực sự tạo ra cho TPHCM một vị thế trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật, thương mại, tài chính, dịch vụ, du lịch v v Sẽ không lâu nữa TP sẽ phát triển thành một TP văn minh hiện đại có tầm cỡ Đông Nam Á Trong những năm 1991- 1995, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố tăng 12,6 %,

năm 1997 tăng 12,1 % Từ năm 1991 đến 1997, bình quân mỗi năm

Trang 32

kinh tế TP tăng 12,8 %, tỉ lệ này cao nhất trong tổng số 61 tỉnh thành trong cả nước

Hiện nay Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), gần 30% tổng thu ngân sách nhà nước, 35% khối lượng tiền tệ lưu thông trong cả nước, 30% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, trên 33% tổng mức hàng hóa bán ra và chiếm 35% dự án đầu tư của nước ngoài

Với truyền thống cách mạng hào hùng, tự lập, tự cường, mạnh dạn, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà Nước, nhất định Đảng Bộ và Nhân dân TP sẽ xây dựng TPHCM thành một trung tâm kinh tế,

đa chức năng của cả nước và khu vực Đông Nam Á

3.1.2 Giới thiệu về Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh

Lịch sử hình thành và phát triển của Bưu Điện TPHCM:

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trên cơ sở vật chất kỹ thuật do chế độ cũ để lại, Bưu Điện TP tiếp tục cải tạo và phát triển mạng lưới dịch vụ Bưu Chính- Viễn Thông, từng bước đổi mới và tiếp cận kỹ thuật thông tin hiện đại

Bước sang thập kỷ 80, đất nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tốc độ phát triển chung của xã hội có chiều hướng giảm sút Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12/1986) đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và chỉ đạo chiến lược, mở ra thời kỳ phát triển mới về mọi mặt trong công cuộc xây dựng đất nước Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi các ngành phải đáp ứng kịp thời những yêu cầu bức thiết về kinh tế, xã hội trên cơ sở ổn định và từng bước đổi mới hệ thống chính trị Trước tình hình đó, phương hướng cơ bản của ngành BC- VT là “ nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ và giảm nhẹ tình trạng lạc hậu về thông tin liên lạc, hiện đại hóa những khâu có điều kiện.”

TPHCM là trung tâm Nam bộ, là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là tâm điểm vùng kinh tế trọng điểm phía nam Năm 2002 về kinh tế TP đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua, tổng giá trị sản phẩm nội địa tăng 10,2%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,8%, kim nghạch xuất khẩu tăng 6%, dịch vụ thương mại tăng trưởng khá, lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến TP tăng vọt Ngoài

ra TPHCM còn là cửa ngõ mở rộng quan hệ với nước ngoài, do đó sự phát triển ngành BC- VT TPHCM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển mạng thông tin ra thế giới, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và hỗ trợ cho sự phát triển BC- VT của khu vực phía nam Năm

2002 hầu hết các chỉ tiêu VNPT giao cho BĐTP đều đạt nhưng trong năm qua BĐTP cũng phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như các nhà khai

thác dịch vụ mới cũng xem thị trường TP là thị trường “ trọng điểm”

Trang 33

nên tăng cường cạnh tranh ráo riết ( với các chiêu thức cạnh tranh , khuyến mãi…) trên hầu hết các dịch vụ đặc biệt như dịch vụ thoại VOIP, Internet Trong bối cảnh đó, BĐ TPHCM đã tổ chức lại bộ máy sản xuất nghiệp vụ, đổi mới quản lý cơ sở Năm 1986 từ 12 Bưu Điện quận nội thành sắp xếp thành 3 Trung tâm: Sài gòn, Gia Định, Chợ Lớn

Sơ Đồ Tổ Chức Của Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh

PGĐ kĩ thuật PGĐ viễn thông PGĐ BC PGĐ kinh tế PGĐ nội chính

TT Tin học

Ban nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật mới

BĐ hệ 1

CT điện thoại

CT thiết kế

xd BĐ

P VT

CTy VT Sài Gòn

BQL dự án thông tin

XN điện thoại

BQL dự án vô tuyến cố định

Phòng quản lý bưu chính BĐTTSG

BĐTT Chợ Lớn

BĐTT Gia Định

CTy BC PHBC

BĐ các huyện

Các đại lý CPN quốc tế

Phòng kế hoạch đầu tư KD

P.tài chính KTKT

TT thanh toán cước

BQL dự án kiến trúc

CT công trình bưu điện

CT vật tư bưu điện

CT XNK bưu điện

CT xây lắp phát triển công trình bưu điện

Phòng tổ chức cán bộ Văn phòng

Ban bảo vệ

Ban thanh tra

Phòng khám đa khoa bưu điện

Trường bồi dưỡng NVBĐ

Một số định hướng đầu tư của BĐTPHCM:

• Bưu Chính – Viễn thông là kết cấu của hạ tầng kinh tế Đầu tư phát triển kỹ thuật BC- VT hiện đại là điểm hết sức quan trọng để phát triển và hoàn thiện nền kinh tế

• Kỹ thuật thông tin trên thế giới phát triển rất nhanh, phần lớn các quốc gia đã sử dụng các thiết bị thông tin hiện đại Bưu Điện TP phải sử dụng kỹ thuật hiện

đại ngang cấp để có thể kết nối thuận lợi với các nước trên thế

giới, đạt đến mục tiêu hiện đại hóa, tự động hóa, số hoá, tiến đến

Trang 34

đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để đi vào mạng thông minh

• Trọng tâm đầu tư của BĐTPHCM là tập trung ưu tiên cho sự phát triển mạnh mẽ mạng điện thoại nội hạt, nhanh chóng xây dựng một hệ thống nhà, trạm hiện đại đồng bộ với mạng truyền dẫn quang hoá tốc độ cao và thực hiện ngầm hóa một số hệ thống dây cáp để giải quyết nhu cầu về điện thoại hết sức lớn của một thành phố trung tâm Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vấn đề này

BĐ TP đã gặp không ít khó khăn trong việc đẩy nhanh tốc độ thực hiện vì một mặt do lực lượng triển khai của đơn vị còn hạn chế, mặt khác cần phải tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến thuê mua nhà đất, đầu

tư xây dựng Đây là những vấn đề phức tạp mà BĐ không thể đơn phương giải quyết

• Hiện nay BĐTP rất quan tâm nhanh nhạy, tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào các KCN, KCX, khu công nghệ cao, khu đô thị mới…Đồng thời BĐTP cũng đang xây dựng chương trình cải tạo và ngầm hoá mạng cáp nhằm đảm bảo chất

lượng thông tin và cảnh quang đô thị

• Với một thị trường năng động, nhạy bén như TPHCM thì ưu tiên đầu tư phát triển mạnh các loại hình dịch vụ BC- VT, đặc biệt là các dịch vụ mới như thông tin di động, internet, điện thoại không dây, internet không dây…

• Ngoài ra cũng rất cần thiết đầu tư, trang bị một hệ thống bằng máy tính tập trung và hiện đại đủ sức điều hành mạng lưới cơ sở vật chất, không ngừng phát triển lớn mạnh hằng năm

• Năm 2003 BĐTP phấn đấu phát triển 145.000 máy điện thoại, tăng 51% so với năm 2002, doanh thu đạt 4.004 tỷ tăng 8.3% so với 2002, 73.000 thuê bao Internet gián tiếp, tăng 23% so với 2002

• Và cuối cùng là yếu tố quan trọng: con người quản lý, vận hành để đưa tổ chức ngày một đi lên trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt Chính

vì vậy mà hằng năm BĐTP đã dành một phần kinh phí không nhỏ cho việc đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động Xây dựng các cơ chế phù hợp, để động viên, khuyến khích, phát triển nguồn nhân lực đủ sức đảm đương nhiệm vụ hiện và lâu dài

3.1.3 Giới thiệu về Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn:

Quá trình hình thành và phát triển của Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn:

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, của ngành năm 1986, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam đã ban hành

quyết định số 3756/QĐ- TCCB về việc thành lập Bưu điện TTSG, căn

Trang 35

cứ vào:

• Nghị định 51/CP ngày 1/8/1995 của chính phủ phê chuẩn “ Điều lệ tổ chức

và hoạt động của Tổng công ty BC- VT Việt Nam”

• Quyết định số 482/TCCB- TĐ ngày 14/9/1996 của Tổng Cục Trưởng Tổng

Cục Bưu Điện về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước “Bưu Điên Thành

Phố Hồ Chí Minh”

• Quyết định số 167/HĐQT- TC ngày 3/6/1996 của hội đồng quản trị Tổng

Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam về việc phê chuẩn “Điều lệ tổ

chức và hoạt động của Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh”

• Đề nghị của Oâng trưởng ban tổ chức cán bộ lao động thành lập Bưu Điện

Trung Tâm Sài Gòn trực thuộc Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh

Bưu Điện Trung tâm Sài Gòn có trụ sở chính tại 125 Hai Bà Trưng, Phường

Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh với 619 cán bộ công nhân viên được

chia thành 4 phòng ban chức năng, 2 trung tâm và các bưu cục trực thuộc

Bưu Điện trung tâm Sài gòn có nhiệm vụ kinh doanh các nghiệp vụ Bưu

Chính – Viễn Thông trên địa bàn quận 1, quận 3, quận 4 Đây cũng là khu vực trung

tâm của thành phố, tập trung nhiều văn phòng, công ty, cơ quan chính quyền, đoàn

thể…

Bảng Thống Kê Diện Tích Khu Vực và Mật Độ Dân Số của từng quận

Khu Vực Dân Số (người ) Diện Tích (km 2 )

BĐTTSG đứng trên địa bàn trọng điểm về kinh tế của TP HCM, trong khu

vực trung tâm sài gòn tập trung nhiều văn phòng, công ty nhưng chủ yếu là điều

hành kinh doanh chứ không trực tiếp sản xuất Đây là khu vực kinh doanh sầm uất

nhất, là nơi đặt trụ sở của các công ty trong và ngoài nước Hơn nữa đây cũng là

trung tâm buôn bán lớn của Tp với các chợ đầu mối, nơi cung cấp hàng hoá từ Miền

Tây đến TP hay từ TP về các tỉnh và đi các nước khác trên thế giới Hơn nữa khu

vực còn là nơi tập trung các tụ điểm văn hoá, giải trí, vui chơi, các nhà văn hoá, các

trung tâm mua sắm giải trí, nhà hát, phòng trà, tụ điểm ca nhạc, vũ trường, nhà

hàng….Do vậy có thể nói trên khu vực này các hoạt động kinh tế không

lúc nào dừng lại và ngày càng phát triển Tuy nhiên cũng đối mặt với

Trang 36

vấn đề cạnh tranh kinh doanh với những công ty Bưu Chính- Viễn thông khác như công ty viễn thông quân đội, công ty viễn thông điện lực, Sài Gòn Postel….là rất cao, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của toàn trung tâm trong việc phấn đấu hoàn kế hoạch doanh thu, tạo lòng tin nơi khách hàng

Trãi qua 16 năm hình thành và phát triển, Bưu Điện Trung tâm Sài Gòn đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt:

• Về tổ chức: Gồm 619 cán bộ công nhân viên, hệ thống tổ chức gồm 27 đơn

vị trực thuộc, trong đó có 4 phòng ban chức năng, 2 trung tâm, 1 đội phát thư báo, 23 bưu cục cùng với mạng lưới 72 đại lý Bưu Điện trên địa bàn

• Về nghiệp vụ: Trong quá trình hoạt động của mình, Bưu Điện Trung Tâm

Sài Gòn đã đề ra các sáng kiến cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện hiệu quả các dịch vụ truyền thống như Bưu Phẩm – Bưu Kiện, Điện Tín, Chuyển tiền, Điện thoại… Đến nay đơn vị đã đưa vào khai thác nhiều dịch vụ mới như: Phát trong ngày, Chuyển tiền nhanh, Chuyển tiền điện tử, Tiết kiệm bưu điện, Tài khoản cá nhân, Bưu Chính ủy thác, Bưu phẩm khai giá, Bưu phẩm không địa chỉ…

• Về trang thiết bị, máy móc: tất cả các bưu cục trực thuộc đều được trang bị

máy lạnh, khang trang, sạch sẽ Đơn vị từng bước thực hiện cơ giới hoá, tự động hoá để giảm bớt lao động cực nhọc cho nữ giao dịch viên, nâng cao năng suất lao động như trang bị máy xoá tem, máy in cước thay tem, máy vi tính, máy cột dây bưu kiện để sử dụng trong qui trình khai thác các dịch vụ

• Về chất lượng nghiệp vụ: luôn được quan tâm quản lý chặt chẽ, không đề xảy ra sai sót nghiêm trọng, giảm thiểu các trường hợp sai sót thông

thường

• Về con người: Cán bộ công nhân viên được tạo điều kiện đào tạo chuyên

môn nghiệp vụ (trung cấp, cao đẳng, đại học….) tham dự các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ( kiểm soát viên, bưu cục trưởng, kế toán trưởng….) nâng cao và

bối dưỡng các kiến thức hỗ trợ khác: tin học, ngoại ngữ, marketing…Bên

cạnh đó luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên

Hiện tại, Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn nói riêng cũng như Bưu Điện Thành Phố nói chung đang triển khai thực hiện các bước đi trong lộ trình hội nhập, phát triển của ngành Bưu Điện Việt Nam Đây là giai đoạn có nhiều cơ hội và thử thách đan xen, phức tạp Để có khả năng cạnh tranh và cạnh tranh

thành công trong một thị trường có nhiều đối thủ lớn, đồng thời với

Trang 37

những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao từ phía khách hàng, Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn đã và đang đẩy mạnh việc hoàn thiện, hợp lý hoá cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, song song với mở rộng qui mô và kiểm soát chặt chẽ chất lựong khai thác

các nghiệp vụ

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bưu Điện Trung Tâm Sài gòn:

Nhiệm vụ:

• Tổ chức giao dịch nhận gửi: bưu phẩm trong nước, bưu phẩm đi nước ngoài, bưu kiện trong nước, chuyển tiền trong nước, điện báo điện thoại, điện hoa, chuyển phát nhanh…

• Tổ chức, bán tem chơi, phong bì, bưu thiếp

• Tổ chức đăng ký, mở và quản lý hộp thư thuê bao

• Tổ chức phát bưu phẩm, bưu kiện trong nước, trả TCT, ĐCT, CTN, điện hoa… Cùng với các dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, PTN, các dịch vụ phát hàng tại nhà, phát giấy báo hóa đơn cước điện thoại …

• Thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ, thể lệ, thủ tục qui định của ngành và chấp hành qui định giá cước

• Quản lý trang thiết bị Bưu Chính- Viễn thông, quản lý đường thông và phát triển mạng, quản lý nghiệp vụ Bưu Chính Viển Thông, được mở các nghiệp vụ mới song song với các đơn vị khác

• Có kế hoạch nghiên cứu hoặc ứng dụng khoa học kỹ thuật, được lập hội đồng xét duyệt theo điều lệ sáng kiến của Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh

• Xây dựng kế hoạch hằng năm, thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo thông tin, kế hoạch nghiệp vụ

• Được thành lập hoặc giải thể các tổ chức sản xuất, tổ công tác, tổ tư vấn trong đơn vị

• Thực hiện công tác cán bộ, nhân sự, đào tạo lao động tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động và thi đua xây dựng vệ sinh an toàn lao động

• Tổ chức, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên

Quyền hạn:

Có quyền biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, lao động sản xuất và đề nghị Bưu Điện Thành Phố công nhận bằng cờ, bằng khen, giấy khen cho các tập thể và cá nhân đó

Trang 38

Có quyền phê bình, xử lý và đề nghị hội đồng kỷ luật Bưu Điện Thành Phố có hình thức kỷ luật thích ứng với những vi phạm của cán bộ công nhân viên trong quá trình sản xuất

Có quyền đề bạt và đề nghị Bưu Điện Thành Phố đề bạt cán bộ, nâng cao bậc lương cho cán bộ, công nhân viên theo qui định hiện hành, tổ chức ôn tập cho công nhân để nâng cao trình độ chuyên môn

Được quyền ký hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa, phối hợp với các đơn vị có liên quan để bảo trì, sữa chữa… đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt

Được quyền mở và phát triển các dịch vụ mới, qui định giờ mở, đóng cửa của các Bưu Cục theo nội qui đăng ký lao động tại Sở Lao Động và Thương Binh Xã hội

Được quyền xử lý các biên bản nghiệp vụ trực tiếp với các Bưu Cục những thắc mắc khiếu nại của khách hàng

Được quyền quản lý, sử dụng các tài sản cố định hiện có theo các nguồn vốn đầu tư Đơn vị được quyền xác định nguồn vốn lưu động định mức dự trữ cho sản xuất

Có con dấu riêng, được mở tài khoản thu chi tại ngân hàng và ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài thành, song phải đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc, qui định, các chế độ phân cấp của Bưu Điện Thành Phố

Được thành lập hay giải thể các tổ sản xuất đã được Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh thống nhất

Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó

đơn vị

Sơ Đồ Mô Hình Tổ Chức Thuộc Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn

Trang 39

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC NGHIỆP VỤ PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH

Phòng Quản lý

nghiệp vụ Tài chính - KTTK Phòng Phòng kế hoạch kinh doanh Tổng hợp Phòng

Giới thiệu mô hình tổà chức, quản lý, sản xuất kinh doanh của BĐTTSG :

Tổ chức bộ máy tại Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn gồm:

Ban Giám Đốc:

• 1 giám đốc

• 1 phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ

• 1 phó giám đốc phụ trách nội chính

Các phòng ban chức năng

• Phòng hành chính _ KTTK : chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám

đốc, tham mưu cho giám đốc về các mặt:

Trang 40

Lập các kế hoạch tài vụ và quản lý các chế độ tài vụ theo chế độ hạch toán kinh tế

Lập sổ sách , kế toán quĩ, làm các thủ tục xuất tiền chi tiêu, thanh toán các khoản chi phí của đơn vị…

Đảm bảo việc nộp thuế, khấu hao tài sản cố định cho Nhà Nước theo đúng qui định

Theo dõi , xây dựng chế độ hạch toán và báo cáo trong nội bộ đơn vị, tổ chức và hướng dẫn các công tác hạch toán của phòng chức năng và khối sản xuất

• Phòng Quản Lý Nghiệp Vụ

Phòng quản lý nghiệp vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc, có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:

Quản lý theo dõi chất lượng khai thác các dịch vụ Bưu Chính Viễn Thông ở Bưu cục trực thuộc và đại lý Bưu Điện nằm trên địa bàn quận

Giải quyết các khiếu nại của khách hàng sử dụng dịch vụ Bưu Điện

• Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh

Phòng kế hoạch kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc, tham mưu cho Giám Đốc về các mặt sau:

Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của đơn vị nhằm tổ chức tốt công tác thống kê, điều tra nghiên cứu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đề nghị những biện pháp khắc phục tình trạng mất cân đối, đảm bảo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch của Bưu Điện Thành Phố giao cho đơn vị

Phát hành các chỉ thị, mệnh lệnh sản xuất của Ban Giám Đốc như đôn đốc, kiểm tra, chấp hành các chỉ thị của phòng ban, khối sản xuất Làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất, có kế hoạch điều phối nhân lực, thiết bị vật tư…theo kịp với yêu cầu sản xuất của khối sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất được đồng bộ, cân đối để hoàn thành vượt mức kế hoạch,

Tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp kịp thời nguyên vật liệu, thiết bị, dụng cụ… cho sản xuất không bị đình trệ, tổ chức quản lý tốt

Ngày đăng: 15/09/2015, 15:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w