Những vấn đề đặt ra và mâu thuẫn cần đợc giải quyết

Một phần của tài liệu Khai thác và xuất khẩu than thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu than ở Việt Nam (Trang 57 - 62)

1. Vấn đề cần giải quyếta) Cung lớn hơn cầu a) Cung lớn hơn cầu

Năng lực sản xuất than hiện cao hơn sức mua của thị trờng trong nớc và xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn/năm, tình hình này còn có thể kéo dài đến năm 2010.

b) Giá bán than thấp.

Giá bán than trong nớc hiện thấp hơn giá thành sản xuất và mới đạt khoảng 60 - 65% giá nhập khẩu tính toán trong khi giá bán xuất khẩu bị giảm (do bị ảnh huởng của khủng hoảng kinh tế Châu á) không đủ bù đắp cho lỗ trong nớc nh các năm trớc dẫn đến nguy cơ có thể bị mất cân đối tài chính.

c) Đổi mới công nghệ và việc làm

Khai thác than ngày càng xuống sâu, các hiểm hoạ thiên nhiên ngày càng tăng, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công nhiều, mức độ đảm bảo an toàn thấp, năng xuất lao động và thu nhập thấp đòi hỏi phải đổi mới công nghệ trong khi cha có điều kiện giải quyết việc làm cho lao động dôi d và con em đến tuổi lao động ngày càng đông.

d) Đô thị hoá và bảo vệ môi trờng.

Ngành than phải di chuyển nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai và một số cơ sở hạ tầng ra khỏi nội thành Hạ Long và các thị xã vùng than nhờng chỗ cho phát triển đô thị và bảo vệ môi trờng Vịnh Hạ Long, phải ngừng hoặc hạn chế khai thác than tại khu vực xung quanh danh thắng Yên Tử và trong vùng cấm, vùng hạn chế hoạt động khoáng sản trong khi vốn đã đầu t không thu hồi đợc; phải chuyển đổi mục đích sử dụng cảng Hòn Gai từ than sang làm dịch vụ hàng hoá và du lịch; phải từng bớc phục hồi và giảm thiểu ô nhiễm môi trờng do tác động của khai thác than nhiều năm qua cha có điều kiện giải quyết. Những vấn đề bất khả kháng nói trên làm tăng đột biến

Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp

vốn đầu t, qua đó tăng chi phí và giá thành sản xuất trong khi giá bán than thấp tự thân ngành than khó có thể chịu đựng đợc.

e) Thiếu vốn kinh doanh

Ngành than đang thiếu nghiêm trọng vốn đầu t trung dài hạn và cả ngắn hạn trong khi kinh doanh ít hoặc không có lãi lại phải lo chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động tạo thêm việc làm cho công nhân viên chức và con em.

2. Những thách thức

Than Việt Nam hiện đang phải đối đầu với những khó khăn sau để giành đợc các mục tiêu của mình:

- Thứ tự u tiên thứ nhất của than Việt Nam là cung cấp than cho thị trờng quốc nội. Tuy vậy giá bán than trong nớc hiện nay chỉ bằng 80% giá thành. Về sau này giá than sẽ đợc tăng lên để phù hợp với mặt bằng giá thế giới, nhng vẫn sẽ là lỗ cho than Việt Nam cho đến khi giá bán đó đạt ở mức độ cạnh tranh. Để giải thoát tình trạng này và đẩy mạnh sản lợng lên cao, than Việt Nam sẽ phải tìm kiếm và tăng nhanh khối lợng hàng xuất khẩu trong thời gian trớc mắt.

- Lập kế hoạch phát triển thị trờng nội địa bị tác động của quá trình phát triển điện có cạnh tranh ở Việt Nam. Bắc Việt Nam từ lâu có nhà máy điện chạy bằng than, nhng các nhà máy thuỷ điện đã thâm nhập vào thị trờng này và hình thành lên sự cạnh trạnh. Miền Nam thờng xuyên bị thiếu điện, tuy nhiên Miền Nam vẫn không có nhà máy điện chạy bằng than để tăng tiêu thụ. Miền Nam cũng là nơi sử dụng sản phẩm dầu lửa nhiều hơn Miền Bắc.

- Phần nhiều than khai thác ở Việt Nam là than lộ thiên và một lợng đáng kể của số than này đợc sàng bằng tay. Công nghệ và thiết bị hiện nay đang sử dụng không đồng bộ, lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới. Cho nên để phù hợp với chiến lợc tổng thể và cạnh tranh có hiệu quả trên thị trờng quốc tế, than Việt Nam còn phải tìm cách hiện đại hoá và cải tiến thiết bị cùng công nghệ của mình. Tuy nhiên để làm đợc điều này cần phải có vốn đầu t lớn của nớc ngoài mỗi năm lên đến 600 tỷ đồng (khoảng 40 triệu USD) cho tới tận năm 2010. Muốn giải

Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp

quyết đợc nhu cầu trên than Việt Nam sẽ phải tìm kiếm các nguồn vay tín dụng, vốn vay u đãi để bù đắp vào khoản ngân sách đợc phân bổ ớc tính chỉ đáp ứng khoảng 18% nhu cầu vốn.

- Than Việt Nam hiện đang sử dụng 75000 lao động, nhng phải thừa nhận rằng chỉ cần 1/2 số lao động đó để làm than, ngay cả khi sử dụng lại thiết bị và công nghệ không tiên tiến. Lực lợng lao động d thừa này làm tăng chi phí theo tấn than cũng nh làm giảm hiệu quả sản xuất về mọi mặt. Tuy vậy, khi Chính Phủ khuyến khích Than Việt Nam nâng cao sản lợng và lợi nhuận thì cũng đồng thời yêu cầu Than Việt Nam không đợc thực hiện chính sách giảm biên chế lực lợng công nhân để ổn định xã hội và lao động.

- Những hoạt động của khai thác than đang làm suy giảm môi trờng một cách nghiêm trọng. Sự suy giảm môi trờng này đã có tác động lớn đến môi trờng, dân số và phát triển kinh tế ở Quảng Ninh.

- Nguyên nhân của sự huỷ hoại môi trờng rất phức tạp là kết cục của hàng thập kỉ khai thác không quan tâm đến bảo vệ môi trờng.

- Tái tạo lại môi trờng đòi hỏi vốn đầu t lớn, hoạch định đào tạo cán bộ một cách chu toàn. Nhng hiện tại thiếu vốn đang là một bức tờng chắn lớn ngăn cản việc thực hiện bảo vệ môi trờng.

- Trong khi tìm kiếm các điểm tiêu thụ mới than Việt Nam cũng phải đối mặt với chi phí vận tải cao, một vật cản lớn cho những ai muốn thâm nhập vào thị trờng mới. Phần lớn than của Việt Nam đợc phân bố ở Bắc Việt Nam do đó than phải vận chuyển vợt qua chặng đờng dài ngay cả ở trong thị truờng nội địa. Ngoài ra hải cảng của Việt Nam chỉ có thể nhận đợc các tầu cỡ nhỏ và tốc độ chất tải chậm, chi phí vận chuyển thờng không cạnh tranh đợc.

- Than khai thác bất hợp pháp vẫn là vấn đề cần quan tâm.

- Lực lợng lao động quá đông, lao động dôi d nhiều dẫn đến năng suất, thu nhập thấp, sức ép lao động lên các doanh nghiệp ngày một tăng.

Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp

- Nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn tổng Công ty còn thấp và không ổn định. Một số doanh nghiệp thành viên kinh doanh thua lỗ, thậm chí có nguy cơ mất khả năng cân đối.

- Tổng Công ty là mô hình kinh tế mới, hoạt động trong cơ chế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa, vừa thực hiện vừa tổng kết và tự hoàn thiện, trong khi các văn bản hớng dẫn của Nhà nớc cha kịp thời và đồng bộ.

- Công tác quản lí ở một số đơn vị còn cha chặt chẽ, sự phối hợp trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

- Năng lực cán bộ không đồng đều, nhận thức của một số cán bộ cha kịp đổi mới để phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ.

- Ngành than làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc và môi trờng độc hại trong khi cơ sở hạ tầng và điều kiện kỹ thuật mỏ đang trong giai đoạn đầu t, cải tạo, nâng cấp.

- Do ảnh hởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và những biến động của cơ chế thị trờng gây nhiều khó khăn trong chủ động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

3. Biện pháp giải quyết.a) Sản xuất và thị trờng. a) Sản xuất và thị trờng.

Một mặt phải hoàn thiện công tác tiếp thị đầu t vào thị trờng, chăm sóc khách hàng, khuyến khích khách hàng dùng than, xác định giá bán hợp lí qua đó bán tăng khối l- ợng các sản phẩm và dịch vụ ở trong nớc cũng nh ở nớc ngoài.

Mặt khác phải chỉ huy sản xuất sao cho khớp với nhu cầu của thị trờng, tạm thời hãm sản xuất lại không để tồn kho vợt mức.

b) Cắt giảm chi phí kiểm soát giá thành

Trong khi giá bán cha tăng hoặc tăng ít thì phải đẩy mạnh công tác khoán- quản lí chi phí sản xuất, lu thông, triệt để tiết kiệm để có giá bán cạnh tranh giải toả tồn kho làm cho cung tiếp cận đợc với cầu.

Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp

Giá bán than trong nớc phải đợc nâng dần lên, nhất là từ khi cung cầu xấp xỉ nhau. Trớc hết phải tăng giá bán than vào các hộ công nghiệp có sử dụng nhiều than lại đang có lãi nhờ giá than thấp nh các ngành điện, xi măng, giấy. Phấn đấu đến năm 2004 - 2005 không còn chênh lệch giữa giá than nội địa với xuất khẩu.

d) Đầu t đổi mới công nghệ

Ưu tiên đầu t đồng bộ, đổi mới công nghệ ở các mỏ lộ thiên lớn có điều kiện khai thác thuận lợi, giá thành hợp lí. Ưu tiên đầu t thay thế gỗ chống lò bằng cột thuỷ lực, giá thuỷ lực hoặc giàn chống mềm đều đợc thay thế qua đó nâng công suất lò, giảm bớt số lò khai thác trong các mỏ, hầm lò tạo điều kiện cho việc lắp đặt các trang thiết bị phòng ngừa, cảnh báo khí nổ. Về tổng thể tạm thời giảm đầu t mở rộng, xây dựng mỏ mới, u tiên đầu t chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đầu t nhà máy nhiệt điện để tạo thị trờng cho than, tạo thêm việc làm.

e) Huy động vốn

Huy động vốn trong công nhân viên chức và ngoài xã hội, hợp tác với các doanh nghiệp khác và ngân hàng để cùng nhau bỏ vốn đầu t, xây dựng các nhà máy thuỷ nhiệt điện, tổ hợp công nghiệp và cảng .

f) Sắp xếp tổ chức

Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức sản xuất theo hớng xây dựng các doanh nghiệp thành viên mạnh, năng động, tự chịu trách nhiệm cao; từng bớc đa dạng hoá sở hữu; nghiên cứu chuyển các mỏ sang hoạt động theo mô hình và cơ chế của các nhà thầu khai thác mỏ; đẩy mạnh công tác cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê cơ sở sản xuất .

g) Hoàn thiện cơ chế quản lý

Đặc biệt là cơ chế điều hoà nội bộ tạo ra sân chơi công bằng giữa các doanh nghiệp thành viên .

Khoá luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp

Đổi mới công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, công nhân, chọn đúng những ngời đứng đầu các tổ, đội, phân xởng, phòng ban, xí nghiệp, mỏ, Công ty và Tổng Công ty đồng thời đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khai thác và xuất khẩu than thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu than ở Việt Nam (Trang 57 - 62)