Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 123 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
123
Dung lượng
1,34 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ****** LÊ THỊ VÂN ANH VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH TRONG RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI CHO HỌC SINH LỚP 4 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ****** LÊ THỊ VÂN ANH VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH TRONG RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI CHO HỌC SINH LỚP 4 Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Xuân HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Có được kết quả này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Anh Xuân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Trung Tự - Quận Đống Đa và trường Tiểu học Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thiện công trình nhỏ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Đề tài Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác đã công bố. Tác giả Lê Thị Vân Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Phạm vi nghiên cứu 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Đóng góp của luận văn 10 7. Bố cục luận văn 11 NỘI DUNG 12 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12 1.1. Cơ sở lí luận 12 1.1.1. Lí thuyết giao tiếp 12 1.1.2. Lý thuyết về câu hỏi 24 1.1.3. Lý thuyết Tâm lý học 25 1.1.4. Nội dung chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh và Luyện từ và câu lớp 4 liên quan đến câu hỏi 27 1.2. Cơ sở thực tiễn 29 1.2.1. Thực trạng dạy học câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 hiện nay 29 1.2.2. Thực trạng về tình hình giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh trong nhà trường 33 Tiểu kết 1 37 Chương 2: VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI CHO HỌC SINH LỚP 4 38 2.1. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng với mục đích để hỏi cho HS lớp 4 38 2.1.1. Yêu cầu cần đạt của kĩ năng sử dụng câu hỏi nhằm mục đích để hỏi 38 2.1.2. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn mình nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng với mục đích để hỏi cho HS lớp 4 39 2.2. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng vào mục đích khác cho HS lớp 4 48 2.2.1. Yêu cầu cần đạt của kĩ năng sử dụng câu hỏi vào mục đích khác 48 2.2.2. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng vào mục đích khác cho HS lớp 4 48 Tiểu kết 2 57 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 58 3.1. Một số vấn đề chung 58 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 58 3.1.2. Nội dung thực nghiệm 58 3.1.3. Cơ sở và đối tượng thực nghiệm 83 3.1.4. Thời gian và quy trình thực nghiệm 84 3.2. Tiến trình triển khai thực nghiệm 84 3.3. Kết quả thực nghiệm 85 3.3.1. Kết quả định tính (qua điều tra quan sát và phiếu hỏi) 85 3.3.2. Kết quả định lượng (qua các bài kiểm tra) 86 3.3.3. Nhận xét chung 87 Tiểu kết 3 88 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 96 BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẤT 1. Giáo viên GV 2. Học sinh HS 3. Sách giáo khoa SGK 4. Ví dụ VD 5. Thực nghiệm TN 6. Đối chứng ĐC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học là việc hết sức cần thiết. Tiếng Việt góp phần vào việc hình thành nhân cách con người. Tiếng Việt được coi là môn học trung tâm ở trường Tiểu học Việt Nam. Môn Tiếng Việt là công cụ để học sinh học các môn học khác. Tiếng Việt được coi là chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển đúng đắn. Cái đích cuối cùng của việc dạy học Tiếng Việt là học sinh phải sử dụng được tiếng Việt một cách thành thạo trong đời sống hằng ngày. Điều này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn khi chúng ta dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp. Chương trình Tiếng Việt khẳng định dạy Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt hiện đại để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động phù hợp lứa tuổi. Đây là quan điểm mới phù hợp với xu thế chung của thế giới trong việc dạy tiếng mẹ đẻ cũng như việc dạy ngoại ngữ. 1.2. Hội thoại là một trong các nội dung giảng dạy Tiếng Việt theo hướng giao tiếp. Việc phát triển kĩ năng hội thoại rất quan trọng vì hội thoại là một dạng hoạt động giao tiếp thường xuyên. Nếu có kĩ năng hội thoại tốt thì học sinh sẽ dễ dàng tham gia hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả. Như vậy, rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh là rèn một kĩ năng học tập và cũng là rèn kĩ năng sống. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, kĩ năng giao tiếp được rèn qua nhiều phân môn nhưng nổi bật hơn cả là phân môn Luyện từ và câu. 1.3. Thanh lịch - văn minh là nét đẹp truyền thống đã được bao thế hệ người dân Hà Nội vun đắp và gìn giữ. Tuy nhiên, trước những tác động của đời sống kinh tế hiện nay, nhiều nét văn hóa tinh tế của người Hà Nội đang mai một dần. Nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống Thủ đô, giáo dục cho học sinh lòng tự hào về Thăng Long - Hà Nội, chương trình “Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Hà Nội” 2 đã được triển khai tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2010 - 2011. Với mong muốn xây dựng phong cách học sinh Hà Nội văn minh thanh lịch, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về lối sống, đạo đức cho học sinh. Những nội dung của chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh có mối liên hệ chặt chẽ với lí thuyết hội thoại nói chung và việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh (HS) lớp 4 nói riêng. 1.4. Câu hỏi là loại câu có tần số sử dụng cao trong giao tiếp - hội thoại, cũng là một nội dung dạy học trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Việc lồng ghép giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào dạy câu hỏi trong chương trình học của (HS) lớp 4 đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nhận thức cũng như nội dung, phương pháp dạy học. Tuy nhiên do hiểu biết về lí thuyết Ngữ dụng học nói chung và lí thuyết giao tiếp nói riêng của giáo viên (GV) Tiểu học còn hạn chế, kinh nghiệm của GV còn ít ỏi cho nên nhiều GV còn gặp khó khăn khi muốn dạy hiệu quả dạng bài sử dụng câu hỏi sao cho vừa đúng lý thuyết giao tiếp vừa thanh lịch - văn minh. Trên đây là những lí do cơ bản khiến chúng tôi chọn đề tài: Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề giao tiếp Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Từ xưa đến nay ông cha ta luôn đề cao việc giáo dục lời nói trong giao tiếp: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng và xuyên suốt trong quá trình học môn Tiếng Việt. Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. 3 Trong giao tiếp có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Trong giao tiếp một chiều, chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận. Đó là độc thoại. Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại. Đó là hội thoại. Đây là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là về sử dụng câu hỏi. Thông thường khi sử dụng câu hỏi cần phải có sự hiện diện của người nói và người nghe nên đề tài tập trung nghiên cứu kĩ về lý thuyết hội thoại trong giao tiếp. Hội thoại là một trong những dạng thức của lời nói, trong đó có sự hiện diện của người nói và người nghe. Mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng tới người tiếp chuyện và xung quanh một chủ đề hạn chế của cuộc thoại. Trong hội thoại, các phát ngôn có tính riêng biệt, ngắn gọn; có các kết cấu ngữ pháp đơn giản; sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ. Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Vì vậy lý thuyết hội thoại là một phần không thể thiếu của Ngữ dụng học. Từ năm 1970, hội thoại trở thành đối tượng chính thức của một phân ngành Ngôn ngữ học, ngành phân tích hội thoại. Cho đến nay thì Ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bàn đến hội thoại. Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến hội thoại là HP. Grice (1975). Trong công trình Logic and Conversation, ông đã nghiên cứu các vấn đề về hội thoại như cộng tác hội thoại, tương tác hội thoại, logic với hội thoại Mặc dù chưa thật đầy đủ, nhưng những nghiên cứu của ông đã góp phần tạo cơ sở lí luận cần thiết để trở thành một ngành khoa học mới. Một số nhà nghiên cứu như E. Schegloff, H. Sack (1964), S. Sinclaire và M. Coulthard (1975)… lại đi sâu vào vấn đề cấu trúc hội thoại. Lý thuyết hội thoại là lĩnh vực nghiên cứu cuối cùng của ngôn ngữ học quan tâm đến các diễn ngôn trong hoạt động, trong hoàn cảnh giao tiếp. Khi [...]... học sinh lớp 4 - Làm rõ sự cần thiết phải vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kỹ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 - Làm rõ hiệu quả của việc vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh khi rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh 9 lớp 4 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định những vấn đề lí luận làm cơ sở cho. .. 2: Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm 12 13 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH – VĂN MINH TRONG RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI CHO HỌC SINH LỚP... 6.1 Về lí luận Đề tài thực hiện thành công sẽ làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí thuyết giao tiếp và nội dung chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh với việc vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 6.2 Về thực tiễn - Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi hợp với hoàn cảnh giao tiếp sao cho thanh. .. năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 với các bài học cụ thể: - Câu hỏi và dấu chấm hỏi - Luyện tập về câu hỏi - Dùng câu hỏi vào mục đích khác - Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi (Cả 4 bài học này đều thuộc phân môn Luyện từ và câu. .. rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho HS Hà Nội để tích hợp với lí thuyết giao tiếp trong việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi sao cho hiệu quả - Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi, đặc điểm ngôn ngữ của HS Tiểu học để xác định những tiền đề tâm lí cho việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi. .. về lí thuyết giao tiếp để tìm ra cơ sở khoa học về giao tiếp cho việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu - Nghiên cứu các tài liệu về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, đặc biệt tài liệu về đổi mới phương pháp rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi để xác định những tiền đề cho việc vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn. .. việc dạy kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu và thực trạng việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS Thủ đô - Tìm kiếm các biện pháp vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 - Thực nghiệm 5 Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá lý thuyết -... trong gia đình, ngoài xã hội sao cho thanh lịch, văn minh chứ chưa có tài liệu nào nghiên cứu về Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho HS Thủ đô 2.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề vận dụng lí thuyết giao tiếp tích hợp nếp sống thanh lịch - văn minh trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học Hiện nay, những tài liệu nghiên cứu về cách tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc dạy các môn học. .. trạng cũng như hướng phát triển của phương pháp rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu cho HS lớp 4 hiện nay 5.3 Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này vận dụng trong việc định hượng thiết kế các bài dạy kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu vận dụng theo lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh; hướng dẫn GV thực hiện mô hình thiết kế,... học trong nhà trường nói chung, trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng chưa nhiều: - Lê Thị Minh Huyền (2012), Vận dụng lí thuyết hội thoại, tích hợp nếp sống thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng đáp lời ( phân môn Tập làm văn) cho học sinh lớp 2, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Lê Thị Minh Huyền đã có đề cập nghiên cứu về tích hợp giáo dục nếp . CAO HIỆU QUẢ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI CHO HỌC SINH LỚP 4 38 2.1. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng với. quả rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng với mục đích để hỏi cho HS lớp 4 39 2.2. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi. năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4. - Làm rõ sự cần thiết phải vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kỹ năng sử dụng câu hỏi cho học