Lý thuyết về câu hỏi

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 32 - 33)

7. Bố cục luận văn

1.1.2. Lý thuyết về câu hỏi

1.1.2.1. Khái niệm câu hỏi

Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn được dùng để nói lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu hỏi.

VD: - Con tên gì? [36, tr. 152]

1.1.2.2. Các dạng câu hỏi trong giao tiếp

- Câu hỏi tu từ: Là câu hỏi được sử dụng khi Sp1 dùng để hỏi chính mình. VD: - Sao mình lại làm bài bất cẩn thế nhỉ? [36, tr. 143]

- Câu hỏi tổng quát: là dạng câu hỏi được sử dụng khi Sp1 chưa biết một chi tiết nào về sự tình trong câu hỏi và hỏi về toàn bộ sự tình đó.

VD: - Sao thế?

- Câu hỏi chuyên biệt: là loại câu hỏi được sử dụng khi Sp1 chưa biết về một chi tiết nào đó trong sự tình và chỉ hỏi về chi tiết đó.

Hình thức biểu thị điều hỏi của câu hỏi này là các đại từ nghi vấn: ai, đâu, sao, gì, nào, mấy, thế nào, bao giờ, bao nhiêu hay các ngữ tương đương: người nào, cái gì, ở đâu...

VD: - Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ như thế nào? [36, tr. 131] - Câu hỏi lựa chọn: là loại câu hỏi trong đó đặt ra những khả năng khác nhau cho người trả lời lựa chọn mà trả lời.

VD: - Cô thích xem phim hay đọc sách vào lúc rảnh rỗi? [36, tr.152] Kiểu câu hỏi này được dùng khi Sp1 cần sự xác nhận của Sp2 về một trong hai đáp số mà mình đưa ra.

- Câu hỏi giả thiết: là loại câu hỏi đưa ra một giả thiết ít nhiều đã có tính chất khẳng định.

VD: - Có phải chú bé Đất trở thành Đất Nung không? [36, tr. 137]

Mặc dù tính khẳng định đã được người hỏi áp đặt khá rõ trong câu hỏi nhưng kiểu câu hỏi giả thiết này vẫn thường được dùng khi Sp1 cần xác định tính đúng sai của một mệnh đề mà anh ta đã giả định là không phi lý.

Ngoài ra về mặt hình thức, câu nghi vấn trong Tiếng Việt còn được cấu tạo bằng các phương tiện sau:

- Các tiểu từ tình thái nghi vấn: à, ư, hả, hở, chăng, nhỉ, nhé... vị trí các tiểu từ này thường là cuối câu:

VD: - Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à? [36, tr. 137)

- Ngữ điệu: Ngữ điệu đặc thù của nghi vấn là ngữ điệu cao ở trọng tâm hỏi trong câu hoặc nâng giọng ở cuối câu.

- Trên văn bản viết, cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?).

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)