Lý thuyết Tâm lý học

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 33 - 35)

7. Bố cục luận văn

1.1.3. Lý thuyết Tâm lý học

1.1.3.1. Đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh lớp 4

Trong quá trình học Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, mỗi độ tuổi khác nhau, việc tiếp nhận kiến thức của trẻ em đều chịu sự chi phối của đặc điểm tâm sinh lí khác nhau. Dạy Tiếng Việt nói chung, dạy Luyện từ và câu nói riêng, việc hiểu rõ đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh sẽ giúp giáo viên có căn cứ, cơ sở và phương hướng trong việc đề ra các biện pháp, trong đó có tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh.

Các em đã có khả năng phân tích, tách các dấu hiệu, các chi tiết nhỏ của đối tượng, tuy nhiên, sự phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc ở các em còn yếu. Khi nhận thức, các em thường “thâu tóm” sự vật một cách toàn bộ, đại thể...

Tri giác của các em lại thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ. Những gì phù hợp với nhu cầu của các em, những gì các em thường

gặp trong cuộc sống và gắn với hoạt động của trẻ thì mới được các em nhận thức. Những kiến thức nào phù hợp, sát với nhận thức của học sinh sẽ được các em hăng hái tiếp thu. Học sinh rất khó hào hứng với những gì nằm ngoài vốn sống của mình. Nếu giáo viên ra một bài tập giao tiếp với chủ đề quá khó và xa lạ, các em sẽ không có khả năng thực hiện được, hơn nữa còn cảm thấy khó hiểu và lo lắng.

Ngoài ra, với HS lớp 4 tính cảm xúc thể hiện rất rõ khi các em tri giác. Do đó khi học hội thoại, các em thực hiện tốt những bài tập có nội dung sát với thực tế, với những chủ đề trong cuộc sống hàng ngày các em thích thú, mến yêu: một bộ phim hay đang chiếu trên ti vi, một câu chuyện thú vị trong sách, việc học tập ở nhà, vấn đề bảo vệ môi trường... Những chủ đề khô khan và xa lạ không mấy gây hứng thú cho học sinh. Cái trực quan, cái rực rỡ, sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cực cho chúng.

Đối với học sinh lớp 4, giai đoạn cuối của bậc Tiểu học, năng lực học tập của học sinh đã được hình thành, tư duy của học sinh đã dần chuyển sang tư duy trừu tượng. Học sinh có thể phân loại dựa trên những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng; có thế tiến hành các thao tác trí tuệ mà không cần đến sự trợ giúp của các vật liệu cụ thể. Do vậy, khi dạy học, giáo viên cần chú ý để giúp học sinh tước bỏ tính cụ thể trong suy nghĩ, cần tạo nhiều cơ hội để học sinh giải thích và trình bày khái niệm bằng lời lẽ riêng của mình.

Những đặc điểm trên của học sinh chính là cơ sở quan trọng để giáo viên giúp học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 4 có những kĩ năng học tập thích hợp, nhờ đó việc học tập môn Tiếng Việt của các em đạt kết quả tốt hơn. Vì vậy để có phương pháp dạy đúng đắn, khoa học, phù hợp với trình độ của HS và bài giảng có sức cuốn hút, người GV cũng cần nắm chắc những đặc điểm tâm lí nổi bật của lứa tuổi. Như vậy, việc dạy - học Luyện từ và câu sẽ đạt được kết quả tốt như mong muốn.

1.1.3.2. Khả năng ngôn ngữ của học sinh lớp 4

Hầu hết trẻ bước chân đến trường Tiểu học đã có ngôn ngữ nói thành thạo. Các em đã biết diễn đạt bằng lời nói những suy nghĩ của mình cũng như có thể thông hiểu ngôn ngữ nói của người khác.

Đến lớp 4, ngôn ngữ viết của HS đã tương đối thành thạo và đang dần hoàn thiện phát triển ở cả ba mặt: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân mà không cần sự giúp đỡ trực tiếp của GV. Ngôn ngữ phát triển đã trở thành điều kiện cho các quá trình nhận thức của trẻ Tiểu học phát triển mạnh. Tư duy, tưởng tượng chỉ có thể mang tính khái quát và trừu tượng khi dựa trên phương tiện ngôn ngữ. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho HS là nhiệm vụ cực kì quan trọng của GV và nhà trường Tiểu học. Trong quá trình dạy học, GV cần chú ý: chuẩn xác trong phát âm, tìm biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện ngôn ngữ nói, viết cho các em ngay từ lớp 1, uốn nắn kịp thời những sai sót trong ngôn ngữ của HS, đặc biệt là những thói quen như nói ngọng, nói lắp, nói trống không,... Muốn vậy bản thân GV phải có ngôn ngữ chuẩn mực, trong sáng, ngữ điệu phù hợp khi dạy học - giao tiếp với các em.

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)