Kết quả định lượng (qua các bài kiểm tra)

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 93)

7. Bố cục luận văn

3.3.2.Kết quả định lượng (qua các bài kiểm tra)

Bài kiểm tra số 1: Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) TN 161 3 1% 35 23% 126 87% ĐC 159 5 3% 73 47% 81 51%

Bài kiểm tra số 2:

Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) TN 161 2 1% 23 14% 136 85% ĐC 159 0 0% 45 28% 114 72%

Bài kiểm tra số 3:

Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) TN 161 5 3% 18 11% 138 86% ĐC 159 16 10% 21 13% 122 77%

Kết quả chung Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) TN 483 10 2% 76 16% 400 83% ĐC 477 21 4% 139 29% 317 66% 3.3.3. Nhận xét chung

Kết quả khảo sát về mặt định tính đã cho chúng tôi khẳng định vận dụng lí thuyết hội thoại, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 là một hướng đi đúng, bước đầu được GV và HS hào hứng đón nhận. Đây là điều kiện cơ bản để có thể triển khai Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 ở mức độ rộng hơn, sâu hơn.

Quy trình dạy học vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 mà luận văn đề xuất có tính khả thi. Nếu GV thực hiện đủ ba bước của quy trình này trong mỗi tình huống của tiết học thì không những giúp các em HS có kĩ năng sử dụng câu hỏi linh hoạt, sáng tạo khi giao tiếp mà còn giúp các em biết đáp lời có văn hóa thể hiện được mình là người dân Thủ đô thanh lịch - văn minh.

Tuy vậy, kết quả khảo sát cũng cho thấy một nhược điểm lớn của ngành giáo dục hiện nay, đó là tình trạng rất nhiều GV coi việc dạy học là cung cấp kiến thức cho HS, còn HS có nghe không, có hiểu và có ứng dụng trong thực tế không thì lại không phải việc của họ. Một nhược điểm nữa của một số ít GV là

chỉ thích gọi những HS học tốt mà những HS đó chăm chỉ nên nắm kiến thức đã chắc lại được thực hành nhiều. Còn những em chưa mạnh dạn, thiếu tập trung chưa nắm được bài lại không được thực hành thì càng ngày càng hổng kiến thức, nhất là HS ở ngoại thành. Những hạn chế trên đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục phải năng động, thậm chí là cái nhìn mới, hiện đại trong việc áp dụng những hình thức tổ chức dạy học mới, tiên tiến nhằm thay đổi, phá vỡ các suy nghĩ cố hữu trong mỗi GV Tiểu học hiện nay. Chúng tôi tin rằng với đề xuất quy trình dạy học Luyện từ và câu theo hướng Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 của luận văn sẽ góp phần thực hiện được những mong muốn đó.

Tiểu kết 3

Thực nghiệm sư phạm đã giúp chúng tôi kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu của chương 2.

Các bài được lựa chọn TN, các giáo án của GV dạy TN và của GV dạy ĐC cùng kết quả của các bài kiểm tra đã cho thấy Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 là một hướng đi đúng và quy trình áp dụng gồm ba bước (phân tích tình huống, thực hành hỏi, đánh giá) là có tính khả thi.

Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 đã giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu của giờ dạy, giúp cho người học thấy thoải mái khi biết cách sử dụng câu hỏi một cách phù hợp và lịch sự - văn minh. Đó chính là mong muốn của chúng tôi, những người nghiên cứu vấn đề này.

KẾT LUẬN

Phân môn Luyện từ và câu có vai trò, vị trí quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học vì tính chất thực hành, tổng hợp và sáng tạo của chúng. Không chỉ vậy, phân môn Luyện từ và câu còn cung cấp cho HS nhiều kiến thức phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Bên cạnh đó, Luyện từ và câu cũng rèn cho cho HS 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết để các em có được công cụ giao tiếp hàng ngày, từ đó các em học tập tốt hơn các môn học khác và thấy tự tin trong cuộc sống. Đề tài Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 là đề tài nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở lí luận của các ngành khoa học: ngôn ngữ học (Ngữ dụng học), tâm lí học, giáo dục học với cơ sở thực tiễn là việc dạy học Luyện từ và câu lớp 4.

Việc nghiên cứu đề tài Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 đã thu được những kết quả sau:

1. Dạy kĩ năng sử dụng câu hỏi cho HS lớp 4 theo hướng vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh là một hướng đi mới phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

2. Để việc vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phân loại các bài tập rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi thành bốn kiểu: Làm quen với câu hỏi, Sử dụng câu hỏi, Lựa chọn câu hỏi phù hợp với tình huống giao tiếp và Hoàn chỉnh câu hỏi cho phù hợp với tình huống giao tiếp. Việc phân loại đó sẽ giúp cho việc dạy học trở nên thuận lợi, có hiệu quả hơn.

3. “Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4” được thực hiện theo quy trình ba bước (Bước 1: Phân tích tình huống sử dụng câu hỏi; Bước 2: Thực hành sử dụng câu hỏi; Bước 3:. Đánh giá). Dạy - học theo quy trình này không chỉ nâng cao khả năng giao tiếp của HS mà còn giúp các em biết cách giao tiếp lịch sự, phù hợp hoàn cảnh từ đó bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ, hình thành tình yêu Thủ đô ngàn năm yêu dấu.

4. Vai trò của người giáo viên trong Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 là hết sức cần thiết và không thể thiếu trong mỗi giờ Luyện từ và câu. Để giờ dạy rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao, mỗi người GV cần tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra cách dạy phù hợp nhất làm cho các giờ học trở nên hấp dẫn hơn, tạo cho các em hứng thú nói năng có văn hóa, thanh lịch.

5. Kết quả thực hiện nghiên cứu đã chứng minh đề tài nghiên cứu có thể vận dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng và chất lượng dạy học các môn ở Tiểu học nói chung.

6. Xung quanh vấn đề Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 nói riêng và vấn đề vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc dạy học nói chung còn nhiều điều đáng quan tâm, tìm hiểu. Chẳng hạn như việc vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu cầu khiến (phân môn Luyện từ và câu) cho HS lớp 4...

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Anh Xuân (Chủ biên), Lê Thị Vân Anh (2007), Rèn kỹ năng Tập làm văn cho học sinh lớp 3, Nhà xuất bản giáo dục.

2. Lê Anh Xuân (Chủ biên), Lê Thị Vân Anh (2007), Rèn kỹ năng Tập làm văn cho học sinh lớp 4, Nhà xuất bản giáo dục.

3. Lê Anh Xuân (Chủ biên), Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Thị Thu Thương (2009), Rèn kỹ năng Kể chuyện cho học sinh lớp 5,

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê A, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học, Đính kèm công văn số: 5842/BGD ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo.

[7]. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học,Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Đỗ Hữu Châu (2002), Giáo trình giản yếu về Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục (Viết cho trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Huế), Hà Nội.

[9]. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở Ngữ dụng học, tập 1, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[10]. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2007), Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Lũy, Phạm Ngọc Uyển (2006),

Sư phạm học Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2001), Nếp sống người Hà Nội, Viện Văn hóa và nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Phan Phương Dung (2009), Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[15]. Phan Phươg Dung – Lê Phương Nga (2007), Hướng dẫn dạy học Tiếng Việt 4, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[16]. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Dụng học Việt ngữ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

[17]. Phạm Minh Hạc (1999), Tâm lí học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [18]. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Một số vấn đề về đổi mới kết quả đảnh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Đỗ Đình Hoan (2002), Một số vấn đề cơ bản trong chương trình Tiểu học mới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[20]. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[21]. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

[22]. Nhiều tác giả (1989), Phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[23]. Nhiều tác giả (1999), Giáo trình Tâm lí học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[24]. Vũ Dương Minh (2003), Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục.

[25]. Giang Quân (2010), Văn hóa gia đình người Hà Nội, Nhà xuất bản Thời đại.

[26]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho HS lớp 1, Nhà xuất bản Hà Nội.

[27]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Hướng dẫn giảng dạy Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho GV lớp 1, Nhà xuất bản Hà Nội.

[28]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho HS lớp 2, Nhà xuất bản Hà Nội.

[29]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Hướng dẫn giảng dạy Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho GV lớp 2, Nhà xuất bản Hà Nội.

[30]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho HS lớp 3, Nhà xuất bản Hà Nội.

[31]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Hướng dẫn giảng dạy Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho GV lớp 3, Nhà xuất bản Hà Nội.

[32]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho HS lớp 4, Nhà xuất bản Hà Nội.

[33]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Hướng dẫn giảng dạy Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho GV lớp 4, Nhà xuất bản Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[34]. Hoàng Đạo Thúy (2010), Nét văn hóa thanh lịch của người Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

[35]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Lê A, Hoàng Hòa Bình, Trần Mạnh Hưởng, Đào Ngọc, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trại, Nguyễn Trí (2007), Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Giáo dục.

[36]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2009), SGK, Sách GV Tiếng Việt các lớp 4, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[37]. Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng (2000), Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục

[38]. Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề dạy học theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[39]. Nguyễn Trí (2008), Dạy và học môn Tiếng Việt theo chương trình mới, Nhà xuất bản Giáo dục.

[40]. Nguyễn Trí, Trần Hiền Lương, Giang Khắc Bình (2010), Tiếng Việt cơ bản lớp 4, Nhà xuất bản Giáo dục.

[41]. Nguyễn Khắc Viện, Nghiêm Chưởng Châu (1988), Tâm lí học sinh Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu hỏi khảo sát

Phiếu 1: Phiếu khảo sát học sinh về việc học nội dung rèn kĩ năng sử

dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.

I. Thông tin cá nhân

Họ và tên: ... Lớp:...Trường: ...

II. Nội dung phiếu

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước những việc em thường làm:

1. Để chuẩn bị học một tiết Luyện từ và câu có nội dung liên quan đến câu hỏi, em thường làm gì?

a. Không làm gì.

b. Đọc và làm trước các bài tập.

c. Đọc và nghĩ xem nội dung câu hỏi đó liên quan đến những bài giáo dục Nếp sống thanh lịch văn minh nào đã được học.

2. Khi học tiết Luyện từ và câu có nội dung liên quan đến câu hỏi, em thích nhất hoạt động nào?

a. Thực hành sắm vai đặt câu hỏi b. Nghe cô giáo giảng

c. Nhận xét các bạn d. Làm bài tập vào vở

3. Em có thích học cách đặt câu hỏi sao cho thanh lịch - văn minh không?

a. Có b. Không c. Chưa biết

4. Theo em, một câu hỏi đúng là như thế nào?

a. Phù hợp với nội dung cần hỏi b. Lịch sự

c. Cả 2 yếu tố trên

5. Em sẽ áp dụng nghi thức câu hỏi đã được học khi nào?

a. Khi có hoàn cảnh giao tiếp phải giống hệt hoàn cảnh đặt câu hỏi trong bài tập đã học.

b. Khi có hoàn cảnh giao tiếp khác hoàn cảnh đặt câu hỏi trong bài tập đã học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Khi có hoàn cảnh giao tiếp gần giống hoàn cảnh đặt câu hỏi trong bài tập đã học.

Phiếu 2: Phiếu khảo sát giáo viên về việc dạy nội dung rèn kĩ năng sử

dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.

1. Thông tin cá nhân

Họ và tên: ... Lớp:...Trường: ...

II. Nội dung phiếu

Anh (chị) hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước những việc mình thường làm:

1. Khi chuẩn bị dạy một tiết Luyện từ và câu có nội dung câu hỏi, anh (chị) thường làm gì?

a. Đọc nội dung bài sẽ dạy rồi sử dụng bài soạn trong sách GV để dạy. b. Không làm gì cả.

c. Đọc kĩ và suy nghĩ cách dạy để HS biết cách đặt câu hỏi sao cho thanh lịch - văn minh rồi tự soạn giáo án.

2. Khi dạy tiết Luyện từ và câu có nội dung câu hỏi, anh (chị) cảm thấy HS của mình thích nhất điều gì?

a. Được xem các bạn thực hành đóng vai.

b. Được học cách sử dụng câu hỏi sao cho phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. c. Được nghe cô giáo hướng dẫn cách sử dụng câu hỏi sao cho thanh lịch - văn minh.

3. Theo anh (chị), nội dung dạy học câu hỏi trong tiết Luyện từ và câu

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 93)