Thực trạng dạy học câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 37 - 46)

7. Bố cục luận văn

1.2.1. Thực trạng dạy học câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 hiện nay

4 hiện nay

1.2.1.1. Qua dự giờ

Chúng tôi đã dự giờ Luyện từ và câu dạy học kĩ năng sử dụng câu hỏi:

Câu hỏi và dấu chấm hỏi (tuần 13); Dùng câu hỏi vào mục đích khác

(tuần14); Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi (tuần 15) ở hai trường Tiểu học Trung Tự - Quận Đống Đa (nội thành Hà Nội) và trường Tiểu học Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) trong năm học 2014 - 2015. Các vấn đề chúng tôi tập trung theo dõi trong các tiết dự giờ là: Quy trình dạy học Luyện từ và câu, kĩ năng sử dụng câu hỏi của HS, mối liên hệ giữa nội dung bài học và nội dung chương trình nếp sống thanh lịch - văn minh đã được học, giữa HS với GV, giữa HS với HS. Nói chung cách thức dạy học đã có những chuyển biến theo hướng tăng cường hoạt động của HS. Mục tiêu dạy học giao tiếp thể hiện qua nội dung các bài Luyện từ và câu này rất rõ. Cụ thể: Câu hỏi là gì? (Bài Câu hỏi và dấu chẩm hỏi SGK TV4 tập 1, tuần 13, trang 131). Ở bài này, học sinh được biết câu hỏi dùng để làm gì, để hỏi ai, dấu hiệu nhận biết câu hỏi. Trong bài Luyện tập về câu hỏi (SGK TV4 tập 1, tuần 14, trang 137), học sinh được luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy, bước đầu nhận biết một dạng câu hỏi có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi,

- Dùng câu hỏi vào mục đích khác (bài Luyện từ và câu SGK TV4 tập 1 tuần 14, trang 142). Học sinh được dạy dùng câu hỏi không nhằm mục đích

hỏi mà để thể hiện:

+ Thái độ khen, chê.

+ Sự khẳng định, phủ định. + Yêu cầu mong muốn.

- Giữ phép lịch sự khi hỏi (Bài Giữ phép lịch sử khi đặt câu hỏi SGK TV4 tập 1, tuần 15, trang 151). Ở bài này, học sinh được biết và thực hành thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.

Các GV khi dạy kĩ năng sử dụng câu hỏi trong giờ Luyện từ và câu nhìn chung đã nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của việc dạy học giao tiếp, bước đầu biết tổ chức cho HS tham gia vào hoạt động giao tiếp trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nhưng chưa biết uốn nắn cho HS khi dùng câu hỏi có sai sót. Một số phương pháp dạy học có nhiều ưu thế trong dạy học hội thoại thì chưa được giáo viên sử dụng rộng rãi. Một đặc điểm tâm lí khá phổ biến của GV khi dạy Luyện từ và câu là rất ngại dạy kĩ năng nói, mà kĩ năng sử dụng câu hỏi đòi hỏi HS phải được thực hành nói rất nhiều. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là GV chưa được trang bị đầy đủ những lí thuyết về giao tiếp đầy đủ để rèn luyện cho HS giao tiếp hiệu quả. Trên thực tế hiện nay, đa phần giáo viên mới chỉ nắm được những vấn đề mang tính lí thuyết thực sự khoa học về hội thoại còn những vấn đề lí thuyết của sự đúc kết kinh nghiệm giảng dạy cũng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ngoài ra, vốn sống, vốn hiểu biết của HS về thanh lịch - văn minh còn chưa nhiều, đa số HS còn nhút nhát chưa có thói quen hoạt động độc lập. Chính vì vậy, trong phần rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi của phân môn Luyện từ và câu lớp 4, còn nhiều HS chưa thể vận dụng vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt để mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình và thực hành đặt câu hỏi theo tiêu chí thanh lịch - văn minh đã được học ở chương trình

Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh. Ngoài ra, đôi khi GV còn áp đặt coi hoạt động sử dụng câu hỏi là một cuộc hỏi đáp trong đó GV là người hỏi, HS là người trả lời. Vì vậy, người học thụ động không quan tâm đến việc vận dụng những nghi thức lời nói ấy ở ngoài đời thường sao cho phù hợp, chính xác chứ chưa nói đến thanh lịch - văn minh nên việc dạy chúng trở nên hình thức và sáo rỗng.

1.2.1.2. Qua phiếu hỏi

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát 50 HS và 4 cô giáo ở hai trường: trường Tiểu học Trung Tự - Quận Đống Đa (nội thành Hà Nội) và trường Tiểu học Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) trong năm học 2014 - 2015 theo phiếu hỏi.

Đối với HS, chúng tôi tập trung khảo sát xem khi học các bài rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi, HS được tham gia những hoạt động nào và trong quá trình học, HS chú ý của vào vấn đề nào liên quan đến việc sử dụng câu hỏi. Đặc biệt phiếu nhằm khảo sát còn nhằm để nắm được xem sự hiểu biết của các em về nội dung Nếp sống thanh lịch - văn minh có liền quan đến kĩ năng sử dụng câu hỏi đó trong tiết Luyện từ và câu qua Nội dung phiếu hỏi (Phụ lục 1 - Phiếu 1) gồm 5 câu hỏi. Kết quả là rất ít HS lựa chọn câu đáp án c của câu hỏi 1, 4, 5 là những câu nhằm khai thác hiểu biết về hoạt động hội thoại trong giờ Luyện từ và câu của HS. Trong khi đó, với câu hỏi 2, 3 có rất nhiều em đã lựa chọn đáp án b. Qua khảo sát cho thấy trong khi học Luyện từ và câu, HS vẫn còn thụ động chưa có nhu cầu giao tiếp và ngại không muốn giao tiếp.

Nội dung phiếu hỏi (Phụ lục 1 - Phiếu 2) dành cho GV gồm 5 câu hỏi. Chúng tôi muốn khảo sát xem khi dạy nội dung câu hỏi trong các giờ LT- C ở lớp 4, mối quan tâm của GV đối với hiệu quả của việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi, khảo sát xem họ thường gặp khó khăn gì cũng như họ có những mong muốn nào và điều tra hiểu biết của họ về nội dung Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh có liên quan. Kết quả là đa số GV đã lựa chọn đáp án a

cho câu hỏi 1, 2, 4, 5. Ở câu hỏi 3 thì hầu hết GV đều lựa chọn đáp án c. Điều đó chứng tỏ ngay cả với người dạy, họ cũng không chú ý lắm đến việc dạy cho HS sử dụng câu hỏi sao cho thành thạo, đúng theo quy tắc hội thoại, đặc biệt là cho hay (thanh lịch - văn minh) mà chỉ quan tâm xem HS của mình đã biết cách đặt câu hỏi chưa để dạy.

1.2.1.3. Nhận xét

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi khẳng định việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi cho HS sao cho đúng quy tắc giao tiếp và thanh lịch - văn minh rất cần thiết được chú trọng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Dạy ra sao để HS có kĩ năng sử dụng câu hỏi đúng và thanh lịch - văn minh là tâm điểm chú ý, là nơi để người GV chứng tỏ năng lực sư phạm của mình. Và trong thực tế giảng dạy cũng như qua các tiết dự giờ, chúng tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.

Nhược điểm thứ nhất: Người dạy coi việc dạy kĩ năng sử dụng câu hỏi chỉ là một cuộc hỏi - đáp. Ở đó, HS chỉ cần đặt được câu hỏi theo nội dung yêu cầu và người GV chưa quan tâm đến hứng thú và sự chú ý của HS với những điều mình hỏi, có đúng quy tắc giao tiếp không và đã thanh lịch - văn minh chưa? Kiểu dạy này khiến cho HS đặt câu hỏi một cách dễ dàng theo khuôn mẫu sẵn có, chứ chưa được tham gia luyện tập vào các tình huống đặt câu hỏi trong thực tế đời thường là có thể hoàn thành bài tập. Hoạt động chủ yếu của HS là đặt câu hỏi theo nội dung có sẵn. HS sẽ nghe những tình huống thầy đưa ra, rồi thầy làm mẫu và HS chỉ việc làm theo mẫu. Phương pháp này không đúng với quan điểm dạy học trong giao tiếp.

Nhược điểm thứ hai: Người dạy coi việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi chỉ là việc làm bài tập. Khi đó, người GV giao bài tập cho HS viết các câu hỏi lời của mình vào vở. Lúc này, cuộc hỏi - đáp không diễn ra và chính vì vậy người

học không được rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi trong giao tiếp để biết đặt câu hỏi sao cho thanh lịch - văn minh.

Trên thực tế muốn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động của HS thì người GV phải nhạy bén, linh hoạt trong xử lí tình huống. Bởi vì, mặt mạnh của kĩ năng sử dụng câu hỏi là phản xạ và cảm xúc từ tình huống thực tế chứ không phải cứng nhắc áp dụng một công thức giống nhau trong các tình huống tương tự.

Từ thực tế trên, chúng tôi thấy yêu cầu đặt ra cho việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi (phân môn Luyện từ và câu) là đi sâu tìm hiểu xác định các hoạt động của HS trong giờ học, xây dựng các đề bài gắn với tình huống hỏi - đáp, tổ chức các hoạt động phong phú trong các tiết Luyện từ và câu để người học thấy hứng thú, có nhu cầu sử dụng câu hỏi một cách có văn hóa và tích hợp được với chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh đã được học, để từ đó vận dụng có hiệu quả trong cuộc sống.

1.2.2. Thực trạng về tình hình giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh trong nhà trường

1.2.2.1. Qua khảo sát

Đổi mới giáo dục là vấn đề đang được quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội, trong đó có Việt Nam ta.

Trong thời đại xã hội đang từng ngày biến đổi không ngừng, một vấn đề được đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và giáo dục Thủ đô nói riêng là cần phải đào tạo những thế hệ HS không chỉ được trang bị đầy đủ tri thức về các ngành khoa học cơ bản mà còn cần được trang bị kiến thức về mọi mặt để phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ, bên cạnh đó vẫn phải luôn có ý thức gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa bắt nhịp được xu hướng của thời đại.

Trên thực tế, trong thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, xây dựng nhà trường văn hóa, HS thanh lịch đã và đang được luôn được các cấp, các ban ngành quan tâm định hướng, chỉ đạo. Nhờ đó bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Phần lớn các em HS Thủ đô đã được nâng cao nhận thức đúng về phẩm chất tốt đẹp của con người Thủ đô Hà Nội. HS không những chỉ học giỏi, ngoan, lễ phép với mọi người, không mắc tệ nạn xã hội mà còn phải biết cư xử, sống tốt với mọi người, luôn biết tiếp thu học hỏi, trau dồi những kiến thức mới của thời đại, biết mặc trang phục đẹp, lịch sự phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp, cư xử nói năng hòa nhã, hiếu khách, lịch sự trong quan hệ với bạn bè quốc tế...

Thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, ngành Giáo dục và đào tạo Thủ đô đang phải đứng trước những thách thức lớn. Trong những năm gần đây, do tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh, kèm theo những vấn đề xã hội nảy sinh chưa được quan tâm, giải quyết đúng mức. Các cơ quan chức năng chưa thực sự quan tâm, cùng ngành Giáo dục và đào tạo trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho HS; đặc biệt sự quan tâm giáo dục trong các gia đình có phần lơi lỏng, thiếu sát sao, những giá trị truyền thống gia đình chưa được các bậc phụ huynh quan tâm giáo dục con em. Đã xuất hiện những biểu hiện chưa lành mạnh trong trường học như: một số HS lười học, thiếu trung thực, chưa lễ phép, cư xử thiếu văn minh, kĩ năng sống kém và thiếu văn hóa sống... Tệ nạn xã hội cũng đã thâm nhập vào trường học: nói tục, chửi bậy, bạo hành, nghiện hút, tham gia đua xe máy, cờ bạc... Mặt trái của nền kinh tế thị trường phần nào làm mờ dần nhiều nếp sống đẹp của người Tràng An xưa. Nét đẹp thanh lịch văn minh, nhất là trong giao tiếp ứng xử giờ đây không còn là niềm tự hào, phổ biến, thói quen của người dân. Trong khi đó, việc giáo dục những giá trị tốt đẹp trong quan hệ xã hội còn bị buông lỏng. Một bộ phận thanh thiếu niên nhận thức lệch lạc, sống ỷ lại, chỉ thích hưởng thụ, sống thiếu lòng tự hào, thiếu mục đích và ý chí vươn lên.

Ngoài những lí do kể trên còn phải kể đến môi trường xã hội ngày càng phức tạp mà bản thân HS chưa có ý thức tự giác rèn luyện, chưa đủ chín chắn về nhận thức, chưa hiểu rõ thế nào là người HS Thủ đô văn minh, thanh lịch. Trong trường học còn thiếu các biện pháp đồng bộ, chưa tích cực và triệt để; giáo viên và học sinh đều chưa coi trọng đúng mức việc dạy - học môn học Đạo đức và Giáo dục công dân. Việc dạy và học chỉ qua loa, mang tính chất

cưỡi ngựa xem hoa, học cho đủ tiết, đủ bài; phương pháp, nội dung còn nặng về lí thuyết, mang tính hàn lâm, chưa kịp thời đổi mới để thích ứng với điều kiện hiện tại...; GV chưa tâm huyết; tài liệu về nếp sống thanh lịch - văn minh chưa có; mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ. Những tồn tại trên đã làm ảnh hưởng tới công tác giáo dục trong nhà trường, làm hạn chế hiệu quả giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS nói chung và HS thủ đô nói riêng.

1.2.2.2. Qua phiếu hỏi

Chúng tôi cũng khảo sát 50 HS và 4 cô giáo ở hai trường: trường Tiểu học Trung Tự - Quận Đống Đa (nội thành Hà Nội) và trường Tiểu học Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) trong năm học 2014 - 2015 theo phiếu hỏi. Nội dung phiếu hỏi dành cho HS (Phụ lục 1 - Phiếu 3) gồm 4 câu hỏi tập trung khảo sát sự hiểu biết của các em về những vấn đề liên quan đến môn học đạo đức, phát triển nhân cách của mình và cả bạn mình trong thời buổi hiện nay. Tìm hiểu xem các em có hứng thú gì khi học môn học Đạo đức và có thấy việc áp dụng những điều được học vào thực tế cuộc sống là cần thiết hay không. Còn nội dung phiếu hỏi dành cho GV cũng gồm 4 câu (Phụ lục 1 - Phiếu 4) nhằm khảo sát sự đánh giá của GV về nội dung chương trình môn Đạo đức xem đã phù hợp chưa, nội dung ấy có giúp HS nắm được những chuẩn mực đạo đức để phát triển nhân cách của các em không và nhận xét của GV về tình hình đạo đức, phát triển nhân cách của HS lớp mình giảng dạy. Kết quả thu được của HS là đa phần các em đều chọn đáp án a ở câu hỏi 1, 3, 4. Còn đối với câu hỏi 2 thì HS đều cho rằng tất cả các đáp án là đúng. Vậy là

HS cũng đã bước đầu có những hiểu biết về một người thanh lịch - văn minh và biết mình cần phải làm gì để trở thành người thanh lịch - văn minh như thế. Đó là về phía người học, về người dạy thì hầu hết GV đều đồng ý với tất cả các đáp án ở câu hỏi 1, 2. Trong câu hỏi 3, 4, đa số các thầy cô đều chọn đáp án a và b. Điều đó chứng tỏ người GV Thủ đô ngày nay đều có những hiểu biết nhất định về chương trình giáo dục đạo đức trong nhà trường và đều mang mong muốn HS của mình tiếp thu được những điều đã học được để trở thành những công dân vừa có tri thức, vừa có đạo đức, lối sống lành mạnh.

1.2.2.3. Nhận xét

Như vậy, chương trình môn học Đạo đức và Giáo dục công dân của Bộ

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)