Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịc h-

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 56)

7. Bố cục luận văn

2.2.2. Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịc h-

vào mục đích khác cho HS lớp 4

2.2.2.1. Các kiểu bài tập sử dụng câu hỏi dùng vào mục đích khác

Chúng tôi chọn những bài tập rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi sau để dạy theo hướng câu hỏi dùng vào mục đích khác:

- Kiểu thứ nhất: Xác định các câu hỏi đã đưa ra dùng với mục đích gì? Đề bài tập gồm một số câu hỏi. Sau đó đề bài yêu cầu HS xác định các câu đó dùng với mục đích gì, so sánh với các câu hỏi thông thường khác.

- Kiểu thứ hai: Đặt câu hỏi cho phù hợp với tình huống giao tiếp

Kiểu bài tập này gồm một số câu miêu tả tình huống giao tiếp. Sau đó đề bài yêu cầu HS câu hỏi phù hợp với từng tình huống.

Nhiệm vụ người làm bài là nói (viết) các câu hỏi phù hợp. Dưới đây là bảng tổng hợp, phân loại:

TT Bài tập Mục tiêu Nội dung Kiểu

bài tập

TT Bài tập Mục tiêu Nội dung Kiểu bài tập (bài Dùng câu hỏi vào mục đích khác, tuần 14, Tiếng Việt 4, tập một, tr. 142) 1 số tác dụng phụ của câu hỏi gì? a. Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “ Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này.

b. Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu làm phiền lòng cô như vậy

c. Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à”

d. Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Cụ có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?” định các câu hỏi đã đưa ra dùng với mục đích gì? 2 Bài tập 2 (bài Dùng câu hỏi vào mục đích khác, tuần 14, Tiếng Việt 4, tập một, tr. 143) Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể

Đặt câu hỏi phù hợp với các tình huống sau đây:

a. Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

b. Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.

c. Trong giờ kiểm tra em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào?

d. Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: “Đá cầu là thích nhất.” Bạn Nam lại nói: “Chơi bi thích hơn.” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình: chơi diều cũng thú vị. Đặt câu hỏi cho phù hợp với tình huống giao tiếp 3 Bài tập 3 (bài Dùng câu hỏi - Bước đầu biết nêu một

Hãy nêu một vài tình huống có thể dung câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen , chê

Đặt câu hỏi cho

TT Bài tập Mục tiêu Nội dung Kiểu bài tập vào mục đích khác, tuần 14, Tiếng Việt 4, tập một, tr. 143) số tình huống có thể sử dụng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn b. Khẳng định, phủ định.

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

hợp với tình huống giao tiếp 4 Bài tập 2 (bài Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi, tuần 15, Tiếng Việt 4, tập một, tr. 151) HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn trích trong chuyện Các em nhỏ và cụ già. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao? HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác

2.2.2.2. Các bước vận dụng lí thuyết hội thoại, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi dùng vào mục đích khác

Một tình huống sử dụng câu hỏi dùng vào mục đích khác bao giờ cũng gắn với mục đích thể hiện: thái độ khen, chê; sự khẳng định, phủ định; yêu cầu, mong muốn... Nhìn một cách tổng quát, việc xác định cách sử dụng câu hỏi vào mục đích khác dường như đã được ấn định bởi các yếu tố giao tiếp được nêu ra trong đầu bài. Sử dụng câu hỏi vào mục đích khác giúp người học xử lí trọn vẹn một tình huống giao tiếp. Để vận dụng lí thuyết giao tiếp khi

dạy sử dụng câu hỏi dùng vào mục đích khác tốt nhất là đưa HS vào các hoạt động thực hành. Dựa trên các tình huống theo yêu cầu của đề bài, GV tổ chức cho HS thực hiện tình huống đề bài đưa ra đó trên lớp. Để cho việc hội thoại đó diễn ra tự nhiên, GV cần thống nhất với cả lớp các yếu tố chi phối cuộc hội thoại đã quy định trong đề bài. Còn các hoạt động hội thoại (như lời nói, nét mặt, cử chỉ...) quá trình hội thoại diễn ra như thế nào cứ để cho các nhân vật giao tiếp (do HS đóng vai) tự sáng tạo ra. Với kinh nghiệm giao tiếp đã có và với tình huống giao tiếp phù hợp trình độ và vốn sống của các em, HS sẽ hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra trong tình huống sử dụng câu hỏi vào mục đích khác. Thực hiện theo cách trên, tiết dạy sử dụng câu hỏi vào mục đích khác sẽ sinh động, gần với đời sống, HS sẽ tự xây dựng được kịch bản (qua hoạt động đóng vai lần thứ nhất) và hoàn thiện kịch bản (qua hoạt động đóng vai lần thứ hai, thứ ba sau khi nhận xét rút kinh nghiệm với nhau). Dạy tình huống sử dụng câu hỏi bằng cách này có thế mạnh là cho HS được thỏa sức trong thực tiễn giao tiếp, khai thác kinh nghiệm giao tiếp sẵn có của các em để nâng cao dùng vào mục đích khác, phương hướng đóng vai càng bộc lộ rõ và phát huy tác dụng.

Để tích hợp với chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh, người dạy cần giúp người học thảo luận, phân tích, nhận xét, tìm ra cách đặt câu hỏi thể hiện thái độ khen, chê; khẳng định, phủ định; thể hiện yêu cầu, mong nuốn sao cho thanh lịch văn minh, phù hợp với các nội dung mình đã được học trong chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh. Đó chính là nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và giọng nói khi đặt câu hỏi để cuộc giao tiếp được thành công như mong muốn.

mục đích khác, GV cũng cần tiến hành, các bước như thực hiện bài tập dạy kĩ năng sử dụng câu hỏi vào mục đích để.

Bước 1: Phân tích tình huống đáp lời

Trong tình huống sử dụng câu hỏi vào mục đích khác cũng như trong tình huống sử dụng câu hỏi nhằm mục đích để hỏi cần chú ý: Phải có vấn đề đặt ra để sử dụng câu hỏi, phải có đích câu hỏi, cuộc hỏi - đáp lời đó tiến hành trong khoảng không gian và thời gian nào và ngôn ngữ nào được sử dụng làm công cụ đáp lời.

Ở bước phân tích tình huống rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi vào mục đích khác, GV cần giúp HS nắm được yêu cầu sử dụng câu hỏi: Hoàn cảnh sử dụng câu hỏi được mô tả trong đề bài là hoàn cảnh câu hỏi mục đích gì? (Câu hỏi thể hiện: Thái độ khen chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn) Phương pháp chủ yếu dùng trong bước này là phương pháp đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt của GV hoặc phương pháp thảo luận nhóm giải đáp các yêu cầu của GV nêu ra. Sử dụng phương pháp phân tích tình huống sử dụng câu hỏi sẽ giúp HS nhận ra được các yếu tố của ngữ cảnh tình huống như có những nhân vật nào tham gia hỏi hoàn cảnh hỏi là gì, môi trường hỏi ra sao, đề tài và đích của cuộc hỏi - đáp như thế nào từ đó nhận ra vấn đề cần giải quyết trong bài tập. Bước này tương đương với bước phân tích đề khi làm bài Tập làm văn nhưng cách làm có khác hơn.

VD: Trong bài tập 2 [36, tr.143] có tình huống yêu cầu HS đặt câu hỏi của em trong trường hợp:

Tình huống 1: Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Đề tài hỏi: Hỏi để yêu cầu bạn chờ xong giờ sinh hoạt mới được nói chuyện Nhân vật sử dụng câu hỏi: em và các bạn

trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em.

Môi trường sử dụng câu hỏi: Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường. Đích của cuộc hỏi - đáp: Bạn nghe theo yêu cầu của em (trật tự)

Vấn đề cần đặt ra trong tình huống sử dụng câu hỏi nhằm mục đích yêu cầu đề nghị liên hệ đến bài Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh đã được học ở lớp 1: Em hỏi và trả lờiNói lời hay, ở lớp 3 để nhắc lại những kĩ năng các em đã được biết: phải luôn suy nghĩ, lựa chọn lời yêu cầu phù hợp với người nghe và giữ thái độ tự nhiên, thân thiện với bạn em

Bước 2: Thực hành đặt câu hỏi

Khi thực hành đặt câu hỏi, GV cần giúp HS hình dung ra những diễn biến chính, những nội dung chủ yếu của tình huống để HS sẽ tự tìm ra câu hỏi sao cho phù hợp. Sau đó GV tổ chức cho HS thực hành cuộc thoại theo tình huống được bài tập đặt ra bằng phương pháp đóng vai. Khi thực hành đáp lời theo tình huống đặt ra, dựa trên gợi ý chính của cuộc thoại, từng nhân vật phải tìm ra lời thoại của mình. Có thể thực hành tối thiểu hai lần hoặc nhiều hơn tùy theo quỹ thời gian dành cho bước này. Điều quan trọng là sau mỗi lần thực hành, GV và HS nhận xét xem các lời thoại có gắn với nội dung cuộc thoại, có phù hợp với hoàn cảnh xã hội, môi trường và nhân vật tham gia đáp lời không, đã giải quyết được vấn đề đặt ra cho cuộc đáp lời chưa, đạt được đích của câu hỏi hay không?... Ngoài ra còn có thể nhận xét về cách sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói, việc thực hiện các quy tắc và phương châm sử dụng câu hỏi. Lần thực hành sau cần phát triển các kết quả đạt được, khắc phục các nhược điểm của lần thực hành trước sao cho lần sau hoàn chỉnh hơn lần trước. GV không đòi hỏi các em phải nói giống nhau về nội dung cũng như ngữ điệu và có động tác phụ trợ như nhau. Hãy để các em nói theo cách nghĩ và cách nói của mình. Chỉ những lời nói hoặc các yếu tố phụ trợ sai lạc hẳn với đề tài hoặc

với quan hệ liên cá nhân mới cần nhận xét uốn nắn. Điều cần lưu ý là, trong các vấn đề giao tiếp đời thường này, vốn hiểu biết của các em đã có ít nhiều. Vì thế lời hướng dẫn của GV không nên dài dòng mà chỉ nêu những điểm chính theo cách khơi gợi hơn là sa vào mô tả chi tiết, lan man.

VD: Bài tập 2 [36, tr.143] có 4 tình huống yêu cầu HS đặt câu hỏi của em để yêu cầu, đề nghị (tình huống 1), khen (tình huống 2), tự trách mình (tình huống 3), khẳng định (tình huống 4) GV có thể cho từng cặp HS lên trước lớp đóng vai. Một em làm người đặt câu hỏi, em kia làm người đáp lại âu hỏi đó. Ở lần đóng vai đầu tiên này, GV cần hướng dẫn các em không chỉ vận dụng quy tắc tôn trọng người nghe mà còn chú ý đến quy tắc khiêm tốn về phía người nói. Vì vậy, GV yêu cầu HS nhận xét xem các bạn tham gia đóng vai đã có câu hỏi thể hiện đúng nội dung và có nét mặt phù hợp chưa? Sau khi HS nhận xét xong, GV sẽ cùng HS thống nhất những nét mặt cử chỉ nên có khi hỏi cũng như khi đáp lại lời. GV cần giúp HS hiểu được khi sử dụng câu hỏi nhằm mục đích khác trước hết phải chân thành, lịch sự, lễ phép và đi liền với cách biểu hiện tình cảm, thái độ của mình. Sau đó tùy từng đối tượng là người thân hay xa lạ, là bề trên hay bạn bè, mà ta có cách hỏi phù hợp. Cuối cùng cần có cử chỉ, nét mặt, giọng nói... phụ họa để góp phần bộc lộ nội dung của câu hỏi. Chính vì vậy khi đặt câu hỏi nhằm yêu cầu, đề nghị nên bắt đầu bằng câu nói: “Làm ơn” rồi có thể thêm lời vào cho phù hợp với từng tình huống. Khi HS lên đóng vai lần thứ hai, GV cho HS cả lớp nhận xét xem các bạn đóng vai lần này đã có câu nói, cử chỉ điệu bộ hay hơn, tự nhiên hơn các bạn đóng vai lần trước không.

- Tình huống thứ nhất, em hỏi để yêu cầu bạn không nói chuyện. GV có thể gợi ý để HS đặt câu hỏi:

+ HS1: Cậu làm ơn để sau giờ sinh hoạt mình nói chuyện được không trật tự được không? (Nét mặt mong mỏi, giọng nói thân mật)

- Tình huống thứ hai, em khen nhà bạn sạch. GV có thể gợi ý để HS đặt câu hỏi:

+ HS1: Sao nhà cậu có thể sạch đến vậy nhỉ? (Nét mặt ngạc nhiên, giọng nói gưỡng mộ)

- Tình huống thứ ba, em phải tự trách mình vì làm bài sai. HS có thể hỏi như sau:

+ HS1: Trời ơi, sao mình có thể chủ quan đến thế nhỉ? (Nét mặt buồn; giọng nói chán nản)

- Tình huống bốn: Em sẽ đặt câu hỏi thể hiện trò chơi diều thú vị.

+ HS1: Mình thấy chơi diều cũng thú vị đấy chứ nhỉ? (Nét mặt vui vẻ; giọng nói hào hứng )

Bước 3: Đánh giá

Để giúp HS có căn cứ đánh giá một tình huống dùng câu hỏi vào mục đích khác đã đạt yêu cầu hay chưa, GV cũng gắn bảng tiêu chí nhận xét như ở tình huống dùng câu hỏi mục đích để hỏi:

- Câu hỏi rõ ràng - Hỏi đúng mục đích

- Thể hiện thanh lịch - văn minh - Thái độ, nét mặt phù hợp

Giáo viên không chỉ xem mình là người duy nhất có quyền nhận xét, đánh giá mà cần tạo điều kiện cho các em tự đánh giá lẫn nhau. Khi tổ chức cho cả lớp nhận xét bài làm của các bạn, GV cần hướng dẫn HS chỉ ra những ưu điểm của bạn. GV cần khen ngợi một cách kịp thời những thành công, tiến bộ dù là nhỏ nhất của HS. Khi HS nói chưa đạt yêu cầu, GV cũng không nên vội vàng cho điểm kém hoặc chê bai nặng nề khiến HS xấu hổ, mặc cảm.

là một hoạt động dạy học nằm trong định hướng đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu dạy học tiếng mẹ đẻ hiện đại. Trong đó, hội thoại là hoạt động thường xuyên, phổ biến của loài người khi sử dụng ngôn ngữ. Nếu thống kê, có lẽ hội thoại chiếm đến 70 - 80% thời gian con người sử dụng ngôn ngữ trong một ngày. Không có hoạt động ngôn ngữ này, mọi sự giao lưu sẽ đình trệ. Dạy kĩ năng sử dụng câu hỏi cho HS chính là dạy hội thoại. Khi dạy kĩ năng sử dụng câu hỏi cho HS, nhà trường thực sự đưa việc dạy tiếng vào quá trình giao tiếp bởi mỗi câu hỏi đưa ra gắn với một tình huống giao tiếp. Thông qua việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi tích hợp với chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh, HS được hướng dẫn để hiểu cách xác định đề tài, chủ đề cũng như đích của hội thoại,

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho học sinh lớp 4 (LV01260) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)