7. Bố cục luận văn
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
3.1.2.1. Lựa chọn bài dạy thực nghiệm
Để đáp ứng được mục đích TN cho đề tài của luận văn, chúng tôi chọn ba bài trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 trong đó có một bài có các bài tập thuộc dạng dùng câu hỏi nhằm mục đích để hỏi (đó là bài Câu hỏi và dấu chấm hỏi - tuần 13), một bài có các bài tập thuộc dạng dùng câu hỏi để yêu cầu, đề nghị; khen, chê; khẳng định, phủ định (đó là bài Dùng câu hỏi vào mục đích khác - tuần 14), một bài có cả hai dạng câu hỏi dùng để hỏi và dung vào mục đích khác (đó là bài Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi - tuần 15).
3.1.2.2. Định hướng thiết kế giáo án thực nghiệm
Định hướng thiết kế giáo án TN được xác định từ việc lựa chọn các bài dạy TN ở môn Luyện từ và câu lớp 4. Giáo án cụ thể cho các bài dạy học TN phải theo hướng vận dụng được lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi. Vì vậy các giáo
án bên cạnh việc xây dựng để tuân thủ những yêu cầu chung thì từng bước đi, từng hoạt động cũng phải được xây dựng theo hướng vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi. Đó là phải chú trọng mối quan hệ giữa người hỏi và người đáp, quan hệ giữa GV và HS, quan hệ giữa chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh và nội dung rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi. Chúng tôi yêu cầu giáo án phải thực hiện được:
- Ba bước của quy trình vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
- Định hướng sử dụng các hình thức sử dụng câu hỏi khác nhau vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi.
- Định hướng việc vận dụng lí thuyết giao tiếp để tổ chức các hoạt động trao đổi giữa HS với HS, giữa HS với GV.
- Định hướng việc lựa chọn nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh phù hợp với nội dung rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi sẽ dạy.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để đánh giá mức độ tiếp nhận kĩ năng sử dụng câu hỏi sao cho thanh lịch - văn minh theo các bước nhận thức của quy trình dạy học.
3.1.2.3. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp được xác định, từ khi GV và HS bắt đầu tiến hành một tiết học trong khoảng thời gian 35 phút. Các bước tổ chức các hoạt động dạy học vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 phải đảm bảo các yêu cầu về mặt lôgíc giữa các thành phần của bài học. Dưới đây là đề xuất của chúng tôi về các bước lên lớp trong một tiết học:
- Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ (khoảng 5 phút)
GV có thể cho HS hát một bài để các em thấy phấn chấn, vui vẻ khi bắt đầu bài học. Sau đó GV tùy theo nội dung bài trước mà lựa chọn câu hỏi hay bài tập để kiểm tra sự nắm - hiểu bài cũ của các em. Từ đó tìm hướng bắt sang bài mới sao cho tự nhiên mà vẫn kích thích trí tò mò, sự ham hiểu biết cái mới.
- Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới (khoảng từ 25 đến 28 phút). Trong khoảng thời gian này GV phải dành từ 10 đến 15 phút cho các hoạt động của HS, chủ yếu là các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
Tùy từng nhóm bài tập mà GV có cách tổ chức hoạt động thực hành khác nhau. VD như với kiểu bài Làm quen với câu hỏi, GV chỉ áp dụng bước phân tích các văn bản mẫu có chứa câu hỏi để từ đó rút ra dặc điểm và dấu hiệu nhận biết phù hợp.
Còn đối với các kiểu bài tập còn lại, trong từng yêu cầu của đề, HS phải thực hiện theo quy trình ba bước:
Bước 1: Phân tích yêu cầu đề bài. Ở bước này, chúng tôi yêu cầu các em phải đọc yêu cầu đề bài cho để xác định xem mình phải làm gì (mục tiêu), nếu đề yêu cầu đặt câu hỏi thì đặt như thế nào (sử dụng câu hỏi nhằm mục đích để hỏi hay câu hỏi dùng vào mục đích khác), hỏi ai (xác định vai hỏi, thái độ cử chỉ khi hỏi và cách đáp lời sao cho lịch sự, có văn hóa (sử dụng nội dung nào trong chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh đã học cho phù hợp). Phương pháp chủ yếu dùng trong bước này là phương pháp đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi có tính chất dẫn dắt, gợi mở của GV để HS thảo luận nhằm nắm được yêu cầu của tình huống sử dụng câu hỏi đề bài cho.
Bước 2: Thực hành đặt câu hỏi GV có thể cho HS dựa trên kết quả phân tích đề bài ở trên mà dùng trí tưởng tượng kết hợp với hiểu biết của bản thân liên quan đến sử dụng câu hỏi để tự phác họa những diễn biến chính cuộc thoại bằng các câu hỏi và thực hành với bạn, với GV. Trong bước này, hoạt
động chủ yếu của GV là điều chỉnh quá trình thực hành sử dụng câu hỏi của HS, giải đáp thắc mắc và gợi mở giúp cho HS nâng cao kĩ năng đặt câu hỏi của mình.
Để kiểm tra xem các câu hỏi đó đã đúng nội dung chưa, có phù hợp hoàn cảnh xã hội, môi trường và nhân vật tham gia hỏi không, đã giải quyết được vấn đề đặt ra chưa và có đạt được đích của giao tiếp không, GV cần phải có bước 3 là bước Đánh giá. Ngoài các yếu tố trên, GV còn có thể yêu cầu HS nhận xét thêm về cách sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho câu hỏi và nhận xét xem các câu hỏi đó đã lịch sự chưa. GV nên định hướng cho HS nhận xét bạn bằng các tiêu chí cụ thể trong bảng tiêu chí gắn trước lớp.
- Củng cố, dặn dò chuẩn bị bài sau (khoảng 2 đến 5 phút)
Để củng cố cho HS, GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi ngắn gọn, súc tích nhằm tổng kết lại toàn bộ nội dung kiến thức các em vừa học, sau đó thì dặn dò các em về nhà làm những công việc gì để ôn lại kiến thức đã học và chuẩn bị cho giờ học sau.
3.1.2.4. Các giáo án cụ thể
Giáo án 1: Câu hỏi và dấu chấm hỏi (Tuần 13)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức: Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi
2. Về kĩ năng: Xác định được câu hỏi trong 1 văn bản, đặt được câu hỏi thông thường
3. Thái độ: Biết đặt câu hỏi thể hiện sự lịch sự, văn minh trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị
1. GV - Giáo án
- Bảng phụ ghi nội dung bài Người tìm đường lên các vì sao và Bảng phụ kẻ các cột câu hỏi của ai - hỏi ai - dấu hiệu
2. HS
- Đọc trước bài ở nhà - Bút dạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Thời
gian
Các hoạt động
dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
3’ A. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Đọc đoạn văn theo yêu cầu bài tập 3 tiết trước. - GV nhận xét - 2 HS đọc bài làm - Nhận xét, bổ sung B. Bài mới 1’ 1. Giới thiệu bài - Dẫn: Trong cuộc sống hàng ngày khi nói và viết, các em thường xuyên dung đến câu hỏi. Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi
- Lắng nghe
- Ghi bảng Câu hỏi và dấu
Thời gian
Các hoạt động
dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt 3’ 2. Nhận xét: Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc nội dung ài tập 1 - 1HS đọc yêu cầu Ghi lại các câu hỏi trong bài Tập đọc " Người tìm đường lên các vì sao" - Tổ chức cho HS suy nghĩ và làm bài cá nhân
- Bao quát giúp các HS còn lúng túng
- HS đọc yêu cầu của bài, từng em đọc thầm bài “Người tìm đường lên các vì sao”, phát biểu ý kiến - GV chốt lời giải đúng: 3’ Bài 2: Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
- Gọi HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm 2 để làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS trao đổi nhóm
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét - HS trình bày kết quả - GV chốt ý kiến đúng 5’ Bài 3: Những dấu hiệu nào nhận ra đó là câu hỏi? - GV treo bảng phụ - HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời - Vài HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung - GV chốt, ghi bảng phụ nội
dung cột
- GV nêu câu hỏi để HS rút ra ghi nhớ:
+ Câu hỏi sử dụng để làm gì? + Câu hỏi đặc điểm gì đặc biệt?
- 1 vài HS trả lời. - Dùng để hỏi những điều chưa biết. - Có các từ nghi vấn (ai, gì…). Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Thời gian
Các hoạt động
dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt 2’ 2.3: Ghi nhớ - Yêu cầu 3,4 HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ
- 3, 4 HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS lấy ví dụ - HS giỏi, HS khá lấy ví dụ 3. Hƣớng dẫn làm bài tập 8’ Bài 1: Tìm câu hỏi trong bài : Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài, gạch dưới những câu hỏi có trong truyện bằng bút chì.
- HS làm bài cá nhân gạch trong SGK - GV phát 3,4 tờ phiếu cho vài
HS
- 1 số HS làm bài vào phiếu - Mời 3 - 4 HS trình bày bài làm
phiếu trước lớp. - 1 vài HS báo cáo - HS khác bổ sung - GV chốt câu trả lời đúng - GV hỏi thêm:
+ Câu hỏi đó của nhân vật nào? + Để hỏi ai?
+ Từ nghi vấn là gì?
- GV viết đáp án lên phiếu trước lớp. - HS trả lời. Bài 2: Đặt câu hỏi và trao đổi với bạn về nội dung liên quan đến các câu trong bài Văn hay chữ tốt.
- Hỏi: Đề bài yêu cầu gì? - HS đọc yêu cầu bài tập 2. - GV phân tích yêu cầu của bài
và làm mẫu
- Ở lớp 1, em đã được học bài Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh: Em hỏi và trả lời. Em đã biết hỏi và trả lời đầy đủ cả câu, biết lễ phép hỏi người lớn tuổi, thân thiện khi hỏi bạn bè, em nhỏ… Còn ở lớp 2, các em
Thời gian
Các hoạt động
dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
cũng được học bài: Ý kiến của em và tôn trọng người nghe. Cho nên các em cũng có kĩ năng biết xin phép người nghe để nêu ý kiến và luôn chú ý thái độ người nghe để có cách ứng xử phù hợp. Vì vậy, các em cần hỏi như thế nào, đáp lại câu hỏi của bạn ra sao cho phù hợp với nội dung bài và theo tiêu chí thanh lịch văn minh đã được học.
- Gọi 2 HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: hỏi đáp lẫn nhau.
- 1 cặp HS làm mẫu - Từng cặp HS đọc thầm bài “Văn hay chữ tốt”, thực hành hỏi - đáp - Tổ chức cho HS hỏi đáp trước lớp:
- Mời 1 nhóm lên hỏi - đáp. - 1 nhóm hỏi - đáp
- Gắn tiêu chí yêu cầu HS nhận xét. - Nhận xét theo tiêu chí. - Tiêu chí nhận xét: - Nói to, rõ ràng. - Đúng nội dung. - Thái độ, nét mặt phù hợp. - Gọi nhóm khác đứng dậy hỏi -
đáp lần 2, sau khi rút kinh nghiệm.
- HS thực hành - Cho HS nhận xét kết quả đóng
vai lần sau: Các bạn hỏi - đáp lần này có câu nói cử chỉ điệu bộ có hay hơn, tự nhiên hơn các bạn đóng vai lần trước không?
- HS nhận xét theo câu hỏi gợi ý.
Thời gian
Các hoạt động
dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
- GV nhấn mạnh những câu nói, cách nói (nên dùng) và điệu bộ nét mặt nên có khi hỏi - đáp.
- Thống nhất cách hỏi và cử chỉ, nét mặt nên có khi trao đổi với bạn. - Cần trao đổi đúng nội dung với thái độ lịch sự, hoà nhã, vui vẻ. Bài 3: Đặt 1 câu để tự hỏi mình
- Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc yêu cầu - Đề bài yêu cầu em hỏi ai? - Trả lời. - GV gợi ý các tình huống: HS
có thể tự hỏi về một bài học đã qua, một cuốn sách cần tìm, một bộ phim đã xem…
- Lưu ý HS nói đúng ngữ điệu của câu hỏi- tự hỏi mình.
- Lắng nghe
- Yêu cầu HS đặt câu và nối tiếp đặt câu của mình - HS nối tiếp đọc câu với từng tình huống đó. - GV gọi HS nhận xét câu đã đặt
của bạn đã đúng yêu cầu chưa, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt đã tự nhiên, biểu cảm chưa?
- Nhận xét, bổ sung - Tiêu chí nhận xét: - Nói to, rõ ràng. - Đúng nội dung. - Thái độ, nét mặt phù hợp. 4. Củng cố, dặn dò
- Hỏi lại HS phần ghi nhớ
- Nhận xét tiết học và nhắc nhở HS nhớ thực hành đặt câu hỏi để trao đổi với bạn, gia đình, người quen để thể hiện mình là một trò ngoan, lịch sự.
- HS đọc - Lắng nghe
Giáo án 2: Dùng câu hỏi vào mục đích khác (Tuần 14)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức: Nắm được 1 số tác dụng phụ của câu hỏi.
2. Về kĩ năng: Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể
3. Thái độ: Biết thể hiện sự lịch sự, văn minh trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị
1. GV
- Giáo án
- Tranh vẽ phóng to minh họa tình huống trong SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 (phần nhận xét).
2. HS
- Đọc trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Thời
gian
Các hoạt động
dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt 3’ A. Kiểm tra bài cũ - GV đưa câu có phần in đậm, yêu cầu HS đặt câu hỏi:
- Yêu cầu đặt câu có sử dụng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi
- HS làm bài.
- Hs đặt câu.
- Gắn tiêu chí, yêu cầu HS nhận xét.
Nhận xét phần đặt câu hỏi của từng bạn. Tiêu chí nhận xét: - Nói to, rõ ràng. - Hỏi đúng nội dung. - Thái độ, nét mặt phù hợp. - Nhận xét từng HS. - Lắng nghe
Thời gian
Các hoạt động
dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu