Đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế t
Trang 1-****** -
ĐỖ HỒNG PHÚC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
LỚP 3 TRÊN NGỮ LIỆU CÓ TÍNH TƯƠNG ĐỒNG
VỚI VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2014
Trang 2-****** -
ĐỖ HỒNG PHÚC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
LỚP 3 TRÊN NGỮ LIỆU CÓ TÍNH TƯƠNG ĐỒNG
VỚI VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Anh Xuân
HÀ NỘI, 2014
Trang 3Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Có được kết quả này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS Lê Anh Xuân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng và trường Tiểu học Cầu Diễn, huyện Từ Liêm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Cuối cùng xin gừi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nhỏ này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên
ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa được chúng
tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác đã công bố
Tác giả
Đỗ Hồng Phúc
Trang 5MỤC LỤC VÀ BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ……… 1
NỘI DUNG……… 8
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1 Cơ sở lí luận……… 8
1.2 Cơ sở thực tiễn……… 20
Tiểu kết 1……… 22
Chương 2: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa… 24
2.1 Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa……… 24
2.2 Hệ thống bài tập cụ thể……… 24
Tiểu kết 2……… 79
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm……… 80
3.1 Một số vấn đề chung……… 80
3.2 Tiến trình triển khai thực nghiệm……… 90
3.3 Kết quả thực nghiệm……… 91
Tiểu kết 3……… 95
KẾT LUẬN……….……….………… 96
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO…….……… 99
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Tiểu học là bậc học nền tảng, cung cấp những cơ sở ban đầu về tri thức, kĩ năng cho học sinh (HS) Những tri thức, kĩ năng này chính là hành trang cần thiết giúp các em có thể học tốt hơn ở những bậc học sau Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện Do
đó HS Tiểu học được học tập nhiều môn học, trong đó môn Tiếng Việt là môn học quan trọng bậc nhất trong chương trình Tiểu học Môn Tiếng Việt giúp rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp… Vì vậy
nó được xem là môn học công cụ giúp HS học các môn học khác tốt hơn Đây cũng là môn học thực hành giúp hình thành và phát triển ở HS bốn kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) Thông qua các bài tập trong môn Tiếng Việt, cụ thể
là ở phân môn Tập làm văn, HS được tham gia vào những tình huống giao tiếp cụ thể, từ đó các em có những kĩ năng giao tiếp phù hợp với lứa tuổi và thực tiễn cuộc sống Ngoài phân môn Tập làm văn, môn Tiếng Việt còn gồm nhiều phân môn khác như Tập đọc (TĐ), Luyện từ và câu (LTVC), Kể chuyện, Chính tả, Tập viết Các văn bản cùng hệ thống bài tập trong các phân môn này góp phần cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người Từ đó nâng cao hiểu biết cho các em Đặc biệt, qua các văn bản nghệ thuật, HS được cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống, cảm nhận nét đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ Qua đó hình thành và bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt trong tâm hồn các em, giúp các em có thói quen giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt
1.2 Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS là việc làm thiết thực
Hệ thống bài tập luyện tập môn Tiếng Việt nếu được xây dựng trên ngữ liệu
là những văn bản có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa (SGK)
sẽ đạt được nhiều mục đích Hệ thống bài tập Tiếng Việt sẽ giúp HS được ôn
Trang 8luyện kiến thức đã học trong SGK, rèn luyện và nâng cao các kĩ năng Những ngữ liệu mới trong hệ thống bài tập Tiếng Việt không chỉ góp phần mở rộng hiểu biết, vốn sống cho HS mà còn tạo tính hấp dẫn, khơi gợi sự hứng thú và sáng tạo của các em bởi tính mới mẻ của ngữ liệu Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế bài tập Tiếng Việt cho HS, giáo viên (GV) được tìm hiểu, nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, nhiều tác phẩm của các tác giả khác vì thế nó cũng góp phần mở mang kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng đọc và nghiên cứu của GV Đồng thời, việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cũng khuyến khích khả năng sáng tạo của GV trong quá trình lựa chọn ngữ liệu, xây dựng các dạng bài tập mới
1.3 Hiện nay mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) đã được triển khai thí điểm ở gần 2000 trường tiểu học trên địa bàn cả nước Mô hình trường học mới này chú trọng phát triển năng lực của từng cá nhân học sinh Điểm khác biệt lớn nhất giữa mô hình trường học mới VNEN so với mô hình truyền thống hiện nay là không yêu cầu, bắt buộc các HS phải hoàn thành bài tập cùng một tiến độ như nhau Vì thế khi tham gia giảng dạy theo mô hình trường học mới, GV luôn phải chuẩn bị sẵn hệ thống các bài tập củng cố, ôn luyện hoặc nâng cao kiến thức cho đối tượng học sinh khá, giỏi khi các em đã hoàn thành xong bài học trong sách Việc cung cấp cho HS hệ thống bài tập môn Tiếng Việt trên những ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa chính là một biện pháp giúp HS ôn luyện và mở rộng kiến thức theo chủ điểm mà các em đang học Vì vậy việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS chính là việc làm cần thiết đối với tất cả những GV đang giảng dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam
Đó là những lý do chính dẫn đến việc hình thành đề tài: Xây dựng hệ
thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa
Trang 92 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho
HS lớp 3”
Tiếng Việt không chỉ là môn học công cụ giúp HS học tập các môn học
khác tốt hơn mà đây còn là môn học thực hành, giúp HS vận dụng kiến thức,
kĩ năng vào cuộc sống hàng ngày Vì vậy để giúp HS học tốt môn Tiếng Việt, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời những cuốn sách bài tập để
sử dụng ngay văn bản của phân môn TĐ trong SGK Tiếng Việt lớp 3 rồi viết lại câu hỏi tìm hiểu bài dưới dạng bài tập trắc nghiệm Một số tác giá khác thì
sử dụng văn bản trong SGK Tiếng Việt lớp 4, 5 để thiết kế bài tập phân môn LTVC, Chính tả
Các công trình nghiên cứu trên đều có tác dụng giúp HS củng cố, ôn luyện kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt Tuy nhiên vì các công trình này đều
sử dụng văn bản trong SGK nên không khơi gợi được hứng thú với HS cũng như không giúp mở rộng thêm vốn hiểu biết về văn học, cuộc sống cho HS
Trang 102.2 Lịch sử nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho
HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK”
Thực tế đã có một số công trình sử dụng ngữ liệu khác với văn bản trong
SGK khi xây dựng bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 Tiêu biểu là các cuốn sách:
- Lê Phương Nga (2009), 35 đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
- Đặng Thị Trà, Trần Thu Thủy (2011), Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp
3, Nhà xuất bản Sư phạm, Hà Nội
- Lê Phương Liên (2012), 39 đề Tiếng Việt lớp 3, Nhà xuất bản Đại học
sư phạm, Hồ Chí Minh
Các cuốn sách trên có hai điểm chung Một là, hệ thống bài tập đều bám sát các đơn vị kiến thức trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 và được sắp xếp theo từng tuần Hai là, các tác giả đều sử dụng một văn bản để xây dựng tích hợp bài tập ở nhiều phân môn như TĐ, LTVC, Chính tả, Tập làm văn
Những công trình nghiên cứu trên chính là định hướng cần thiết cho
việc nghiên cứu luận văn Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh
lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống bài tập luyện tập kiến thức Tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 Tuy nhiên luận văn chỉ tập trung xây dựng hệ thống bài tập cho hai phân môn: TĐ, LTVC bởi đây là hai phân môn sử dụng nhiều văn bản nhất
Trang 11Giới hạn phạm vi thực nghiệm: Việc thực nghiệm (TN) được thực hiện tại trường Tiểu học Đồng Tâm - Quận Hai Bà Trưng (nội thành Hà Nội) và trường Tiểu học Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội)
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho
HS lớp 3
- Làm rõ hiệu quả của hệ thống bài tập Tiếng Việt được xây dựng trên
ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK trong việc dạy- học Tiếng Việt lớp 3
- Xây dựng được hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu
có tính tương đồng với văn bản trong SGK
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài
- Điều tra thực trạng việc dạy - học Tiếng Việt lớp 3 (các phân môn TĐ, LTVC)
- Tìm các ngữ liệu tương đương với văn bản trong SGK và xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3
- Thực nghiệm
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu lí luận được vận dụng khi:
- Nghiên cứu các tài liệu về ngôn ngữ học, văn bản để tìm ra cơ sở khoa học trong việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3
- Nghiên cứu các tài liệu về chương trình, SGK môn Tiếng Việt để việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS đạt hiệu quả cao
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi, đặc điểm tư duy, ngôn ngữ
Trang 12của HS Tiểu học để xác định tiền đề cho việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
- Nghiên cứu các tác phẩm truyện, thơ,… phù hợp với lứa tuổi Tiểu học để tìm ngữ liệu cho hệ thống bài tập Tiếng Việt
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được vận dụng trong quá trình quan sát, dự giờ để tìm hiểu về chất lượng dạy- học, hoạt động dạy- học, xu thế dạy- học môn Tiếng Việt (các phân môn TĐ, LTVC) ở Tiểu học, từ đó rút ra những nhận định về thực trạng dạy học môn Tiếng Việt để có phương hướng trong việc xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với HS lớp 3
5.3 Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm (TN) vận dụng trong quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập các phân môn TĐ, LTVC cho HS lớp 3; tổ chức TN ở trường Tiểu học có đối chứng (ĐC), tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của HS (bằng phiếu điều tra, bài kiểm tra) có so sánh với lớp ĐC
5.4 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được vận dụng trong quá trình thống kê chủ điểm các tuần học trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, phân loại các dạng bài tập, phiếu điều tra, bài kiểm tra của HS để đưa ra những kết luận cần thiết của đề tài
6 Giả thuyết khoa học
6.1 Về lí luận
Nếu đề tài thực hiện thành công thì sẽ làm sáng tỏ hiệu quả và tính khả thi của hệ thống bài tập Tiếng việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK
6.2 Về thực tiễn
- Xây dựng được hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu
Trang 13có tính tương đồng với văn bản trong SGK
- HS yêu thích môn học Tiếng Việt, hình thành và bồi dưỡng cho HS
tình yêu tiếng mẹ đẻ, có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 14NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của môn Tiếng Việt lớp 3
Chương trình Tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn và phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Những mục tiêu trên được cụ thể hóa thành mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 3 (phân môn TĐ, LTVC) như sau
1.1.1.1 Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của phân môn Tập
đọc - môn Tiếng Việt lớp 3
Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc), nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài đọc
- Học sinh có khả năng trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của từng đoạn hay toàn bài đọc
- Làm tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt của học sinh
- Mở rộng hiểu biết về văn học, về cuộc sống cho học sinh
Trang 15- Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, phán đoán,…
Yêu cầu về kĩ năng:
+ Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm thán
+ Cường độ đọc vừa phải (không quá to, không quá nhỏ)
+ Tốc độ đọc vừa phải (học kì 1 khoảng 60 chữ/phút, học kì 2 khoảng 70 chữ/phút) với văn bản có độ dài khoảng 200 chữ
+ Đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng trong câu, trong đoạn, bài
+ Điều chỉnh giọng đọc để phân biệt lời các vai khi đọc văn bản truyện
+ Thể hiện tình cảm vui buồn qua giọng đọc cho phù hợp với nội dung của bài đọc
+ Đọc thuộc và biết thể hiện tình cảm qua giọng đọc khi đọc các đoạn hoặc bài thơ trong sách có độ dài khoảng 100 chữ
- Kĩ năng đọc thầm và hiểu:
+ Biết đọc thầm, không mấp máy môi để tìm một số từ hoặc tìm câu
Trang 16chốt đoạn tìm một số ý trong đoạn
+ Tốc độ đọc khoảng 80-100 chữ/phút
+ Hiểu nghĩa của từ và cụm từ quan trọng trong đoạn
+ Phát hiện các từ mới chứa ý quan trọng trong đoạn
+ Diễn đạt ý các câu quan trọng trong đoạn bằng cách diễn đạt khác với diễn đạt nguyên văn
+ Hiểu nghĩa hàm ẩn đơn giản của một số câu trong đoạn
+ Tìm được ý chính của đoạn qua hoạt động đặt tên cho đoạn hoặc tóm tắt lại đoạn
+ Nêu được cảm xúc chủ đạo trong một đoạn hay bài thơ ngắn
+ Phát hiện được một số từ, câu, chi tiết được dùng với dụng ý nghệ thuật trong các văn bản văn chương
+ Kể lại được tóm tắt văn bản ngắn (khoảng 150 chữ)
Kĩ năng nghe
+ Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài
+ Nghe – hiểu các yêu cầu, câu hỏi của thầy cô
+ Nghe – hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn
+ Nghe – hiểu các văn bản thuộc thể loại kể chuyện, miêu tả ở mức độ: nhắc lại được tình tiết chính, nêu được ý chính của đoạn, liên hệ nội dung văn bản với thực tế để rút ra bài học cho bản thân
+ Nghe – hiểu các văn bản hành chính ở mức độ đơn giản: nhắc lại đúng một thông tin quan trọng, nêu ý chính của văn bản
Yêu cầu về thái độ:
- Học sinh có tình cảm yêu quý, kính trọng và biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu
- Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu
- Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hay trong SGK, học sinh có
Trang 17ham muốn đọc sách, có khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt; yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
1.1.1.2 Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của phân môn Luyện
từ và câu - môn Tiếng Việt lớp 3
Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có vốn từ nhất định về các chủ điểm trong chương trình
- Bước đầu học sinh được làm quen với các từ địa phương
- Học sinh nắm vững các mô hình câu (Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?) và các thành phần câu (Ai ?, Là gì ?, Làm gì ?, Thế nào ?, Khi nào ?, Ở đâu ?, Vì sao ? Như thế nào ?, Để làm gì ?, Bằng gì ?)
- Học sinh biết cách sử dụng các dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm
- Học sinh có hiểu biết sơ giản về phép tu từ so sánh (nêu tên các sự vật được so sánh với nhau, từ so sánh, kiểu so sánh)
- Học sinh có hiểu biết sơ giản về phép tu từ nhân hóa (nêu tên sự vật được nhân hóa, cách nhân hóa)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh có kĩ năng dùng từ, đặt câu
- Biết đặt câu theo mô hình: Ai là gì ?; Ai làm gì ?; Ai thế nào ?
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu và mở rộng câu bằng các thành phần phụ như trạng ngữ, phụ ngữ của cụm từ
- Biết điền dấu câu thích hợp vào văn bản
- Biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để đặt câu
Yêu cầu về thái độ:
- Có ý thức, thói quen dùng từ đúng; nói, viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp hàng ngày
- Yêu thích môn học tiếng Việt; yêu quí và giữ gìn sự trong sáng của
Trang 18Tiếng Việt
1.1.2 Tầm quan trọng của hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh 1.1.2.1 Tầm quan trọng của hệ thống bài tập Tiếng Việt trong việc đạt
mục tiêu về kiến thức cho học sinh lớp 3
Những ngữ liệu được chọn để thiết kế bài tập cho HS có tính tương đồng với văn bản trong SGK (về thể loại, chủ đề) vì thế hệ thống bài tập này luôn bám sát vào chương trình Tiếng Việt lớp 3, đảm bảo ôn luyện đúng kiến thức trọng tâm trong chương trình Do vậy việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc ôn luyện, khắc sâu kiến thức đã học, giúp HS đạt được mục tiêu về kiến thức của môn Tiếng Việt
1.1.2.2 Tầm quan trọng của hệ thống bài tập Tiếng Việt trong việc đạt mục tiêu về kĩ năng cho học sinh lớp 3
Hệ thống bài tập Tiếng Việt là tập hợp những dạng bài tập phong phú,
mới mẻ dành cho HS Các bài tập này không chỉ nhằm mục đích ôn luyện kiến thức đã học trong chương trình mà còn tạo cơ hội cho HS được rèn luyện sâu hơn bốn kĩ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết
Ví dụ: Phân môn TĐ trong chương trình lớp 3 hiện nay chủ yếu chỉ rèn luyện cho HS kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm mà xem nhẹ việc rèn kĩ năng đọc hiểu Bởi lẽ hệ thống câu hỏi sau các bài tập đọc trong chương trình đa phần là câu hỏi tự luận Một giờ học chỉ có vài HS được tham gia trả lời nên hầu hết các em có kĩ năng đọc hiểu kém Trong khi đó, hệ thống các bài tập của phân môn TĐ mà chúng tôi xây dựng có nhiều câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan nên tạo cơ hội cho tất cả HS đều được trả lời câu hỏi tìm hiểu về nội dung bài đọc Nhờ đó mà kĩ năng đọc hiểu được nâng cao hơn Như vậy, hệ thống bài tập Tiếng Việt đã bổ sung, rèn luyện thêm những
kĩ năng mà HS còn yếu hoặc thiếu hụt qua chương trình học Do đó nó có vai
trò rất quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu về kĩ năng cho HS lớp 3
Trang 191.1.2.3 Tầm quan trọng của hệ thống bài tập Tiếng Việt trong việc đạt mục tiêu về thái độ cho học sinh lớp 3
Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt, chúng tôi đã cân
nhắc và lựa chọn các ngữ liệu không những tương đồng với văn bản trong SGK về thể loại và chủ đề mà các ngữ liệu này còn có nội dung hấp dẫn, mang tính giáo dục, tính nghệ thuật cao Vì thế hệ thống bài tập này không chỉ
có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cho
HS lớp 3 mà đây còn là nguồn tư liệu phong phú, bổ sung thêm những tri thức
về đời sống, văn học, nghệ thuật,… cho HS Tính mới mẻ của ngữ liệu kích thích trí tò mò và khơi gợi hứng thú học tập cho HS Đồng thời, thông qua những ngữ liệu này, HS được bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương, đất nước, yêu ngôn ngữ của tổ quốc mình, hình thành ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ
Như vậy, hệ thống bài tập Tiếng Việt thực sự cần thiết và quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu về thái độ cho HS lớp 3
1.1.3 Cơ sở tâm lí học
1.1.3.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3
Lứa tuổi Tiểu học được chia thành hai giai đoạn Giai đoạn một là học
sinh lớp 1, 2, 3 Giai đoạn hai là học sinh lớp 4, 5 Giai đoạn một được xem là giai đoạn đầu của bậc Tiểu học, giai đoạn hai là giai đoạn sau của bậc Tiểu học Giai đoạn đầu của bậc Tiểu học là giai đoạn mà học sinh còn thiên về tư duy cụ thể, cảm tính Tuy vậy học sinh lớp 3 là lớp cuối của giai đoạn đầu bậc Tiểu học vì vậy ở lứa tuổi này học sinh đã bắt đầu chuyển dần từ tư duy cụ thể, cảm tính sang tư duy trừu tượng, khái quát hơn
Bên cạnh đó, trí tưởng tượng của HS lớp 3 đã được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập Tưởng tượng tái tạo từng bước được hoàn thiện gắn liền với những hình tượng đã tri giác trước hoặc tạo ra những
Trang 20hình tượng phù hợp với những điều mô tả, sơ đồ, hình vẽ… Như vậy biểu tượng của tưởng tượng dần trở nên hiện thực hơn Tưởng tượng của HS đã mất dần và thoát khỏi ảnh hưởng của ấn tượng trực tiếp Tưởng tượng của HS gắn liền với sự phát triển ngôn ngữ và tư duy Trong dạy học ở Tiểu học, GV cần rèn luyện và phát triển trí tưởng tưởng của HS thông qua việc hình thành biểu tượng GV cần sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ như một phương tiện trực quan Ngôn ngữ phải chính xác, giàu nhạc điệu, tình cảm; đặc biệt cần sử dụng đồ dùng dạy học, tài liệu dạy học phong phú, sinh động Điều này thêm một lần nữa khẳng định vai trò của hệ thống bài tập Tiếng Việt trong việc góp phần hình thành và phát triển tâm lí của HS
Tuy nhiên, cùng một lứa tuổi nhưng trẻ em lại có đặc điểm tâm lí riêng
và khả năng tư duy cũng khác nhau Vì thế trong quá trình dạy học hay thiết
kế bài tập cho trẻ, GV cũng cần chú ý đến đặc điểm tâm lí của HS để việc dạy học cũng như việc thiết kế bài tập ôn luyện, củng cố đạt hiệu quả cao
1.1.3.2 Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 3
Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp và công cụ của tư duy Ngôn ngữ
được chia thành hai loại: ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong
Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ hướng vào người khác, dùng để truyền đạt hoặc tiếp thu tư tưởng, ý nghĩa Ngôn ngữ bên ngoài tồn tại dưới dạng vật chất là âm thanh và chữ viết Vì thế ngôn ngữ bên ngoài gồm ngôn ngữ nói và viết
Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình, dùng
để suy nghĩ, tự giáo dục và tự điều chỉnh bản thân Ngôn ngữ bên trong chính
là phương tiện của tư duy
Hai loại ngôn ngữ trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và chuyển hóa cho nhau
Ngôn ngữ của HS tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ
Trang 21vựng Trên cơ sở nhận biết và phân tích các âm tố, vốn từ của trẻ tiểu học chuẩn hơn so với trẻ trước khi đi học Ở lứa tuổi HS lớp 3, vốn từ của trẻ tăng lên một cách đáng kể do trẻ đã được học nhiều môn và phạm vi tiếp xúc được
mở rộng Khả năng hiểu nghĩa của từ cũng phát triển Từ chỗ trẻ chỉ hiểu một cách cụ thể, cảm tính đến hiểu khái quát và trừu tượng nghĩa của từ Tuy nhiên HS lớp 3 mới dừng lại ở chỗ hiểu nghĩa của từ gắn với văn cảnh cụ thể Việc hiểu nghĩa bóng của từ còn khó khăn đối với HS
HS lớp 3 cũng đã nắm được một số quy tắc ngữ pháp cơ bản, một số mẫu câu đơn giản nhưng việc vận dụng vào ngôn ngữ nói và viết còn hạn chế, chưa thuần thục nên các em còn mắc lỗi, nhất là khi viết
Ngôn ngữ viết của trẻ đã được hình thành từ lớp 1, 2 và phát triển mạnh hơn ở lớp 3 Tuy nhiên ngôn ngữ viết của trẻ nghèo nàn hơn ngôn ngữ nói do trẻ rất khó chuyển ngôn ngữ bên trong thành hình thức viết Hơn nữa, do hiểu
từ ngữ chưa chính xác, nắm ngữ pháp chưa chắc nên khi viết các em còn dùng sai từ, viết câu chưa đúng, không biết chấm câu,…
Những cơ sở về đặc điểm tâm lí, đặc điểm ngôn ngữ trên cũng chính là tiền đề, cơ sở khoa học cho việc thiết kế hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3
1.1.4 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.4.1 Khái quát về văn bản
Khái niệm văn bản:
Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời cũng là phương tiện để thực hiện hoạt động giao tiếp [32; tr.11]
Văn bản không phải là phép cộng đơn thuần của các câu mà giữa các câu trong văn bản có những sợi dây liên hệ chặt chẽ Theo như K Boost viết năm 1949 “Những sợi dây này kéo dài từ câu nọ sang câu kia nhiều đến nỗi tạo nên một mạng lưới dày đặc…, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ
Trang 22với những câu còn lại” [27; tr.13]
Những yêu cầu chung của một văn bản:
Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết
Mạch lạc là sự liên kết về mặt nội dung của văn bản Mạch lạc trong văn bản thể hiện cụ thể ở sự thống nhất về đề tài, sự nhất quán về chủ đề và
sự chặt chẽ về lôgic Trong văn bản, logic bao gồm logic khách quan và logic trình bày Logic khách quan phản ánh quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực Logic trình bày phản ánh mối quan hệ, sự sắp xếp hiện thực trong văn bản Tính logic của văn bản thể hiện bằng hệ thống các từ quan hệ,
từ chuyển tiếp, trật tự từ, trật tự câu trong văn bản Như vậy, mạch lạc chính
là sự thống nhất nội dung bên trong, là sự thống nhất và phát triển nghĩa của văn bản Nó được thể hiện ra nhờ những yếu tố hình thức, mang tính vật chất
Đó chính là liên kết Bởi vậy liên kết là sự thể hiện vật chất của mạch lạc Những yếu tố thể hiện sự liên kết trong văn bản là phương tiện ngôn ngữ Các phương tiện này có thể là danh từ, động từ, tính từ hoặc các kiểu cấu tạo câu VD: Tiết 8, tuần 9, SGK Tiếng Việt tập 1, trang 73
Mùa hoa sấu
(1) Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá (2) Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm (3) Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi (4) Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy
(5) Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon (6) Hoa sấu thơm nhẹ (7) Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại
(Theo Băng Sơn)
Tính mạch lạc trong văn bản trên thể hiện ở chỗ các câu trong văn bản
Trang 23đều xoay quanh đề tài tả về cây sấu thông qua hệ thống các danh từ và ngữ danh từ: (1) cây sấu, lá, (2) rặng sấu, chiếc lá, (3) nó, (4) chiếc lá, (5) cành sấu, chùm hoa, (6) hoa sấu, (7) vị hoa
Văn bản có sự thống nhất về chủ đề được thể hiện qua hệ thống các động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ tính từ: (1) thay lá, (2) nghịch ngợm, (3) quay tròn, đậu, bay đi, (4) rơi, (5) bật ra, trắng muốt, nhỏ, (6) thơm nhẹ, (7) chua chua, thấm vào đầu lưỡi Các từ ngữ này cùng hướng vào mô tả việc cây sấu ra hoa đã được nêu trong tiêu đề của văn bản
Sự sắp xếp các câu cũng theo trình tự lô gic từ lúc cây thay lá, lá rơi đến cành cây bật ra những bông hoa sấu trắng muốt, vị hoa chua chua
Chính sự đảm bảo thống nhất về đề tài, chủ đề, lô gic mà văn bản Mùa hoa sấu có tính mạch lạc
Tính liên kết của văn bản thể hiện ở chỗ giữa các câu trong văn bản có
sự gắn bó chặt chẽ với nhau nhờ sử dụng biện pháp điệp từ và biện pháp thế Các câu 1, 2 đều nhắc đến tên cây là sấu Câu 3, từ “nó” đã được dùng để thay thế cho từ “chiếc lá” ở câu 2 Đến câu 4, tác giả lại lặp lại từ “chiếc lá” và sử dụng thêm từ “như vậy” để nói về “chiếc lá” ở câu 3
Văn bản phải có mục đích giao tiếp thống nhất
Văn bản được tạo ra nhằm phục vụ hoạt động giao tiếp của con người
do vậy mục đích của văn bản vô cùng phong phú Mỗi văn bản có thể thiên về một mục đích nhất định nhưng toàn bộ văn bản phải có một mục đích nhất quán Mục đích giao tiếp của văn bản có thể biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp
VD: Văn bản Mùa hoa sấu có mục đích trao đổi thông tin, hiểu biết
(thời điểm cây sấu ra hoa, màu sắc, mùi thơm, vị của hoa sấu) Ngoài ra nó còn có mục đích biểu lộ tình cảm, xúc cảm của tác giả (thấy chiếc lá tinh nghịch, thích mùi vị của hoa sấu vì giống vị nắng non)
Văn bản phải có kết cấu rõ ràng
Trang 24Kết cấu là cách thức tổ chức các yếu tố nội dung (sự kiện, hiện tượng, luận điểm) theo một kiểu mô hình nhất định Kết cấu không chỉ là sự sắp xếp các yếu tố nội dung mà đó là việc tổ chức nghĩa của văn bản Việc sắp xếp các yếu tố nội dung theo cách này hay cách khác đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu nghĩa của văn bản Có nhiều kiểu kết cấu khác nhau
Về cơ bản, kết cấu thường có hai phần: phần mở đầu và phần phát triển Tuy nhiên trên thực tế văn bản thường có kết cấu ba phần: phần mở đầu, phần phát triển và phần kết thúc Kiểu kết cấu ba phần này giúp cho văn bản có sự hoàn chỉnh và rõ rệt đối với người đọc
VD: Tiết 8, tuần 18, SGK tập 1, trang 150
Đường vào bản (1) Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo (2) Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản (3) Bên đường
là sườn núi thoai thoải (4) Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi (5) Con
đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa (6) Con đưởng đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ (7) Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân
đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại
(Theo Vi Hồng)
Đây là văn bản có kết cấu ba phần Phần mở đầu (câu 1) xác lập đề tài của văn bản là tả con đưởng vào bản Phần phát triển (câu 2 - 6) miêu tả cụ thể, chi tiết quang cảnh của con đường vào bản Phần kết thúc (câu 7) khép lại văn bản bằng việc tác giả khẳng định những ai đã từng đi trên con đường vào bản thì đều thấy gắn bó với con đường ấy và sẽ có ngày quay trở lại
Văn bản phải có một phong cách ngôn ngữ nhất định
Trang 25Khi nói hay viết đều phải biết lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp để vừa tạo được lời nói đúng ngữ pháp vừa phù hợp với người nghe, người đọc để việc giao tiếp đạt hiệu quả cao Việc lựa chọn ngôn ngữ này chịu sự chi phối của các nhân tố ngoài ngôn ngữ như: mối tương quan giữa người nói với người nghe (quan hệ giao tiếp), tình huống giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp Chính những yếu tố này đã tạo ra sự khác nhau trong phong cách ngôn ngữ văn bản Phong cách ngôn ngữ văn bản là một kiểu hình thức tương đối ổn định của một loại văn bản, được sử dụng theo các thói quen lựa chọn cách thức, phương tiện diễn đạt thích hợp với từng tình huống giao tiếp bằng ngôn ngữ
VD: Phân môn Chính tả, tuần 22, SGK Tiếng Việt tập 2, trang 37
Một nhà thông thái Ông Trương Vĩnh Ký là người có hiểu biết rất rộng Nhà thông thái này
sử dụng thành thạo tới 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu quốc tế Ông để lại cho chúng ta hơn 100 bộ sách có giá trị về ngôn ngữ, lịch sử, văn học, địa lí,… Người đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học nổi tiếng thế giới
(Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam)
Văn bản trên mang phong cách ngôn ngữ khoa học
1.1.4.2 Đề tài – chủ đề của văn bản
Đề tài được hiểu là mảng hiện thực được tác giả nhận thức và thể hiện
trong văn bản Đề tài của văn bản có thể rộng, ví dụ như đề tài về học sinh, nhà trường,… Nhưng đề tài của văn bản cũng có thể hẹp Chẳng hạn đề tài nhà trường có thể được chia thành các đề tài nhỏ hơn như phương pháp dạy học, phương pháp học tập của học sinh, thái độ học tập, nếp sống của học sinh,… Một văn bản chỉ có thể được xem là thống nhất về đề tài khi tất cả các câu trong văn bản đều tập trung nói về một phạm vi hiện thực duy nhất hoặc
Trang 26những mảng hiện thực có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau Sự thống nhất về
đề tài trong văn bản thường được thể hiện ở hệ thống các danh từ, ngữ danh
từ, đại từ,…
Chủ đề của văn bản là thái độ, quan điểm hoặc điều mà tác giả muốn dẫn dắt người đọc thông qua văn bản Các văn bản có thể có cùng đề tài nhưng lại có chủ đề khác nhau Có khi cùng một đề tài nhưng chủ đề của văn bản này là ca ngợi, chủ đề của văn bản khác lại là sự phê phán Khi tất cả các câu trong văn bản đều được viết theo một quan điểm, chính kiến nhất định thì văn bản đó được xem là có sự thống nhất về chủ đề Chủ đề của văn bản được thể hiện ở hệ thống các động từ, tính từ hay các cụm động từ, cụm tính
từ
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng việc dạy - học Tiếng Việt lớp 3
Qua việc tìm hiểu, điều tra và dự giờ các tiết học Tiếng Việt lớp 3 (phân môn TĐ, LTVC) tôi nhận thấy việc dạy học Tiếng Việt hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học Cụ thể
Đối với phân môn TĐ, GV thường chỉ chú trọng việc rèn đọc tiếng cho học sinh mà xem nhẹ hoặc bỏ qua việc rèn kĩ năng đọc hiểu Trong các tiết học tập đọc, nhiều học sinh chưa hiểu được nghĩa của các từ khó trong bài
GV mới chỉ dừng lại ở việc giải nghĩa từ thông qua việc đọc phần chú giải ở cuối mỗi bài đọc, chưa có ý thức giúp học sinh hiểu nghĩa hay mở rộng nghĩa của các từ khác Đặc biệt trong những văn bản nghệ thuật như truyện, thơ,…
có nhiều từ khóa thể hiện nét đặc sắc về nghệ thuật hoặc truyển tải tâm tư, tình cảm của tác giả nhưng giáo viên lại bỏ qua việc giải nghĩa từ khóa đó, khiến cho học sinh chưa hiểu, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp và tâm tư, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm qua các tác phẩm Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa thường dưới hình thức trả lời miệng,
Trang 27có rất ít câu hỏi tìm hiểu bài dưới dạng trắc nghiệm (lựa chọn, nối,…) hay câu hỏi tự luận Do vậy trong giờ học TĐ, chỉ một số ít các em học sinh tham gia trả lời câu hỏi cuối bài, đại đa số các em còn lại thường thụ động nghe mà không hiểu hoặc không được bày tỏ ý kiến cá nhân Tình trạng phổ biến nhất
ở các tiết học TĐ là khi trả lời câu hỏi, HS thường đọc lại cả câu, thậm chí cả đoạn văn trong sách giáo khoa mà không biết tự diễn đạt theo ý của mình vì
hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa hiện nay thiếu hẳn những câu hỏi để rèn cách trình bày, diễn đạt cho học sinh
Trong phân môn LTVC, hầu hết các bài tập đều bao gồm cả nhiệm vụ
luyện từ và luyện câu Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Trường học – Dấu phẩy
(lớp 3, tuần 6) Ở phần mở rộng vốn từ, giáo viên thường chỉ cho học sinh tìm các từ ngữ theo chủ điểm mà quên mất việc giúp các em vận dụng những từ ngữ đó vào cuộc sống, giao tiếp hằng ngày hay áp dụng vào việc đặt câu, viết đoạn văn Do đó, những từ ngữ các em học được qua các bài tập mở rộng vốn
từ dần dần bị mai một, quên lãng và lại trở thành những từ ngữ mới mẻ đối với học sinh Tiết học thường được tiến hành máy móc, thiếu tính sáng tạo, không có liên hệ thực tế hay giúp mở rộng vốn hiểu biết cho các em Còn trong những bài tập luyện cách sử dụng các loại dấu câu, GV thường chỉ dừng lại ở việc chữa cách điền dấu đúng/sai mà chưa khái quát cách sử dụng dấu câu như thế nào cho phù hợp, đúng quy tắc Bên cạnh đó, các bài tập đặt câu theo mô hình (Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?) GV cũng chỉ dừng ở mức rèn cho HS đặt câu đúng mô hình, chưa khuyến khích hay hướng dẫn các em đặt câu văn hay, có hình ảnh hay kết hợp với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như so sánh, nhân hóa
Ở lớp 3, HS bắt đầu được làm quen với hai biện pháp tu từ là so sánh và
nhân hóa Ví dụ: Bài So sánh – Dấu chấm (lớp 3, tuần 3) Đa số các GV khi
được hỏi đều cho biết họ chỉ cho HS phát hiện các hình ảnh so sánh trong bài
Trang 28Còn sau đó không có thêm những bài tập yêu cầu HS vận dụng biện pháp so sánh để đặt câu, viết đoạn văn Với cách học như vậy, HS chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết được hình ảnh so sánh mà chưa thực sự vận dụng biện pháp
so sánh trong khi nói cũng như viết Đây có thể coi là “học” chưa đi đôi với
“hành”, vì thế hiệu quả, chất lượng dạy- học chưa đạt được mục tiêu mà môn Tiếng Việt đã đề ra
1.2.2 Thực trạng việc xây dựng bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3
Học sinh Tiểu học hiện nay đang theo học chương trình 2 buổi/ngày Buổi học thứ hai thường dùng để học sinh hoàn thành các bài tập còn thiếu trong giờ học chính khóa Đồng thời buổi học thứ hai cũng là thời gian để giáo viên ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh yếu, kém, bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi
Việc kèm cặp học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng, thiết kế thêm những bài tập ngoài chương trình sách giáo khoa Tuy nhiên trên thực tế, rất ít giáo viên làm công việc này Có hai nguyên nhân chính Một là do các em học sinh thường không kịp hoàn thành bài trong tiết học chính khóa nên các em phải hoàn thành bài vào buổi chiều Nguyên nhân thứ hai là từ phía giáo viên Một số giáo viên ngại thiết kế bài tập để kèm cặp thêm cho học sinh Có chăng họ chỉ lấy những bài
có sẵn trong các sách tham khảo mà không cần quan tâm những bài tập đó có phù hợp với trình độ của học sinh hay không Một số GV khác thường chỉ chú trọng cho HS luyện viết chính tả, luyện viết chữ đẹp mà sao lãng việc củng cố kiến thức, kĩ năng của môn LTVC hay rèn kĩ năng đọc cho học sinh Bên cạnh đó, nhiều GV chưa có kĩ năng thiết kế bài tập cho HS do thiếu sự nghiên cứu tài liệu, chưa nắm vững phương pháp xây dựng bài tập tiếng Việt
Tiểu kết 1:
Những tiền đề khoa học (cả lí luận và thực tiễn) về cơ sở ngôn ngữ học,
Trang 29tâm lí học, mục tiêu giáo dục (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của môn học Tiếng Việt lớp 3, thực trạng dạy- học môn Tiếng Việt lớp 3 cũng như thực trạng việc xây dựng bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trong các trường Tiểu học hiện
nay là cơ sở để nghiên cứu đề tài Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho
học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa
Xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt là việc làm thiết thực, góp phần đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cho HS Những đặc điểm về tâm lí và ngôn ngữ của HS lớp 3 cho thấy các em có nhu cầu và khả năng mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, văn học… thông qua các ngữ liệu mới
Hệ thống bài tập Tiếng Việt có vai trò lớn trong việc ôn luyện kiến thức, rèn kĩ năng và hình thành những tình cảm tốt đẹp cho các em HS Tính mới
mẻ của ngữ liệu còn khơi gợi và tạo hứng thú học tập cho các em, giúp các
em có niềm đam mê với môn học, cảm nhận được cái hay, cái đẹp và dần có nhu cầu, mong muốn làm theo những cái hay, cái đẹp đó
Những yếu tố trên chính là tiền đề khoa học vững chắc để khẳng định:
Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa là nghiên cứu khả thi
Nếu đề tài thành công sẽ là một biện pháp hữu ích góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học hiện nay
Trang 302.1.1 Tính tương đồng về thể loại văn bản
Các văn bản trong SGK môn Tiếng Việt lớp 3 có nhiều thể loại phong phú và đa dạng, bao gồm: thơ, truyện, văn miêu tả, văn bản khoa học, văn bản hành chính (đơn, báo cáo)…
Trong quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập cho HS, cần nghiên cứu văn bản trong SGK thuộc thể loại nào, từ đó lựa chọn ngữ liệu có cùng
thể loại với văn bản đó
2.1.2 Tính tương đồng về nội dung của văn bản
Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3 được học trong 35 tuần, gồm 15
chủ điểm (mỗi chủ điểm học trong 2 tuần, riêng 2 chủ điểm cuối cùng học trong 3 tuần, tuần 9 và 27 ôn tập) Cụ thể:
Học kì 1 gồm các chủ điểm: Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Thành thị và nông thôn
Học kì 2 gồm các chủ điểm: Bảo vệ tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất
Các văn bản trong mỗi chủ điểm đều có đề tài thuộc chủ điểm đó Ví dụ: trong chủ điểm Tới trường, các văn bản đều nói về học sinh và nhà trường Như vậy, lựa chọn ngữ liệu có tính tương đồng về nội dung với văn bản trong SGK tức là phải chọn những ngữ liệu có đề tài thuộc các chủ điểm nói trên
2.2 Hệ thống bài tập cụ thể
Trang 31Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng, thiết kế hệ thống bài
tập theo hướng lựa chọn các ngữ liệu có tính tương đồng về cả nội dung và thể loại với văn bản trong SGK
2.2.1 Hệ thống bài tập phân môn Tập đọc
2.2.1.1 Chủ điểm Măng non
Qua chủ điểm Măng non, HS cần đạt được mục tiêu sau:
- Đọc trôi chảy toàn bài đọc Đọc đúng các âm, vần, thanh dễ phát âm sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ
- Nhận thức được trách nhiệm của thiếu nhi đối với gia đình
- Có ý thức học tập theo những đức tính tốt của bạn nhỏ trong bài
Đề bài: Đọc bài thơ sau
Tưới rau
Buổi sáng em đi học Chiều ra đồng chăn trâu Chiều hôm trăng vừa mọc
Em gánh nước tưới rau
Em đi trăng theo sau Đến ao trăng xuống trước
Em bước chân xuống nước Trăng lặn dưới sóng vàng
Em gánh nước vào vườn Trong thùng con trăng quẫy
Em nghiêng thùng nước chảy Vạt rau thành vạt trăng
(Trương Văn Ngọc)
Trang 32Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu
Câu 1 Bài thơ nói về bạn nhỏ ở vùng nào ?
c Cả hai việc trên
Câu 3 Bạn nhỏ trong bài thơ có điểm gì đáng khen ?
a Học giỏi
b Chăm làm việc nhà
c Cả hai ý trên
Câu 4 Em hiểu câu thơ “Trăng lặn dưới sóng vàng” nghĩa là gì ?
a Mặt trăng tinh nghịch lặn ở dưới đáy nước
b Trăng lặn dưới nước làm cho mặt nước nổi sóng vàng
c Trăng in bóng xuống mặt nước, làm cho mặt nước lấp lánh ánh sáng vàng
Câu 5 Theo em vì sao tác giả lại viết “Vạt rau thành vạt trăng” ?
2.2.1.2 Chủ điểm Mái ấm
Sau chủ điểm Mái ấm, HS cần đạt được mục tiêu sau:
- Đọc đúng và trôi chảy toàn bài
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, các cụm từ
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện
- Nhận thức được tình cảm giữa những người thân trong gia đình
- Thêm yêu quý ông bà, cha mẹ
Đề bài: Đọc câu chuyện sau
Trang 33Bát canh của bà
Thuở nhỏ, tôi sống với cha mẹ ở tỉnh xa, lâu lâu mới được về thăm quê Tôi nhớ quê mình hồi đó thật nghèo, bốn bên là đồng chiêm trũng Nhà bà ngoại tôi ở tít xóm trên Tôi nhớ người bà gầy quắt Bà mặc váy thâm sờn bạc,
áo cánh nâu Mỗi khi chúng tôi về, bà thường cho quà, khi thì tấm mía, khi thì mấy củ khoai lang luộc, toàn những thứ tự tay bà trồng ra cả Bà làm gì có tiền để mua cho chúng tôi các thứ quà chợ
Kỉ niệm đậm nét nhất trong tôi về bà ngoại là hôm bà cho chúng tôi ăn bữa canh cua nấu với rau tập tàng Rau tập tàng là các loại rau hỗn hợp, phần lớn là mọc hoang Hôm ấy, tôi xin đi theo bà để hái rau Bà chỉ cho tôi từng loại rau một Đây là dền cơm mọc từng bụi, lá xanh, có hoa lấm tấm ở đầu nhánh Đây là rau đay, cọng tía, lá dài hình mắt người Đây là rau sam mọc lan từng khóm sát đất, lá nhỏ như tai chuột mà dày, trên xanh dưới tía, hoa vàng li ti Đây là dây mùng tơi leo trên bụi duối, hàng chục ngọn ngóc lên tinh nghịch như cùng chơi trốn tìm, từng chuỗi hoa trắng như hạt cườm, quả chín màu tím đậm Bà tôi và tôi hái đầy một rổ Bà bảo:
- Cháu đợi bà hái ít bông thiên lý, bát canh có nó thơm mà mát lắm Tôi đòi cùng được hái với bà nhưng bà bảo:
- Không được đâu Nhỡ có rắn lục nó cắn cháu Rắn lục thích hoa thiên
lý lắm
Bà tôi hái xuống một chùm hoa thiên lý, chùm đang nụ, chùm nở màu vàng xanh, hương thơm ngọt lịm Sau đó bà ra cầu ao rửa rau và đi làm cua Giỏ cua của bà có đến năm chục con, con mai vàng, con mai màu xanh đá, con nào con nấy giương càng lên như dọa Ấy thế mà chẳng con nào cắp được vào ngón tay bà
Đã gần sáu chục năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ bát canh của bà, gạch cua béo ngậy, các loại rau thơm và mát, quả cà giòn tan, còn cơm bà nấu sao
Trang 34mà bùi thế Bà cứ tủm tỉm nhìn tôi ăn, còn quạt cho tôi bằng cái mo cau nữa Bây giờ quê tôi đã giàu có hơn, rau cỏ nhiều, thức ăn cũng sẵn Nhưng tôi thật không sao quên được nồi canh rau tập tàng ngày ấy, ngọt ngào lòng thơm thảo của bà
(Theo Vũ Tú Nam)
Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu
Câu 1 Mỗi khi về quê, bà ngoại thường cho tác giả quà gì ?
a Các thứ quà chợ
b Tấm mía, củ khoai lang luộc, toàn nhứng thứ bà trồng ra
c Các loại rau bà trồng
Câu 2 Khi nhớ về bà, tác giả nhớ nhất điều gì ?
a Người bà gầy quắt, bà mặc váy thâm sần, áo cánh nâu
b Bát canh rau tập tàng do bà nấu
c Các thứ quà bà cho
Câu 3 Bát canh rau tập tàng bà nấu gồm những loại rau nào ?
a Rau dền, rau đay, rau sam, rau thiên lý
b Rau dền, rau đay, rau sam, rau mùng tơi
c Rau dền, rau đay, rau sam, rau mùng tơi, rau thiên lý
Câu 4 Vì sao đã gần sáu chục năm trôi qua mà tác giả vẫn không sao quên được bát canh bà nấu ?
a Vì bát canh đó rất thơm ngon, bổ dưỡng
b Vì bát canh đó là món ăn ưa thích của tác giả
c Vì bát canh đó ngọt ngào lòng thơm thảo của bà
Câu 5 Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo thành câu nói về người bà theo mẫu Ai là gì?
Bà………
Trang 352.2.1.3 Chủ điểm Tới trường
Qua chủ điểm Tới trường, HS cần đạt được mục tiêu sau:
- Đọc trôi chảy cả bài
- Ngăt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ
- Hiểu nội dung câu chuyện
- Có ý thức viết chữ sạch đẹp, cẩn thận và biết sửa chữa khuyết điểm của mình để học tập tiến bộ hơn
Đề bài: Đọc câu chuyện sau
Quyển vở bài tập của Khánh
Có một bạn nhỏ tên là Khánh làm việc gì cũng bất cẩn, vội vàng Ngày nào Khánh cũng làm bài tập nhanh chóng rồi leo lên giường đi ngủ Một hôm, cậu nghe thấy tiếng nói phát ra từ quyển vở bài tập của mình Hóa ra là chữ viết trong vở đang mở cuộc họp Chữ “o to” lên tiếng trước tiên Nó nói:
- Tôi là chữ “ô tô” nhưng cậu Khánh toàn viết tôi thành chữ “o to” Tôi buồn quá đi mất!
Tiếp đó, chữ “ngu” lên bục diễn thuyết:
- Tôi vốn là chữ “ngủ” nhưng cậu ta viết tôi thành chữ “ngu” Cậu ấy ham ngủ vậy mà chữ “ngủ” còn viết sai
Thế rồi các chữ khác lần lượt kéo nhau lên bục kể khổ Họ túm tụm bàn bạc với nhau hồi lâu nhưng chưa biết làm cách nào để giúp Khánh viết đúng Tiếng than vãn của các chữ làm Khánh thấy xấu hổ vô cùng Cậu liền cầm quyển vở bài tập lên xem Quả thật các chữ trong đó đều bị viết sai Khánh vội vàng lấy bút ra sửa lại những lỗi sai Kể từ đó, Khánh viết bài rất cẩn thận Ngày nào cậu cũng được cô giáo tuyên dương trước lớp
(Theo Ngọc Khánh)
Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu
Câu 1 Trước khi có cuộc họp của các chữ viết, Khánh học tập thế nào ?
Trang 36a Chăm chỉ học tập
b Viết bài cẩn thận
c Bất cẩn, vội vàng, lúc nào cũng làm bài nhanh chóng
Câu 2 Các chữ viết than vãn về việc gì ?
a Khánh rất ham ngủ
b Khánh viết sai hết các chữ viết
c Khánh hay trêu đùa chữ viết
Câu 3 Vì sao các chữ viết lại mở cuộc họp ?
a Vì các chữ viết không có việc gì để làm
b Vì các chữ viết muốn thay cậu chủ khác
c Vì Khánh hay viết sai nên các chữ viết muốn tìm cách giúp Khánh
Câu 4 Sau khi nghe thấy lời than vãn của chữ viết, Khánh đã làm gì ?
a Mở vở ra xem rồi lại tiếp tục ngủ
b Sửa lại các lỗi viết sai trong vở
c Thay quyển vở mới và viết cẩn thận hơn
Câu 5 Theo em, bạn Khánh có điểm gì đáng khen ?
2.2.1.4 Chủ điểm Quê hương
Sau chủ điểm Quê hương, HS cần đạt được mục tiêu:
- Đọc trôi chảy cả bài thơ
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ
- Thêm yêu quê hương, đất nước và tự hào về tổ quốc Việt Nam
- Học thuộc lòng bài thơ
Đề bài: Đọc bài thơ sau
Em yêu tổ quốc Việt Nam
(Trích)
Tổ quốc em đẹp lắm
Trang 37Cong cong hình lưỡi liềm Trên: núi cao trùng điệp Dưới: biển sóng mênh mông
Tổ quốc em giàu lắm Đồng ruộng: vựa thóc thơm Biển bạc: đặc tôm cá
Rừng vàng: đầy quặng, gỗ…
Ôi Việt Nam! Việt Nam!
Tổ quốc bao thân mến Yêu từng khóm tre làng Từng con đò vào bến
Càng yêu thêm sông núi Sinh ra những anh hùng Xưa: Quang Trung, Lê Lợi Nay: Bác Hồ, Bác Tôn…
(Phạm Hổ)
Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu
Câu 1 Từ “tổ quốc” trong bài thơ có thể được thay thế bằng những từ nào dưới đây ?
a quê quán
b đất nước
c non sông
Câu 2 Hình ảnh nào cho thấy tổ quốc Việt Nam rất đẹp ?
a Cong cong hình lưỡi liềm
Trang 38Ý chính khổ 2 Bạn nhỏ yêu quý, tự hào vì tổ quốc Việt Nam
gắn liền với những sự vật gần gũi, thân quen
Ý chính khổ 3 Bạn nhỏ yêu quý và tự hào vì tổ quốc Viêt
Nam giàu có
Ý chính khổ 4 Bạn nhỏ yêu quý và tự hào vì tổ quốc Việt
Nam có nhiều vị anh hùng
Câu 4 Vì sao bạn nhỏ thấy yêu quý và tự hào về tổ quốc mình ?
a Vì tổ quốc giàu đẹp
b Vì tổ quốc có nhiều vị anh hùng
c Vì tổ quốc gắn liền với những sự vật gần gũi, thân quen
d Tất cả các ý trên
2.2.1.5 Chủ điểm Thành Thị và nông thôn
Sau khi học xong chủ điểm này, HS cần đạt được mục tiêu sau:
- Đọc trôi chảy toàn bài thơ
- Ngắt hơi sau mỗi dòng thơ
- Hiểu biết thêm về cuộc sống ở nông thôn
- Thêm yêu quý con người, cảnh vật và cuộc sống ở nông thôn
Đề bài: Đọc bài thơ sau
Gặt
… Chim mừng, ríu cánh vỗ
Rủ nhau về càng đông
Trang 39Cào cào áo xanh, đỏ Giã gạo ngay ngoài đồng
Hạt níu hạt trĩu bông Đung đưa nhờ chị Gió Mách tin mùa chín rộ Đến từng ngõ, từng nhà
Mặt trời cũng la cà
Rủ nắng vàng ở lại Trăng vội cong lưỡi liềm Xúm vào mùa gặt hái
(Quang Khải)
Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu
Câu 1 Bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu ?
a Nông thôn
b Thành thị
c Đồi núi
Câu 2 Hình ảnh nào cho biết đã đến mùa gặt ?
a Cào cào áo xanh đỏ
b Trăng vội cong lưỡi liềm
c Hạt níu hạt trĩu bông
Câu 3 Sự vật nào báo cho mọi nhà biết đã đến mùa gặt ?
a Chim
b Cào cào
c Gió
Câu 4 Dòng nào nêu đúng ý chính của bài thơ ?
a Bài thơ tả cánh đồng lúa nặng trĩu bông
Trang 40b Bài thơ tả đồng lúa, mặt trời và mặt trăng
c Bài thơ tả làng quê vào mùa gặt
Câu 5 Em thích hình ảnh nào nhất, vì sao ?
2.2.1.6 Chủ điểm Bảo vệ tổ quốc
Chủ điểm Bảo vệ tổ quốc gồm những bài tập đọc nói về những tấm gương yêu nước Ở chủ điểm này, chúng tôi chọn ngữ liệu là bài “Hòn đảo mang tên người anh hùng Phan Vinh” Thông qua bài đọc này, chúng tôi muốn cung cấp thêm cho HS kiến thức về biển đảo Việt Nam và giáo dục các
em tình yêu quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc
Đề bài: Đọc văn bản sau
Hòn đảo mang tên người anh hùng Phan Vinh
Tên các hòn đảo trong Quần đảo Trường Sa của chúng ta thường bắt nguồn từ những lí do khác nhau như vị trí địa lí, đặc điểm môi sinh của đảo, thế nhưng có một hòn đảo không nằm trong những lí do thông thường ấy, nó được mang tên một con người Đó là đảo Phan Vinh
Phan Vinh là một chiến sĩ hải quân dũng cảm Anh sinh năm 1933 tại quê hương Điện Bàn, Quảng Nam Anh đã chỉ huy tàu không số ngụy trang thành tàu cá chở đạn dược tiếp viện cho miền Nam Anh hi sinh anh dũng trong chiến dịch Mậu Thân 1968 tại vùng biển Khánh Hòa Ngày 25 tháng 8 năm 1970, liệt sĩ Phan Vinh đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Khi giải phóng Trường Sa, những người lính Hải Quân, những người đồng đội của anh đã lấy tên Phan Vinh để gọi một hòn đảo vốn có tên là Hòn Sặp Sau này, cái tên Phan Vinh đã chính thức thành tên đảo Tên của người anh hùng Phan Vinh đã trở thành biểu tượng về lòng dũng cảm và ý chí quật cường, mưu trí sáng tạo, không tiếc thân mình cho Tổ quốc của những người