Để có kết quả TN, chúng tôi tiến hành các hình thức khảo sát sau: - Khảo sát bằng phiếu hỏi với đối tượng HS để xác định kết quả về mặt định tính.
- Khảo sát bằng các bài kiểm tra để có kết quả về mặt định lượng. 3.3.1. Kết quả định tính (qua điều tra quan sát và phiếu hỏi)
Qua quan sát, chúng tôi thấy đa số các em HS đều hào hứng với các bài tập được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK. Phần lớn các em đều tập trung trong quá trình làm bài.
Có 174/199 ( 87.44%) HS khi được hỏi đều thích những bài tập được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK. Các em thấy thích thú vì được làm quen với các dạng bài mới, được biết thêm nhiều câu chuyện, bài thơ hay, bổ ích. Có 179/199 (89.95%) HS thấy hệ thống bài tập tiếng Việt thật sự cần thiết để giúp các em ôn luyện kiến thức, rèn kĩ năng. 171/199 (86%) HS cảm thấy yêu thích môn học tiếng Việt hơn và có ý thức học tập theo những cái hay, cái đẹp qua những câu chuyện, bài thơ trong hệ thống bài tập Tiếng Việt.
Điều này chứng tỏ, hệ thống bài tập tiếng Việt cho HS lớp 3 đã đạt hiệu quả tốt trong việc ôn luyện kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thái độ cho HS. 3.3.2. Kết quả định lượng (qua các bài kiểm tra)
3.3.2.1. Kết quả định lượng của việc thực nghiệm sư phạm theo hướng thứ nhất
Bài kiểm tra số 1: Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) TN 104 2 1.92 16 15.38 86 82.69 ĐC 98 6 6.12 19 19.39 73 74.49
Bài kiểm tra số 2:
Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) TN 104 2 1.92 14 13.46 88 84.62 ĐC 98 5 5.1 18 18.37 75 76.53 Kết quả chung: Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) TN 208 4 1.92 30 14.42 174 83.66 ĐC 196 11 5.61 37 18.88 148 75.51
3.3.2.1. Kết quả định lượng của việc thực nghiệm sư phạm theo hướng thứ hai
Kết quả lựa chọn loại bài tập Phân môn Tổng số HS Kết quả Nhóm bài tập được xây dựng
trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK
Nhóm bài tập được xây dựng trên văn bản trong
SGK
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
TĐ 95 64 67.37 31 32.63
LTVC 95 62 65.26 33 34.74
Kết quả bài làm phân môn TĐ:
Kết quả bài làm phân môn LTVC:
Nhóm Bài tập được xây
dựng trên Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Văn bản trong SGK 31 1 3.26 4 12.9 26 83.87 Ngữ liệu ngoài 64 2 3.125 16 25 46 71.875 Nhóm Bài tập được xây
dựng trên Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số Lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Văn bản trong SGK 33 2 6.06 7 21.21 24 72.73 Ngữ liệu ngoài 62 4 6,45 19 30.65 39 62.9
Kết quả chung:
3.3.3 Nhận xét chung
Kết quả khảo sát về mặt định tính cho thấy Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa là hướng đi đúng đắn, bước đầu được GV và HS hào hứng đón nhận. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc triển khai hệ thống bài tập Tiếng Việt ở phạm vi rộng hơn.
Kết quả định lượng theo hướng TN thứ nhất cho thấy nhóm HS tham gia TN có kết quả làm bài tốt hơn so với nhóm ĐC. Đây chính là minh chứng cho thấy hệ thống bài tập Tiếng Việt mà luận văn xây dựng đạt hiệu quả cao và có tính khả thi. Nếu GV sử dụng hệ thống bài tập này một cách thường xuyên và linh hoạt trong việc bổ trợ cho các tiết học Tiếng Việt, trong buổi học thứ 2/ngày hoặc ứng dụng vào việc kèm cặp HS yếu kém, bồi dưỡng HS khá, giỏi thì không chỉ tạo hứng thú học tập cho HS mà còn giúp các em được ôn luyện kiến thức, rèn kĩ năng, hình thành thái độ đúng đắn trong giao tiếp và cuộc sống hằng ngày, góp phần đảm bảo mục tiêu của môn học Tiếng Việt.
Kết quả TN theo hướng thứ hai cho thấy có tới 66.32% HS (trung bình cả hai môn TĐ, LTVC) lựa chọn làm nhóm bài tập được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK. Kết quả này thêm một lần nữa khẳng định hệ thống bài tập Tiếng Việt do luận văn xây dựng có sức
Nhóm
Bài tập được xây dựng trên Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số Lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Văn bản trong SGK 64 3 4.69 11 17.19 50 78.12 Ngữ liệu ngoài 126 6 4.76 35 27.78 85 67.46
hấp dẫn lớn đối với HS, thu hút được sự quan tâm của các em bởi tính mới mẻ của ngữ liệu. Bên cạnh đó, khi so sánh kết quả làm bài giữa hai nhóm HS, ta thấy kết quả làm bài của HS lựa chọn nhóm bài tập được xây dựng trên văn bản trong SGK tương đối đồng đều. Còn kết quả làm bài của HS lựa chọn nhóm bài tập được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK lại phân hóa rõ rệt giữa các đối tượng HS trung bình – khá – giỏi. Như vậy, hệ thống bài tập Tiếng Việt không chỉ đảm bảo mục tiêu ôn luyện kiến thức, kĩ năng cho HS mà còn có thể vận dụng trong việc bồi dưỡng HS khá, giỏi.
Tuy nhiên kết quả khảo sát cũng cho thấy việc vận dụng hệ thống bài tập Tiếng Việt nếu không linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo sẽ gây phản tác dụng, khiến HS cảm thấy mệt mỏi, nặng nề, áp lực và sinh ra tâm lí sợ học. Hoặc nếu GV lựa chọn các bài tập không phù hợp với trình độ HS (quá dễ hay quá khó) sẽ khiến các em nhàm chán, không còn hứng thú, động cơ học tập.
Tiểu kết 3:
Thực nghiệm sư phạm đã giúp chúng tôi kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu của chương 2.
Các bài tập được lựa chọn TN và kết quả các bài kiểm tra đã cho thấy
Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa là hướng đi đúng và có tính khả thi.
Hệ thống bài tập Tiếng Việt đã giúp nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt, tạo hứng thú học tập cho HS. Ngoài ra, hệ thống bài tập Tiếng Việt còn là nguồn tư liệu hữu ích để GV bồi dưỡng HS sau các tiết học chính khóa, giúp đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của môn học. Đây cũng chính là mong muốn của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Tiếng Việt là môn học có vị trí, vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Môn Tiếng Việt cung cấp cho HS những kiến thức bổ ích, phong phú về văn học, đời sống, xã hội,… Tiếng Việt còn được xem là môn học công cụ, giúp HS học các môn khác tốt hơn. Đồng thời môn học này cũng góp phần hình thành và phát triển bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho HS. Từ đó các em có thể vận dụng những điều đã học vào giao tiếp hàng ngày, giúp các em tự tin và có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt. Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa là đề tài nghiên cứu ứng dụng trên cơ sở lí luận của ngành ngôn ngữ học, tâm lí học, giáo dục học và cơ sở thực tiễn là việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 (phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu).
Việc nghiên cứu đề tài Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa
đã thu được những kết quả sau:
- Việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa là việc làm cần thiết, quan trọng, phù hợp với mục tiêu và xu thế dạy học trong giai đoạn hiện nay.
- Để hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa đem lại hiệu quả cao, người giáo viên cần nắm vững mục tiêu của môn Tiếng Việt (phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu) để thiết kế hệ thống bài tập phù hợp với nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa được tiến hành theo
trình tự sau: Bước 1: Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 3, bước 2: tìm kiếm và chọn lọc những ngữ liệu phù hợp, tương đồng với văn bản trong SGK Tiếng Việt lớp 3, bước 3: thiết kế hệ thống bài tập (phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu). Hệ thống bài tập này không chỉ đảm bảo mục đích ôn luyện kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
- Hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 có vai trò quan trọng bởi đây chính là nguồn tư liệu phong phú, quý giá giúp HS có cơ hội được tiếp xúc, làm quen với nhiều dạng bài mới, nhiều văn bản truyện, thơ ngoài SGK. Hệ thống bài tập này không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức văn học, xã hội bổ ích, lí thú mà nó còn tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, kích thích các em hào hứng hơn trong học tập. Do vậy, trong quá trình dạy học, GV cần không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu thêm nhiều tư liệu dạy học mới để thiết kế được những bài tập phù hợp, đạt hiệu quả cao cho HS.
- Kết quả thực hiện nghiên cứu đã chứng minh đề tài Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa là hướng đi đúng đắn, khoa học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 3.
- Ngoài việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa thì có thể mở rộng việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS các lớp 1, 2, 4, 5
2. Khuyến nghị
Chương trình Tiếng Việt lớp 3 có một số văn bản hiện nay không còn phù hợp với tâm lí học sinh cũng như thực tế cuộc sống. Đồng thời cách sắp xếp trình tự đơn vị kiến thức theo phân môn lặp đi lặp lại hàng tuần dễ gây sự nhàm chán với các em. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị nên thay thế các văn bản không còn phù hợp và thiếu hấp dẫn đối với HS.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Dạy lớp 3 theo chương trình Tiểu học mới,, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), 35 tác phẩm được giải cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Trí Dũng, Kiều Thúy Hiền, Lê Thị Kim Thanh (2012), Ôn tập cuối tuần môn Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
[7]. Văn Giá, Nguyễn Nghiệp, Nguyễn Trí, Trần Hòa Bình (2003), Văn miêu tả tuyển chọn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[8]. Đoàn Giỏi (2007), Đất rừng phương Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội.
[9]. Phạm Minh Hạc (1999), Tâm lí học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [10]. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Một số vấn đề về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Thị Hạnh (2008), Bài tập thực hành Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
[12]. Phạm Hổ (2001), Chú bò tìm bạn, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội. [13]. Dương Thị Hương (Chủ biên) (2012), Luyện đọc và phát triển từ ngữ Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
học tiểu học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
[15]. Ngọc Khánh (2014), 1001 câu chuyện về những thói quen tốt, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
[16]. Trần Đăng Khoa (2014), Góc sân và khoảng trời (thơ), Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội.
[17]. Vũ Tú Nam (2009), Hoa lá trong vườn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[18]. Lê Phương Liên (2008), Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3, Nàh xuất bản Đại học sư phạm, Hồ Chí Minh.
[19]. Lê Phương Liên (2008), 39 đề Tiếng Việt lớp 3, Nàh xuất bản Đại học sư phạm, Hồ Chí Minh.
[20]. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[21]. Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội
[22]. Lê Phương Nga (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
[23]. Lê Phương Nga (2009), 35 đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Đà Nẵng.
[24]. Nhiều tác giả (2005), Thơ thiếu nhi chọn lọc, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội
[25]. Nhiều tác giả (2013), Sống đẹp, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội [26]. Võ Quảng (2010), Anh đom đóm, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội [27]. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục.
ích và lí thú, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[29]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2009), SGK, Sách GV Tiếng Việt các lớp 1, 2, 3, 4, 5, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[30]. Trần Đức Tiến (2013), Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội
[31]. Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng (2000), Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục.
[32]. Bùi Minh Toán – Nguyễn Quang Ninh (2003), Tiếng Việt thực hành,,
Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
[33]. Đặng Thị Trà, Trần Thu Thủy (2011), Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 3, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
[34]. Nguyễn Trí (2009), Dạy và học môn Tiếng Việt theo chương trình mới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[35]. Lê Anh Xuân, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Thị Hương Lan (2013), Cùng tìm hiểu quần đảo Trường Sa – Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu hỏi khảo sát
Phiếu 1: Phiếu khảo sát HS về việc học tập môn Tiếng Việt (phân môn TĐ, LTVC)
I. Thông tin cá nhân
Họ và tên: ………... Lớp:………. Trường:……… II. Nội dung phiếu
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những việc em cho là đúng
1. Trong giờ Tập đọc, em được cô giáo gọi lên trả lời câu hỏi tìm hiểu bài theo mức độ nào dưới đây ?
a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Chưa bao giờ
2. Em hiểu nội dung của các bài tập đọc theo mức độ nào dưới đây ?
a. Hiểu hết nội dung các bài b. Hiểu nội dung một số bài
c. Gần như không hiểu nội dung bài nào
3. Sau giờ học Luyện từ và câu (bài mở rộng vốn từ), em nhớ được khoảng bao nhiêu từ được học trong chủ điểm ?
a. Nhớ tất cả các từ
b. Nhớ khoảng một nửa số từ c. Chỉ nhớ 2, 3 từ
4. Sau khi học biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa, em có thường sử dụng 2 biện pháp này trong khi nói (viết) hay không ?
b. Thường xuyên c. Chưa bao giờ
Phiếu 2: Phiếu khảo sát GV về việc dạy - học môn Tiếng Việt (phân môn TĐ, LTVC)
I. Thông tin cá nhân
Họ và tên: ……….. Lớp:……….……….. Trường:………..……… II. Nội dung phiếu
Anh (chị) hãy khoanh tròn chữ cái trước những đáp án đúng
1. Trong giờ Tập đọc, anh chị thường gọi bao nhiêu học sinh trả lời câu hỏi