Hệ thống bài tập cụ thể

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập tiếng việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đòng với văn bản trong sách giáo khoa (Trang 30)

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng, thiết kế hệ thống bài

tập theo hướng lựa chọn các ngữ liệu có tính tương đồng về cả nội dung và thể loại với văn bản trong SGK.

2.2.1. Hệ thống bài tập phân môn Tập đọc 2.2.1.1. Chủ điểm Măng non

Qua chủ điểm Măng non, HS cần đạt được mục tiêu sau:

- Đọc trôi chảy toàn bài đọc. Đọc đúng các âm, vần, thanh dễ phát âm sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ.

- Nhận thức được trách nhiệm của thiếu nhi đối với gia đình. - Có ý thức học tập theo những đức tính tốt của bạn nhỏ trong bài.

Đề bài: Đọc bài thơ sau

Tưới rau

Buổi sáng em đi học Chiều ra đồng chăn trâu Chiều hôm trăng vừa mọc Em gánh nước tưới rau. Em đi trăng theo sau Đến ao trăng xuống trước Em bước chân xuống nước Trăng lặn dưới sóng vàng Em gánh nước vào vườn Trong thùng con trăng quẫy Em nghiêng thùng nước chảy Vạt rau thành vạt trăng.

Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1. Bài thơ nói về bạn nhỏ ở vùng nào ?

a. Vùng núi

b. Vùng nông thôn c. Vùng thành thị

Câu 2. Bạn nhỏ trong bài thơ giúp bố mẹ làm những việc gì ?

a. Tưới rau b. Chăn trâu c. Cả hai việc trên

Câu 3. Bạn nhỏ trong bài thơ có điểm gì đáng khen ?

a. Học giỏi

b. Chăm làm việc nhà c. Cả hai ý trên

Câu 4. Em hiểu câu thơ “Trăng lặn dưới sóng vàng” nghĩa là gì ?

a. Mặt trăng tinh nghịch lặn ở dưới đáy nước

b. Trăng lặn dưới nước làm cho mặt nước nổi sóng vàng

c. Trăng in bóng xuống mặt nước, làm cho mặt nước lấp lánh ánh sáng vàng

Câu 5. Theo em vì sao tác giả lại viết “Vạt rau thành vạt trăng” ?

2.2.1.2. Chủ điểm Mái ấm

Sau chủ điểm Mái ấm, HS cần đạt được mục tiêu sau: - Đọc đúng và trôi chảy toàn bài.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, các cụm từ. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện.

- Nhận thức được tình cảm giữa những người thân trong gia đình. - Thêm yêu quý ông bà, cha mẹ...

Bát canh của bà

Thuở nhỏ, tôi sống với cha mẹ ở tỉnh xa, lâu lâu mới được về thăm quê. Tôi nhớ quê mình hồi đó thật nghèo, bốn bên là đồng chiêm trũng. Nhà bà ngoại tôi ở tít xóm trên. Tôi nhớ người bà gầy quắt. Bà mặc váy thâm sờn bạc, áo cánh nâu. Mỗi khi chúng tôi về, bà thường cho quà, khi thì tấm mía, khi thì mấy củ khoai lang luộc, toàn những thứ tự tay bà trồng ra cả. Bà làm gì có tiền để mua cho chúng tôi các thứ quà chợ.

Kỉ niệm đậm nét nhất trong tôi về bà ngoại là hôm bà cho chúng tôi ăn bữa canh cua nấu với rau tập tàng. Rau tập tàng là các loại rau hỗn hợp, phần lớn là mọc hoang. Hôm ấy, tôi xin đi theo bà để hái rau. Bà chỉ cho tôi từng loại rau một. Đây là dền cơm mọc từng bụi, lá xanh, có hoa lấm tấm ở đầu nhánh. Đây là rau đay, cọng tía, lá dài hình mắt người. Đây là rau sam mọc lan từng khóm sát đất, lá nhỏ như tai chuột mà dày, trên xanh dưới tía, hoa vàng li ti. Đây là dây mùng tơi leo trên bụi duối, hàng chục ngọn ngóc lên tinh nghịch như cùng chơi trốn tìm, từng chuỗi hoa trắng như hạt cườm, quả chín màu tím đậm. Bà tôi và tôi hái đầy một rổ. Bà bảo:

- Cháu đợi bà hái ít bông thiên lý, bát canh có nó thơm mà mát lắm. Tôi đòi cùng được hái với bà nhưng bà bảo:

- Không được đâu. Nhỡ có rắn lục nó cắn cháu. Rắn lục thích hoa thiên lý lắm.

Bà tôi hái xuống một chùm hoa thiên lý, chùm đang nụ, chùm nở màu vàng xanh, hương thơm ngọt lịm. Sau đó bà ra cầu ao rửa rau và đi làm cua. Giỏ cua của bà có đến năm chục con, con mai vàng, con mai màu xanh đá, con nào con nấy giương càng lên như dọa. Ấy thế mà chẳng con nào cắp được vào ngón tay bà.

Đã gần sáu chục năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ bát canh của bà, gạch cua béo ngậy, các loại rau thơm và mát, quả cà giòn tan, còn cơm bà nấu sao

mà bùi thế. Bà cứ tủm tỉm nhìn tôi ăn, còn quạt cho tôi bằng cái mo cau nữa. Bây giờ quê tôi đã giàu có hơn, rau cỏ nhiều, thức ăn cũng sẵn. Nhưng tôi thật không sao quên được nồi canh rau tập tàng ngày ấy, ngọt ngào lòng thơm thảo của bà.

(Theo Vũ Tú Nam)

Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1. Mỗi khi về quê, bà ngoại thường cho tác giả quà gì ?

a. Các thứ quà chợ

b. Tấm mía, củ khoai lang luộc, toàn nhứng thứ bà trồng ra c. Các loại rau bà trồng

Câu 2. Khi nhớ về bà, tác giả nhớ nhất điều gì ?

a. Người bà gầy quắt, bà mặc váy thâm sần, áo cánh nâu b. Bát canh rau tập tàng do bà nấu

c. Các thứ quà bà cho

Câu 3. Bát canh rau tập tàng bà nấu gồm những loại rau nào ?

a. Rau dền, rau đay, rau sam, rau thiên lý b. Rau dền, rau đay, rau sam, rau mùng tơi

c. Rau dền, rau đay, rau sam, rau mùng tơi, rau thiên lý

Câu 4. Vì sao đã gần sáu chục năm trôi qua mà tác giả vẫn không sao quên được bát canh bà nấu ?

a. Vì bát canh đó rất thơm ngon, bổ dưỡng b. Vì bát canh đó là món ăn ưa thích của tác giả c. Vì bát canh đó ngọt ngào lòng thơm thảo của bà

Câu 5. Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo thành câu nói về người bà theo mẫu Ai là gì?

2.2.1.3. Chủ điểm Tới trường

Qua chủ điểm Tới trường, HS cần đạt được mục tiêu sau: - Đọc trôi chảy cả bài.

- Ngăt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ. - Hiểu nội dung câu chuyện.

- Có ý thức viết chữ sạch đẹp, cẩn thận và biết sửa chữa khuyết điểm của mình để học tập tiến bộ hơn.

Đề bài: Đọc câu chuyện sau

Quyển vở bài tập của Khánh

Có một bạn nhỏ tên là Khánh làm việc gì cũng bất cẩn, vội vàng. Ngày nào Khánh cũng làm bài tập nhanh chóng rồi leo lên giường đi ngủ. Một hôm, cậu nghe thấy tiếng nói phát ra từ quyển vở bài tập của mình. Hóa ra là chữ viết trong vở đang mở cuộc họp. Chữ “o to” lên tiếng trước tiên. Nó nói:

- Tôi là chữ “ô tô” nhưng cậu Khánh toàn viết tôi thành chữ “o to”. Tôi buồn quá đi mất!

Tiếp đó, chữ “ngu” lên bục diễn thuyết:

- Tôi vốn là chữ “ngủ” nhưng cậu ta viết tôi thành chữ “ngu”. Cậu ấy ham ngủ vậy mà chữ “ngủ” còn viết sai.

Thế rồi các chữ khác lần lượt kéo nhau lên bục kể khổ. Họ túm tụm bàn bạc với nhau hồi lâu nhưng chưa biết làm cách nào để giúp Khánh viết đúng. Tiếng than vãn của các chữ làm Khánh thấy xấu hổ vô cùng. Cậu liền cầm quyển vở bài tập lên xem. Quả thật các chữ trong đó đều bị viết sai. Khánh vội vàng lấy bút ra sửa lại những lỗi sai. Kể từ đó, Khánh viết bài rất cẩn thận. Ngày nào cậu cũng được cô giáo tuyên dương trước lớp.

(Theo Ngọc Khánh) Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu.

a. Chăm chỉ học tập b. Viết bài cẩn thận

c. Bất cẩn, vội vàng, lúc nào cũng làm bài nhanh chóng

Câu 2. Các chữ viết than vãn về việc gì ?

a. Khánh rất ham ngủ

b. Khánh viết sai hết các chữ viết c. Khánh hay trêu đùa chữ viết

Câu 3. Vì sao các chữ viết lại mở cuộc họp ?

a. Vì các chữ viết không có việc gì để làm b. Vì các chữ viết muốn thay cậu chủ khác

c. Vì Khánh hay viết sai nên các chữ viết muốn tìm cách giúp Khánh

Câu 4. Sau khi nghe thấy lời than vãn của chữ viết, Khánh đã làm gì ?

a. Mở vở ra xem rồi lại tiếp tục ngủ b. Sửa lại các lỗi viết sai trong vở

c. Thay quyển vở mới và viết cẩn thận hơn

Câu 5. Theo em, bạn Khánh có điểm gì đáng khen ?

2.2.1.4. Chủ điểm Quê hương

Sau chủ điểm Quê hương, HS cần đạt được mục tiêu: - Đọc trôi chảy cả bài thơ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ.

- Thêm yêu quê hương, đất nước và tự hào về tổ quốc Việt Nam. - Học thuộc lòng bài thơ

Đề bài: Đọc bài thơ sau

Em yêu tổ quốc Việt Nam

(Trích)

Cong cong hình lưỡi liềm Trên: núi cao trùng điệp Dưới: biển sóng mênh mông. Tổ quốc em giàu lắm

Đồng ruộng: vựa thóc thơm Biển bạc: đặc tôm cá

Rừng vàng: đầy quặng, gỗ… Ôi Việt Nam! Việt Nam! Tổ quốc bao thân mến Yêu từng khóm tre làng Từng con đò vào bến.

Càng yêu thêm sông núi Sinh ra những anh hùng Xưa: Quang Trung, Lê Lợi Nay: Bác Hồ, Bác Tôn…

(Phạm Hổ) Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1. Từ “tổ quốc” trong bài thơ có thể được thay thế bằng những từ nào dưới đây ?

a. quê quán b. đất nước c. non sông

Câu 2. Hình ảnh nào cho thấy tổ quốc Việt Nam rất đẹp ?

b. Biển bạc: đặc tôm cá c. Từng con đò vào bến

Câu 3. Nối cột A với cột B để xác định ý chính của từng khổ thơ

A B

Ý chính khổ 1 Bạn nhỏ yêu quý và tự hào vì tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.

Ý chính khổ 2 Bạn nhỏ yêu quý, tự hào vì tổ quốc Việt Nam gắn liền với những sự vật gần gũi, thân quen. Ý chính khổ 3 Bạn nhỏ yêu quý và tự hào vì tổ quốc Viêt

Nam giàu có.

Ý chính khổ 4 Bạn nhỏ yêu quý và tự hào vì tổ quốc Việt Nam có nhiều vị anh hùng.

Câu 4. Vì sao bạn nhỏ thấy yêu quý và tự hào về tổ quốc mình ?

a. Vì tổ quốc giàu đẹp

b. Vì tổ quốc có nhiều vị anh hùng

c. Vì tổ quốc gắn liền với những sự vật gần gũi, thân quen d. Tất cả các ý trên

2.2.1.5. Chủ điểm Thành Thị và nông thôn

Sau khi học xong chủ điểm này, HS cần đạt được mục tiêu sau: - Đọc trôi chảy toàn bài thơ.

- Ngắt hơi sau mỗi dòng thơ.

- Hiểu biết thêm về cuộc sống ở nông thôn.

- Thêm yêu quý con người, cảnh vật và cuộc sống ở nông thôn.

Đề bài: Đọc bài thơ sau

Gặt

… Chim mừng, ríu cánh vỗ Rủ nhau về càng đông

Cào cào áo xanh, đỏ Giã gạo ngay ngoài đồng. Hạt níu hạt trĩu bông Đung đưa nhờ chị Gió Mách tin mùa chín rộ Đến từng ngõ, từng nhà. Mặt trời cũng la cà Rủ nắng vàng ở lại

Trăng vội cong lưỡi liềm Xúm vào mùa gặt hái.

(Quang Khải)

Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1. Bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu ?

a. Nông thôn b. Thành thị c. Đồi núi

Câu 2. Hình ảnh nào cho biết đã đến mùa gặt ?

a. Cào cào áo xanh đỏ b. Trăng vội cong lưỡi liềm c. Hạt níu hạt trĩu bông

Câu 3. Sự vật nào báo cho mọi nhà biết đã đến mùa gặt ?

a. Chim b. Cào cào c. Gió

Câu 4. Dòng nào nêu đúng ý chính của bài thơ ?

b. Bài thơ tả đồng lúa, mặt trời và mặt trăng. c. Bài thơ tả làng quê vào mùa gặt.

Câu 5. Em thích hình ảnh nào nhất, vì sao ?

2.2.1.6. Chủ điểm Bảo vệ tổ quốc

Chủ điểm Bảo vệ tổ quốc gồm những bài tập đọc nói về những tấm gương yêu nước. Ở chủ điểm này, chúng tôi chọn ngữ liệu là bài “Hòn đảo mang tên người anh hùng Phan Vinh”. Thông qua bài đọc này, chúng tôi muốn cung cấp thêm cho HS kiến thức về biển đảo Việt Nam và giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Đề bài: Đọc văn bản sau

Hòn đảo mang tên người anh hùng Phan Vinh

Tên các hòn đảo trong Quần đảo Trường Sa của chúng ta thường bắt nguồn từ những lí do khác nhau như vị trí địa lí, đặc điểm môi sinh của đảo, thế nhưng có một hòn đảo không nằm trong những lí do thông thường ấy, nó được mang tên một con người. Đó là đảo Phan Vinh.

Phan Vinh là một chiến sĩ hải quân dũng cảm. Anh sinh năm 1933 tại quê hương Điện Bàn, Quảng Nam. Anh đã chỉ huy tàu không số ngụy trang thành tàu cá chở đạn dược tiếp viện cho miền Nam. Anh hi sinh anh dũng trong chiến dịch Mậu Thân 1968 tại vùng biển Khánh Hòa. Ngày 25 tháng 8 năm 1970, liệt sĩ Phan Vinh đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Khi giải phóng Trường Sa, những người lính Hải Quân, những người đồng đội của anh đã lấy tên Phan Vinh để gọi một hòn đảo vốn có tên là Hòn Sặp. Sau này, cái tên Phan Vinh đã chính thức thành tên đảo. Tên của người anh hùng Phan Vinh đã trở thành biểu tượng về lòng dũng cảm và ý chí quật cường, mưu trí sáng tạo, không tiếc thân mình cho Tổ quốc của những người

lính hải quân nói chung, những chiến sĩ bảo vệ biển đảo Trường Sa nói riêng. (Theo Cùng tìm hiểu Quần đảo Trường Sa) Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1. Phan Vinh là hòn đảo được đặt tên theo:

a. vị trí địa lí b. đặc điểm c. tên người

Câu 2. Quê hương anh Phan Vinh ở đâu ?

a. Miền Nam b. Quảng Nam c. Khánh Hòa

Câu 3. Anh Phan Vinh hi sinh vào năm nào ?

a. 1968 b. 1970 c. 1933

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu nội dung chính của bài đọc

a. Anh hi sinh anh dũng trong chiến dịch Mậu Thân 1968. b. Phan Vinh là một chiến sĩ hải quân dũng cảm.

c. Tên anh đã trở thành biểu tượng về lòng dũng cảm và ý chí quật cường, mưu trí sáng tạo, không tiếc thân mình cho Tổ quốc.

Câu 5. Em hãy viết 2, 3 câu nêu suy nghĩ của em về anh hùng Phan Vinh

2.2.1.7. Chủ điểm Nghệ thuật

Chủ điểm Nghệ thuật gồm các bài đọc về những người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc các tiết mục, buổi biểu diễn thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Mục tiêu cần đạt sau chủ điểm là:

- HS đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. - HS hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- HS có ý thức yêu quý những tác phẩm nghệ thuật và hiểu rằng lao động nghệ thuật cần sự khổ luyện, kiên trì.

Đề bài: Đọc câu chuyện dưới đây

Thi nhạc

Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông yêu quý. Đó là Ve Sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt và Họa Mi.

Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày bản giao hưởng “Mùa hạ”. Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, bầu trời xanh mênh mông... Bản nhạc đã dứt từ lâu mà giáo sư Vàng Anh vẫn còn ngây người vì xúc động.

Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề “Bình minh” đầy hứng khởi. “Tờ …réc … tờ re… te te”.

Dế Mèn khỏe khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng “Mùa thu”. Những chiếc lá khô rơi trong nắng phủ vàng hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Giai điệu mùa thu khiến hai mắt giáo sư

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập tiếng việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đòng với văn bản trong sách giáo khoa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)