1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới (KL07201)

61 873 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 694,51 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ====== NGUYỄN THỊ HẢI YẾN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ====== NGUYỄN THỊ HẢI YẾN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. PHẠM QUANG TIỆP HÀ NỘI, 2015 LỜI CÁM ƠN Tôi xin trân thành cám ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – T.S Phạm Quang Tiệp, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh trường Tiểu học Cao Minh ở Phúc Yên – Vĩnh Phúc; trường Tiểu học Liên Minh ở Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc; trường Tiểu học Tiền Phong B ở Mê Linh – Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cám ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung của khóa luận không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung chữ viết tắt TT Chữ viết tắt 1 Học sinh HS 2 Giáo viên GV 3 Phụ huynh học sinh PHHS 4 Mô hình trường học mới VNEN 5 Hoạt động 6 Hội đồng tự quản HĐTQ 7 Thể dục thể thao TDTT 8 Phương pháp dạy học PPDH HĐ MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 7. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 4 8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI ..................................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm kĩ năng ........................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm học tập ........................................................................... 8 1.1.3. Kĩ năng học tập hợp tác .................................................................. 9 1.2. Các nguyên tắc học tập hợp tác .............................................................. 9 1.2.1. Nguyên tắc 1: Sự phụ thuộc tích cực .............................................. 9 1.2.2. Nguyên tắc 2: Sự tương tác trực diện ........................................... 10 1.2.3. Nguyên tắc 3: Trách nhiệm và công việc cá nhân ........................ 10 1.2.4. Nguyên tắc 4: Sử dụng những kĩ năng cộng tác trong nhóm ....... 11 1.2.5. Nguyên tắc 5: Xử lý tương tác nhóm ............................................ 12 1.3. Các kĩ năng học tập hợp tác .................................................................. 12 1.4. Đặc trƣng học tập của học sinh trong mô hình trƣờng học mới ....... 15 1.5. Đặc điểm học tập của học sinh lớp 3 .................................................... 18 1.6. Thực trạng học tập của học sinh lớp 3 theo mô hình trƣờng học mới ......................................................................................................................... 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 25 CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI ......................................................................................................................... 26 2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 26 2.1.1. Đảm bảo các nguyên tắc của học tập hợp tác .............................. 26 2.1.2. Đảm bảo các đặc trưng của mô hình VNEN................................. 26 2.1.3. Phù hợp với đặc điểm của HS lớp 3.............................................. 26 2.1.4. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn dạy học ở tiểu học hiện nay ....... 27 2.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác............................... 27 2.2.1. Thiết kế lại các bài học trong Tài liệu Hướng dẫn học theo hướng tăng cường hợp tác.................................................................................. 27 2.2.2. Tăng cường hoạt động để phát triển kĩ năng học tập hợp tác của học sinh........................................................................................................... 37 2.2.3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong mô hình trường học mới để thúc đẩy quan hệ hợp tác của học sinh ................................................... 42 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 46 KẾT LUẬN .................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xã hội loài người, hợp tác với người khác được xem là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Từ thuở sơ khai, sự tồn tại và phát triển của loài người đã thúc đẩy con người liên kết, hợp tác với nhau như: săn bắt, hái lượm cho đến chống lại thú dữ… Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng cần đến sự hợp tác và dường như chỉ có sự hợp tác mới mang lại một kết quả tốt đẹp, từ những điều thuộc về công việc của mỗi cá nhân cũng như của nhiều người như môi trường, các mối quan hệ xã hội,… Có thể nói, hợp tác là con đường tiêu biểu cho sự phát triển các quốc gia cũng như của mỗi cá nhân. Hợp tác không chỉ cần thiết trong cuộc sống thường ngày mà ngay cả trong học tập, nó cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Dạy học theo hướng hợp tác là hình thức đặt HS vào môi trường học tập tích cực, trong đó HS được phân thành các nhóm để cùng hợp tác học tập lẫn nhau. Học hợp tác giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Nhờ có hoạt động hợp tác mà các em HS có thể cùng nhau làm những công việc mà một mình bản thân các em không tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với bậc tiểu học, việc giáo dục và rèn luyện các kĩ năng hợp tác cho HS là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau và đặc biệt là góp phần vào việc rèn luyện kĩ năng cho HS. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực trẻ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển người học thì nền tảng giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “Học để biết – học để làm – học để 1 tự khẳng định mình – học để chung sống”. Đổi mới giáo dục ở đây có nghĩa là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường kĩ năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn [11]. Dạy học theo hướng hợp tác là một trong những mô hình dạy học tích cực theo xu hướng dạy học không truyền thống, góp phần thực hiện định hướng đổi mới giáo dục ở nước ta. Nhưng bên cạnh đó, không phải bất cứ một giáo viên tiểu học nào cũng hiểu rõ và vận dụng hiệu quả phương thức dạy học này. Đối với họ, việc rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS chỉ đơn giản là cho HS ngồi vào thành các nhóm và hoạt động một cách ép buộc, gò bó theo một khuôn mẫu mà người GV đưa ra; không cần quan tâm đến thái độ của HS, xem HS của mình có thích hoạt động này không, thậm chí là khi sắp xếp nhóm cũng không quan tâm đến vấn đề các HS trong cùng một nhóm có thực sự muốn hợp tác với nhau hay không. Điều này cho ta thấy không ít GV tiểu học thực sự chưa nắm rõ được lý thuyết về việc rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS cũng như chưa có kinh nghiệm hợp tác. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam chính thức tham gia “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” (PISA) và đang triển khai thí điểm dự án mô hình trường học mới tại 63 tỉnh thành của cả nước thì việc dạy học theo hướng hợp tác càng phát huy thế mạnh trong việc đáp ứng cho học sinh tiêu chuẩn các nhóm năng lực nhằm hội nhập theo thang đánh giá quốc tế này. Mô hình VNEN khác hẳn với mô hình truyền thống trước đây. Mô hình này được xây dựng dựa trên quan điểm đổi mới giáo dục: “lấy HS làm trung tâm”. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là đổi mới về cách tổ chức lớp học theo hướng hợp tác. Tất cả HS học tập theo mô hình này đều có quyền và trách nhiệm trong quá trình học tập của cá nhân cũng như tập thể, được rèn các kĩ 2 năng tham gia, kĩ năng lãnh đạo và hợp tác trong các hoạt động. Hơn thế nữa, mô hình VNEN còn tập trung chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng sống cho HS, đặc biệt là kĩ năng hợp tác. Học tập theo mô hình này giúp HS phát huy tích cực, tính tự học, tính sáng tạo, tự quản, sự tự tin và hứng thú trong quá trình học. Mô hình trường học mới được áp dụng với nhiều môn học ở tiểu học trong đó có môn Tự nhiên và Xã hội. Môn Tự nhiên và Xã hội là môn bắt buộc và quan trọng ở tiểu học. Nó cung cấp cho các em những kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người. Môn Tự nhiên và Xã hội được dạy ở chương trình học lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Môn học này tích hợp rất nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo mô hình trường học mới rất phù hợp. Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trƣờng học mới” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 trong mô hình trường học mới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới. - Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 trong dạy học theo mô hình trường học mới. 3 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình trường học mới. 5. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn khảo sát, điều tra để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu ở các trường thí điểm mô hình trường học mới tại Hà Nội và Vĩnh Phúc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề rèn luyện học tập hợp tác nói chung và rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới nói riêng nhằm tìm kiếm các luận chứng, cứ liệu xây dựng tổng quan cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng khung lí thuyết cho đề tài nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Dùng để thu thập thông tin và đánh giá thực tiễn việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới. - Phương pháp điều tra: Dùng để thu thập ý kiến của giáo viên đánh giá về việc thiết kế và tiến hành rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới, góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thực nghiệm khoa học: Nhằm tìm kiếm định hướng cho việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới. 7. Giả thuyết khoa học Theo định hướng đổi mới giáo dục Việt Nam sau năm 2015, chương trình và sách giáo khoa tiểu học sẽ được cấu trúc lại nhằm giảm tải và tăng 4 cường cơ hội hình thành, phát triển năng lực cho người học. Chính vì thế trong giai đoạn hiện nay, nếu sử dụng đúng các biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học theo hướng tăng cường năng lực cho học sinh. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận gồm 2 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới Chương 2. Biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm kĩ năng Theo từ điển Tiếng Việt thì kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Với cách hiểu này, nhóm tác giả sử dụng “khả năng” để làm rõ nghĩa cho kĩ năng. Theo tác giả Vũ Dũng thì kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở khái niệm này, tác giả Vũ Dũng đã sử dụng “năng lực” để làm rõ nghĩa cho kĩ năng [28, tr 401]. Hiện nay, vấn đề kĩ năng nói chung của HS là vẫn đề khá quen thuộc của tâm lý học. Có rất nhiều cách định nghĩa về kĩ năng khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là hai cách định nghĩa sau: - Cách định nghĩa thứ nhất: Coi kĩ năng như trình độ thực hiện hành động, chú trọng về mặt kĩ thuật của thao tác hành động. Có rất nhiều tác giả trong nước và trên thế giới lựa chọn theo cách định nghĩa này; thí dụ như tác giả Đặng Thành Hưng (2013) đã chỉ ra rằng: “Kĩ năng là một dạng hành động học được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, kĩ năng vận động và những điều kiện sinh học – tâm lý khác của cá nhân như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay theo quy định” [8]. Theo chúng tôi, cách định nghĩa này đã cho thấy rõ: Người có kĩ năng là người nắm được kĩ thuật hành động, hành động đúng các yêu cầu kĩ thuật 6 sẽ đạt được kết quả. Ở đây, tác giả đã chỉ ra được mức độ phát triển kĩ năng biểu hiện ở mức độ hiểu và biết vận dụng đúng trí thức của hành động. - Cách định nghĩa thứ hai: Coi kĩ năng là khả năng con người tiến hành công việc trong những điều kiện cụ thể. Đại điện theo cách định nghĩa này có tác giả Nguyễn Ánh Tuyết: “Kĩ năng là cách thức hành động trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kĩ xảo. Kĩ năng được luyện tập tạo cho con người khả năng thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả trong điều kiện thay đổi” [17]. Theo như chúng tôi nhận thấy, cách định nghĩa về kĩ năng của các tác giả theo hướng này mới chỉ ra rằng: Kĩ năng không chỉ đơn thuần là kĩ thuật hành động, mà còn là kết quả hành động trong các mối quan hệ với mục đính, phương tiện, điều kiện của hành động mà chưa chỉ ra mức độ phát triển của kĩ năng. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, chúng tôi cũng đồng tình với cách định nghĩa của tác giả Đặng Thành Hưng về kĩ năng như sau: “Kĩ năng là một dạng hành động học được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, kĩ năng vận động và những điều kiện sinh học – tâm lý khác của cá nhân như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay theo quy định”. Mỗi kĩ năng đều có cấu trúc như nhau. Ngoài ra, sự phát triển kĩ năng có thể chia thành 3 bước rõ rệt: - Thứ nhất, nắm vững những tri thức về hành động hay hoạt động. - Thứ hai, thực hiện có kết quả hành động theo tri thức đó. Để thực hiện hành động có hiệu quả thì GV phải làm mẫu trước hành động để HS quan sát, sau đó cho HS làm thử theo mẫu nhiều lần. Các hoạt động càng phức tạp thì 7 càng phải thực hành cũng như luyện tập nhiều thì mới có thể trở thành kĩ năng, kĩ xảo. - Thứ ba, những cảm xúc, tình cảm cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành kĩ năng của HS. 1.1.2. Khái niệm học tập Theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng) định nghĩa: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng, làm theo gương tốt” [12, tr 476]. Theo từ điển Tâm lý học (2002): Học tập là quá trình tiếp thu nhwuxng thông tin mới và tương đối lâu bền, mô hình hành vi như là kết quả của thực tế, học tập và kinh nghiệm [28, tr 333]. Theo Từ điển Bách khoa thì: “Học tập là sự quan sát, nhận thức và bắt chước, cũng có thể được thực hiện dưới hình thức huấn luyện, giáo dục, truyền đạt lại” [13, tr 345]. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu: Học tập là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Học tập là hoạt động nhận thức có 2 chức năng cơ bản: - Giúp con người tiếp thu những nội dung và phương thức nhận thức được mối quan hệ dưới dạng các tri thức, phương pháp kĩ năng, kĩ xảo... tạp ra và phát triển phẩm chất, năng lực của con người kết tinh trong đó, làm cho tâm lí và nhân cách của họ hình thành và phát triển. - Giúp cho thế hệ đang lớn lên gia nhập vào xã hội, lĩnh hội được chuẩn mực giá trị của nó. Học tập là một hệ thống động cơ thúc đẩy, những cơ bản nhất là hứng thú nhận thức. Hình thành được động cơ này là một quá trình, 8 trong đó mỗi lần thực hiện xong một nhiệm vụ học tập, con người sẽ giải quyết được một mục đích cụ thể. [13, tr 345]. 1.1.3. Kĩ năng học tập hợp tác Dưạ trên những phân tích khái niệm kĩ năng và khái niệm hợp tác, chúng tôi đã tiếp thu và kế thừa khái niệm kĩ năng và khái niệm hợp tác theo quan điểm của các nhà giáo dục. Đồng thời dựa trên sự tiếp thu ấy, chúng tôi đưa ra khái niệm về kĩ năng học tập hợp tác như sau: Kĩ năng học tập hợp tác là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về hợp tác để giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động nhằm hoàn thành một mục đích chung. Người có kĩ năng học tập hợp tác là người hiểu rõ những tri thức về kĩ năng hợp tác và phải biết vận dụng kĩ năng hợp tác một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo và hiệu quả vào quá trình học tập cũng như trong thực tiễn đời sống. Người có kĩ năng học tập hợp tác vừa là người hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân trong nhóm khi được giao vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác. 1.2. Các nguyên tắc học tập hợp tác Học tập hợp tác rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của con người tuy nhiên để học tập hợp tác đạt hiệu quả cao thì mỗi cá nhân cần phải nắm được các nguyên tắc học tập hợp tác cơ bản, gồm 5 nguyên tắc: 1.2.1. Nguyên tắc 1: Sự phụ thuộc tích cực Sự phụ thuộc tích cực giữa các cá nhân trong nhóm sẽ giúp cho HS tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, hỗ trợ bạn hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn học để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nỗ lực cùng với các thành viên khác đạt mục đích chung. Sự phụ thuộc tích cực trong nhóm học tập có thể bao gồm: sự phụ thuộc về mục đích – nhằm tạo ra một sản phẩm chung; sự phụ thuộc về phần 9 thưởng – cho điểm hoặc đánh giá chung cả nhóm; sự phụ thuộc về nguồn học liệu; sự phụ thuộc về vai trò của các thành viên trong nhóm – người ghi chép, người nghiên cứu, người quản lí thời gian, người báo cáo…; sự phụ thuộc về môi trường – tổ chức môi trường vật lí thuận tiện cho làm việc hợp tác [7]. 1.2.2. Nguyên tắc 2: Sự tương tác trực diện Sự tương tác trực diện sẽ giúp kích thích sự giao tiếp, sự chia sẻ những tư tưởng, nguồn lực và đáp án; nâng cao cảm giác và ý thức đoàn kết, sự phụ thuộc và gắn bó với nhau; làm cho mọi thành viên đều tập trung vào hoạt động nhóm… Những nhân tố bảo đảm cho tương tác trực diện thành công: sử dụng nhóm nhỏ có quy mô 2 – 4 thành viên; tổ chức vị trí học tập kề nhau và đối diện; sử dụng tên gọi của từng người và tiếp xúc với nhau bằng mắt khi làm việc; hiểu biết những ngôn ngữ không lời thích hợp với tình huống học tập; khuyến khích HS đặt câu hỏi với nhau; dạy những kĩ năng xã hội và hợp tác thích hợp khi cần thiết, ứng với quan hệ và hoạt động cụ thể trong nhóm [7]. 1.2.3. Nguyên tắc 3: Trách nhiệm và công việc cá nhân Nhóm hợp tác được tổ chức và cấu trúc sao cho bảo đảm không xảy ra chuyện trốn tránh công việc hoặc trách nhiệm học tập. Mỗi người đều có việc của mình và các phần việc này ràng buộc với nhau. Mỗi thành viên đều phải học, đóng góp phần mình vào công việc và thành công của nhóm. Mọi thông báo đều được đưa ra rõ ràng và được tất cả thành viên tiếp nhận. Có những biện pháp bảo đảm thực hiện tốt trách nhiệm và sự đóng góp cá nhân như: - Mỗi thành viên nhóm đều có vai trò và công việc rõ ràng. - Mỗi thành viên đều có phần đóng góp nhất định vào nhiệm vụ chung. - Mỗi thành viên đều có một phần nguồn lực cần thiết để học tập. - Mỗi thành viên đều thường xuyên quan tâm và cổ vũ lẫn nhau. 10 - Mỗi người đều có thể hỏi nhau, hỏi một người tức là hỏi cả nhóm, hỏi cả nhóm tức là hỏi từng người. - Mỗi người đều hiểu rõ thành công của mình phải phụ thuộc vào những bạn khác, điều đó khuyến khích họ tin tưởng vào nỗ lực của mọi người. - Trẻ biết rằng không chỉ việc học của mình sẽ được đánh giá, mà còn hiểu rõ các bạn khác cũng sẽ phụ thuộc vào điểm của mình. - Khi cần cho học sinh giải thích trước nhóm, hãy chọn ngẫu nhiên, không nên chỉ nhằm vào một cá nhân [7]. 1.2.4. Nguyên tắc 4: Sử dụng những kĩ năng cộng tác trong nhóm Những yêu cầu đầu tiên mà giáo viên phải đặt ra với nhóm hợp tác là: - Mỗi người hãy luôn ở lại và làm việc với nhóm một cách gắn bó. - Hãy biết giữ im lặng, nói năng, phát biểu đúng lúc, đúng giọng, ôn hòa. - Biết chờ đợi để nghe hết ý kiến người khác và chờ đợi đến lượt mình phát biểu ý kiến cá nhân. - Biết sử dụng chính xác tên của tất cả những bạn khác trong nhóm. - Chú ý động viên nhau, lắng nghe những lời nhận xét của nhau. - Tìm hiểu những khó khăn của người khác và chia sẻ kinh nghiệm. - Biết tỏ thái độ phù hợp với quan hệ của các thành viên trong nhóm. - Biết chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình một cách tự tin, chân thực, cởi mở. - Biết trao đổi ý kiến, thảo luận, hỏi han và trả lời đúng với những tình huống giao tiếp hay học tập. Trong quá trình làm việc của nhóm, giáo viên cần hướng dẫn trẻ thực hiện và rèn luyện những kĩ năng cộng tác, làm việc cùng với người khác. Điều cần chú ý là phân biệt được những kĩ năng nhận thức, kỹ năng học tập, kĩ 11 năng thực hiện các hành vi tổ chức, kỷ luật, kĩ năng thực hành bài học… với kĩ năng cộng tác, hợp tác hay kĩ năng xã hội. Cần lựa chọn kĩ năng để nhấn mạnh nó trong từng bài học [7]. 1.2.5. Nguyên tắc 5: Xử lý tương tác nhóm Xử lý tương tác nhóm cần được xem như một bộ phận hữu cơ của mỗi bài hay chủ đề học hợp tác. Sau khi kết thúc công việc, học sinh phải thảo luận để đánh giá nhóm mình làm việc với nhau có tốt không, nên tiếp tục thế nào để đạt hiệu quả cao hơn. Việc này giúp học sinh học được kĩ năng hợp tác với người khác một cách hiệu quả. Có thể tiến hành xử lý tương tác nhóm trong khi hoạt động hoặc lúc gần kết thúc hoạt động học nhóm. Xử lý tương tác nhóm bao gồm hai khía cạnh: (1) Làm rõ những mặt tốt trong hoạt động chung và những đóng góp cá nhân nổi bật, cần phát huy những gì; (2) Những mặt nào cần được cải thiện hay thay đổi. Điều đặc biệt phải lưu ý trong xử lý tương tác nhóm là vấn đề thành phần nhóm: Thuần hay phức tạp. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc này thường có tác dụng tốt với các nhóm có cả hai giới, nhiều trình độ học lực, đa dạng về kinh nghiệm sống và sở trường, hứng thú, khuynh hướng [7]. 1.3. Các kĩ năng học tập hợp tác Các kĩ năng học tập hợp tác gồm những kĩ năng cụ thể sau: - Kĩ năng làm việc nhóm: Tức là các thành viên trong một nhóm tương tác với nhau và với nhóm trưởng để đạt được những mục tiêu học tập đã đề ra [8]. Ví dụ: Khi học “Bài 24: Một số động vật sống trên cạn” GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS đọc chú thích và thảo luận chỉ ra được các bộ phận tương ứng của chim ở hình 2, hình 3. Khi đó, dưới sự hướng dẫn của GV, người nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành ra bảng nhóm. Mỗi cá nhân HS sẽ phải tương tác với các 12 thành viên khác trong nhóm để hoàn thành công việc của cá nhân được giao và hoàn thành nhiệm vụ học tập của nhóm. - Kĩ năng giao tiếp, tương tác giữa HS với HS: Khi hợp tác làm việc với nhau, trẻ biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng, biết lắng nghe và thừa nhận ý kiến của người khác, biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối, biết cách thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục [8]. Ví dụ: Khi cho HS thảo luận về vấn đề “Thân cây có đặc điểm gì?”, mỗi thành viên trong nhóm lần lượt nêu ra ý kiến của bản thân về vấn đề này. Sau khi đã nêu ý kiến xong, các thành viên còn lại trong nhóm sẽ đưa ra nhận xét về các ý kiến của bạn mình xem ý kiến đó đã đúng hay chưa, còn thiếu những gì… và bổ sung, góp ý cho bạn. Chính điều này đã giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp và tương tác với các bạn trong nhóm học, trong lớp. - Kĩ năng tạo môi trường hợp tác: Kĩ năng này thể hiện qua sự ảnh hưởng, sự tác động qua lại giữa các thành viên cũng như sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm hợp tác [8]. Ví dụ: Trong nhóm hợp tác, nếu tất cả các thành viên trong nhóm đều hiểu rõ nhiệm vụ của bản thân mình trong nhóm và phối hợp một cách tích cực với các thành viên khác trong nhóm khi làm việc thì sẽ tạo ra được môi trường hợp tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao. - Kĩ năng xây dựng niềm tin: Đây là một kĩ năng đặc biệt quan trọng bởi vì niềm tin là linh hồn của quá trình hợp tác. Nếu không có niềm tin thì tất cả mọi thành viên trong nhóm hợp tác không thể cùng nhau làm việc để hoàn thành mục tiêu chung của nhóm. Hơn nữa, niềm tin còn giúp tránh đi sự mặc cảm, nhất là đối với những học sinh khó khăn trong quá trình học tập [8]. - Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Đây cũng là một trong những kĩ năng quan trọng nhằm giúp HS tránh được sự mất đoàn kết. Chính vì thế mà trong 13 quá trình hợp tác làm việc, HS phải chú ý đến ngôn từ trong giao tiếp hay trong tranh luận để tránh gây mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm [8]. Ví dụ: Khi thấy các thành viên trong nhóm bất đồng quan điểm trong quá trình trao đổi nội dung học tập thì người nhóm trưởng phải là người tháo gỡ, hòa giải sự bất đồng đó và phải tạo dựng được niềm tin trong nhóm. - Kĩ năng chia sẻ đồ dùng học tập: GV nên khuyến khích tất cả thành viên trong nhóm chia sẻ đồ dùng học tập trong nhóm hoặc nhóm bạn để cùng gắn chặt tình bạn, tình đoàn kết giữa nhóm và cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao [8]. Ví dụ: Khi cho HS tự nghiên cứu tài liệu trong các góc học tập, GV luôn luôn phải khuyến khích HS chia sẻ tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu tham khảo cho nhau để tất cả mọi HS đều được biết, được đọc và tăng thêm tình bạn bè giữa cá nhân mỗi HS. - Kĩ năng chia sẻ thông tin: Tức là tất cả các thành viên trong nhóm đó đều nhận được sự trợ giúp về mặt thông tin giữa các thành viên khác để hoàn thành tốt phần việc của mình. Đồng thời nhờ có sự hợp tác và chia sẻ thông tin trong nhóm mà các em phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định và biết thêm nhiều thông tin bổ ích, mới mẻ hơn [8]. Ví dụ: Trong một nhóm học tập hợp tác, nếu cá nhân mỗi HS đọc được hoặc biết một thông, một kiến thức nào mới thì cũng cần phải chia sẻ thông tin ấy cho các bạn của mình để các bạn cùng biết, cùng học và chia sẻ cho những người khác. - Kĩ năng chia sẻ khó khăn: Làm việc hợp tác nhóm đem lại rất nhiều lợi ích cùng có rất nhiều khó khăn tồn tại như: các thành viên trong cùng một nhóm hợp tác ỉ lại công việc cho các bạn khác hay sự đố kị, sự ganh đua không lành mạnh giữa các cá nhân trong cùng một nhóm gây mất đoàn kết 14 trong nhóm... Chính thế mà việc giáo dục HS kĩ năng chia sẻ khó khăn là rất quan trọng [8]. Ví dụ: Khi thấy một thành viên trong nhóm gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc cá nhân thì tất cả các thành viên khác phải giúp đỡ bạn để hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Kĩ năng kêu gọi sự giúp đỡ: Trong quá trình làm việc nhóm, HS sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập. Chính vì vậy mà GV cần khuyến khích HS kêu gọi sự giúp đỡ từ phía các thành viên trong nhóm và nhóm khác, sự giúp đỡ từ GV hoặc những người thân để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập [8]. Ví dụ: Khi được thầy, cô giáo giao cho một nhiệm vụ học tập khó hoặc khi các em không biết cách giải quyết một bài toán thì các em có thể nhờ các bạn khác trong nhóm, trong lớp hướng dẫn hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo và người thân để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ đó. Từ những phân tích về các loại kĩ năng hợp tác nói trên, chúng tôi nhận thấy: Để rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS học tập theo mô hình VNEN hiện nay thì tất cả các kĩ năng trên đều cần thiết. Người GV nên rèn luyện một cách toàn diện các kĩ năng trên cho HS để các em có thể học hợp tác một cách hiệu quả nhất và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao. 1.4. Đặc trƣng học tập của học sinh trong mô hình trƣờng học mới Mô hình trường học mới là kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại. Mô hình này dục trên kết quả và thành tựu đổi mới giáo dục của quốc tế; vận dụng cách làm giáo dục của Colombia một cách sáng tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Mô hình này đã được UNICEF, UNESCO, Ngân hàng Thế giới (WB) ủng hộ và đánh giá [5]. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mô hình VNEN tăng cường sự hợp tác giữa GV và HS, tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Mô hình này 15 được xây dựng dục trên quan điểm đổi mới giáo dục: “lấy HS là trung tâm”. Trường học mới VNEN là nơi HS cùng nhau học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Ở đó, GV là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và hình thành, phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ, bình đẳng. Hơn thế nữa, GV phải trau dồi, nâng cao trình độ của chính bản thân mình. Trong mô hình học tập mới này, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em mình. Đặc biệt nổi bật trong mô hình này là đổi mới về hoạt động sư phạm như: Đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học. Mỗi bài học được thiết kế bao gồm những hoạt động như: Hoạt động cơ bản, thực hành và ứng dụng. Tùy từng môn học mà tài liệu sẽ có sự thiết kế phù hợp với hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm từ 3 đến 5 học sinh. Tất cả HS học tập theo mô hình này đều tự tìm hiểu, tiếp cận kiến thức trong mỗi giờ học tại lớp. Mỗi tiết học không tạo áp lực đối với các em. Học sinh được hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác, nhận thấy ưu điểm của bạn, được học hỏi để tự hoàn thiện mình. Nếu HS cần sự hỗ trợ cho quá trình học, các em có thể tìm kiếm kịp thời trong thư viện lớp hay góc học tập, tránh được các rào cản không cần thiết trong việc tiếp cận, mược sách hay tài kiệu tham khảo ở thư viện nhà trường [9, tr 104]. Có thể nói mô hình VNEN là một “luồng gió mới” góp phần tích cực làm thay đổi tư duy trong dạy và học ở nước ta.  Các phương pháp dạy học Các phương pháp mà GV sử dụng trong mô hình VNEN hiện nay cũng giống với các phương pháp theo mô hình truyền thống. Cụ thể: - Phương pháp vấn đáp 16 Bản chất của phương pháp này là sử dụng các câu hỏi để gọi cho HS tìm tòi, suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Thông qua việc tìm tòi, suy nghĩ, những ý tưởng và những khám phá về nội dung bài học. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp vấn đáp này theo mô hình VNEN thì GV phải chuẩn bị rất nhiều câu hỏi vì HS học thành các nhóm khác nhau và tiến độ học tập của mỗi nhóm không giống nhau. Quan trọng hơn, GV còn phải có kĩ thuật đặt câu hỏi để không làm cho học sinh khó hiểu [7]. - Phương pháp trò chơi Bản chất của phương pháp này là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động của HS. Thông qua trò chơi, GV truyền tải những nội dung, mục tiêu của bài học. Đây là một phương pháp học tập có sự hợp tác và sự đánh giá rất cao giữa các HS với nhau. Khi sử dụng phương pháp này, GV cần lưu ý: + Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo các yêu cầu như: mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu của bài học hoặc của chương trình học; hình thức chơi đa dạng giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động; luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện và cần huy động nhiều HS tham gia để tăng cường kĩ năng hợp tác giữa các cá nhân với nhau… + Chọn người quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi: GV cần tổ chức trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho HS hứng thú học tập, vừa hướng cho HS tiếp tục tập trung học các nội dung khác của bài một cách hiệu quả [7]. - Phương pháp dạy học theo nhóm Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học hợp tác, trong đó GV tổ chức cho HS hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết một vấn đề đặt ra nhằm đạt được mục tiêu học tập. 17 Dạy học theo phương pháp này đối với mô hình VNEN hiện nay là rất phù hợp và mang lại nhiều hiệu quả tối ưu như: + Giúp hình thành và phát triển cho HS những năng lực của người lao động hiện đại, trong đó hoạt động lao động hợp tác theo nhóm, hoạt động giao tiếp, có tính tích hợp là những đặc điểm nổi bật của công việc lao động trong tương lai. + Tăng cơ hội thảo luận, trao đổi, hợp tác để từ đó hiểu sâu sắc kiến thức hơn, nâng cao chất lượng học tập của từng HS. + Tăng cường sự đoàn kết trong công việc chung. + Tạo cơ hội để HS giúp đỡ nhau trong học tập, phát huy tính tích cực trong học tập của HS. Khi tổ chức dạy học theo nhóm, GV cần chú ý phân công hợp lí để mọi thành viên trong nhóm tích cực làm việc. Đồng thời GV phải chú ý đến hoạt động học tập của từng nhóm để giúp đỡ kịp thời [4]. 1.5. Đặc điểm học tập của học sinh lớp 3 Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, có hoạt động học là hoạt động chủ đạo. Ở lứa tuổi này, các em có nhu cầu nhận thức, khám phá tri thức mới rất cao. Hoạt động học quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý của học sinh tiểu học. Về đặc điểm chú ý: Ở giai đoạn này chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế và chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Học sinh chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi…. Sự tập chung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập chung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. 18 Học sinh ở giai đoạn này vẫn ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ ý nghĩa. Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Về tưởng tượng: Tính có mục đích, chủ định trong tưởng tượng của học sinh tiểu học giai đoạn này còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Hành vi mà của các em học sinh còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn. Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi của các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Với những đặc điểm trên của HS lớp 3, việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác trong dạy học theo mô mình VNEN là rất cần thiết. Nó giúp các em tự tin, chủ động nắm vững tri thức, góp phần hình thành và phát triển các kĩ năng cho trẻ. 1.6. Thực trạng học tập của học sinh lớp 3 theo mô hình trƣờng học mới Việt Nam bắt đầu thử nghiệm mô hình trường học mới VNEN trong năm học 2011 – 2012, mô hình này đã bắt đầu được triểu khai thí điểm tại 24 trường học thuộc 12 huyện ở 6 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum và Đắk Lắk. Năm học 2012 – 2013 là năm học thứ hai mô hình VNEN được Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm tại 1.447 trường Tiểu học trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước [9]. Dự án thí điểm mô hình trường học mới thực hiện trong 3 năm từ 9 – 2012 đến 9 – 2015: - Năm học 2012 – 2013: Thí điểm lớp 2, lớp 3. - Năm học 2013 – 2014: Thí điểm lớp 2, lớp 3, lớp 4. - Năm học 2014 – 2015: Thí điểm lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5. 19 Như vậy, mô hình trường học mới đã được thử nghiệm trên các tỉnh khắp cả nước. Hiện nay, mô hình đã áp dụng với học sinh các khối lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5.  Thực trạng học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình trường học mới Để nắm được thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình trường học mới, chúng tôi tiến hành điều tra tại một số trường Tiểu học: - Trường Tiểu học Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. - Trường Tiểu học Liên Minh, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Theo nội dung điểu tra sau:  Nhận thức của GV về mô hình VNEN - Nội dung điều tra: Câu 1 (phiếu điều tra) Kết quả điều tra về nhận thức của GV về mô hình VNEN như sau: Phương án a: 4% Phương án b: 86% Phương án c: 10% Để có kết quả chính xác và khách quan, tôi kết hợp điều tra bằng phiếu trao đổi trò chuyện với GV. Sau khi điều tra tôi thấy phần lớn các GV đã nhận thức đúng đắn về mô hình trường học mới (chiếm 86%). Tuy nhiên vẫn còn 14% GV hiểu chưa đúng về mô hình này (4% chọn phương án a, 10% chọn phương án c). Một số GV cho rằng HS tiểu học không thể tự học nên GV giảng vẫn là chính.  Hạn chế của mô hình VNEN - Nội dung điều tra: Câu 2 (phiếu điều tra) Kết quả điều tra thu được là: Phương án a: 22% Phương án b: 29% 20 Phương án c: 36% Phương án d: 13% Theo kết quả điều tra được ta thấy được hạn chế khi dạy học theo mô hình VNEN là GV khó quan sát, bao quát được tất cả HS và HS khi làm việc nhóm còn ỷ lại vào bạn và nói chuyện riêng (chiếm 36%). Việc chuẩn bị đồ dùng học tập còn khó khăn, mất nhiều thời gian (chiếm 29%). GV ít có thời gian kèm HS yếu (chiếm 22%) và có HS khả năng giao tiếp vẫn còn hạn chế (chiếm 13%).  Nhược điểm của học tập hợp tác trong mô hình VNEN - Nội dung điều tra: Câu 3 (phiếu điều tra) Kết quả điều tra thu được là: Phương án a: 23% Phương án b: 26% Phương án c: 24% Phương án d: 27% Theo kết quả điều tra được ta thấy được hạn chế khi dạy học theo mô hình VNEN là gây ồn ào trong lớp, khó kiểm soát (chiếm 23%); nhiều HS không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ mình (chiếm 26%); HS ỉ lại vào các bạn trong nhóm (chiếm 24%); việc phân nhóm khó khăn (chiếm 27%). Việc quản lí HS trong nhóm các GV ở trường tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn.  Mức độ sử dụng các PPDH khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN - Nội dung điều tra: Câu 4 (phiếu điều tra) Kết quả điều tra thu được là: 21 Mức độ Thường Thỉnh xuyên thoảng Thảo luận nhóm 96% 4% 0% 0% Quan sát 93% 7% 0% 0% Giảng giải 47% 52% 1% 0% Đàm thoại 48% 39% 13% 0% Trò chơi 27% 53% 18% 2% Thí nghiệm 44% 30% 21% 5% Dạy học khám phá 52% 30% 9% 9% Đóng vai 9% 34% 43% 14% Phương pháp Hiếm khi Không bao giờ Để có kết quả chính xác và khách quan hơn, tôi đã điều tra bằng phiếu kết hợp dự giờ, quan sát. Bảng kết quả điều tra cho ta thấy mức độ sử dụng các PPDH khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN. Qua bảng kết quả trên ta thấy, khi áp dụng dạy học theo mô hình trường học mới, GV đã sử dụng thường xuyên hơn các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS như phương pháp thảo luận nhóm (chiếm 96%), phương pháp quan sát (chiếm 93%). Các phương pháp dạy học truyền thống vẫn được giáo viên sử dụng với mức độ khác nhiều như phương pháp dạy học khám phá (chiếm 52%), phương pháp đàm thoại (chiếm 48%), phương pháp giảng giải (chiếm 47%). Các phương pháp còn lại thì GV vẫn hạn chế sử dụng. Vì vậy, để áp dụng mô hình VNEN hiệu quả hơn thì GV cần sử dụng với mức độ nhiều hơn các phương pháp dạy học tích cực.  Về kiến thức HS có được - Nội dung điều tra: Câu 5 (phiếu điều tra) Kết quả điều tra thu được như sau: Phương án a: 21% 22 Phương án b: 50% Phương án c: 25% Phương án d: 4% Theo kết quả điều tra được thì 50% GV cho rằng kiến thức HS có được là kiến thức sẵn có, kiến thức trong tài liệu, tự tìm kiếm, tự vận dụng; 25% GV cho rằng kiến thức đó có qua bài giảng, 21% GV cho rằng kiến thức học trong lớp, trong tài liệu và 4% GV cho rằng đó là kiến thức học của bạn bè. Khi học theo mô hình VNEN, HS huy động vốn kiến thức kinh nghiệm có sẵn sau đó tự tìm kiếm kiến thức trong tài liệu rồi thực hành, vận dụng để nắm vững kiến thức. Ở đây, GV có vai trò là người hướng dẫn và chốt lại kiến thức cần nhớ.  Về đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 - Nội dung điều tra: Câu 6 (phiếu điều tra) Kết quả điều tra thu được như sau: Phương án a: 2% Phương án b: 10% Phương án c: 88% Dựa vào kết quả điều tra trên, ta thấy hầu hết GV đã nhận thức đúng về việc đánh giá kết quả học tập của HS. Vì vậy, 88% GV cho rằng HS tự đánh giá kết hợp với đánh giá của GV. Một số GV còn nhầm lẫn cho là HS sẽ tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau không cần tới đánh giá của GV (chiếm 12%). Trong mô hình VNEN, GV là người đánh giá và ghi nhận những gì HS tự đánh giá. Như vậy, việc đánh giá kết quả học tập chính xác và khách quan hơn.  Nhận thức của GV về quy trình 5 bước dạy theo mô hình VNEN - Nội dung điều tra: Câu 7 (phiếu điều tra) Kết quả điều tra thu được như sau: Phương án a: 3% 23 Phương án b: 91% Phương án c: 6% Để có kết quả điều tra khách quan hơn, tôi đã điều tra bằng phiếu điều tra kết hợp với trò chuyện và dự giờ. Dựa vào kết quả điều tra ta thấy có 91% GV nắm chắc quy trình bước dạy của GV. Tuy nhiên, còn 9% GV vẫn nhầm lẫn giữa thứ tự các bước với nhau. Để dạy tốt mô hình này, GV trước hết cần nắm chắc và vận dụng tốt quy trình dạy học.  Nhận thức về tiến trình 10 bước học tập của HS - Nội dung điều tra: Câu 8 (phiếu điều tra) Kết quả điều tra thu được như sau: Phương án a: 5% Phương án b: 13% Phương án c: 82% Để có kết quả khách quan hơn, tôi đã điều tra bằng phiếu, trò chuyện với GV, HS và dự giờ tiết học. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn GV và HS đã nắm được đúng tiếng trình 10 bước học tập (chiếm 82%). Tuy nhiên vẫn còn 18% GV và HS nhầm lẫn giữa các bước. Khi chưa nắm vững quy trình các bước học tập sẽ gây khó khăn cho việc học của HS. Qua việc tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học theo mô hình trường học mới ta thấy mô hình trường học này được sử dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Nhưng vẫn gặp một vài khó khăn là do mô hình đang thí điểm nên GV và HS chưa hoàn toàn hiểu rõ về mô hình nên chưa đạt hiệu quả cao. 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương này, chúng tôi đã trình bày tổng quan các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài bao gồm: 1. Trình bày một số khái niệm về kĩ năng học tập hợp tác, làm rõ các nguyên tắc học tập hợp tác và nêu lên các kĩ năng học tập hợp tác. Làm rõ đặc trưng học tập của HS trong mô hình trường học mới và đặc điểm học tập của học sinh lớp 3 để từ đó là cơ sở rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác trong các bài dạy. 2. Khảo sát và phân tích thực trạng học tập của học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới ở một số trường tiểu học. 25 CHƢƠNG 2 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI 2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 2.1.1. Đảm bảo các nguyên tắc của học tập hợp tác Đảm bảo các nguyên tắc trong việc dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là đảm bảo dạy đúng, dạy đủ quy định của học tập hợp tác. Tạo ra sự phụ thuộc tích cực và sự tương tác trực diện trong học tập để kích thích sự giao tiếp, sự chia sẻ những tư tưởng, nguồn lực và gắn bó các thành viên lại với nhau. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải học, đóng góp phần mình vào công việc và thành công của nhóm thông qua việc sử dụng kĩ năng cộng tác trong nhóm. 2.1.2. Đảm bảo các đặc trưng của mô hình VNEN Các biện pháp đưa ra dựa trên đặc trưng mô hình này được xây dựng trên quan điểm đổi mới giáo dục: “lấy HS làm trung tâm”. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là đổi mới về cách tổ chức lớp học theo hướng hợp tác. Tất cả HS học tập theo mô hình này đều có quyền và trách nhiệm trong quá trình học tập của cá nhân cũng như tập thể, được rèn luyện các kĩ năng tham gia, kĩ năng lãnh đạo và hợp tác trong các hoạt động. Hơn thế nữa, mô hình VNEN còn tập trung chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng sống cho HS, đặc biệt là kĩ năng hợp tác. Học tập theo mô hình này giúp HS pháp huy tích cực, tính tự học, tính sáng tạo, tự quản, sự tự tin và hứng thú trong quá trình học. 2.1.3. Phù hợp với đặc điểm của HS lớp 3 HS tiểu học là những HS đang học tập tại trường tiểu học có độ tuổi khoảng từ 6 đến 14 tuổi. Đây là giai đoạn các em có những đặc điểm đặc thù về tâm – sinh lý, tư duy trực quan phát triển mạnh hơn so với tư duy trừu 26 tượng, HS thường chú ý nhiều hơn vào những hình ảnh nhiều màu sắc hay đặc điểm nổi bật của sự vật hiện tượng. Hơn nữa, ở giai đoạn này, sự tập trung chú ý của các em còn kém, thời gian chú ý thấp. Do vậy, trong quá trình rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS tiểu học GV cần chú ý nắm được đặc điểm riêng biệt về lứa tuổi của HS để đưa ra những biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. 2.1.4. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn dạy học ở tiểu học hiện nay Kĩ năng được hình thành để áp dụng vào thực tiễn dạy học ở tiểu học hiện nay, vì vậy cần đảm bảo kĩ năng học tập hợp tác được rèn luyện cần phải thiết thực, gắn với mô hình trường học mới. Chỉ gắn liền với dạy học và được thường xuyên rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn thì kĩ năng học tập hợp tác mới được phát triển một cách bền vững. Kĩ năng học tập hợp tác là hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân trong nhóm khi được giao vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác. Việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác gắn với thực tiễn dạy học ở tiểu học hiện nay của HS đóng vai trò rất quan trọng. HS được thực hành, vận dụng kiến thức đã học để cùng nhau hợp tác với nhau giúp các em có hứng thú hơn với việc học tập phù hợp thực tiễn ở mô hình trường học mới. 2.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác 2.2.1. Thiết kế lại các bài học trong Tài liệu Hướng dẫn học theo hướng tăng cường hợp tác Các bài học trong tài liệu Hướng dẫn học mặc dù đã quan tâm tới việc hình thành kĩ năng hợp tác cho học sinh, song trong một số bài vẫn chưa thể hiện rõ, chưa hình thành kĩ năng… Vì vậy cần chỉnh sửa, cấu trúc lại một số bài tiềm năng trong tài liệu để tập chung vào việc hình thành, bồi dưỡng kĩ năng học tập hợp tác cho HS. 27 Cấu trúc một bài dạy trong môn học trong mô hình VNEN nói chung và đặc biệt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng GV có thể điều chỉnh linh hoạt các hoạt động học tập: hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động với cộng đồng để phù hợp các điều kiện từng lớp học, để HS có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo và khả năng hợp tác trong quá trình học tập. Ví dụ 1: Bài 3. Cơ quan tuần hoàn trong cơ thể chúng ta (2 tiết) - GV cho HS đọc mục tiêu bài học: Sau bài học, em: - Chỉ đúng vị trí và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh hoặc mô hình. - Trình bày được vai trò của tim trong HĐ tuần hoàn máu. - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn. A. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1. Quan sát và đố bạn theo câu hỏi trong hình 1 - Nhóm trưởng dựa trên câu hỏi trong bóng nói của hình vẽ và hỏi, các thành viên trong nhóm lần lượt đưa ra câu trả lời. - HS có thể chỉ vị trí của tim, mạch máu trên chính cơ thể mình hoặc của bạn. - Tuỳ trình độ HS ở từng vùng, miền, GV có thể cho nhóm trưởng hỏi từng câu và trả lời từng câu hoặc hỏi và trả lời 2 câu cùng lúc. - Lưu ý: Không nhất thiết trả lời “chính xác” về vị trí của tim và mạch máu trên cơ thể. HĐ này chỉ nhằm gợi trí tò mò, kích thích tìm hiểu để HS bước vào tìm hiểu các bộ phận cơ quan tuần hoàn trong cơ thể người ở những HĐ tiếp theo 28 Hoạt động 2. Quan sát hình 2 và lần lƣợt chỉ - HS học theo nhóm dựa vào nguồn thông tin của hình vẽ. - Nhóm trưởng chỉ định lần lượt từng bạn trong nhóm thực hiện theo các yêu cầu a, b, c. - Lưu ý: Tuỳ trình độ, nhóm trưởng có thể mời bạn học khá thực hiện trước, các bạn học yếu hơn sẽ quan sát trước khi thực hiện. Hoạt động 3. Thực hiện động tác nhƣ hình 3 - HS học theo cặp, thực hành bản thân sau đó chia sẻ với bạn. - HS đặt cả bàn tay phải lên vị trí giữa 2 lồng ngực và ngang đầu “núm vú” trái (đầu các ngón tay có thể hướng chéo lên phía vai). Ấn nhẹ và nín thở trong vài giây (khoảng 4 – 5 giây) để cảm nhận được nhịp tim. - HS cần có không gian yên lặng để có thể “cảm nhận” được nhịp tim. Có thể có HS “cảm nhận” được nhịp đập và có HS “không cảm nhận” được. Lúc đó, các HS có thể trao đổi, chia sẻ những cảm nhận của mình với bạn. - HS cần nói được tên của bộ phận tuần hoàn nằm ở vị trí lồng ngực trái là “tim”. Nếu gặp khó khăn, HS có thể quan sát lại vị trí tương ứng của bộ phận “tim” trên hình 2. - Lưu ý: Nếu có điều kiện GV có thể mượn tai nghe bác sĩ để HS thực hiện HĐ 3 và 4. Hoạt động 4. Thực hiện động tác nhƣ hình 4 - Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm thực hành, sau đó lần lượt chia sẻ với các bạn trong nhóm. - 1 HS đặt ngửa lòng bàn tay lên mặt bàn (làm sao để ngón trỏ hướng ra phía ngoài). Các HS còn lại đặt 3 ngón tay lên cổ tay của bạn, hơi cong cả 3 29 ngón lại để đầu ngón tay dễ cảm nhận. Ấn nhẹ đầu ngón tay lệch về phía cổ tay (nếu chưa cảm nhận được nhịp đập có thể mạnh hơn. - HS cần có không gian yên lặng để có thể “cảm nhận” được nhịp đập của mạch máu cổ tay. Có thể có HS “cảm nhận” được nhịp đập và có HS “không cảm nhận” được. Lúc đó, các HS có thể trao đổi, chia sẻ những cảm nhận của mình với bạn trong nhóm. - HS cần nói được tên các bộ phận tuần hoàn nằm ở vị trí cổ tay là “mạch máu”. Nếu gặp khó khăn, HS có thể quan sát lại vị trí tương ứng của “mạch máu” trên hình 2. Hoạt động 5. Thử tƣởng tƣởng và trả lời - GV tổ chức cho HS học cả lớp. - GV khuyến khích nhiều HS chia sẻ với cả lớp điều các em tưởng tưởng về bản thân, về cơ thể của mình nếu “tim ngừng đập” hoặc trả lời câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi tim ngừng đập?”. - Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Âm thanh nghe được từ lồng ngực bên trái là nhịp đập của tim khi luôn luôn co bóp để đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu tim ngừng co bóp (thường gọi là ngừng đập), máu không đi đến được các cơ quan/ bộ phận trong cơ thể, chúng ta sẽ chết. Hoạt động 6. Đọc và trả lời câu hỏi - Lần lượt HS trong nhóm đọc đoạn văn trong khung, tất cả thành viên đọc thầm theo. - HS thảo luận trả lời câu hỏi, sau đó viết vào bảng báo cáo nhóm các ý chính: + Các bộ phận cơ quan tuần hoàn gồm: tim và các mạch máu. 30 + Vai trò của tim: luôn co bóp để vận chuyển/ bơm máu đi khắp các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. + Cơ quan tuần hoàn có chức năng vận chuyển máu đến khắp các bộ phận của cơ thể. - GV kiểm soát kiến thức đạt được của các nhóm của HS bằng cách kiểm tra phần viết của HS vào bảng báo cáo nhóm. Nếu có nhóm chưa có câu trả lời chính xác, GV có thể hỗ trợ HS thực hiện bài tập này. B. Hoạt động thực hành Hoạt động 1. Làm việc với phiếu bài tập - GV phô tô cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập (hình 5) vào giấy A1. - Các nhóm thực hiện yêu cầu của phiếu bài tập. - HS thảo luận điền vào chỗ …. trong các ô số 1, ô số 2 tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn tương ứng là: tim và mạch máu (bàn chân). Hoạt động 2. Tìm và chỉ - Nhóm thảo luận và quan sát các mạch máu trên tay, chân của bản thân. - Nếu HS chưa quan sát được mạch máu trên tay, chân của bản thân có thể quan sát và chỉ trên tay, chân của bạn trong nhóm. Hoạt động 3. Làm việc với phiếu bài tập - GV phô tô cho mỗi nhóm một phiếu bài tập “Tìm hiểu vai trò của tim trong HĐ tuần hoàn” và để vào góc học tập. - Nhóm trưởng (hoặc HS khác theo phân công của nhóm) lấy phiếu bài tập từ góc học tập. 31 - Nhóm trưởng (hoặc HS khác theo phân công của nhóm) đọc cho các bạn yêu cầu của phiếu bài tập: Cần điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào trước các câu cho phù hợp. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trao đổi từng câu trước khi lựa chọn và điền Đ hoặc S vào (…..) trước các câu. Chú ý để tất cả các bạn đều làm việc. Lớp: ………………………… Nhóm: ……………………… PHIẾU BÀI TẬP Tìm hiểu vai trò của tim trong HĐ tuần hoàn Cần điền vào ô vuông chữ Đ trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai. a) Tim luôn co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể. b) Khi mệt, tim ngừng co bóp 5 phut để nghỉ, sau đó lại co bóp tiếp tục. c) Cơ quan tuần hoàn có chức năng trao đổi khí. d) Tim ngững co bóp thì máu không lưu thông được các mạch máu. e) Máu có thể lưu thông trong các mạch máu mà không cần tim. - GV kiểm soát kết quả làm việc các nhóm với đáp án: a) Đ; b) S; c) S; d) Đ; e) S. Hoạt động 4. (*) Học theo hƣớng dẫn của thầy/ cô - GV phóng to, treo lên bảng “Sơ đồ tuần hoàn” và tổ chức cho HS học cả lớp. - GV mời vài HS đứng lên quan sát “Sơ đồ vòng tuần hoàn”, GV chỉ vị trí và yêu cầu HS đọc tên tương ứng của các động mạch, tĩnh mạnh, 2 vòng tuần hoàn trên sơ đồ. Các HS còn lại cùng quan sát, theo dõi sơ đồ trên bảng. 32 - GV vừa chỉ trên sơ đồ, vừa giải thích sơ lược về chức năng và HĐ của cơ quan tuần hoàn. GV tham khảo nội dung sau: + Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu, có chức năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể. + Tim luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn + Vòng tuần hoàn lớn: Đưa máu chứa nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể. Đồng thời, máu cũng nhận khí cácbô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim. + Vòng tuần hoàn nhỏ: Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bô-níc rồi trở về tim. - GV yêu cầu nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thực hành “Chỉ và nói đường đi của máu” theo sơ đồ trong sách. C. Hoạt động ứng dụng - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong phần HĐ ứng dụng. GV có thể hỏi một số HS để đảm bảo các em đều hiểu nhiệm vụ. - Khuyến khích HS về nhà thực hiện cả 2 HĐ cùng người thân trong gia đình. Ví dụ 2: Bài 9. Cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà (2 tiết) - GV cho HS đọc mục tiêu bài học: Sau bài học, em: - Nêu được những việc nên nêu và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở. - Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra. - Biết cách xử lí khi xả ra cháy nhà. A. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1. Quan sát và thực hiện nhiệm vụ 33 - HS quan sát tranh theo nhóm, quan sát từng tranh. - Lần lượt một HS đọc câu hỏi, HS khác trả lời. Với những nhóm gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi d “nhận biết bếp nào an toàn hơn” GV có thể gợi ý: + Không có nhiều vật dễ cháy/dễ bắt lửa ở gần, xung quanh bếp. + Khi đun nấu phải có người trông coi. + Không có trẻ em nghịch lửa, chơi gần bếp khi đang đun nấu. + Nơi đun cần được khoanh vùng lại, tách biệt với những chỗ xung quanh… Kết thúc HĐ này, GV có thể đặt thêm các câu hỏi xử lí tình huống như: Em sẽ làm gì khi thấy bếp nhà mình chưa gọn gàng, có nhiều chất dễ cháy (xăng, dầu hoả, củi khô…) ở gần nơi đun nấu? Hoạt động 2. Thực hiện hoạt động - HS làm việc theo nhóm quan sát lại hình 1. - Nói những thay đổi để sắp xếp lại căn bếp trong hình 1. GV khuyến khích HS đưa ra giải thích vì sao lại xếp như vậy. - Tình huống giả định để HS biết dự đoán được tình huống và hình thành thói quen an toàn, phòng tránh cháy. Hoạt động 3. Hoàn thành bảng học tập - HS thực hiện theo hướng dẫn. Tuỳ theo trình độ HS, GV có thể chuẩn bị thêm một số thẻ từ ghi những việc nên/không nên làm để phòng cháy ở nhà và khi có cháy xảy ra để nếu HS không tự ghi được thì phát cho HS những thẻ đó để HS sắp xếp vào vị trí phù hợp trong bảng. Chẳng hạn như: + Để phòng cháy khi ở nhà: Nên: bếp đun nấu gọn gàng; không để vật dụng dễ cháy gần bếp; tắt bếp khi không sử dụng; trông coi cẩn thận khi đang 34 đun… Không nên: để vật dễ cháy (xăng, dầu…) gần bếp đun nấu; không trông bếp khi đang đun nấu… + Khi có cháy xảy ra: Nên: kêu to/tìm cách báo động cho mọi người biết; thoát xa nơi đang cháy; gọi 114… Không nên: tự mình dập lửa; đến gần đám cháy,… Hoạt động 4. Tìm hiểu thiệt hại của cháy nhà - GV cần chuẩn bị trước thông tin về nguyên nhân, hậu quả của một vụ cháy/cháy nhà được chứng kiến hoặc đài/báo đưa tin để kể cho HS nghe (trong trường hợp các em không thực hiện được HĐ b). - Nếu HS không thực hiện được HĐ b, bởi vì các em chưa được xem/nghe nói tới thì GV không gò ép phải kể bằng được, trong tình huống này GV cần kể cho các em về nguyên nhân, hậu quả của một vụ cháy nhà (GV đã chuẩn bị ở trên). Hoạt động 5. Đọc và trả lời - Từng HS trong nhóm đọc, các HS khác theo dõi. GV đi đến hỗ trợ HS yếu kém đọc và tìm hiểu nội dung đoạn văn. - Học sinh trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả với bạn hoặc có thể báo cáo kết quả với GV. GV nên khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ của các em, không nhất thiết phải đúng nguyên như trong đoạn văn. Với HS khá giỏi, các em có thể viết câu trả lời vào vở. Điều này giúp GV kiểm soát được kết quả HĐ của các em khá giỏi và dành thời gian để hỗ trợ HS yếu kém. B. Hoạt động thực hành Hoạt động 1. Cùng thực hiện hoạt động 35 GV để các em lựa chọn sẽ tham gia HĐ đóng kịch hoặc vẽ tranh. Nếu nhóm nào xong nhanh có thể thực hiện cả 3 HĐ. Hoạt động 2. Đóng vai thể hiện tình huống hoặc vẽ tranh mô tả - Làm việc toàn lớp. Lần lượt từng nhóm lên thể hiện, GV và HS khác quan sát những hành động và cách ứng xử. - GV khích lệ HS, không chê khi HS thể hiện chưa đúng mà cần phân tích nếu làm như thế thì sẽ như thế nào, nếu làm khác đi thì kết quả có tốt hơn không để cho HS tự nhận biết và chỉnh sửa. Sau HĐ 1 và 2 cần khắc sâu cho HS số điện thoại khẩn cấp trong trường hợp có cháy: 114. Một số kĩ năng cần thiết khi có cháy xảy ra (với các em - tuổi nhỏ) thì cần: bình tĩnh, thoát ra xa khỏi đám cháy nhanh nhất, kêu to/thông báo cho người lớn biết; lấy khăn/vải dày ướt che mắt, mũi, mồm (tránh ngạt khói), khi chạy cần cúi người (càng sát đất càng tốt, vì khói bốc lên cao, nếu đứng thẳng dễ ngạt khói),… Hoạt động 3. Đọc và trả lời Đọc các thông tin trong bóng nói. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cho bạn trong nhóm nghe: Khi gặp/nhìn thấy đám cháy cần làm gì: cần kêu to để mọi người biết, tránh xa khỏi nơi cháy, gọi số điện thoại cứu hoả (với vùng thành thị),… Lưu ý: Các em bé còn nhỏ tuổi vì thế GV nên nhấn mạnh việc bình tĩnh để tự bảo vệ bản thân và thông báo cho mọi người/người lớn được biết chứ không nên tự xử lí, tự chữa cháy vừa không dập tắt được đám cháy, cháy để lan nhanh đồng thời nguy hiểm đến tính mạng. C. Hoạt động ứng dụng 36 - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong phần HĐ ứng dụng. - Khuyến khích các em nói với cha mẹ và người lớn những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng cháy nhà. 2.2.2. Tăng cường hoạt động để phát triển kĩ năng học tập hợp tác của học sinh  Tăng cường hoạt động tương tác nhóm. Trong các nhà trường Tiểu học có ba hình thức học chủ yếu, đó là dạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm và dạy học cá nhân, ba hình thức này được thực hiện đan xen nhau ngay trong một tiết học, trong một bài học. Do đặc thù của mô hình trường học mới, dạng hoạt động dạy học nhóm được coi là có ưu thế nổi bật trong việc nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác, phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong công việc đạt hiểu quả cao nhất. Trong dạy học thông qua hợp tác làm việc trong một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo, đặc biệt khả năng hợp tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS. Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS, trong học nhóm, HS phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên. Việc thực hiện các hoạt động cùng nhau giúp HS có thể chia sẻ các kinh nghiệm, sự giúp đỡ, sự ủng hộ để thức đẩy sự thành công của nhau, tạo hứng thú để học tập… Như vậy để học tập hợp tác hiệu quả thì ngoài kĩ năng học tập cơ bản, HS phải có kĩ năng hợp tác, làm việc hợp tác để hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ học tập trong môi trường hợp tác nhóm. Để sử dụng hình thức dạy học nhóm đạt hiểu quả thì GV phải nắm vững phương pháp thực hiện, GV có năng lực tổ chức. Trong quá trình dạy học GV cần xác định rõ nhiệm vụ của các nhóm và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Linh hoạt trong việc chọn nhóm tạo điều kiện cho các em được cộng tác và làm việc với nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, GV cũng phải luân phiên nhóm trưởng để tạo điều kiện tự bộc lộ năng lực cho 37 mọi thành viên trong lớp, tạo sức vươn lên cho từng người trong công việc. Trong quá trình dạy, GV cần xem xét kĩ nội dung bài học và kĩ năng cần rèn luyện cho HS, sau đó tiến hành lựa chọn cách hình thức dạy học sao cho hiệu quả, hoạt động nào có thể sử dụng hình thức dạy học theo nhóm, hoạt động nào không, nên sử dụng nhóm mấy.  Dạy học các môn học trong chương trình giáo dục tiểu học theo hình thức hợp tác Các môn học ở mô hình VNEN về cơ bản vẫn giống với các môn học ở mô hình cũ như: môn Tiếng Việt, môn Toán, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học và môn Lịch sử và Địa lý… Tuy nhiên ở mô hình trường học mới, nội dung môn học được tích hợp cao hơn và có sự lồng ghép vào nhau. Cụ thể: - Môn Tiếng Việt, GV giúp HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ nghệ thuật thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết… - Môn Toán có ý nghĩa quan trọng ở cấp bậc tiểu học. Thông qua đó để giáo dục và phát triển năng lực tư duy, năng lực tính toán… của HS. - Môn Cuộc sống quanh ta là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 3. Lên lớp 4, lớp 5 tách thành 2 môn bắt buộc là “Tìm hểu Tự nhiên” và “Tìm hiểu Xã hội” giúp các em có thêm nhiều kiến thức về cuộc sống xung quanh. - Các môn học như: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công/kĩ thuật và các hoạt động ngoài giờ lên lớp… khi học theo mô hình mới đã tích hợp lồng ghép thành môn học chung “Hoạt động giáo dục”. Nội dung các môn học này không được biên soạn thành sách giáo khoa như ở mô hình cũ mà được biên soạn thành những cuốn tài liệu hướng dẫn học. HS học tập các môn học này theo mô hình VNEN cũng theo một hình thức học chung, xuyên suốt tất cả mọi hoạt động đó là hình thức học và làm việc theo nhóm. Chính vì vậy việc rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS tiểu học 38 càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết để giúp các em làm việc nhóm hiệu quả với các bạn và đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Kĩ năng hợp tác được lồng ghép ngay từ bước tổ chức cho HS thành các nhóm học đến bước chuẩn bị các dụng cụ liên quan đến nội dung môn học và việc học tập nội dung các môn học như: Tiếng Việt, Toán, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội và các hoạt động giáo dục. Trong tất cả các môn học thì việc tổ chức hoạt động giáo dục là việc làm quan trọng và thể hiện rõ nhất việc dạy học và rèn luyện HS theo hình thức hợp tác. Học tập hợp tác là một bộ phận quan trọng của “Chương trình giáo dục” trong mô hình VNEN, đây là con đường quan trọng để gắn việc học với việc thực hành, rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhà trường, gia đình và xã hội. Việc cho HS tham gia vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động học để các em tự do hợp tác với nhau, giao lưu, chia sẻ và trải nghiệm với nhau về những vấn đề liên quan đến học tập, đến đời sống sẽ giúp các em thể hiện tình cảm với nhau và tự bộc lộ, khẳng định bản thân mình. Hơn thế, HS còn có cơ hội phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động tham gia vào hoạt động, tự thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động. Qua từng tiết dạy, GV hướng dẫn HS kĩ năng làm việc nhóm để HS biết cách phân công công việc; biết lắng nghe ý kiến người khác; tranh luận và biết chấp nhận đúng sai; biết thống nhất ý kiến và thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất… Đây được coi là một hình thức giáo dục kĩ năng hợp tác cho HS bởi khi HS tiến hành học tập và làm việc theo nhóm nhỏ, các em sẽ phải hợp tác, phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Ví dụ: Khi dạy bài “Các thế hệ trong gia đình và họ hàng em”, GV có thể tích hợp tác môn học thành bài “Gia đình em”, GV cho HS thảo luận nhóm để tìm 39 hiểu về nội dung của bài. Ở đây, GV đã tích hợp rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS với việc tìm hiểu nội dung bài mới. HS sẽ trao đổi thông tin và tương tác với nhau để biết nội dung chính của bài: - Tự nhiên và Xã hội: các thế hệ trong gia đình và họ hàng em. - Toán: bảng nhân 2. - Luyện từ và câu: từ chỉ hoạt động. - Tập làm văn: viết đoạn văn ngắn 3 – 5 câu về người thân. - Âm nhạc: hát đúng lời, đúng giai điệu. - Mỹ thuật – Thủ công: vẽ, tô màu, cắt, dán. Trong khi tiến hành tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác, GV cần lưu ý một số vấn đề sau: - Cần phải xác định mục tiêu và nội dung hoạt động phù hợp tới đặc điểm nhận thức của HS. - Hoạt động cần đảm bảo tính vừa sức với tất cả HS. - Quy trình tổ chức hoạt động không nên cứng nhắc mà phải mềm dẻo, linh hoạt. - Trong một số trường hợp hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành có thể đan xen với nhau. - Đối với việc tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác theo các chủ đề hay những hoạt động mang tính chất ôn tập, tuỳ từng chủ đề mà GV có thể bỏ phần hoạt động cơ bản, chỉ tiến hành hoạt động thực hành và ứng dụng. Tóm lại, việc rèn luyện các kĩ năng trong chương trình giáo dục Tiểu học theo hình thức hợp tác là một việc làm quan trọng và mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy mà các cấp lãnh đạo cũng như các thầy, cô giáo phải hiểu rõ được tầm quan trọng của việc làm này để tổ chức 40 thực hiện mốt cách đúng đắn và linh hoạt trong các hoạt động dạy học, không ngừng trau dồi cũng như sáng tạo thêm để tránh gây nhàm chán đối với HS.  Tổ chức thành các hoạt động chuyên biệt Ngoài việc tăng cường hoạt động tương tác nhóm và dạy học các môn học trong chương trình giáo dục Tiểu học theo hình thức hợp tác cho HS tiểu học GV có thể rèn luyện kĩ năng học hợp tác cho HS thông qua hình thức tổ chức các hoạt động chuyên biệt như: các hoạt động giáo dục (HĐ giáo dục ngoài giờ lên lớp, HĐ thể dục – thể thao, hoạt động thủ công,…) và tổ chức trò chơi học tập. Hoà chung vào phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đưa các trò chơi dân gian vào trong học tập. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng và đức tính tốt thông qua các trò chơi. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp liên quan đến nội dung bài học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: Ví dụ: Thông qua tiết học “Cuộc sống quanh em” để khắc sâu thêm kiến thức bài học, GV có thể tổ chức cho HS lớp mình làm một cuốn tạp chí về nơi các em đang sinh sống. Thông qua HĐ này, GV có thể chia HS của lớp theo từng khu vực sống của các em để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu cũng như hoàn thành nhiệm vụ được giao. GV có thể đưa ra yêu cầu về các phần có trong cuốn tạp chí như: - Phần 1: Giới thiệu chung về nơi em đang sinh sống, làng quê hay đô thị. - Phần 2: Hãy nói về đường phố và phương tiện giao thông nơi em đang sống. - Phần 3: Người dân nơi em sống thường làm nghề gì? 41 Sau khi giao nhiệm vụ cho từng nhóm, GV sẽ tiến hành cho nhóm thảo luận với nhau để tìm ra những thông tin có liên quan đến nơi các em đang sinh sống. Để tìm ra tên các con đường nơi em đang sống, các em sẽ cùng nhau tìm hiểu để đưa ra các ý kiến dưới sự hướng dẫn của GV và những kiến về các loại phương tiện giao thông mà các em đã được học. Hơn thế nữa, để nêu ra được người dân nơi em sống thường làm nghề gì? Các em không chỉ hợp tác với nhau mà còn phải cần đến sự giúp đỡ từ phía bố mẹ hay những người hàng xóm gần nhà các em ở. Các em có thể sưu tầm các bài báo hay những bức tranh về những cảnh đẹp để làm cho cuốn tạp chí của nhóm mình thêm phong phú và sinh động hơn. Hoạt động giáo dục này không những giúp HS củng cố lại kiến thức đã học một cách hiệu quả nhất mà nó còn giúp ích rất nhiều cho GV trong việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Nói tóm lại, việc tổ chức các hoạt động giáo dục chuyên biệt là một việc làm cần thiết để rèn luyện cho HS những kĩ năng học tập hợp tác với các HS khác. Chính vì vậy mà các GV cần chú trọng tới hình thức rèn luyện để giúp HS trở nên tích cực chủ động và sáng tạo hơn. 2.2.3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong mô hình trường học mới để thúc đẩy quan hệ hợp tác của học sinh Đối với HS tiểu học, sự phát triển các kĩ năng hợp tác trong học tập là một việc làm quan trọng và cần thiết bởi vì: Khi cho HS tiểu học học tập hợp tác theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ sẽ giúp HS hình thành các kĩ năng làm việc theo nhóm phù hợp, biết chia sẻ vai trò lãnh đạo, biết giao tiếp phù hợp, biết xây dựng niềm tin trong nhóm và biết giải quyết các mối bất đồng giữa các cá nhân trong nhóm… Hơn thế nữa, học tập hợp tác còn tạo điều kiện để các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc rèn 42 luyện kĩ năng học tập cho HS. Chính vì vậy mà việc sử các nguồn lực trong mô hình VNEN để thúc đẩy quan hệ hợp tác của HS là thực sự cần thiết. Nắm bắt và hiểu rõ được sự cần thiết phải rèn luyện các kĩ năng sống cho HS, đặc biệt là kĩ năng học tập hợp tác, các nhà giáo dục đã đổi mới mô hình học truyền thống sang mô hình trường học mới để tạo thêm nhiều hơn nữa những cơ hội giúp HS có thể hợp tác với nhau nhiều hơn trong quá trình học tập cũng như trong đời sống xã hội. Ở mô hình trường học mới, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực để HS học tập theo các môn học mà các em thích hay học tập thành nhóm theo các góc, các Ban được sử dụng một cách thường xuyên. Cụ thể: Trong một tiết học, GV có thể sắp xếp các em HS học tập với nhau theo sở thích về môn học như: nhóm môn Tiếng Việt, nhóm môn Toán, nhóm các môn năng khiếu… hay nhóm học sinh học tập theo các góc (góc thư viện, góc cộng đồng, góc học tập,…) nhóm học tập theo các Ban sẽ gồm thành viên các Ban đời sống, Ban văn nghệ và TDTT, Ban học tập, Ban đối ngoại, đối nội… cùng tham gia học tập.  Hội đồng tự quản học sinh Việc thành lập HĐTQ trong phạm vi lớp học hay phạm vi trường học đều có thể tiến hành song song cùng với việc phát triển quá trình học tập mang tính hợp tác nhóm. Đây là môi trường mà HS có thể đóng nhiều vai trò, chức năng khác nhau nhằm khuyến khích hoạt động nhóm có hiệu quả. - Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực vào đời sống học đường. - Khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và sự đoàn kết của HS. 43 - Giúp các em được chủ động tự quản các hoạt động của lớp: HS tự đề xuất, bàn bạc đưa ra nội quy và cùng nhau giám sát việc thực hiện quy ước do mình xây dựng và cam kết thực hiện.  Góc học tập và thư viện Tổ chức lớp học theo mô hình VNEN có ý nghĩa rất quan trọng với việc dạy các môn học nói chung và dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng. Khi HS học tập theo nhóm, các em vừa có thể tự học vừa trao đổi với nhau, giúp đỡ nhau học. HS sẽ có cơ hội chia sẻ cho nhau những hiểu biết, kinh nghiệm để học tập. Hơn nữa, các góc học tập và thư viện lớp học xuất hiện sẽ giúp các em có nguồn tài liệu phong phú phục vụ cho học tập. Qua việc xây dựng góc học tập và thư viện cho HS, GV đã giúp HS rèn luyện rất nhiều các kĩ năng quan trọng và cần thiết trong đời sống như: Kĩ năng hợp tác với bạn bè cùng xây dựng và trang trí góc học tập, kĩ năng chia sẻ thông tin, tài liệu với nhau, kĩ năng quan sát… Khi cùng nhau hoạt động nhóm để thực hiện sản phẩm viết, cắt dán, vẽ, sưu tầm,… xảy ra nhiều tình huống học tập, HS cùng nhau giải quyết, thống nhất đi đến kết quả của cả nhóm. Hơn thế nữa, thông qua góc học tập, các em sẽ trau dồi rất nhiều những kiến thức bổ ích, phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân HS và góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em.  Các hộp thư trong lớp học Các hộp thư bạn bè, hộp thư điều em muốn nói, hộp thư cam kết… trong góc lớp học tạo cơ hội cho GV và HS trong lớp được chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, khó khăn mình gặp phải trong hoạt động nhóm; là những điều mà HS cảm nhận, mong muốn, đề nghị hoặc bất kì điều gì các em muốn nói với mọi người mà các em không thể hoặc chưa dám nói trực tiếp; hình thành cho HS thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người; rèn luyện cho HS biết tôn 44 trọng sự riêng tư của bạn bè. Công cụ này còn là cách để GV động viên, khích lệ HS, hiểu được HS hơn. Các hộp thư do HS hoạt động nhóm hỗ trợ lẫn nhau tự tạo ra các hộp thư nhỏ từ các vật dụng như các-tông nhỏ, giấy bìa, tranh ảnh, giấy màu,… cắt, dán tranh trí những hình ảnh mà các em yêu thích. Từ đó các em có ý thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em, cũng như các hoạt động nhóm, tập thể. Từ việc thành lập HĐTQ HS đến xây dựng góc học tập, thư viện và hộp thư trong lớp học đều nên chú trọng và quan tâm đến vấn đề rèn luyện kĩ năng sống cần thiết cho HS, đặc biệt là kĩ năng hợp tác. Mô hình VNEN đặc biệt quan tâm đến rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS. Chỉ có hợp tác với các bạn khác để cùng nhau tìm ra kiến thức mới thì kiến thức đó mới thực sự là kiến thức của HS, HS tự giác và có trách nhiệm hơn với việc của chính mình. 45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong chương này, dựa trên các nguyên tắc dạy học tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS tiểu học trong dạy học theo mô hình trường học mới như sau: - Thiết kế lại các bài học trong Tài liệu Hướng dẫn học theo hướng tăng cường hợp tác. - Tăng cường hoạt động để phát triển kĩ năng học tập hợp tác của HS. - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong mô hình VNEN để thúc đẩy quan hệ hợp tác của HS. 46 KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã rút ra được một số kết luận sau: 1. Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo, của toàn xã hội, của các cơ quan, tổi chức và của mọi người dân trong cộng đồng. Một trong những yếu tố cốt lõi cơ bản và quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học là đổi mới về phương pháp và cách thức dạy học. Hiện nay để đổi mới quá trình dạy học theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đã và đang được triển khai rộng rãi ở các trường học ứng với các môn học khác nhau. Chính vì vậy mà việc cải tiến dạy học theo hướng hợp tác, giúp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS đang là một vấn đề cấp bách mà cấp tiểu học nói chung và các cấp học khác nói riêng mong muốn thực hiện. 2. Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về mô hình trường học mới đang được thí điểm tại Việt Nam (cụ thể là các trường thí điểm mô hình VNEN khu vực Hà Nội và Vĩnh Phúc), chúng tôi nhận thấy rằng đây là một mô hình tiên tiến, mang lại hiệu quả tích cực cho cả nhà trường, cả GV và HS. Khi tiến hành dạy học theo mô hình này, GV trở lên tự chủ hơn và có them nhiều cơ hội để tự bồi dưỡng năng lực của bản thân. HS khi học tập theo mô hình này sẽ cảm thấy thích thú hơn, thoả mái thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh và phát triển được tư duy cũng như các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai. 3. Với thành công của việc nghiên cứu vấn đề rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS tiểu học theo mô hình VNEN, đề tài đã làm rõ bản chất cơ sở lí luận về vấn đề rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS tiểu học như sau: - Thứ nhất, đề tài đã nghiên cứu và chỉ ra được khái niệm về kĩ năng học tập hợp tác: Kĩ năng học tập hợp tác là năng lực vận dụng có kết quả 47 những tri thức về hợp tác để giúp đỡ nhau trong học tập nhằm hoàn thành một mục đích chung. - Thứ hai là làm rõ được nguyên tắc học tập hợp tác - Thứ ba là nêu được các kĩ năng học tập hợp tác 4. Từ những kết quả thu được như trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS tiểu học trong dạy học theo mô hình trường học mới để tăng hiệu quả của mô hình dạy học mới này và góp phần vào công cuộc đổi mới chương trình giáo dục giai đoạn 2016 như sau: - Tăng cường hoạt động để phát triển kĩ năng học tập hợp tác của HS. - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong mô hình VNEN để thúc đẩy quan hệ hợp tác của HS. Tuy nhiên, trong phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài của tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lí luận và đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS tiểu học theo mô hình trường học mới mà chưa có thử nghiệm sư phạm. Tôi hy vọng rằng đề tài nghiên cứu của tôi sẽ góp phần nhỏ vào quá trình cải cách giáo dục giai đoạn sau 2016 và sẽ được áp dụng một cách rộng rãi. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), STN Hướng dẫn học Tự Nhiên và Xã Hội 3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), SGV Tự Nhiên và Xã Hội 3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học, NXB Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường tiểu học, NXB Đại học Sư phạm. 6. Bùi Phương Nga, Nguyễn Minh Phương, Lê Thu Dinh, Nguyễn Anh Dũng (1996), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 7. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - lý luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB ĐHQG Hà Nội) 8. Đặng Thành Hưng (2013), Kĩ năng dạy học và tiêu chí đánh giá, Tạp chí Khoa học giáo dục. 9. Đặng Tự Ân (2013), Mô hình trường học mới tại Việt Nam Hỏi - Đáp, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 10. Đỗ Đình Hoan (1996), Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục. 11. Hoàng Ngọc Anh (2002), Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở đại học, Tạp chí Giáo dục số 36. 12. Hoàng Phê (chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng. 13. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam 2 E – M, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 14. Lê Thu Dinh, Bùi Phương Nga, Trịnh Quốc Thái (2000), Đổi mới việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, NXB giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 15. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Hà Nội, Hà Nội. 16. Ngô Thị Thu Dung (2002), Một số vẫn đề lý luận về kỹ năng học theo nhóm của học sinh, Tạp chí giáo dục số 46. 17. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2014), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 18. Nguyễn Hữu Châu, Vũ Quốc Chung, Vũ Thị Sơn (2005), Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hính thức tổi chức dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Hồng Nam (3/2002), Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm, Tạp chí Giáo dục, số 26, tr 18 – 20. 20. Nguyễn Thị Thanh (2012), Sự cần thiết dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho SV ĐHSP, Tạp chí giáo dục, sô 281, tr 30 – 32. 21. Nguyễn Trọng Sửu (2007), Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Giáo dục, số 171, tr 21 – 23. 22. Thái Duy Tuyên (1995), Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 23. Trần Bá Hoành (2005), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, NXB ĐHSP Hà Nội. 24. Trần Bá Hoành (1996), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 25. Trần Duy Hưng (2000), Mô hình phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 195, tr 20 – 21. 26. Trần Thị Thu Mai (2000), Về phương pháp học tập nhóm, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 12. 27. Trung ương hội khuyến học Việt Nam (2005), Tạp chí dạy và học ngày nay. 28. Vũ Dũng (2002), Từ điển Tâm lí học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. PHỤ LỤC Phiếu điều tra Xin thầy/cô cho ý kiến của mình về một số vẫn đề sau: Câu 1: Thầy/ cô hiểu như thế nào về mô hình VNEN? a. Mô hình trường học để HS tự học không cần GV dạy. b. Mô hình trường học đề cao tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; HS học theo nhóm, vai trò chủa GV chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo giúp đỡ các em. c. Mô hình trường học để HS chủ động học tập hơn nhưng GV giảng dạy là chính. Câu 2: Hạn chế của mô hình VNEN là: a. GV ít có thời gian kèm cho HS yếu. b. GV không phải chuận bị đồ dùng học tập nhiều, tốn thời gian. c. GV khó khăn quan sát HS; HS không tự giác học. d. HS giao tiếp còn hạn chế. Cậu 3: Nhược điểm của học tập hợp tác trong mô hình VNEN là: a. Gây ồn ào trong lớp, khó kiểm soát b. Nhiều HS không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ mình c. HS ỉ lại vào các bạn trong nhóm d. Việc phân nhóm khó khăn. Câu 4: Các phương pháp sử dụng khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN là: Mức độ Phương pháp Thảo luận nhóm Quan sát Giảng giải Thường Thỉnh xuyên thoảng Hiếm khi Không bao giờ Đàm thoại Trò chơi Thí nghiệm Dạy học khám phá Đóng vai Câu 5: Khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN, kiến thức HS có được là do: a. Trên lớp, trong tài liệu hướng dẫn học b. Kiến thức sẵn có, kiến thức trong tài liệu, tự tìm kiếm, tự vận dụng c. Bài giảng của GV d. Qua bạn bè trong nhóm học tập Câu 6: Kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được đánh giá: a. HS tự đánh giá và đánh giá bạn b. HS tự đánh giá và nhóm đánh giá c. Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS Câu 7: Quy trình dạy học của GV trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN là: a. Trải nghiệm gợi động cơ học tập thực hành khám phá khám phá thực hanh ứng dụng. b. Gợi động cơ học tập trải nghiệm ứng dụng. c. Gợi động cơ học tập khám phá ứng dụng. Câu 8: Tiến trình 10 bước học tập của HS là: thực hành trải nghiệm a. Viết tên bài làm việc nhóm hoạt động cơ bản đọc mục tiêu của bài báo cáo kết quả thực hiện hoạt động ứng dụng thực hiện thực hiện hoạt động thực hành đánh giá viết báo cáo đánh giá học xong bài. b. Viết tên bài đọc mục tiêu của bài hoạt động cơ bản đánh giá giá báo cáo kết quả thực hiện thực hiện hoạt động thực hành thực hiện hoạt động ứng dụng viết báo cáo đánh học xong bài. c. Làm việc nhóm viết tên bài hoạt động cơ bản học xong bài. đọc mục tiêu của bài báo cáo kết quả thực hiện hoạt động ứng dụng giá làm việc nhóm thực hiện thực hiện hoạt động thực hành đánh giá viết báo cáo đánh [...]... khái niệm về kĩ năng học tập hợp tác, làm rõ các nguyên tắc học tập hợp tác và nêu lên các kĩ năng học tập hợp tác Làm rõ đặc trưng học tập của HS trong mô hình trường học mới và đặc điểm học tập của học sinh lớp 3 để từ đó là cơ sở rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác trong các bài dạy 2 Khảo sát và phân tích thực trạng học tập của học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới ở một số trường tiểu học 25 CHƢƠNG... dạy học ở tiểu học theo hướng tăng cường năng lực cho học sinh 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận gồm 2 chương: Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới Chương 2 Biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường. .. tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới - Phương pháp điều tra: Dùng để thu thập ý kiến của giáo viên đánh giá về việc thiết kế và tiến hành rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới, góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu - Phương pháp thực nghiệm khoa học: Nhằm tìm kiếm định hướng cho việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô. .. Như vậy, mô hình trường học mới đã được thử nghiệm trên các tỉnh khắp cả nước Hiện nay, mô hình đã áp dụng với học sinh các khối lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5  Thực trạng học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình trường học mới Để nắm được thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình trường học mới, chúng tôi tiến hành điều tra tại một số trường Tiểu học: - Trường Tiểu học Cao... mới về cách tổ chức lớp học theo hướng hợp tác Tất cả HS học tập theo mô hình này đều có quyền và trách nhiệm trong quá trình học tập của cá nhân cũng như tập thể, được rèn luyện các kĩ năng tham gia, kĩ năng lãnh đạo và hợp tác trong các hoạt động Hơn thế nữa, mô hình VNEN còn tập trung chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng sống cho HS, đặc biệt là kĩ năng hợp tác Học tập theo mô hình này giúp HS... vụ học tập, con người sẽ giải quyết được một mục đích cụ thể [ 13, tr 34 5] 1.1 .3 Kĩ năng học tập hợp tác Dưạ trên những phân tích khái niệm kĩ năng và khái niệm hợp tác, chúng tôi đã tiếp thu và kế thừa khái niệm kĩ năng và khái niệm hợp tác theo quan điểm của các nhà giáo dục Đồng thời dựa trên sự tiếp thu ấy, chúng tôi đưa ra khái niệm về kĩ năng học tập hợp tác như sau: Kĩ năng học tập hợp tác là năng. .. trường học mới 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm kĩ năng Theo từ điển Tiếng Việt thì kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế Với cách hiểu này, nhóm tác giả sử dụng “khả năng để làm rõ nghĩa cho kĩ năng Theo tác giả... nhóm hợp tác Việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác gắn với thực tiễn dạy học ở tiểu học hiện nay của HS đóng vai trò rất quan trọng HS được thực hành, vận dụng kiến thức đã học để cùng nhau hợp tác với nhau giúp các em có hứng thú hơn với việc học tập phù hợp thực tiễn ở mô hình trường học mới 2.2 Các biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác 2.2.1 Thiết kế lại các bài học trong Tài liệu Hướng dẫn học. .. đề rèn luyện học tập hợp tác nói chung và rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS lớp 3 theo mô hình trường học mới nói riêng nhằm tìm kiếm các luận chứng, cứ liệu xây dựng tổng quan cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng khung lí thuyết cho đề tài nghiên cứu 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Dùng để thu thập thông tin và đánh giá thực tiễn việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp. .. tiễn dạy học ở tiểu học hiện nay, vì vậy cần đảm bảo kĩ năng học tập hợp tác được rèn luyện cần phải thiết thực, gắn với mô hình trường học mới Chỉ gắn liền với dạy học và được thường xuyên rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn thì kĩ năng học tập hợp tác mới được phát triển một cách bền vững Kĩ năng học tập hợp tác là hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân trong nhóm khi được giao vừa biết phối hợp, chia ... sở lí luận thực tiễn rèn luyện kĩ học tập hợp tác cho học sinh lớp theo mô hình trường học Chương Biện pháp rèn luyện kĩ học tập hợp tác cho học sinh lớp theo mô hình trường học NỘI DUNG CHƢƠNG... lí luận thực tiễn việc rèn luyện kĩ học tập hợp tác cho HS lớp theo mô hình trường học - Đề xuất số biện pháp rèn luyện kĩ học tập hợp tác cho HS lớp theo mô hình trường học Đối tƣợng khách thể... tích thực trạng học tập học sinh lớp theo mô hình trường học số trường tiểu học 25 CHƢƠNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI 2.1 Nguyên tắc

Ngày đăng: 05/10/2015, 16:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w