Thiết kế lại các bài học trong Tài liệu Hướng dẫn học theo hướng

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới (KL07201) (Trang 34)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Thiết kế lại các bài học trong Tài liệu Hướng dẫn học theo hướng

tăng cường hợp tác

Các bài học trong tài liệu Hướng dẫn học mặc dù đã quan tâm tới việc hình thành kĩ năng hợp tác cho học sinh, song trong một số bài vẫn chưa thể hiện rõ, chưa hình thành kĩ năng… Vì vậy cần chỉnh sửa, cấu trúc lại một số bài tiềm năng trong tài liệu để tập chung vào việc hình thành, bồi dưỡng kĩ năng học tập hợp tác cho HS.

28

Cấu trúc một bài dạy trong môn học trong mô hình VNEN nói chung và đặc biệt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng GV có thể điều chỉnh linh hoạt các hoạt động học tập: hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động với cộng đồng để phù hợp các điều kiện từng lớp học, để HS có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo và khả năng hợp tác trong quá trình học tập.

Ví dụ 1: Bài 3. Cơ quan tuần hoàn trong cơ thể chúng ta (2 tiết)

- GV cho HS đọc mục tiêu bài học:

Sau bài học, em:

- Chỉ đúng vị trí và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh hoặc mô hình.

- Trình bày được vai trò của tim trong HĐ tuần hoàn máu. - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.

A. Hoạt động cơ bản

Hoạt động 1. Quan sát và đố bạn theo câu hỏi trong hình 1 - Nhóm trưởng dựa trên câu hỏi trong bóng nói của hình vẽ và hỏi, các thành viên trong nhóm lần lượt đưa ra câu trả lời.

- HS có thể chỉ vị trí của tim, mạch máu trên chính cơ thể mình hoặc của bạn.

- Tuỳ trình độ HS ở từng vùng, miền, GV có thể cho nhóm trưởng hỏi từng câu và trả lời từng câu hoặc hỏi và trả lời 2 câu cùng lúc.

- Lưu ý: Không nhất thiết trả lời “chính xác” về vị trí của tim và mạch

máu trên cơ thể. HĐ này chỉ nhằm gợi trí tò mò, kích thích tìm hiểu để HS bước vào tìm hiểu các bộ phận cơ quan tuần hoàn trong cơ thể người ở những HĐ tiếp theo

29

Hoạt động 2. Quan sát hình 2 và lần lƣợt chỉ - HS học theo nhóm dựa vào nguồn thông tin của hình vẽ.

- Nhóm trưởng chỉ định lần lượt từng bạn trong nhóm thực hiện theo các yêu cầu a, b, c.

- Lưu ý: Tuỳ trình độ, nhóm trưởng có thể mời bạn học khá thực hiện

trước, các bạn học yếu hơn sẽ quan sát trước khi thực hiện.

Hoạt động 3. Thực hiện động tác nhƣ hình 3 - HS học theo cặp, thực hành bản thân sau đó chia sẻ với bạn.

- HS đặt cả bàn tay phải lên vị trí giữa 2 lồng ngực và ngang đầu “núm vú” trái (đầu các ngón tay có thể hướng chéo lên phía vai). Ấn nhẹ và nín thở trong vài giây (khoảng 4 – 5 giây) để cảm nhận được nhịp tim.

- HS cần có không gian yên lặng để có thể “cảm nhận” được nhịp tim. Có thể có HS “cảm nhận” được nhịp đập và có HS “không cảm nhận” được. Lúc đó, các HS có thể trao đổi, chia sẻ những cảm nhận của mình với bạn.

- HS cần nói được tên của bộ phận tuần hoàn nằm ở vị trí lồng ngực trái là “tim”. Nếu gặp khó khăn, HS có thể quan sát lại vị trí tương ứng của bộ phận “tim” trên hình 2.

- Lưu ý: Nếu có điều kiện GV có thể mượn tai nghe bác sĩ để HS thực

hiện HĐ 3 và 4.

Hoạt động 4. Thực hiện động tác nhƣ hình 4

- Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm thực hành, sau đó lần lượt chia sẻ với các bạn trong nhóm.

- 1 HS đặt ngửa lòng bàn tay lên mặt bàn (làm sao để ngón trỏ hướng ra phía ngoài). Các HS còn lại đặt 3 ngón tay lên cổ tay của bạn, hơi cong cả 3

30

ngón lại để đầu ngón tay dễ cảm nhận. Ấn nhẹ đầu ngón tay lệch về phía cổ tay (nếu chưa cảm nhận được nhịp đập có thể mạnh hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS cần có không gian yên lặng để có thể “cảm nhận” được nhịp đập của mạch máu cổ tay. Có thể có HS “cảm nhận” được nhịp đập và có HS “không cảm nhận” được. Lúc đó, các HS có thể trao đổi, chia sẻ những cảm nhận của mình với bạn trong nhóm.

- HS cần nói được tên các bộ phận tuần hoàn nằm ở vị trí cổ tay là “mạch máu”. Nếu gặp khó khăn, HS có thể quan sát lại vị trí tương ứng của “mạch máu” trên hình 2.

Hoạt động 5. Thử tƣởng tƣởng và trả lời - GV tổ chức cho HS học cả lớp.

- GV khuyến khích nhiều HS chia sẻ với cả lớp điều các em tưởng tưởng về bản thân, về cơ thể của mình nếu “tim ngừng đập” hoặc trả lời câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi tim ngừng đập?”.

- Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Âm thanh nghe được từ lồng ngực bên trái là nhịp đập của tim khi luôn luôn co bóp để đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu tim ngừng co bóp (thường gọi là ngừng đập), máu không đi đến được các cơ quan/ bộ phận trong cơ thể, chúng ta sẽ chết.

Hoạt động 6. Đọc và trả lời câu hỏi

- Lần lượt HS trong nhóm đọc đoạn văn trong khung, tất cả thành viên đọc thầm theo.

- HS thảo luận trả lời câu hỏi, sau đó viết vào bảng báo cáo nhóm các ý chính:

31

+ Vai trò của tim: luôn co bóp để vận chuyển/ bơm máu đi khắp các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.

+ Cơ quan tuần hoàn có chức năng vận chuyển máu đến khắp các bộ phận của cơ thể.

- GV kiểm soát kiến thức đạt được của các nhóm của HS bằng cách kiểm tra phần viết của HS vào bảng báo cáo nhóm. Nếu có nhóm chưa có câu trả lời chính xác, GV có thể hỗ trợ HS thực hiện bài tập này.

B. Hoạt động thực hành

Hoạt động 1. Làm việc với phiếu bài tập

- GV phô tô cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập (hình 5) vào giấy A1. - Các nhóm thực hiện yêu cầu của phiếu bài tập.

- HS thảo luận điền vào chỗ …. trong các ô số 1, ô số 2 tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn tương ứng là: tim và mạch máu (bàn chân).

Hoạt động 2. Tìm và chỉ

- Nhóm thảo luận và quan sát các mạch máu trên tay, chân của bản thân.

- Nếu HS chưa quan sát được mạch máu trên tay, chân của bản thân có thể quan sát và chỉ trên tay, chân của bạn trong nhóm.

Hoạt động 3. Làm việc với phiếu bài tập

- GV phô tô cho mỗi nhóm một phiếu bài tập “Tìm hiểu vai trò của tim

trong HĐ tuần hoàn” và để vào góc học tập.

- Nhóm trưởng (hoặc HS khác theo phân công của nhóm) lấy phiếu bài tập từ góc học tập.

32

- Nhóm trưởng (hoặc HS khác theo phân công của nhóm) đọc cho các bạn yêu cầu của phiếu bài tập: Cần điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào trước

các câu cho phù hợp.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trao đổi từng câu trước khi lựa chọn và điền Đ hoặc S vào (…..) trước các câu. Chú ý để tất cả các bạn đều làm việc.

Lớp: ……… Nhóm: ………

PHIẾU BÀI TẬP

Tìm hiểu vai trò của tim trong HĐ tuần hoàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần điền vào ô vuông chữ Đ trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai.

a) Tim luôn co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể.

b) Khi mệt, tim ngừng co bóp 5 phut để nghỉ, sau đó lại co bóp tiếp tục. c) Cơ quan tuần hoàn có chức năng trao đổi khí.

d) Tim ngững co bóp thì máu không lưu thông được các mạch máu. e) Máu có thể lưu thông trong các mạch máu mà không cần tim.

- GV kiểm soát kết quả làm việc các nhóm với đáp án: a) Đ; b) S; c) S; d) Đ; e) S.

Hoạt động 4. (*)

Học theo hƣớng dẫn của thầy/ cô

- GV phóng to, treo lên bảng “Sơ đồ tuần hoàn” và tổ chức cho HS học cả lớp.

- GV mời vài HS đứng lên quan sát “Sơ đồ vòng tuần hoàn”, GV chỉ vị trí và yêu cầu HS đọc tên tương ứng của các động mạch, tĩnh mạnh, 2 vòng tuần hoàn trên sơ đồ. Các HS còn lại cùng quan sát, theo dõi sơ đồ trên bảng.

33

- GV vừa chỉ trên sơ đồ, vừa giải thích sơ lược về chức năng và HĐ của cơ quan tuần hoàn. GV tham khảo nội dung sau:

+ Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu, có chức năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể.

+ Tim luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn

+ Vòng tuần hoàn lớn: Đưa máu chứa nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng từ

tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể. Đồng thời, máu cũng nhận khí các- bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải

khí các-bô-níc rồi trở về tim.

- GV yêu cầu nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thực hành “Chỉ và nói đường đi của máu” theo sơ đồ trong sách.

C. Hoạt động ứng dụng

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong phần HĐ ứng dụng. GV có thể hỏi một số HS để đảm bảo các em đều hiểu nhiệm vụ.

- Khuyến khích HS về nhà thực hiện cả 2 HĐ cùng người thân trong gia đình.

Ví dụ 2: Bài 9. Cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà (2 tiết)

- GV cho HS đọc mục tiêu bài học: Sau bài học, em:

- Nêu được những việc nên nêu và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở.

- Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra. - Biết cách xử lí khi xả ra cháy nhà.

A. Hoạt động cơ bản

34

- HS quan sát tranh theo nhóm, quan sát từng tranh. - Lần lượt một HS đọc câu hỏi, HS khác trả lời.

Với những nhóm gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi d “nhận biết bếp nào an toàn hơn” GV có thể gợi ý:

+ Không có nhiều vật dễ cháy/dễ bắt lửa ở gần, xung quanh bếp. + Khi đun nấu phải có người trông coi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Không có trẻ em nghịch lửa, chơi gần bếp khi đang đun nấu.

+ Nơi đun cần được khoanh vùng lại, tách biệt với những chỗ xung quanh…

Kết thúc HĐ này, GV có thể đặt thêm các câu hỏi xử lí tình huống như: Em sẽ làm gì khi thấy bếp nhà mình chưa gọn gàng, có nhiều chất dễ cháy (xăng, dầu hoả, củi khô…) ở gần nơi đun nấu?

Hoạt động 2. Thực hiện hoạt động - HS làm việc theo nhóm quan sát lại hình 1.

- Nói những thay đổi để sắp xếp lại căn bếp trong hình 1. GV khuyến khích HS đưa ra giải thích vì sao lại xếp như vậy.

- Tình huống giả định để HS biết dự đoán được tình huống và hình thành thói quen an toàn, phòng tránh cháy.

Hoạt động 3. Hoàn thành bảng học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn. Tuỳ theo trình độ HS, GV có thể chuẩn bị thêm một số thẻ từ ghi những việc nên/không nên làm để phòng cháy ở nhà và khi có cháy xảy ra để nếu HS không tự ghi được thì phát cho HS những thẻ đó để HS sắp xếp vào vị trí phù hợp trong bảng. Chẳng hạn như:

+ Để phòng cháy khi ở nhà: Nên: bếp đun nấu gọn gàng; không để vật dụng dễ cháy gần bếp; tắt bếp khi không sử dụng; trông coi cẩn thận khi đang

35

đun… Không nên: để vật dễ cháy (xăng, dầu…) gần bếp đun nấu; không trông bếp khi đang đun nấu…

+ Khi có cháy xảy ra: Nên: kêu to/tìm cách báo động cho mọi người biết; thoát xa nơi đang cháy; gọi 114… Không nên: tự mình dập lửa; đến gần đám cháy,…

Hoạt động 4. Tìm hiểu thiệt hại của cháy nhà

- GV cần chuẩn bị trước thông tin về nguyên nhân, hậu quả của một vụ cháy/cháy nhà được chứng kiến hoặc đài/báo đưa tin để kể cho HS nghe (trong trường hợp các em không thực hiện được HĐ b).

- Nếu HS không thực hiện được HĐ b, bởi vì các em chưa được xem/nghe nói tới thì GV không gò ép phải kể bằng được, trong tình huống này GV cần kể cho các em về nguyên nhân, hậu quả của một vụ cháy nhà (GV đã chuẩn bị ở trên).

Hoạt động 5. Đọc và trả lời

- Từng HS trong nhóm đọc, các HS khác theo dõi. GV đi đến hỗ trợ HS yếu kém đọc và tìm hiểu nội dung đoạn văn.

- Học sinh trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả với bạn hoặc có thể báo cáo kết quả với GV.

GV nên khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ của các em, không nhất thiết phải đúng nguyên như trong đoạn văn. Với HS khá giỏi, các em có thể viết câu trả lời vào vở. Điều này giúp GV kiểm soát được kết quả HĐ của các em khá giỏi và dành thời gian để hỗ trợ HS yếu kém.

B. Hoạt động thực hành

36

GV để các em lựa chọn sẽ tham gia HĐ đóng kịch hoặc vẽ tranh. Nếu nhóm nào xong nhanh có thể thực hiện cả 3 HĐ.

Hoạt động 2. Đóng vai thể hiện tình huống hoặc vẽ tranh mô tả

- Làm việc toàn lớp. Lần lượt từng nhóm lên thể hiện, GV và HS khác quan sát những hành động và cách ứng xử.

- GV khích lệ HS, không chê khi HS thể hiện chưa đúng mà cần phân tích nếu làm như thế thì sẽ như thế nào, nếu làm khác đi thì kết quả có tốt hơn không để cho HS tự nhận biết và chỉnh sửa.

Sau HĐ 1 và 2 cần khắc sâu cho HS số điện thoại khẩn cấp trong trường hợp có cháy: 114. Một số kĩ năng cần thiết khi có cháy xảy ra (với các em - tuổi nhỏ) thì cần: bình tĩnh, thoát ra xa khỏi đám cháy nhanh nhất, kêu to/thông báo cho người lớn biết; lấy khăn/vải dày ướt che mắt, mũi, mồm (tránh ngạt khói), khi chạy cần cúi người (càng sát đất càng tốt, vì khói bốc lên cao, nếu đứng thẳng dễ ngạt khói),…

Hoạt động 3. Đọc và trả lời Đọc các thông tin trong bóng nói.

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cho bạn trong nhóm nghe: Khi gặp/nhìn thấy đám cháy cần làm gì: cần kêu to để mọi người biết, tránh xa khỏi nơi cháy, gọi số điện thoại cứu hoả (với vùng thành thị),… Lưu ý: Các em bé còn nhỏ tuổi vì thế GV nên nhấn mạnh việc bình tĩnh để tự bảo vệ bản thân và thông báo cho mọi người/người lớn được biết chứ không nên tự xử lí, tự chữa cháy vừa không dập tắt được đám cháy, cháy để lan nhanh đồng thời nguy hiểm đến tính mạng.

37

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong phần HĐ ứng dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khuyến khích các em nói với cha mẹ và người lớn những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng cháy nhà.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới (KL07201) (Trang 34)