8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Tăng cường hoạt động để phát triển kĩ năng học tập hợp tác của học
Tăng cường hoạt động tương tác nhóm.
Trong các nhà trường Tiểu học có ba hình thức học chủ yếu, đó là dạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm và dạy học cá nhân, ba hình thức này được thực hiện đan xen nhau ngay trong một tiết học, trong một bài học. Do đặc thù của mô hình trường học mới, dạng hoạt động dạy học nhóm được coi là có ưu thế nổi bật trong việc nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác, phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong công việc đạt hiểu quả cao nhất.
Trong dạy học thông qua hợp tác làm việc trong một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo, đặc biệt khả năng hợp tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS. Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS, trong học nhóm, HS phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên.
Việc thực hiện các hoạt động cùng nhau giúp HS có thể chia sẻ các kinh nghiệm, sự giúp đỡ, sự ủng hộ để thức đẩy sự thành công của nhau, tạo hứng thú để học tập… Như vậy để học tập hợp tác hiệu quả thì ngoài kĩ năng học tập cơ bản, HS phải có kĩ năng hợp tác, làm việc hợp tác để hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ học tập trong môi trường hợp tác nhóm.
Để sử dụng hình thức dạy học nhóm đạt hiểu quả thì GV phải nắm vững phương pháp thực hiện, GV có năng lực tổ chức. Trong quá trình dạy học GV cần xác định rõ nhiệm vụ của các nhóm và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Linh hoạt trong việc chọn nhóm tạo điều kiện cho các em được cộng tác và làm việc với nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, GV cũng phải luân phiên nhóm trưởng để tạo điều kiện tự bộc lộ năng lực cho
38
mọi thành viên trong lớp, tạo sức vươn lên cho từng người trong công việc. Trong quá trình dạy, GV cần xem xét kĩ nội dung bài học và kĩ năng cần rèn luyện cho HS, sau đó tiến hành lựa chọn cách hình thức dạy học sao cho hiệu quả, hoạt động nào có thể sử dụng hình thức dạy học theo nhóm, hoạt động nào không, nên sử dụng nhóm mấy.
Dạy học các môn học trong chương trình giáo dục tiểu học theo hình thức hợp tác
Các môn học ở mô hình VNEN về cơ bản vẫn giống với các môn học ở mô hình cũ như: môn Tiếng Việt, môn Toán, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học và môn Lịch sử và Địa lý… Tuy nhiên ở mô hình trường học mới, nội dung môn học được tích hợp cao hơn và có sự lồng ghép vào nhau. Cụ thể:
- Môn Tiếng Việt, GV giúp HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ nghệ thuật thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết… - Môn Toán có ý nghĩa quan trọng ở cấp bậc tiểu học. Thông qua đó để giáo dục và phát triển năng lực tư duy, năng lực tính toán… của HS.
- Môn Cuộc sống quanh ta là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 3. Lên lớp 4, lớp 5 tách thành 2 môn bắt buộc là “Tìm hểu Tự nhiên” và “Tìm hiểu Xã hội” giúp các em có thêm nhiều kiến thức về cuộc sống xung quanh.
- Các môn học như: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công/kĩ thuật và các hoạt động ngoài giờ lên lớp… khi học theo mô hình mới đã tích hợp lồng ghép thành môn học chung “Hoạt động giáo dục”.
Nội dung các môn học này không được biên soạn thành sách giáo khoa như ở mô hình cũ mà được biên soạn thành những cuốn tài liệu hướng dẫn học. HS học tập các môn học này theo mô hình VNEN cũng theo một hình thức học chung, xuyên suốt tất cả mọi hoạt động đó là hình thức học và làm việc theo nhóm. Chính vì vậy việc rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS tiểu học
39
càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết để giúp các em làm việc nhóm hiệu quả với các bạn và đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Kĩ năng hợp tác được lồng ghép ngay từ bước tổ chức cho HS thành các nhóm học đến bước chuẩn bị các dụng cụ liên quan đến nội dung môn học và việc học tập nội dung các môn học như: Tiếng Việt, Toán, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội và các hoạt động giáo dục.
Trong tất cả các môn học thì việc tổ chức hoạt động giáo dục là việc làm quan trọng và thể hiện rõ nhất việc dạy học và rèn luyện HS theo hình thức hợp tác. Học tập hợp tác là một bộ phận quan trọng của “Chương trình giáo dục” trong mô hình VNEN, đây là con đường quan trọng để gắn việc học với việc thực hành, rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhà trường, gia đình và xã hội. Việc cho HS tham gia vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động học để các em tự do hợp tác với nhau, giao lưu, chia sẻ và trải nghiệm với nhau về những vấn đề liên quan đến học tập, đến đời sống sẽ giúp các em thể hiện tình cảm với nhau và tự bộc lộ, khẳng định bản thân mình. Hơn thế, HS còn có cơ hội phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động tham gia vào hoạt động, tự thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động.
Qua từng tiết dạy, GV hướng dẫn HS kĩ năng làm việc nhóm để HS biết cách phân công công việc; biết lắng nghe ý kiến người khác; tranh luận và biết chấp nhận đúng sai; biết thống nhất ý kiến và thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất… Đây được coi là một hình thức giáo dục kĩ năng hợp tác cho HS bởi khi HS tiến hành học tập và làm việc theo nhóm nhỏ, các em sẽ phải hợp tác, phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
Ví dụ:
Khi dạy bài “Các thế hệ trong gia đình và họ hàng em”, GV có thể tích hợp tác môn học thành bài “Gia đình em”, GV cho HS thảo luận nhóm để tìm
40
hiểu về nội dung của bài. Ở đây, GV đã tích hợp rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS với việc tìm hiểu nội dung bài mới. HS sẽ trao đổi thông tin và tương tác với nhau để biết nội dung chính của bài:
- Tự nhiên và Xã hội: các thế hệ trong gia đình và họ hàng em. - Toán: bảng nhân 2.
- Luyện từ và câu: từ chỉ hoạt động.
- Tập làm văn: viết đoạn văn ngắn 3 – 5 câu về người thân. - Âm nhạc: hát đúng lời, đúng giai điệu.
- Mỹ thuật – Thủ công: vẽ, tô màu, cắt, dán.
Trong khi tiến hành tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác, GV cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần phải xác định mục tiêu và nội dung hoạt động phù hợp tới đặc điểm nhận thức của HS.
- Hoạt động cần đảm bảo tính vừa sức với tất cả HS.
- Quy trình tổ chức hoạt động không nên cứng nhắc mà phải mềm dẻo, linh hoạt.
- Trong một số trường hợp hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành có thể đan xen với nhau.
- Đối với việc tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác theo các chủ đề hay những hoạt động mang tính chất ôn tập, tuỳ từng chủ đề mà GV có thể bỏ phần hoạt động cơ bản, chỉ tiến hành hoạt động thực hành và ứng dụng.
Tóm lại, việc rèn luyện các kĩ năng trong chương trình giáo dục Tiểu học theo hình thức hợp tác là một việc làm quan trọng và mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy mà các cấp lãnh đạo cũng như các thầy, cô giáo phải hiểu rõ được tầm quan trọng của việc làm này để tổ chức
41
thực hiện mốt cách đúng đắn và linh hoạt trong các hoạt động dạy học, không ngừng trau dồi cũng như sáng tạo thêm để tránh gây nhàm chán đối với HS.
Tổ chức thành các hoạt động chuyên biệt
Ngoài việc tăng cường hoạt động tương tác nhóm và dạy học các môn học trong chương trình giáo dục Tiểu học theo hình thức hợp tác cho HS tiểu học GV có thể rèn luyện kĩ năng học hợp tác cho HS thông qua hình thức tổ chức các hoạt động chuyên biệt như: các hoạt động giáo dục (HĐ giáo dục ngoài giờ lên lớp, HĐ thể dục – thể thao, hoạt động thủ công,…) và tổ chức trò chơi học tập. Hoà chung vào phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đưa các trò chơi dân gian vào trong học tập. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng và đức tính tốt thông qua các trò chơi. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp liên quan đến nội dung bài học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3:
Ví dụ:
Thông qua tiết học “Cuộc sống quanh em” để khắc sâu thêm kiến thức bài học, GV có thể tổ chức cho HS lớp mình làm một cuốn tạp chí về nơi các em đang sinh sống.
Thông qua HĐ này, GV có thể chia HS của lớp theo từng khu vực sống của các em để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu cũng như hoàn thành nhiệm vụ được giao. GV có thể đưa ra yêu cầu về các phần có trong cuốn tạp chí như:
- Phần 1: Giới thiệu chung về nơi em đang sinh sống, làng quê hay đô thị.
- Phần 2: Hãy nói về đường phố và phương tiện giao thông nơi em đang sống.
42
Sau khi giao nhiệm vụ cho từng nhóm, GV sẽ tiến hành cho nhóm thảo luận với nhau để tìm ra những thông tin có liên quan đến nơi các em đang sinh sống. Để tìm ra tên các con đường nơi em đang sống, các em sẽ cùng nhau tìm hiểu để đưa ra các ý kiến dưới sự hướng dẫn của GV và những kiến về các loại phương tiện giao thông mà các em đã được học. Hơn thế nữa, để nêu ra được người dân nơi em sống thường làm nghề gì? Các em không chỉ hợp tác với nhau mà còn phải cần đến sự giúp đỡ từ phía bố mẹ hay những người hàng xóm gần nhà các em ở. Các em có thể sưu tầm các bài báo hay những bức tranh về những cảnh đẹp để làm cho cuốn tạp chí của nhóm mình thêm phong phú và sinh động hơn. Hoạt động giáo dục này không những giúp HS củng cố lại kiến thức đã học một cách hiệu quả nhất mà nó còn giúp ích rất nhiều cho GV trong việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Nói tóm lại, việc tổ chức các hoạt động giáo dục chuyên biệt là một việc làm cần thiết để rèn luyện cho HS những kĩ năng học tập hợp tác với các HS khác. Chính vì vậy mà các GV cần chú trọng tới hình thức rèn luyện để giúp HS trở nên tích cực chủ động và sáng tạo hơn.