Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong mô hình trường học mới để

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới (KL07201) (Trang 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong mô hình trường học mới để

thúc đẩy quan hệ hợp tác của học sinh

Đối với HS tiểu học, sự phát triển các kĩ năng hợp tác trong học tập là một việc làm quan trọng và cần thiết bởi vì: Khi cho HS tiểu học học tập hợp tác theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ sẽ giúp HS hình thành các kĩ năng làm việc theo nhóm phù hợp, biết chia sẻ vai trò lãnh đạo, biết giao tiếp phù hợp, biết xây dựng niềm tin trong nhóm và biết giải quyết các mối bất đồng giữa các cá nhân trong nhóm… Hơn thế nữa, học tập hợp tác còn tạo điều kiện để các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc rèn

43

luyện kĩ năng học tập cho HS. Chính vì vậy mà việc sử các nguồn lực trong mô hình VNEN để thúc đẩy quan hệ hợp tác của HS là thực sự cần thiết.

Nắm bắt và hiểu rõ được sự cần thiết phải rèn luyện các kĩ năng sống cho HS, đặc biệt là kĩ năng học tập hợp tác, các nhà giáo dục đã đổi mới mô hình học truyền thống sang mô hình trường học mới để tạo thêm nhiều hơn nữa những cơ hội giúp HS có thể hợp tác với nhau nhiều hơn trong quá trình học tập cũng như trong đời sống xã hội. Ở mô hình trường học mới, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực để HS học tập theo các môn học mà các em thích hay học tập thành nhóm theo các góc, các Ban được sử dụng một cách thường xuyên.

Cụ thể: Trong một tiết học, GV có thể sắp xếp các em HS học tập với nhau theo sở thích về môn học như: nhóm môn Tiếng Việt, nhóm môn Toán, nhóm các môn năng khiếu… hay nhóm học sinh học tập theo các góc (góc thư viện, góc cộng đồng, góc học tập,…) nhóm học tập theo các Ban sẽ gồm thành viên các Ban đời sống, Ban văn nghệ và TDTT, Ban học tập, Ban đối ngoại, đối nội… cùng tham gia học tập.

Hội đồng tự quản học sinh

Việc thành lập HĐTQ trong phạm vi lớp học hay phạm vi trường học đều có thể tiến hành song song cùng với việc phát triển quá trình học tập mang tính hợp tác nhóm. Đây là môi trường mà HS có thể đóng nhiều vai trò, chức năng khác nhau nhằm khuyến khích hoạt động nhóm có hiệu quả.

- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực vào đời sống học đường.

- Khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và sự đoàn kết của HS.

44

- Giúp các em được chủ động tự quản các hoạt động của lớp: HS tự đề xuất, bàn bạc đưa ra nội quy và cùng nhau giám sát việc thực hiện quy ước do mình xây dựng và cam kết thực hiện.

Góc học tập và thư viện

Tổ chức lớp học theo mô hình VNEN có ý nghĩa rất quan trọng với việc dạy các môn học nói chung và dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng. Khi HS học tập theo nhóm, các em vừa có thể tự học vừa trao đổi với nhau, giúp đỡ nhau học. HS sẽ có cơ hội chia sẻ cho nhau những hiểu biết, kinh nghiệm để học tập. Hơn nữa, các góc học tập và thư viện lớp học xuất hiện sẽ giúp các em có nguồn tài liệu phong phú phục vụ cho học tập.

Qua việc xây dựng góc học tập và thư viện cho HS, GV đã giúp HS rèn luyện rất nhiều các kĩ năng quan trọng và cần thiết trong đời sống như: Kĩ năng hợp tác với bạn bè cùng xây dựng và trang trí góc học tập, kĩ năng chia sẻ thông tin, tài liệu với nhau, kĩ năng quan sát… Khi cùng nhau hoạt động nhóm để thực hiện sản phẩm viết, cắt dán, vẽ, sưu tầm,… xảy ra nhiều tình huống học tập, HS cùng nhau giải quyết, thống nhất đi đến kết quả của cả nhóm. Hơn thế nữa, thông qua góc học tập, các em sẽ trau dồi rất nhiều những kiến thức bổ ích, phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân HS và góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em.

Các hộp thư trong lớp học

Các hộp thư bạn bè, hộp thư điều em muốn nói, hộp thư cam kết… trong góc lớp học tạo cơ hội cho GV và HS trong lớp được chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, khó khăn mình gặp phải trong hoạt động nhóm; là những điều mà HS cảm nhận, mong muốn, đề nghị hoặc bất kì điều gì các em muốn nói với mọi người mà các em không thể hoặc chưa dám nói trực tiếp; hình thành cho HS thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người; rèn luyện cho HS biết tôn

45

trọng sự riêng tư của bạn bè. Công cụ này còn là cách để GV động viên, khích lệ HS, hiểu được HS hơn.

Các hộp thư do HS hoạt động nhóm hỗ trợ lẫn nhau tự tạo ra các hộp thư nhỏ từ các vật dụng như các-tông nhỏ, giấy bìa, tranh ảnh, giấy màu,… cắt, dán tranh trí những hình ảnh mà các em yêu thích. Từ đó các em có ý thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em, cũng như các hoạt động nhóm, tập thể.

Từ việc thành lập HĐTQ HS đến xây dựng góc học tập, thư viện và hộp thư trong lớp học đều nên chú trọng và quan tâm đến vấn đề rèn luyện kĩ năng sống cần thiết cho HS, đặc biệt là kĩ năng hợp tác. Mô hình VNEN đặc biệt quan tâm đến rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS. Chỉ có hợp tác với các bạn khác để cùng nhau tìm ra kiến thức mới thì kiến thức đó mới thực sự là kiến thức của HS, HS tự giác và có trách nhiệm hơn với việc của chính mình.

46

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương này, dựa trên các nguyên tắc dạy học tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS tiểu học trong dạy học theo mô hình trường học mới như sau:

- Thiết kế lại các bài học trong Tài liệu Hướng dẫn học theo hướng tăng cường hợp tác.

- Tăng cường hoạt động để phát triển kĩ năng học tập hợp tác của HS. - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong mô hình VNEN để thúc đẩy quan hệ hợp tác của HS.

47

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã rút ra được một số kết luận sau: 1. Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo, của toàn xã hội, của các cơ quan, tổi chức và của mọi người dân trong cộng đồng. Một trong những yếu tố cốt lõi cơ bản và quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học là đổi mới về phương pháp và cách thức dạy học. Hiện nay để đổi mới quá trình dạy học theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đã và đang được triển khai rộng rãi ở các trường học ứng với các môn học khác nhau. Chính vì vậy mà việc cải tiến dạy học theo hướng hợp tác, giúp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS đang là một vấn đề cấp bách mà cấp tiểu học nói chung và các cấp học khác nói riêng mong muốn thực hiện.

2. Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về mô hình trường học mới đang được thí điểm tại Việt Nam (cụ thể là các trường thí điểm mô hình VNEN khu vực Hà Nội và Vĩnh Phúc), chúng tôi nhận thấy rằng đây là một mô hình tiên tiến, mang lại hiệu quả tích cực cho cả nhà trường, cả GV và HS. Khi tiến hành dạy học theo mô hình này, GV trở lên tự chủ hơn và có them nhiều cơ hội để tự bồi dưỡng năng lực của bản thân. HS khi học tập theo mô hình này sẽ cảm thấy thích thú hơn, thoả mái thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh và phát triển được tư duy cũng như các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai.

3. Với thành công của việc nghiên cứu vấn đề rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS tiểu học theo mô hình VNEN, đề tài đã làm rõ bản chất cơ sở lí luận về vấn đề rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS tiểu học như sau:

- Thứ nhất, đề tài đã nghiên cứu và chỉ ra được khái niệm về kĩ năng học tập hợp tác: Kĩ năng học tập hợp tác là năng lực vận dụng có kết quả

48

những tri thức về hợp tác để giúp đỡ nhau trong học tập nhằm hoàn thành một mục đích chung.

- Thứ hai là làm rõ được nguyên tắc học tập hợp tác - Thứ ba là nêu được các kĩ năng học tập hợp tác

4. Từ những kết quả thu được như trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS tiểu học trong dạy học theo mô hình trường học mới để tăng hiệu quả của mô hình dạy học mới này và góp phần vào công cuộc đổi mới chương trình giáo dục giai đoạn 2016 như sau:

- Tăng cường hoạt động để phát triển kĩ năng học tập hợp tác của HS. - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong mô hình VNEN để thúc đẩy quan hệ hợp tác của HS.

Tuy nhiên, trong phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài của tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lí luận và đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS tiểu học theo mô hình trường học mới mà chưa có thử nghiệm sư phạm. Tôi hy vọng rằng đề tài nghiên cứu của tôi sẽ góp phần nhỏ vào quá trình cải cách giáo dục giai đoạn sau 2016 và sẽ được áp dụng một cách rộng rãi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), STN Hướng dẫn học Tự Nhiên và Xã Hội

3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), SGV Tự Nhiên và Xã Hội 3, NXB Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tổ chức lớp học theo mô hình trường học

mới tại Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học,

NXB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

6. Bùi Phương Nga, Nguyễn Minh Phương, Lê Thu Dinh, Nguyễn Anh Dũng (1996), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

7. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - lý luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB ĐHQG Hà Nội)

8. Đặng Thành Hưng (2013), Kĩ năng dạy học và tiêu chí đánh giá, Tạp chí Khoa học giáo dục.

9. Đặng Tự Ân (2013), Mô hình trường học mới tại Việt Nam Hỏi - Đáp,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10. Đỗ Đình Hoan (1996), Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục.

11. Hoàng Ngọc Anh (2002), Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở đại

học, Tạp chí Giáo dục số 36.

12. Hoàng Phê (chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học,

13. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam

2 E – M, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

14. Lê Thu Dinh, Bùi Phương Nga, Trịnh Quốc Thái (2000), Đổi mới việc dạy

học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, NXB giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

15. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Hà

Nội, Hà Nội.

16. Ngô Thị Thu Dung (2002), Một số vẫn đề lý luận về kỹ năng học theo nhóm của học sinh, Tạp chí giáo dục số 46.

17. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2014),

Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

18. Nguyễn Hữu Châu, Vũ Quốc Chung, Vũ Thị Sơn (2005), Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hính thức tổi chức dạy học trong nhà trường, NXB

ĐHSP, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Hồng Nam (3/2002), Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm, Tạp chí Giáo dục, số 26, tr 18 – 20.

20. Nguyễn Thị Thanh (2012), Sự cần thiết dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho SV ĐHSP, Tạp chí giáo dục, sô 281, tr 30 – 32.

21. Nguyễn Trọng Sửu (2007), Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Giáo dục, số 171, tr 21 – 23.

22. Thái Duy Tuyên (1995), Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

23. Trần Bá Hoành (2005), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, NXB ĐHSP Hà Nội.

24. Trần Bá Hoành (1996), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

25. Trần Duy Hưng (2000), Mô hình phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ,

26. Trần Thị Thu Mai (2000), Về phương pháp học tập nhóm, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 12.

27. Trung ương hội khuyến học Việt Nam (2005), Tạp chí dạy và học ngày nay.

PHỤ LỤC

Phiếu điều tra

Xin thầy/cô cho ý kiến của mình về một số vẫn đề sau: Câu 1: Thầy/ cô hiểu như thế nào về mô hình VNEN?

a. Mô hình trường học để HS tự học không cần GV dạy.

b. Mô hình trường học đề cao tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; HS học theo nhóm, vai trò chủa GV chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo giúp đỡ các em.

c. Mô hình trường học để HS chủ động học tập hơn nhưng GV giảng dạy là chính.

Câu 2: Hạn chế của mô hình VNEN là: a. GV ít có thời gian kèm cho HS yếu.

b. GV không phải chuận bị đồ dùng học tập nhiều, tốn thời gian. c. GV khó khăn quan sát HS; HS không tự giác học.

d. HS giao tiếp còn hạn chế.

Cậu 3: Nhược điểm của học tập hợp tác trong mô hình VNEN là: a. Gây ồn ào trong lớp, khó kiểm soát

b. Nhiều HS không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ mình c. HS ỉ lại vào các bạn trong nhóm

d. Việc phân nhóm khó khăn.

Câu 4: Các phương pháp sử dụng khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN là:

Mức độ Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng

Hiếm khi Không bao giờ Thảo luận nhóm

Quan sát Giảng giải

Đàm thoại Trò chơi Thí nghiệm

Dạy học khám phá Đóng vai

Câu 5: Khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN, kiến thức HS có được là do:

a. Trên lớp, trong tài liệu hướng dẫn học

b. Kiến thức sẵn có, kiến thức trong tài liệu, tự tìm kiếm, tự vận dụng c. Bài giảng của GV

d. Qua bạn bè trong nhóm học tập

Câu 6: Kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được đánh giá: a. HS tự đánh giá và đánh giá bạn

b. HS tự đánh giá và nhóm đánh giá

c. Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS

Câu 7: Quy trình dạy học của GV trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN là:

a. Trải nghiệm gợi động cơ học tập thực hành khám phá ứng dụng.

b. Gợi động cơ học tập trải nghiệm khám phá thực hanh ứng dụng.

c. Gợi động cơ học tập khám phá thực hành trải nghiệm ứng dụng.

a. Viết tên bài làm việc nhóm đọc mục tiêu của bài thực hiện hoạt động cơ bản báo cáo kết quả thực hiện hoạt động thực hành

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mới (KL07201) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)