1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp

105 616 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 773,5 KB

Nội dung

Mặc dù nó có vai trò quan trọng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nhưvậy nhưng việc dạy học quan hệ từ trong thực tiễn hiện nay còn nhiều bấtcập.Trong nhà trường, quan hệ từ còn được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM

GIAO TIẾP

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM

GIAO TIẾP

Chuyên ngành: Giáo dục học

Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS CHU THỊ THỦY AN

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Chu Thị Thuỷ

An đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn “Rèn kỹ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5theo quan điểm giao tiếp”

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo khoa Sau Đạihọc, khoa Giáo dục, các phòng ban của trường Đại học Vinh, các thầy, côgiáo trực tiếp tham gia giảng dạy lớp Cao học 21 - Giáo dục Tiểu học đã tạođiều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới các trường Tiểu học trên địabàn thành phố Vinh đã cộng tác tham gia khảo sát và thực nghiệm đề tài; cảm

ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi đểtôi hoàn thành quá trình học tập và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn còn nhiềuthiếu sót nhất định Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quýthầy cô, bạn bè và đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 4

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp 5

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về dạy học Luyện từ và câu theo quan điểm giao tiếp 6

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 9

1.2.1 Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 9

1.2.2 Quan hệ từ tiếng Việt và việc dạy quan hệ từ ở tiểu học 14

1.2.3 Phân môn Luyện từ và câu và phân môn Tập làm văn ở lớp 5 với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ theo quan điểm giao tiếp 21

1.2.4 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 5 và việc rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 32

2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG .32

Trang 6

2.1.1 Mục đích khảo sát thực trạng 32

Trang 7

2.1.3 Đối tượng khảo sát thực trạng 32

2.1.4 Phương pháp khảo sát thực trạng 32

2.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 33

2.2.1 Thực trạng kiến thức và kỹ năng sử dụng quan hệ từ của học sinh lớp 5 33

2.2.2 Thực trạng nhận thức và sử dụng các biện pháp dạy học về quan hệ từ theo quan điểm giao tiếp của giáo viên 37

2.3 NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 42

2.3.1 Nguyên nhân từ phía HS 42

2.3.2 Nguyên nhân từ phía GV 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 44

3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 44

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của môn học Tiếng Việt 44

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm của quan hệ từ tiếng Việt và tính đến đặc điểm của học sinh tiểu học 45

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh 45

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Việt hiện nay 46

3.2 CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 47

Trang 8

3.2.1 Biện pháp 1: Củng cố và bổ sung kiến thức về quan hệ từ cho HS

47

Trang 9

quan hệ từ 52

3.2.3 Biện pháp 3: Chú trọng việc chữa lỗi sử dụng quan hệ từ cho HS .63

3.3 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 70

3.3.1 Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm sư phạm 70

3.3.2 Kết quả thử nghiệm 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

1 Kết luận 81

2 Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC

Trang 10

Trang Bảng:

Bảng 1.1 Các tiết học dạy quan hệ từ trong phân môn Luyện từ và câu

21

Bảng 1.2 Chương trình Tập làm văn ở lớp 5 25

Bảng 1.3 Các bài tập có thể vận dụng rèn kỹ năng sử dụng QHT cho HS .26

Bảng 2.1 Kết quả kiểm tra học sinh về khái niệm của quan hệ từ 33

Bảng 2.2 Kết quả bài tập thực hành về QHT của học sinh 35

Bảng 2.3 Bảng điều tra thực tế dạy học quan hệ từ ở lớp 5 37

Bảng 3.1 Kết quả lĩnh hội tri thức của HS 74

Bảng 3.2 Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng 75

Bảng 3.3 Mức độ hứng thú học tập của HS đối với các bài học 77

Biểu đồ: Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thử nghiệm 76

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và pháttriển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấphọc trên Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học, nhằm trang bị cho HS,những chủ nhân tương lai của đất nước những kiến thức về hệ thống tiếngViệt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giaotiếp Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”,

chương trình, SGK phổ thông phải đổi mới theo hướng phát triển toàn diệnnăng lực của người học, trong đó, có năng lực giao tiếp

1.2 Để học sinh có kỹ năng sử dụng tốt tiếng Việt trong giao tiếp việcrèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ lại rất quan trọng Mặc dù quan hệ từkhông đảm nhiệm vai trò là các thành tố trong câu và trong cụm từ, nhưng lạiđóng vai trò liên kết các từ, cụm từ, câu để tạo nên đơn vị lớn hơn Không cóquan hệ từ, các ý sẽ không có sự liền mạch, người viết cũng như người nóikhông truyền tải được hết nội dung mình muốn nói Xét từ bình diện ngữpháp, quan hệ từ là phương tiện biểu thị quan hệ cú pháp không thể thiếutrong tiếng Việt Xét từ bình diện ngữ nghĩa học, quan hệ từ là phương tiệnbiểu hiện lô gíc ngữ nghĩa Xét từ góc độ ngữ dụng, quan hệ từ là các kết tửlập luận, dẫn nhập các luận cứ và kết luận vào các lập luận, đồng thời đánhdấu các định hướng lập luận khác nhau Từ xưa, con người ta đã quan tâmđến nghệ thuật sử dụng ngôn từ, phép lập luận hay thuật hùng biện.Và chođến ngày nay, khi sự phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp đãlên một tầm cao mới thì vai trò của lập luận ngày càng được chú trọng hơn,bởi đó là một khoa học - khoa học lời nói

Trang 12

1.3 Mặc dù nó có vai trò quan trọng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nhưvậy nhưng việc dạy học quan hệ từ trong thực tiễn hiện nay còn nhiều bấtcập.Trong nhà trường, quan hệ từ còn được quan niệm là một hư từ, việc dạyhọc quan hệ từ còn tiến hành tách rời chức năng giao tiếp dẫn việc đến họcsinh chưa nắm được giá trị ngữ nghĩa và ngữ dụng; kĩ năng sử dụng quan hệtừ của học sinh còn rất kém Cả người dạy và người học còn gặp nhiều khókhăn, lúng túng trong việc dạy học về quan hệ từ Bên cạnh đó, chưa có cáccông trình nghiên cứu về phương pháp hướng dẫn học sinh tiểu học sử dụngquan hệ từ trong giao tiếp, giáo viên còn thiếu các tài liệu hướng dẫn, thamkhảo về các phương pháp, biện pháp dạy học vấn đề này.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định đi sâu nghiên

cứu vấn đề “Rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5 theo

quan điểm giao tiếp”.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5theo quan điểm giao tiếp

Trang 13

chỉ được thực hiện ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh tỉnhNghệ An.

4 Giả thuyết khoa học

Chúng tôi giả định rằng, nếu đề xuất và sử dụng được các biện pháp rènluyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ theo quan điểm giao tiếp, có thể giúp họcsinh lớp 5 sử dụng quan hệ từ linh hoạt, tinh tế, nâng cao năng lực giao tiếp

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài: quan điểmgiao tiếp trong dạy học tiếng Việt, quan hệ từ trong tiếng Việt, nội dung dạyhọc quan hệ từ ở tiểu học, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 5

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn cơ sở của đề tài: thực trạng năng lực sửdụng quan hệ từ trong giao tiếp của HS, thực trạng nhận thức và sử dung cácbiện pháp dạy học về quan hệ từ cho HS trên giờ học tiếng Việt của GV

- Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ cho họcsinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp

- Tổ chức dạy hoc thử nghiệm kiểm tra tính hiệu quả, tính khả thi củacác biện pháp đã đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nhằm xây dựng cở sở

lí luận cho đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát, điều tra: sử dụng để nghiên cứu thực trạngrèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5 theo quan điểmgiao tiếp

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: sử dụng để kiểm tra tính khả thi,tính hiệu quả của các đề xuất trong đề tài

Trang 14

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Đề tài sử dụng một số phép toán thống kê trong xử lý kết quả khảo sát,điều tra về thực trạng và thử nghiệm sư phạm của đề tài

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 3 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ chohọc sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

Từ năm 1970, nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định mục tiêu củaviệc dạy tiếng là dạy trẻ em sử dụng tiếng mẹ đẻ làm công cụ tư duy và giao

tiếp: “sự thành thạo ngôn ngữ”, “biết sử dụng ngôn ngữ”, “khả năng dùng ngôn ngữ”, “làm chủ ngôn ngữ ”, “công cụ đầu tiên của tự do” [34] cùng

nhiều cách diễn đạt khác đã chỉ rõ mục tiêu của môn học này Chương trình

dạy tiếng Pháp của bang Qui - bách (Ca - na - da) qui định “Việc giảng dạy tiếng Pháp phải dựa trên việc thực hành ngôn ngữ và trong các lớp Tiếng Pháp học sinh phải luôn đặt mình vào trong các tình huống giao tiếp” Ở trong một giai đoạn khác chương trình nhấn mạnh: “cơ bản là phải đặt học sinh vào tình huống giao tiếp làm sản sinh lời nói hoặc sự thông hiểu” [34].

Chương trình dạy tiếng Đức - 1987 của nước Cộng hòa dân chủ Đức đã xác

định: “nguyên tắc chỉ đạo việc qui hoạch và tổ chức dạy học tiếng mẹ đẻ trong nhà trường là triệt để phục vụ cho năng lực giao tiếp của học sinh” [31] Chương trình dạy Tiếng Anh qui định: “Cần làm cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh chuẩn Tạo điều kiện để học sinh xem xét lời nói của mình và cách mình giao tiếp với người khác Khuyến khích học sinh tự tin để thích ứng điều mình nói với người nghe và với các tình huống khác nhau ” [Dẫn theo Nguyễn Trí; 34.tr17] Chiếm lĩnh công cụ sắc bén để

tư duy và giao tiếp, đó là mục tiêu phấn đấu chung của chương trình dạy tiếngmẹ đẻ của nhiều nước

Ở trong nước, từ hơn mười năm nay, dạy tiếng Việt theo hướng giaotiếp đã được nhiều nhà phương pháp dạy học tiếng Việt quan tâm nghiên cứucùng đông đảo giáo viên ủng hộ Giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng

Trang 16

Việt” [23] có tất cả 8 chương, trong đó các tác giả dành hẳn 1 chương để nói

về quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt Trong chương này, các tácgiả trình bày khá rõ về: giao tiếp và hoạt động giao tiếp; những cơ sở củaquan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt

Từ những năm 1994 - 1995, hàng loạt các cuộc hội thảo đánh giáchương trình Tiểu học đang được thực hiện (Chương trình cải cách giáo dục,chương trình thử nghiệm của công nghệ giáo dục ) và rất nhiều giáo trình vềphương pháp dạy học tiếng Việt xuất hiện: “Dạy học ngữ pháp ở tiểu học”[16] “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học I”, “Phương pháp dạy học

tiếng Việt II” [17] của tác giả Lê Phương Nga, “Phương pháp dạy học tiếng

Việt ở tiểu học ” [25] của tác giả Nguyễn Quang Ninh Những thành tựu đó

đã đặt cơ sở lý thuyết và tổng kết kinh nghiệm cho các hoạt động nghiên cứu,biên soạn sách giáo khoa, đổi mới PPDH tiếng Việt

Từ năm học 2002 - 2003, chương trình tiếng việt năm 2000 được đưavào giảng dạy ở bậc tiểu học trên cả nước Chương trình đã khẳng định: dạytiếng Việt ở tiểu học nhằm mục tiêu dạy kỹ năng tiếng Việt và rèn luyện nănglực sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động củalứa tuổi Song song đó, tác giả Nguyễn Trí với “Một số vấn đề dạy học tiếng

việt theo quan điểm giao tiếp” [34], tác giả Lê Thị Thanh Bình và Chu Thị Hà Thanh với “Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học” [27], tác

giả Nguyễn Thị Xuân Yến với nội dung “Bàn về hệ thống bài tập dạy học

tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp” [35], tác giả Lê Thị Minh Nguyệt, “Dạy học tiếng việt theo định hướng giao tiếp” [23] đã cụ thể hóa quan điểm giao

tiếp vào dạy học ở tiểu học

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về dạy học Luyện từ và câu theo quan điểm giao tiếp

Chương trình, SGK Tiếng Việt sau năm 2000 ra đời thì cũng là lúcphân môn Luyện từ và câu ra đời, thay thế cho hai phân môn Từ ngữ - Ngữ

Trang 17

pháp trước đây, đã tạo ra bước ngoặt trong nền giáo dục Vì thế, đã nhận được

sự quan tâm từ rất nhiều người: từ các nhà sư phạm, các nhà nghiên cứu chođến các bậc phụ huynh học sinh

Đầu tiên, phải kể đến “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học”[17] của tác giả Lê Phương Nga, Nguyễn Trí Cuốn sách đã đề cập đếnnhững vấn đề chung của phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, vấn đềbài tập được nói đến trên phương diện phương hướng chung cho tất cả cácphân môn Tiếng Việt

Cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt” [1] trình bày rõ phương phápdạy học lý thuyết và thực hành từ ngữ, trong đó tác giả Lê A nhấn mạnh

“Thực hành luyện tập, các em có điều kiện vận dụng từ ngữ vào hoạt động lời nói của mình, nâng cao trình độ tiếng mẹ đẻ Các cuốn “Phương pháp dạy

học tiếng Việt” nói chung đều nêu cấu tạo, cách thức thực hiện từng loại bài

“lý thuyết từ ngữ” và “thực hành từ ngữ” Các tác giả đều nhấn mạnh rằng mục đích của việc dạy “lý thuyết về từ” là mục đích thực hành: giúp HS nắm

được một số khái niệm cơ bản về từ vựng học là để học sinh nắm nghĩa từmột cách chắc chắn và biết hệ thống hóa vốn từ và sử dụng từ trong giao tiếpmột cách có ý thức

Trong cuốn “Dạy học từ ngữ ở tiểu học” [28], khi đề cập đến dạy học

“lý thuyết về từ “, tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh cho rằng: các khái niệmđược rút ra từ những bài thực hành về từ, học sinh không những nhận diệnđược mà còn phải sử dụng được các khái niệm này trong thực tiễn ngôn ngữ,giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp Tác giả còn nhấnmạnh: “cả tri thức về tiếng Việt phải có tác dụng hình thành, phát triển nănglực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ cho học sinh”

“Hoạt động giao tiếp với dạy học TV ở tiểu học” [9] là một giáo trình

có ích cho những GV, những người nghiên cứu quan tâm đến việc dạy TV

Trang 18

trong nhà trường như thế nào để có hiệu quả Các tác giả Phan Phương Dung

và Đặng Kim Nga đã nghiên cứu khá sâu những vấn đề về hoạt động giao tiếptrong việc dạy học TV ở tiểu học Giáo trình gồm ba chương: chương một đềcập đến vấn đề giao tiếp và hoạt động giao tiếp, chương hai xoáy sâu vào từ

và câu trong hoạt động giao tiếp, chương ba - phần trọng tâm, có ý nghĩa thựctiễn - Dạy học TV theo quan điểm giao tiếp Giáo trình đã vạch ra hướng đicụ thể cho hoạt động dạy học TV trong nhà trường theo quan điểm giao tiếp:từ việc lựa chọn các tri thức TV, xác lập các quy tắc sử dụng TV đến việc xácđịnh các kỹ năng sử dụng TV cần rèn luyện cho HS Và việc lựa chọn, sửdụng các phương pháp, hình thức tổ chức nào trong dạy học TV

Đặc biệt, tác giả Chu Thị Thủy An trong cuốn “Dạy học Luyện từ và

câu ở tiểu học” [2] đã nêu rõ “dạy tiếng Việt trong nhà trường phải như dạy

một công cụ giao tiếp và phương pháp tốt nhất là dạy trong giao tiếp” Tài

liệu cũng cho rằng muốn tổ chức tốt việc thực hành giao tiếp cho học sinh,

phải “chú trọng xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu Tất cả các nội dung dạy học về từ và câu đều phải được thiết kế thành hệ thống bài tập, là

hệ thống các nhiệm vụ mà học sinh phải thực hiện trong quá trình học tập”.

Trong các công trình “Dạy học ngữ pháp ở tiểu học” [16] của tác giả Lê Phương Nga, “Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học” [2] của tác giả Chu Thị

Thủy An, vấn đề dạy học về quan hệ từ đã được đề cập đến Tuy nhiên, nộidung dạy học về quan hệ từ vẫn được các tác giả xây dựng theo quan điểmcủa ngôn ngữ học truyền thống; phương pháp dạy học chưa thực sự hướngđến hình thành năng lực sử dụng quan hệ từ cho học sinh

Trên cơ sở thừa kế những thành tựu nghiên cứu của các công trình

kể trên, luận văn đi vào nghiên cứu, đề xuất các biện pháp dạy học vềquan hệ từ cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực giaotiếp cho học sinh

Trang 19

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

1.2.1.1 Giao tiếp và hoạt động giao tiếp

Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người và con người nhằm mụcđích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảonghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân

Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức, bằngnhững phương tiện khác nhau, như hội họa, âm nhạc, điện ảnh, cử chỉ, kíhiệu Nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hộiloài người

Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin) và kí

mã (phát thông tin): trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể thực hiện bằnghai hình thức là khẩu ngữ (nghe,nói) và bút ngữ (đọc,viết)

Hoạt động giao tiếp diễn ra theo hai quá trình: quá trình sản sinh (kímã) và tiếp nhận (giải mã)

Hai quá trình của hoạt động giao tiếp được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Theo quan điểm giao tiếp, mục đích của việc dạy bất kì ngôn ngữ nàocũng phải hình thành và phát triển cho người học cả bốn kĩ năng: nghe, nói,đọc, viết Trước hết, căn cứ vào hai cực đối lập của sự giao tiếp (phát thôngtin - nơi thu nhận thông tin), sẽ có hai hoạt động cơ bản là phát và nhận Theokiểu loại ngôn ngữ (nói - viết) làm phương tiện giao tiếp thì các hoạt độngphát và nhận lại được phân làm hai, là viết và đọc Như vậy, là có bốn loạihoạt động cơ bản: nghe, nói, đọc, viết Ở phương diện cách thức hoạt động,nói và viết đi theo lộ trình từ ý đến lời, tạo nên lời để phát ra Nghe và đọc đi

Người phát

(nói / viết) Ngôn bản

Người nhận(nghe / đọc)

Trang 20

theo lộ trình từ lời đến ý Đứng ở góc độ hoạt động của người sử dụng ngônngữ, nói và viết là hoạt động chủ động hay là kỹ năng sản sinh, trong đó nghe

và đọc là hoạt động hay kĩ năng tiếp nhận

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, khi ta ở địa vị người nhận (người nghe/đọc) ta phải hiểu những từ mà người phát (người nói/viết) sử dụng trong ngônbản Vì vậy, các kỹ năng mà HSTH cần được rèn luyện với tư cách là ngườiphát, đó là kĩ năng lựa chọn từ, kết hợp từ để tạo ra các ngôn bản dạng nói,viết

1.2.1.2 Các nhân tố giao tiếp

Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, có nhiều nhân tố tham gia vàảnh hưởng đến các phương diện của hoạt động giao tiếp Những nhân tố nàyvừa góp phần thực hiện hoạt động, vừa ảnh hưởng chi phối đến hoạt động Đó

là các nhân tố:

Nhân vật giao tiếp

Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp.Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm vai trò ngườiphát (nói/viết) hoặc người nhận (nghe/đọc)

Giữa các nhân vật giao tiếp có thể có các quan hệ ngang vai (như quanhệ bạn bè, đồng nghiệp…), hoặc quan hệ không ngang vai (như quan hệ giữacha mẹ với con cái, quan hệ thầy trò…) Vì vậy, muốn cuộc giao tiếp đạt hiệuquả thì người phát trước hết phải xác định đúng vai để lựa chọn hình thứcgiao tiếp phù hợp Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: ai nói (ai viết)?, nói với ai(viết cho ai)?

Nội dung giao tiếp (hiện thực được nói tới)

Nội dung giao tiếp chính là phạm vi hiện thực, thực tế khách quan đượcnói tới trong cuộc giao tiếp Nó bao gồm những sự kiện, hiện tượng, sự vậttrong thực tế khách quan và cả những tình cảm, tâm trạng của con người

Trang 21

Để giao tiếp diễn ra bình thường và đạt mục đích đề ra, các nhân vậtgiao tiếp phải có những hiểu biết nhất định Hiểu biết càng cụ thể, càng phongphú thì hiệu quả giao tiếp càng cao Chẳng hạn, người phát phải có nhữnghiểu biết về thói quen sử dụng ngôn ngữ để có cách sử dụng ngôn ngữ phùhợp, cũng như kinh nghiệm, hoàn cảnh sống, nhu cầu, hứng thú, tâm lí, sởthích để lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp, đồng thời khơi gợi, duy trì hứngthú nơi người nhận.

Nhưng nội dung giao tiếp cũng không hoàn toàn do người phát quyếtđịnh Người nhận có thể tiếp nhận thông tin này, từ chối thông tin kia Nhưng

để hiểu thấu đáo, người nhận cần có khả năng phân tích lý giải Muốn vậyphải có vốn sống, vốn hiểu biết nhất định Nhân tố này trả lời cho các câu hỏi:nói (viết) cái gì / vấn đề gì?

Hoàn cảnh giao tiếp

Bất kì hoàn cảnh giao tiếp nào cũng diễn ra trong một bối cảnh cụ thể.Hoàn cảnh giao tiếp (hay môi trường giao tiếp) chính là nơi chốn, thời gian,tình huống xảy ra cuộc giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp hẹp) Hay là hoàn cảnh

xã hội đến địa lí tự nhiên, từ hoàn cảnh tâm lí chung của cộng đồng đến bốicảnh lịch sử, kinh tế chung (hoàn cảnh giao tiếp rộng) Hoàn cảnh giao tiếpchi phối trực tiếp đến hình thức và nội dung giao tiếp Cùng nội dung giaotiếp nhưng sẽ dùng hình thức diễn đạt khác nhau trong những hoàn cảnh khácnhau Vì vậy, để đạt được hiệu quả giao tiếp, cần chuẩn bị hoàn cảnh giao tiếpthuận lợi cả không gian, thời gian, lẫn tâm lí Nhân tố hoàn cảnh giao tiếp trảlời cho câu hỏi: nói (viết) trong hoàn cảnh nào?

Mục đích giao tiếp

Thực chất của hoạt động giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ ngườinày đến người khác nhằm thực hiện một mục đích nhất định Đó là hoạt động

có ý thức của con người nên bao giờ mục đích của giao tiếp cũng chính là sựtác động nhận thức, tác động tình cảm và tác động hành động

Trang 22

Như vậy, một cuộc giao tiếp đều có đích giao tiếp, đều nhằm trả lời câuhỏi: giao tiếp nhằm mục đích gì? Có thể nói rằng chính đích giao tiếp sẽ quyếtđịnh toàn bộ diễn tiến cuộc giao tiếp.

Phương tiện và cách thức giao tiếp

Phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, là tiếng Việt đối với đại đa số ngườiViệt Nam Song tiếng Việt gồm nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, có sựphân biệt ở mức độ nhất định giữa các tiếng địa phương, ngôn ngữ nghềnghiệp, chuyên môn Do đó, tùy từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động, nhânvật giao tiếp cần lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ thích hợp Hơn nữa, hoạtđộng giao tiếp còn thể hiện theo nhiều cách thức khác nhau: nói miệng haydùng văn bản viết Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến hoạt động giaotiếp, đến việc hình thành và lĩnh hội ngôn bản Nhân tố này trả lời cho câuhỏi: nói (viết) như thế nào?

1.2.1.3 Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học

Cơ sở của quan điểm giao tiếp

Xét về mặt chức năng xã hội, "ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quantrọng nhất của loài người" (V.I Lê-nin), là điều kiện tồn tại của xã hội Quátrình giao tiếp là chính quá trình tiếp xúc giữa con người và con người nhằmmục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảonghề nghiệp Phương tiện đạt hiệu quả cao nhất và đặc trưng cho loài người

đó là ngôn ngữ

Xuất phát từ việc ý thức về vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong giaotiếp, lâu nay, nhà trường đã đề cao vai trò của việc dạy tiếng mẹ đẻ và nhấn

mạnh mục tiêu giao tiếp Vì ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan

trọng, đạt kết quả tối ưu nhất của loài người nên việc dạy tiếng Việt cho HStiểu học cũng phải hướng đến việc cung cấp cho HS một phương tiện giao

tiếp Muốn hình thành một công cụ để giao tiếp cho HS thì phương pháp dạy học tốt nhất, có hiệu quả nhất là dạy trong giao tiếp.

Trang 23

Nội dung của quan điểm giao tiếp

- Để thực hiện mục tiêu “hình thành và phát triển ở học sinh các kỹnăng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết), để học tập và giao tiếp trongcác môi trường hoạt động của lứa tuổi”

- Để đạt được mục tiêu là hình thành và phát triển năng lực giao tiếp,việc xây dựng nội dung dạy học tiếng Việt là việc hết sức quan trọng Nhàtrường không chỉ hướng đến dạy kiến thức hàn lâm khoa học về ngôn ngữ mà

có nhiệm vụ phát triển lời nói cho học sinh thông qua các trục chủ điểm gắn vớiđời sống thực tiễn sử dụng tiếng Việt để hình thành kỹ năng cho học sinh Vìthế, kiến thức về tiếng Việt cung cấp cho học sinh chỉ nên ở dạng sơ giảnnhưng phải đảm bảo tính hiện đại Có như vậy, quá trình chuyển hóa từ kiếnthức đến kỹ năng sẽ dễ dàng cho học sinh hơn và một khi quá trình hình thànhkỹ năng đi đôi với tiếp thu kiến thức thì năng lực giao tiếp sẽ được hình thành

- Quan điểm giáo tiếp chi phối hoàn toàn phương pháp dạy học đó làdạy trong hoạt động giao tiếp Bởi ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp thì việcdạy ngôn ngữ phải dạy như dạy sử dụng một công cụ Theo Nguyễn Trí, dạytiếng Việt theo quan điển giao tiếp thì phương pháp thực hành giao tiếp đượcxem là một trong những phương pháp dạy học trọng tâm Mục đích củaphương pháp này là xây dựng nên các tình huống giao tiếp Muốn tạo dựngđược một tình huống giao tiếp cần có các thành tố: nhân tố giao tiếp, hoàncảnh giao tiếp, hiện thực được nói đến, đích giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp Sau

đó, dùng cách đóng vai để thực hiện các tình huống giao tiếp Bên cạnh đó,phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi học tập theo ông cũng lànhững phương pháp thường được sử dụng trong dạy học tiếng Việt theo quanđiểm giao tiếp

- Để tổ chức các hoạt động giao tiếp trong dạy tiếng một cách thànhcông, việc lựa chọn các hình thức dạy học rất quan trọng Hình thức dạy học

Trang 24

phải đưa học sinh vào môi trường giao tiếp, học sinh phải sử dụng ngôn ngữ

để tham gia vào hoạt động giao tiếp đó Bởi ngôn ngữ khi tách khỏi giao tiếp

nó trở thành “vật chết” Muốn thực hiện được điều này, giáo viên cần tạo cáctình huống giao tiếp khác nhau với yêu cầu phù hợp, kích thích các động cơgiao tiếp của học sinh Việc dạy học tiếng Việt lúc này có thể diễn ra ở mọilúc Mọi nơi trong lớp học, ngoài không gian lớp học, trong sinh hoạt ở lớphay ở nhà Đây là những hình thức dạy học theo quan điểm giao tiếp hiệuquả nhất

- Do đó, để hình thành năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh, các nộidung của phân môn Tiếng Việt cần phải tuân theo định hướng này Đối vớiphân môn Luyện từ và câu nói chung và nội dung dạy học quan hệ từ nói riêng,giáo viên cần phải tạo được các tình huống giao tiếp thực sự để đưa các em vàohoạt động từ đó hình thành kỹ năng giao tiếp Tình huống giao tiếp được tạo radựa trên hệ thống bài tập Điều đó đòi hỏi cần có một hệ thống bài tập giao tiếp.Hệ thống bài tập này phải đa dạng, phong phú, được xây dựng từ những tìnhhuống, lời nói, tranh ảnh sinh động, đáp ứng được yêu cầu kiến thức và kỹ năngcủa môn học Dựa vào hệ thống bài tập, giáo viên tiến hành tổ chức hoạt độnggiao tiếp bằng hình thức tổ chức dạy học phù hợp Mục đích của việc làm này

là giúp học sinh ý thức được quá trình giao tiếp của mình

1.2.2 Quan hệ từ tiếng Việt và việc dạy quan hệ từ ở tiểu học

1.2.2.1 Quan hệ từ tiếng Việt

a) Quan hệ từ trong ngôn ngữ học truyền thống

Theo quan điểm dạy học truyền thống, quan hệ từ là những từ không có

ý nghĩa từ vựng chân thực, không tham gia vào cấu trúc cụm từ và câu mà chỉđóng vai trò liên kết các đơn vị ngôn ngữ để tạo nên những đơn vị lớn hơn.Chẳng hạn, liên kết từ với từ để tạo cụm từ, liên kết vế câu và vế câu để tạocâu ghép

Trang 25

Căn cứ theo tính chất, quan hệ giữa các thành tố cú pháp với nhau, cóthể chia quan hệ từ thành hai loại.

- Loại biểu thị quan hệ chính phụ gọi là giới từ.

- Loại biểu thị quan hệ liên hợp gọi là liên từ.

Cũng có thể nói rằng giới từ luôn luôn dùng để nối hai thành tố khác loại còn liên từ thì dùng để nối hai thành tố cùng loại

- Giới từ

+ Giới từ của dùng để biểu thị quan hệ sở hữu trong phạm vi danh ngữ VD: - Sách của tôi.

- Sinh viên của khoa Giáo dục.

Nếu quan hệ sở hữu đã rõ rệt, nghĩa là giữa yếu tố chính và yếu tố phụ

ngoài quan hệ sở hữu còn có thể có quan hệ sở hữu thì có thể bỏ của.

VD: - Tay của tôi > tay tôi

- Cha của tôi > cha tôi

Ngược lại nếu quan hệ sở hữu chưa được xác định rõ rệt thì nhất thiết

phải dùng của.

VD: - Chính sách của Đảng.

- Sách của thiếu nhi.

+ Giới từ bằng

- Trong danh từ, giới từ bằng biểu thị ý nghĩa chất liệu.

VD: Nhà bằng gạch Bàn bằng gỗ.

-Trong động từ, giới từ bằng biểu thị ý nghĩa phương tiện.

VD: - Đi bằng xe đạp.

- Viết bằng bút chì.

Ngoài ra, giới từ bằng còn được còn được dùng để đặt trước một thành

tố cú pháp biểu thị ý nghĩa điều kiện, trạng thái của hành động nêu ở vị ngữ

VD: Nó kể chuyện quê hương bằng giọng nói thiết tha.

Trang 26

+ Giới từ với

Trong động từ, giới từ với biểu thị một số ý nghĩa sau đây:

- Chỉ đối tượng mà hành động hướng tới

VD: - Tuyên bố với các nhà báo.

- Bảo với mọi người.

- Chỉ đối tượng cùng tham gia hành động

VD: - Vui với vợ con.

- Tham gia với các bạn.

- Điều kiện tiến hành hành động

VD: Học tập với quyết tâm cao.

- Biểu thị ý nghĩa, thuộc tính, tính chất của yếu tố phụ

VD: Căn phòng với đầy đủ tiện nghi

+ Giới từ vì được dùng để biểu thị ý nghĩa nguyên nhân.

VD: - Nghỉ học vì bị ốm

- Thi trượt vì không ôn bài

+ Giới từ để biểu thị ý nghĩa mục đích của hành động.

VD: - Tích lũy vốn để phát triển sản xuất.

- Ăn để sống, không phải sống để ăn.

Ngoài ra, giới từ để có thể để trong danh từ.

VD: Phòng để tiếp khách Chỗ để ngồi

+ Giới từ cho biểu thị ý nghĩa mục đích, hoặc mục tiêu hướng đến của hành động Vì vậy trong một số trường hợp có thể thau thế cho bằng để.

VD: - Mua cho con chơi.

- Mua để con chơi.

+ Giới từ về biểu thị nội dung nêu ở yếu tố chính, yếu tố trung tâm VD: Bàn về ngữ pháp, học thuyết về kinh tế

+ Giới từ đến chủ yếu nêu cái hướng hoặc điểm đến của yếu tố chính,

yếu tố trung tâm

Trang 27

VD: Quan tâm đến quần chúng Lo lắng đến học tập

+ Giới từ ở biểu thị ý nghĩa địa điểm.

VD: Đi chơi ở công viên.

Ngoài ra, giới từ ở còn biểu thị ý nghĩa đối tượng của hành động VD: Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng.

- Liên từ

+ Liên từ tập hợp

Liên từ tập hợp chủ yếu được dùng để nối các yếu tố cùng loại, đó là

những liên từ: và, với, cùng, cùng với, rồi trong phạm vi động ngữ liên từ tập

hợp nối các yếu tố cùng loại (nếu là câu đơn) hoặc nối các vế cùng loại (nếu

là câu ghép) và cũng có thể nối các câu, các đoạn văn

Liên từ và

Trong các liên từ tập hợp kể trên, liên từ và có hoạt động rộng hơn cả,

có thể nối hai yếu tố cùng loại trong đoản ngữ

Ví dụ: - Tôi mua sách và báo (Câu đơn)

- Anh đi và tôi sẽ ở lại.

Ngoài ra, liên từ và còn để nhấn mạnh tính chất tập hợp liên từ và có

thể đặt trước những thành phần cùng loại

VD: Và non nước, và cây, và cỏ rạng.

Liên từ với, cùng

VD: Tôi đi chơi với (cùng) anh Nam.

Liên từ rồi

Liên từ rồi được dùng chủ yếu là trong phạm vi câu để nối hai thành

phần câu (thường là vị ngữ) kế tiếp nhau hoặc hai vế câu biểu thị những hoạtđộng diễn ra theo một trình tự thời gian nối tiếp nhau

VD: - Suốt ngày nó chỉ ăn rồi ngủ.

- Anh đi rồi tôi đi.

Trang 28

Liên từ hay (hay là)

VD: - Sách mới hay sách cũ.

- Tôi đi xem hay anh Nam đi xem.

Liên từ hoặc (hoặc là)

Về cơ bản, hoặc được dùng như hay.

VD: - Tôi đi xem hay anh Nam đi xem.

- Tôi đi xem hoặc anh Nam đi xem.

+ Nhóm liên từ tương ứng

Nhóm liên từ này được dùng để nối các yếu tố tương ứng hoặc liên đới

với nhau về ý nghĩa Đó là các liên từ tuy, dù, mặc dù, nhưng, nếu, giá, giá

mà, thì, mà, song

 Tương ứng giữa điều kiện và kết quả

Các cặp liên từ thường dùng là:

- Hễ thì : VD: Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn

chiến đấu quét sạch nó đi

- Nếu thì : VD: Nếu anh đi thì tôi đi.

- Giá thì : VD: Giá anh cố gắng thì kết quả sẽ tốt hơn.

- Giả sử thì : VD: Giả sử trời mưa thì tôi không đi.

Ý nghĩa điều kiện mà các liên từ này biểu thị cũng khác nhau Hễ được

dùng trong trường hợp có sự tương ứng tất yếu giữa điều kiện và kết quả

Nếu, giá, giả sử được dùng để biểu thị một điều kiện có tính chất giả thiết.

 Tương ứng giữa nguyên nhân và kết quả

Các cặp liên từ thường dùng là:

- Vì (tại, tại vì) nên (cho nên)

VD: Vì trời mưa nên tôi không đi Hải Phòng.

- Bởi (bởi vì) nên (cho nên)

VD: Bởi có áp lực nên mới có đấu tranh.

Trang 29

+ Sự tương ứng nhượng bộ và tăng tiến.

Các cặp liên từ thường dùng là:

- Tuy (tuy rằng) nhưng

VD: Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi.

- Dù (mặc dù, dù cho) nhưng

VD: Mặc dù bị ốm nhưng anh ấy vẫn làm việc.

Ngoài những cặp liên từ được dùng để biểu thị sự tương ứng trên đây,tiếng Việt còn dùng các phó từ hoặc các phó từ kết hợp với liên từ hoặc cả cáctừ loại khác như liên từ, danh từ để biểu thị một số mặt tương ứng khác như:

khi thì , vừa vừa , càng càng

b) Quan hệ từ trong ngôn ngữ học hiện đại

Theo ngữ dụng học, quan hệ từ được gọi là “kết tử lập luận”

Kết tử lập luận là những từ ngữ (như quan hệ từ đẳng lập, quan hệ từ

chính phụ), tổ hợp từ phối hợp hai hay một số phát ngôn thành một lập luậnduy nhất Nhờ kết tử mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của mộtlập luận

Ví dụ:

- Hôm nay trời đẹp, vậy chúng ta đi Cửa Lò.

- Hôm nay trời đẹp, lại có thầy giáo vừa ở Hà Nội vào, vậy chúng ta

mời thầy đi Cửa Lò

- Vì trời mưa nên chúng tôi không đi học.

- Nam đã học giỏi Nam lại có tinh thần gương mẫu trong công tác, chính vì thế, tất cả lớp chúng tôi đã bầu bạn ấy vào Ban chấp hành chi Đoàn

Các từ vậy ; lại vậy; nên; đã lại chính vì thế là các kết tử lập

luận, chúng phối hợp hai hay một số phát ngôn, trong đó phát ngôn nàythành luận cứ, phát ngôn kia thành kết luận để chúng lập thành một lập luậnduy nhất

Trang 30

Xét về tính chất liên kết phát ngôn tham gia cấu tạo lập luận, có thểchia ra: kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí.

Kết tử hai vị trí là kết tử chỉ cần hai phát ngôn là đủ làm thành một lập

luận, không nhất thiết có thêm phát ngôn thứ ba Việc thêm vào phát ngôn thứ

ba không ảnh hưởng đến tính chất hai vị trí của toàn bộ lập luận Chúng gồm

các kết tử sau: vậy, do đó, do vậy, vì thế cho nên, thì, thế thì

Ví dụ:

- Tôi mệt nên tôi không đi học.

- Tôi mệt, lại có khách đến nên tôi không đi học > nên là kết tử lập luận hai vị trí Việc thêm phát ngôn thứ ba lại có khách đến không hề ảnh

hưởng đến cấu tạo của toàn bộ lập luận gồm hai phần: luận cứ và kết luận

Kết tử ba vị trí là kết tử nhất thiết phải có ba phát ngôn mới đủ làm thành một lập luận Chúng gồm các kết tử sau: nhưng, vả lại, hơn nữa, thêm vào đó, song, mà

Ví dụ:

- Tôi mệt sẵn nhưng vẫn đến lớp dưới mưa nên tôi bị ốm nặng > nhưng là kết tử ba vị trí vì khi có nó thì chưa hình thành một lập luận Muốn

hình thành một lập luận phải có phát ngôn thứ ba

- Em hát hay mà chị hát dở nên ai cũng biết tiếng cô em > mà là kết

tử ba vị trí vì khi có nó thì chưa hình thành một lập luận Muốn hình thànhmột lập luận phải có phát ngôn thứ ba

Xét về chức năng trong lập luận, các kết tử lại được chia ra:

- Kết tử dẫn nhập luận cứ là kết tử mà khi nó có thì phát ngôn miêu tả

trở thành một bộ phận cấu tạo của lập luận, đó là phần luận cứ: vì, hơn nữa, nhưng, nếu, dù, tuy, dẫu

- Kết tử dẫn nhập kết luận là kết tử khi có nó thì biến một phát ngôn

thành một bộ phận cấu tạo của lập luận, đó là phần kết luận: vậy, thì, nên, vậy

là, do đó, bởi vậy,

Trang 31

Ví dụ: Vì xe hỏng dọc đường nên em đi học muộn

Trong phát ngôn này, xe hỏng dọc đường vốn là một phát ngôn miêu tả,

nhưng có kết tử vì đứng trước nên nên bộ phận này trở thành luận cứ; còn em

đi học muộn là phát ngôn miêu tả nhưng có kết tử nên đứng trước nên bộ

phận này trở thành kết luận trong một lập luận duy nhất

1.2.3 Phân môn Luyện từ và câu và phân môn Tập làm văn ở lớp 5 với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ theo quan điểm giao tiếp

1.2.3.1 Dạy học về quan hệ từ trong phân môn Luyện từ và câu

Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 5, quan hệ từ tiếng Việt đượcdạy trong 8 bài/ 8 tiết Cụ thể là có 3 bài hình thành kiến thức và luyện tậpcủng cố về quan hệ từ: Quan hệ từ (tuần 11), Luyện tập về quan hệ từ (tuần12) và Luyện tập về quan hệ từ (tuần 13); 5 bài dạy sử dụng quan hệ từ để nốicác vế câu ghép (tuần 21, 22, 23) Ngoài ra, học sinh còn được học cách sửdụng quan hệ từ để liên kết các câu trong bài văn, đoạn văn: Liên kết câubằng các từ ngữ nối (tuần 27)

Nội dung dạy học cụ thể trong SGK Tiếng Việt 5 được chúng tôi thống

kê ở bảng sau:

Bảng 1.1 Các tiết học dạy quan hệ từ trong phân môn Luyện từ và câu

TT Tuần Tên bài Yêu cầu về kiến thức cần nắm

và kĩ năng cần đạt

Trang/ Tập

1 11 Quan hệ từ

- Hiểu được khái niệm quan hệ từ

- Nhận biết được một số quan hệ từ

thường dùng và hiểu được tác dụng củaquan hệ từ trong đoạn văn

- Sử dụng được quan hệ từ trong nói vàviết

109/1

12 Luyện tập - Xác định được quan hệ từ trong câu, ý 121/1

Trang 32

TT Tuần Tên bài Yêu cầu về kiến thức cần nắm

và kĩ năng cần đạt

Trang/ Tập

- Hiểu được cách nối câu ghép bằngquan hệ từ

- Xác định được các vế trong câu ghép,các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử

dụng để nối các vế câu ghép

- Sử dụng đúng quan hệ từ để nối các vếcâu ghép

21/2

5 21

Nối các vếcâu ghépbằng quanhệ từ

- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quanhệ nguyên nhân - kết quả

- Làm đúng các bài tập: điền quan hệ từ

thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trícủa các vế câu để tạo ra những câu ghép

có quan hệ nguyên nhân - kết quả

32/2

6 22 Nối các vế

câu ghépbằng quanhệ từ

- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quanhệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả

- Làm đúng các bài tập: điền quan hệ

thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câuthích hợp vào chỗ trống, tìm đúng các vế

38/2

Trang 33

TT Tuần Tên bài Yêu cầu về kiến thức cần nắm

và kĩ năng cần đạt

Trang/ Tập

câu, ý nghĩa của từng vế trong câu ghép

7

Nối các vếcâu ghépbằng quanhệ từ

- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện mốiquan hệ tương phản

- Làm đúng các bài tập: tạo các câu ghépthể hiện quan hệ tương phản bằng cáchnối câu ghép bằng quan hệ từ, thêm vếcâu thích hợp vào chỗ trống, xác địnhđược các vế của câu ghép

44/2

8

23

Nối các vếcâu ghépbằng quanhệ từ

- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quanhệ tăng tiến

- Làm đúng các bài tập: phân tích đúngcấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăngtiến, tạo các câu ghép thể hiện quan hệ

tăng tiến bằng cách thêm quan hệ từ

thích hợp

54/2

9 27

Liên kếtcác câutrong bàibằng cáctừ ngữ nối

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng các từ

1.2.3.2 Dạy học về quan hệ từ trong phân môn Tập làm văn

Tập làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp.Việc dạyTLV ở lớp 5 có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinhnăng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc

Trang 34

sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác Nếu như các môn học vàphân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống cáckiến thức kỹ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thểhiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đó một cách linh hoạt hơn trongthực tế và có hệ thống hơn Chính những văn bản nói, viết các em có được từphân môn TLV theo các nghi thức lời nói, thuyết trình đã thể hiện nhữnghiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng tiếng Việt mà các em đã được học ởphân môn TLV các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp cho họcsinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện lên nhưmột bức tranh nhiều màu sắc Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêuquê hương đất nước và cuộc sống con người.

Dạy học Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học tiếngmẹ đẻ, bởi vì:

Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợpcác kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác nhưHọc vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đó hình thành

Thứ hai, phân môn TLV vốn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn ngữ,nhờ đó, tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từngphân môn mà trở thành một cụng cụ tổng hợp để giao tiếp Như vậy, phânmôn TLV đó thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếngmẹ đẻ là dạy HS sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập

Nội dung các bài học trong phân môn Tập làm văn lớp 5 là sự tiếp nối

và nâng cao, mở rộng so với các lớp 2.3,4

Ở lớp 5, Tập làm văn nói có 3 dạng cơ bản

- Bài Hình thành kiến thức (1 tiết)

- Bài Luyện tập (15 tiết)

- Bài Ôn tập (2 tiết)

Trang 35

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nội dung chương trình SGK Tập làmvăn lớp 5.

Bảng 1.2 Chương trình Tập làm văn ở lớp 5

Thể loại

Số tiết dạy HKI HKII Cả

- Cấu tạo của bài văn tả người

- Luyện tập (quan sát và chọn lọc chi tiết)

- Luyện tập tả ngoại hình

- Luyện tập tả hoạt động

- Kiểm tra viết

- Trả bài

- Luyện tập xây dựng đoạn văn

* Ôn tập về miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối,

tả con vật, tả cảnh, tả người)

15110228112211

4

10

151102212112211210

111Các thể

loại

khác

- Luyện tập làm báo cáo thống kê

- Luyện tập thuyết trình tranh luận

- Làm biên bản cuộc họp

- Làm biên bản một vụ việc

- Ôn tập về viết đơn

22212

22212

Trang 36

Thể loại

Số tiết dạy HKI HKII Cả

năm

- Lập chương trình hoạt động

- Tập viết đoạn đối thoại

33

33

Khảo sát chương trình Tập làm văn lớp 5, chúng tôi thấy rằng chươngtrình tập trung phần lớn thời lương cho văn miêu tả Chương trình đã quantâm đến việc ràn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho HS Các tiểu loại đadạng: tả cảnh, tả người, đồ vật, con vật, cây cối Trong đó, có rất nhiều tiếthọc có thể vận dụng để rèn kĩ năng sử dụng QHT cho HS Cụ thể như sau:

Bảng 1.3 Các bài tập có thể vận dụng rèn kỹ năng sử dụng QHT cho HS

(tả hoạt động)

Hãy viết một đoạn văn tả hoạtđộng của bạn nhỏ hoặc em bé 1/152

27 Ôn tập về tả cây cối Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ

phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ,

2/96

Trang 37

Tuần Tên bài Bài tập Tập/

2/123

32 Trả bài văn tả con vật 2/141

1.2.4 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 5 và việc rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ

1.2.4.1 Đặc điểm về tư duy

Tư duy là một quá trình tâm lí thuộc cấp độ nhận thức lí tính, phảnánh những đặc điểm bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong cótính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó

ta chưa biết

Tư duy của HS lứa tuổi tiểu học là tư duy cụ thể, mang tính hình thức,dựa trên những đặc điểm trực quan của sự vật và hiện tượng cụ thể Nhà tâm

lí học nổi tiếng J.Piagie (Thụy Sĩ) cho rằng tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi

về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, trên cơ sở đó, có thể diễn

ra quá trình hệ thống hóa các thuộc tính, tài kiệu trong kinh nghiệm trựcquan Ví dụ, trong giờ học vần, ở lớp 1 để các em dễ hình dung ra vần đanghọc thì bên cạnh kênh chữ thì kênh hình là một phần không thể thiếu để hỗtrợ các em học tập

Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, HSTH dần dần chuyển nhận thức cácmặt bên ngoài của các hiện tượng đến nhận thức được những thuộc tính vàdấu hiệu bản chất của hiện tượng vào bên trong của sự vật hiện tượng Điều

Trang 38

đó tạo khả năng tạo ra những khái quát đầu tiên, so sánh đầu tiên, xây dựngsuy luận sơ đẳng Trên cơ sở đó, HS dần dần học tập các khái niệm khoa học.

Để hình thành cho HS nhớ một khái niệm khoa học, cần phải dạy cho các emcách xem xét, phân biệt những dấu hiệu, thuộc tính của đối tượng Những dấuhiệu này không phải bao giờ cũng dễ nhận ra và dễ phân biệt với các dấu hiệukhông bản chất

Kĩ năng phân biệt các dấu hiệu và lấy ra các thuộc tính bản chất khôngdễ gì thực hiện ngay được Vì đối với HSTH, tri giác trước hết là những dấuhiệu bên ngoài và những dấu hiệu này chưa chắc đã là bản chất Đó là nguyênnhân của những sai lầm thường xuyên của HSTH trong quá trình lĩnh hội kháiniệm Những sai lầm này thường là sự thay thế các dấu hiệu, thuộc tính khôngbản chất ngang hàng với dấu hiệu bản chất Khi khái quát hóa, HS đầu tiểuhọc thường quan tâm đến dấu hiệu trực quan bên ngoài có liên quan đến chứcnăng của đối tượng, tức là công dụng và chức năng Nhờ hoạt động học tập,trình độ nhận thức phát triển, HS cuối cấp tiểu học đã biết, phân biệt các kháiniệm rộng hơn, hẹp hơn nhìn ra các mối liên hệ giữa các khái niệm về giốngloài Trên cơ sở này, HS biết phân loại và phân hạng trong nhận thức Sựphân loại là căn cứ vào dấu hiệu chung chia ra các cá thể dựa vào các lớp vốnđược coi là khái niệm Sự phân hàng là sự sắp xếp các cá thể dựa vào các dấuhiệu có thể biến thiên

Hoạt động phân tích - tổng hợp của HS các lớp đầu tiểu học còn sơ đẳng,các em chủ yếu tiến hành phân tích trực quan hành động khi trực tiếp tri giácđối tượng HS lớp 5 có thể phân tích đối tượng mà không cần tới những hànhđộng thực tiễn đối với đối tượng đó Lúc này HS có khả năng phân biệt nhữngdấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ

Nhiều công trình nghiên cứu tâm lí HSTH cho thấy HS ở bậc học nàygặp một số khó khăn nhất định khi phải xác định và hiểu mối quan hệ nhân

Trang 39

quả Điều này có thể giải thích: khi suy luận từ nguyên nhân dẫn đến kết quả,mối liên hệ trực tiếp được xác lập, còn suy luận từ sự kiện đến nguyên nhângây ra nó thì mối liên hệ này không được phát hiện trực tiếp vì sự kiện đó cóthể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Mặc dầu, tư duy trẻ em ở lứa tuổi lớp 1,2,3 mang đậm màu sắc xúc cảm

và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động, các phẩm chất tư duy chuyểndần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Nhưng khả năng kháiquát hóa lại phát triển dần theo lứa tuổi, HS lớp 4,5 bắt đầu biết khái quát hóa

lí luận

Nhìn chung, đặc điểm tư duy của HSTH ở lớp cuối cấp có ý nghĩa rấtlớn đến khả năng lập luận của học sinh Trong quá trình phát triển trí tuệ, tưduy của của HS lớp 5 thay đổi rất nhiều Sự phát triển tư duy dẫn đến quátrình nhận thức của trẻ cũng phát triển hơn Điều này giúp cho HS thích nghitốt với rèn luyện kỹ năng sử dụng QHT trong giao tiếp

1.2.4.2 Đặc điểm về ngôn ngữ

“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người (LêNin) Không có ngôn ngữ, xã hội không thể phát triển được và ngược lại nhờ

xã hội phát triển mà ngôn ngữ cũng có sự phát triển để có thể thích ứng với xãhội mới

Tuy nhiên, không phải con người khi mới sinh ra là đã biết sử dụngngôn ngữ, vì ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển xã hội nên chỉ khi nàođứa bé được tiếp xúc với mọi người khi đó nó mới có thể học được cách sửdụng ngôn ngữ Do đó, trước khi đến trường trẻ đã có thể có một vốn từ nhấtđịnh để giao tiếp với mọi người trong gia đình, làng xóm, lúc này ngôn ngữnói là hình thức giao tiếp chủ yếu của trẻ còn ngôn ngữ viết được hình thànhkhi trẻ đến trường tiểu học

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảmtính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng

Trang 40

tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữnói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thểđánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ Vì vậy, các nhà giáo dục phải traudồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú củatrẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyệntranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghehoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cáchviết nhật kí Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú

và đa dạng

Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp

1, ngôn ngữ viết bắt đầu xuất hiện Đến lớp 5, ngôn ngữ viết đã tương đốithành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ

có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thếgiới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khácnhau Ở lứa tuổi này, các mẫu về cấu trúc câu, các từ ngữ lập luận đối với HSkhôg còn cần thiết như HS các lớp 1,2,3 Bên cạnh đó, khi lên lớp 5, khả năngvận dụng những kiến thức, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ từ nhà trường vào cuộcsống của HS cũng cao hơn, có hiệu quả hơn Vì vậy, đây cũng là tiền đề đểgiáo viên có thể rèn luyện thêm kĩ năng sử dụng QHT cho HS theo quan điểmgiao tiếp, tăng khả năng tư duy, cách diễn đạt lôgic, khả năng lập luận chặtchẽ hơn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1Quan điểm dạy học Tiếng Việt ở tiểu học là dạy tiếng trong giao tiếp và

để giao tiếp Từ những cơ sở lý luận về quan điểm giao tiếp đến nội dung,phương pháp cơ bản của việc dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến, (1995), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
2. Chu Thị Thủy An (Chủ biên), Chu Thị Hà Thanh (2009), Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học
Tác giả: Chu Thị Thủy An (Chủ biên), Chu Thị Hà Thanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
3. Chu Thị Thủy An, Bùi Thị Thu Thủy (2000), Lý luận dạy học Tiếng Việt và văn học ở tiểu học, Trường Đại học sư phạm Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Tiếng Việt và văn học ở tiểu học
Tác giả: Chu Thị Thủy An, Bùi Thị Thu Thủy
Năm: 2000
4. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
5. Diệp Quang Ban (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
6. Đỗ Hữu Châu (2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
7. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgic, ngữ nghĩa, cú pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lôgic, ngữ nghĩa, cú pháp
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
8. Nguyễn Đức Dân (1996), Lôgic và tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lôgic và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1996
9. Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2011), Hoạt động giao tiếp với dạy học tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giao tiếp với dạy học tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2011
10. Hồ Ngọc Đại (1993), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
11. Nguyễn Thị Hoa (2013), Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể - tả ngắn cho học sinh lớp 2,3 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể - tả ngắn cho học sinh lớp 2,3 theo lí thuyết lập luận
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2013
12. Hội thảo khoa học (2001), Dạy học Tiếng việt ở tiểu học ngoài giờ chính khóa theo quan điểm giao tiếp, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Tiếng việt ở tiểu học ngoài giờ chính khóa theo quan điểm giao tiếp
Tác giả: Hội thảo khoa học
Năm: 2001
14. Phan Quốc Lâm (2005), Tâm lí học tiểu học, Tủ sách Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học tiểu học
Tác giả: Phan Quốc Lâm
Năm: 2005
15. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Thị Kim Liên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
16. Lê Phương Nga (1999), Dạy học ngữ pháp ở tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học ngữ pháp ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
17. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”
Tác giả: Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
18. Lê Phương Nga (Chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
19. Lê Phương Nga (Chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
20. Lê Phương Nga (2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
21. Nguyễn Thị Nhin (2003), Lập luận trong văn miêu tả (Khảo sát qua tiểu thuyết “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn Giỏi), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập luận trong văn miêu tả (Khảo sát qua tiểu thuyết “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn Giỏi)
Tác giả: Nguyễn Thị Nhin
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w