Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5

121 3.7K 32
Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG DẠY HỌC CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÍNH TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC) Hà Nội – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG DẠY HỌC CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÍNH TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5 Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học) Mã số: 60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC) Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Tiến Đạt Hà Nội – 2004 MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Giả thuyết khoa học 8 7. Những đóng góp mới của luận văn 8 PHẦN II. NỘI DUNG 9 Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9 I. Cơ sở lí luận 9 1.1. Một số khái niệm có liên quan 9 1.1.1. Khái niệm về năng lực 9 1.1.2. Khái niệm năng lực tính toán của học sinh 10 1.1.3. Chức năng của năng lực tính toán 12 1.1.4. Phát triển năng lực tính toán cho học sinh 13 1.1.5. Những quan niệm về dạy học trong việc phát triển năng lực tính toán cho từng đối tượng học sinh 13 1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học: 15 1.2.1. Tri giác 15 1.2.2. Chú ý 16 1.2.3. Trí nhớ 16 1.2.4. Tư duy 16 1.2.5. Tưởng tượng 17 1.2.6. Ngôn ngữ 17 II. Cơ sở thực tiễn 2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học về số thập phân và các phép tính với số thập phân trong chương trình môn toán lớp 5. 18 2.2. Nội dung dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân lớp 5 19 2.3. Cấu trúc nội dung dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân ở lớp 5 20 Kết luận chương I 22 Chương II: Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 23 1 . Nội dung dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 23 1.1. Nội dung chủ đề số thập phân trong chương trình và sách giáo khoa Toán 5 23 1.1.1. Khái niệm số thập phân 23 1.1.2. So sánh hai số thập phân 23 1.1.3. Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân 23 1.1.4. Các phép tính với số thập phân 23 1.1.5. Giải các bài toán liên quan đến số thập phân 24 1.2. Mức độ yêu cầu kiến thức và kĩ năng về số thập phân và các phép tính với số thập phân ở lớp 5 24 1.2.1. Khái niệm ban đầu về số thập phân 24 1.2.2. Các phép tính với số thập phân 24 1.3. Định hướng chung về phương pháp dạy học một số nội dung trong chủ đề số thập phân ở lớp 5 26 1.3.1. Phương pháp dạy học nội dung “Hình thành khái niệm số thập phân” 27 1.3.1.1. Các phương pháp dạy học 27 1.3.1.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp khi dạy hình thành khái niệm số thập phân cho học sinh: 30 1.3.2. Phương pháp dạy học nội dung “So sánh và sắp thứ tự các số thập phân” .33 1.3.2.1. Phương pháp dạy học: 33 1.3.2.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp: 35 1.3.3. Phương pháp dạy học nội dung “Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân” 39 1.3.3.1. Phương pháp dạy học 39 1.3.3.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp: 41 2. Đề xuất cách thức tổ chức hoạt động và vận dụng một cách phù hợp các Phương pháp dạy học trong quá trình dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 43 2.1. Phương pháp dạy học phép tính cộng các số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 43 2.1.1. Phương pháp dạy học: 43 2.1.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm khi dạy phép tính cộng số thập phân 46 2.2. Phương pháp dạy học phép tính trừ các số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 50 2.2.1. Phương pháp dạy học 50 2.2.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp 50 2.3. Phương pháp dạy học các phép tính nhân, chia số thập phân 53 2.3.1. Các phương pháp dạy học 53 2.3.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp khi dạy nhân, chia số thập phân 55 3. Một số bài soạn minh họa áp dụng các phương pháp dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 58 Chương III: Thực nghiệm sư phạm 103 1. Mục đích thực nghiệm 103 2. Nguyên tắc thực nghiệm 103 3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 103 4. Cách thức thực nghiệm 104 5. Nội dung các phiếu thực nghiệm 104 6. Kết quả thực nghiệm 109 PHẦN III. KẾT LUẬN……………………………………………….… 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 1 Lời cảm ơn Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, người đã giao đề tài, đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại đây. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của BGH trường Tiểu học Nhật Tân, trường tiểu học Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực nghiệm sư phạm. Để hoàn thành luận văn: “Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5” tôi đã sử dụng kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè, người thân đã động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng 2 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu của xã hội: Thời đại ngày nay - thời đại bùng nổ thông tin và xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có bản lĩnh, có năng lực, lao động tự chủ, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế nên mục tiêu giáo dục của nhà trường thay đổi kéo theo sự thay đổi của nội dung và phương pháp dạy học. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.” Trong những năm gần đây, người ta luôn chú ý đến việc thiết kế dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Có nghĩa là trong quá trình dạy học phải cho các em hoạt động và bằng hoạt động của chính mình để các em tự chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo. Tâm lý học hiện đại đã chỉ ra rằng: Trẻ em chỉ có thể phát triển tốt nhất khi tham gia vào hoạt động. Trong quá trình dạy học, hoạt động học tập của học sinh chỉ đạt kết quả cao khi chủ thể có nhu cầu nhận thức và tự học, tự chiếm lĩnh tri thức. Do đó tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là điều kiện để nâng cao chất lượng học tập. Và đây cũng chính là định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: “Tiếp tục 4 nâng cao giáo dục chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, loại bỏ những giáo viên yếu kém về phẩm chất, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ ra khỏi hệ thống giáo dục là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển. 1.2. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Nền giáo dục của nước ta từ trước tới nay chủ yếu vẫn theo tiếp cận nội dung. Điều này dẫn tới tình trạng phổ biến tri thức một chiều: thầy giảng - trò nghe; thầy đọc - trò ghi chép. Hệ lụy của hệ thống giáo dục này là người học không phát huy được tính sáng tạo do chỉ làm theo hướng dẫn của thầy, thiếu khả năng suy nghĩ độc lập và giải quyết các vấn đề thực tiễn, không có khả năng tự học và thói quen tự tìm tri thức để học, thiếu kỹ năng làm việc nhóm do học một cách thụ động. Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết khẳng định: Phải chuyển đổi căn bản toàn bộ nền giáo dục từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; chuyển nền giáo dục nặng về chữ nghĩa, ứng thí sang một nền giáo dục thực học, thực nghiệp. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa với những đổi mới căn bản, toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và quản lý, thực hiện chương trình 1.3. Xuất phát từ thực tiễn dạy học: 5 - Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu học. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào sự hình thành, phát triển nhân cách con người lao động mới. Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Các kiến thức kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho mọi người lao động và là cơ sở để học tập các môn học khác ở tiểu học và để học tiếp môn toán ở các bậc tiếp theo. Mặt khác, trong dạy học toán ở tiểu học thì giải toán chiếm một vị trí quan trọng, giải toán có thể sử dụng vào hầu hết các khâu của quá trình dạy học. Các bài toán được sử dụng để gợi động cơ tìm hiểu kiến thức mới, giải toán, được sử dụng đề củng cố luyện tập vận dụng tri thức vào thực tiễn, hơn nữa giải toán còn góp phần nâng cao năng lực tư duy của học sinh, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất của con người lao động như tính kiên trì, bền bỉ, làm việc có kế hoạch, năng động sáng tạo. - Trong nội dung chương trình toán tiểu học được biên soạn theo hướng đồng tâm, số học được coi là mảng kiến thức cốt lõi. Mảng kiến thức số học được sắp xếp bắt đầu từ số tự nhiên, phân số, số thập phân. Trong đó số thập phân được coi là mảng kiến thức mới và khó đối với nhận thức của học sinh tiểu học do một số lí do sau: + Kiến thức về số thập phân là một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình số học của lớp 5. + Nội dung và phương pháp giảng dạy số thập phân và các phép tính số thập phân, gây nhiều khó khăn cho GV và HS trong giảng dạy và học tập lớp 5. + GV chưa nắm được một cách hệ thống các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm đạt yêu cầu và hiệu quả của chuẩn kiến thức và kĩ năng khi dạy học chủ đề số thập phân và các phép tính số thập phân. [...]... việc dạy học số thập phân trong nhà trường Tiểu học hiện nay là cơ sở mà tôi đưa ra một số giải pháp dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 ở chương II 22 Chương II Dạy các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 1 Nội dung dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 1.1 Nội dung chủ đề số thập phân trong... luận về dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 - Đề xuất cách thức tổ chức hoạt động và vận dụng các PPDH một cách phù hợp theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 trong quá trình dạy học các phép tính với số thập phân - Bước đầu vận dụng các đề xuất nói trên trong quá trình dạy học các phép tính với số thập phân ở lớp 5 và... triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 3 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích cơ sở lí luận của việc dạy các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 - Tìm hiểu các phép tính với các dạng toán về số thập phân ở tiểu học - Phương pháp dạy học các phép tính với số thập phân trong môn toán ở tiểu học và ứng dụng của các phép tính đó để giải các bài toán có liên... ra một số kết luận sau: 1- Cơ sở khoa học của dạy học các phép tính với các số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh là dựa vào đặc điểm tâm lí học của học sinh Tiểu học: thích tìm tòi, khám phá và sự chứng tỏ bản thân của mình trước người khác 2- Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh có nhiều ưu điểm, giúp học sinh biến... một số thập phân cho một số thập phân 19 - Ứng dụng số thập phân: + Viết và chuyển số đo đại lượng dưới dạng số thập phân + Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân + Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân + Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân - Giải các bài toán lên quan đến số thập phân 2.3 Cấu trúc nội dung dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân ở lớp 5: ... dạng số thập phân - Viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân - Viết số đo diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân 1.1.4 Các phép tính với số thập phân * Phép cộng các số thập phân - Phép cộng hai số thập phân - Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân - Tổng nhiều số thập phân - Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân * Phép trừ các số thập phân - Phép. .. dạng bài tập về số thập phân để khắc sâu thêm khái niệm số thập phân, cách đọc, cách viết, cách so sánh, xếp thứ tự, các phép tính trên số thập phân, viết các đơn vị đo đại lượng dưới dạng số thập phân 2.2 Nội dung dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân ở lớp 5: Nội dung dạy học số thập phân được thiết kế theo hệ thống vòng tròn đồng tâm với các kiến thức học sinh đã học ở lớp dưới, có... thành các dạng như sau: - Khái niệm ban đầu về số thập phân : đọc, viết các số thập phân Cấu tạo hàng của số thập phân - So sánh số thập phân - Các phép tính về số thập phân + Phép cộng và phép trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá 3 lần + Phép nhân các số thập phân có tích là số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân + Nhân một số thập phân với một số tự... giảng dạy kết hợp với những hiểu biết đã có và những lĩnh hội mới mẻ từ các bài giảng của các thầy, cô giáo ở trường Đại học, tôi đã chọn đề tài: “ Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 2 Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng. .. của dạy học về số thập phân và các phép tính với số thập phân trong chương trình môn Toán lớp 5 2.1.1 Mục tiêu: - Học sinh có được khái niệm ban đầu về phân số thập phân, số thập phân Học sinh sẽ biết được số thập phân là một dạng kí hiệu khác của phân số khi phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, 10000,… - Dựa theo hệ thống kiến thức đã học ở lớp dưới, học sinh biết được các số thập phân cũng ghi theo . II: Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 23 1 . Nội dung dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5 23 1.1. Nội dung chủ đề số thập phân. cách phù hợp các Phương pháp dạy học trong quá trình dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 43 2.1. Phương pháp dạy học phép tính. nhân, chia số thập phân 55 3. Một số bài soạn minh họa áp dụng các phương pháp dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 58 Chương

Ngày đăng: 04/09/2015, 15:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan