Một số vấn đề hiện tại của ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 33)

b. Mặt tiêu cực

2.1.2. Một số vấn đề hiện tại của ODA

2.1.2.1. Hiệu quả sử dụng

Nâng cao hiệu quả sử dụng ODA là vấn đề quan trọng mà Việt Nam phải giải quyết. Một trong những nguyên nhân chính của việc sử dụng ODA chưa hiệu quả là nhận thức và hiểu chưa đầy đủ và chính xác về bản chất của ODA trong quá trình huy động và sử dụng nguồn vốn này. Quan điểm cho rằng ODA là tiền cho không, chỉ Chính phủ mới có trách nhiệm trả nợ nguồn vốn vay này, dẫn đến sự kém hiệu quả trong thực hiện một số chương trình, dự án ODA. Thực tế, ODA là một sự đánh đổi. Nếu sử dụng ODA không hiệu quả, gánh nặng trả nợ sẽ tăng lên. Mặt khác, do việc kết hợp nguồn vốn ODA với các nguồn vốn khác còn yếu cũng làm giảm hiệu quả của nguồn vốn ODA.

2.1.2.2. Giải ngân

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp vốn ODA được giải ngân là 15.9 tỷ USD, chiếm 42.9% tổng số ODA cam kết (37 tỷ USD). Tỷ lệ giải ngân bình quân trong những năm gần đây chỉ chiếm khoảng 50%. Tỷ lệ giải ngân bình quân của Việt Nam cũng thấp hơn của các nước ASEAN (Bảng 2.2). Tỷ lệ ODA trong GDP của Việt Nam nằm trong khoảng từ 3.5% đến 4.5%, thấp hơn một số nước cùng trình độ phát triển kinh tế. Vốn cam kết dành cho Việt Nam có xu hướng tăng lên nhưng tình hình giải ngân còn chậm, chính vì thế, Việt Nam cần đẩy nhanh hoạt động giải ngân nhằm thu được hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cao hơn. Theo dự đoán của ADB, tốc độ tăng trưởng GDP có thể tăng từ 8% lên 8.4% nếu cải thiện được tỷ lệ giải ngân và Việt Nam có thể trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2009, sớm hơn mục tiêu đặt ra là năm 2010.

Bảng 2.2: Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA của Việt Nam và một số nước Asean giai đoạn 2001 - 2005

Nhà tài trợ Tỷ lệ giải ngân bình quân của một số nước Asean (%/năm) Tỷ lệ giải ngân bình quân của Việt Nam (%/năm)

WB 18 15

ADB 20 18

Nhật Bản 15 9.3

Lưu ý: Một số nước Asean bao gồm: Thái Lan, Malaisia, Indonexia, Philipin

Nguồn: MPI

Việc giải ngân chậm nguồn vốn ODA ở Việt Nam có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:

- Thủ tục của các nhà tài trợ phức tạp: Thủ tục của các nhà tài trợ rườm rà, phê duyệt qua nhiều bước. Văn phòng đại diện tại Việt Nam có ít thẩm quyền, phải thường xuyên xin ý kiên cơ quan cấp trên ở nước ngoài; một số dự án do nhiều nhà tài trợ cung cấp vốn nên thủ tục thường chồng chéo, gây khó khăn cho chủ dự án trong quá trình triển khai; Nhà tài trợ chậm phê duyệt tài liệu đấu thầu, đòi hỏi nhiều loại giấy tờ, có trường hợp kéo dài hơn 6 tháng. Trong nhiều trường hợp, có sự không nhất quán trong điều kiện đấu thầu, mỗi gói thầu có quy định riêng.

- Các vấn đề liên quan tới bên nước ngoài: Tư vấn nước ngoài, do thiếu hiểu biết về điều kiện của Việt Nam, nên thường chậm chễ trong việc hoàn thành các công tác thiết kế dự án. Chất lượng tư vấn trong nhiều trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu, bên cạnh đó lương chuyên gia đòi hỏi cao.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:

- Giải phóng mặt bằng chậm: Việc giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng tới tiến độ thi công của nhiều dự án do các nguyên nhân sau:

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp + Các văn bản pháp lý thiếu đồng bộ, khó xác định hệ số K (giá nông nghiệp khác nhau cho cùng một khu vực, nhiều chủ đầu tư đưa ra các mức đền bù khác nhau trên cùng một địa bàn…)

+ Việc bố trí vốn đối ứng cho giải phóng mặt bằng chậm, quỹ nhà cho tái định cư ở các thành phố lớn còn bị hạn chế.

+ Thiếu phối hợp giữa các cơ quan trung ương, chủ dự án và chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng.

- Có sự khác biệt về quy trình thủ tục giữa các nhà tài trợ và phía Việt Nam: + Công tác xây dựng dự án theo quy trình phía Việt Nam đòi hỏi phải trải qua hai bước là lập thiết kế chi tiết và lập tổng dự toán công trình. Quy trình của phía nhà tài trợ chỉ yêu cầu có thiết kế chi tiết.

+ Tổng dự toán của dự án do tư vấn nước ngoài lập có suất đầu tư cao so với mặt bằng giá xây dựng ở Việt Nam, do đó thường gây chậm trễ trong khâu phê duyệt của các cơ quan Việt Nam

+ Do thời gian phê duyệt luận chứng khả thi, thiết kế kỹ thuật kéo dài, từ khi phê duyệt đến khi thi công phải mất từ 1 đến 1.5 năm nên tình hình thực tế có nhiều thay đổi nên nhiều dự án đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, việc phê duyệt những thay đổi của cả hai phía là chủ dự án nhà tài trợ thường bị chậm trễ.

- Năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn hạn chế: Nhìn chung năng lực của các ban quản lý dự án yếu, nhất là các đơn vị lần đầu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Yếu kém bắt nguồn từ các nguyên nhân cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, cơ sở vật chất còn thiếu, khó tuyển được cán bộ đủ năng lực do lương thấp vì định mức chi phí cho các Ban quản lý dự án thấp.

- Các thủ tục trước và sau đấu thầu bị kéo dài: Có sự khác biệt về thủ tục trước và sau đấu thầu giữa nhà tài trợ và phía Việt Nam; Có sự hiểu khác nhau giữa phía Việt Nam và nhà tài trợ về căn cứ đánh giá kết quả đấu thầu. Phía Việt Nam coi tổng dự toán là căn cứ đánh giá trong khi một số nhà tài trợ coi giá trị gói thầu đã tính toán để cho vay vốn là giá trần để đánh giá hiệu quả đấu thầu. Điều đó đã dẫn tới việc có một số trường hợp các nhà thầu nước ngoài thắng thầu với mức giá cao hơn tổng dự toán và chỉ vừa dưới giá thỏa thuận trong thỏa thuận vay vốn nên kết quả đấu thầu không được Chính phủ phê duyệt.

- Thời hạn xử lý các phiếu thanh toán của nhà thầu bị kéo dài: Việc thanh toán bị chậm trễ do khâu thủ tục thanh toán còn nhiều khâu, khá phiền hà. Việc chậm xử lý các phiếu đề nghị thanh toán đã dẫn tới việc các Ban quản lý dự án phải trả cho nhà thầu lãi phạt do chậm thanh toán.

- Thủ tục phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự đoán, nội dung đấu thầu của phía Việt Nam bị chậm trễ, không chính xác: Thủ tục phê duyệt gây ra chậm trễ cả trước và sau khi ký hiệp định vay vốn ưu đãi; sau khi ký kết hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ, các chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng thiết kế chi tiết và tổng dự toán trình độ Bộ Xây dựng phê duyệt. Tuy nhiên, việc phê duyệt thiết kế chi tiết và tổng dự toán

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp thường kéo dài nên đã gây chậm trễ cho tiến độ triển khai thực hiện dự án; Việc phê duyệt thiết kế chi tiết và tổng dự toán mà không có bất cứ một cơ quan chuyên môn độc lập nào phản biện, dẫn tới việc xác định không chính xác tổng dự toán, thường là thấp hơn so với tổng vốn cam kết trong Hiệp định vốn vay, do đó ảnh hướng tới quá trình đấu thầu. Trong rất nhiều trường hợp, giá thắng thầu cao hơn so với tổng dự toán được duyệt nên các cơ quan chức năng không có căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong khi đó các nhà thầu nước ngoài cho rằng giá thắng thầu vẫn thấp hơn tổng số vốn tài trợ cam kết trong các hiệp định vay vốn nên không chịu giảm giá.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ

Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ trong công tác quản lý và thực hiện ODA còn yếu, chưa đáp ứng được những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả ODA, tiêu biểu là sự thất thoát và tham nhũng ở dự án PMU18 và những dự án lớn trong lĩnh vực dầu khí, thể hiện sự hạn chế trong quản lý và theo dõi ODA. Năm 2003, CIEM và JICA đã tiến hành điều tra và phần lớn những người tham gia quá trình thực hiện ODA đều nhận xét rằng các thủ tục thẩm định, chấp nhận các dự án mới của phía Việt Nam còn phức tạp và cơ bản chưa hài hoà với quy trình, thủ tục của các nhà tài trợ. Thách thức còn lại là đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý và thực hiện các chương trình và dự án ODA từ phía Việt Nam.

2.1.2.4. Phân cấp

Ở Việt Nam, việc phân cấp trong quản lý và sử dụng ODA đã được thực hiện và đã thu được những kết quả quan trọng như mở rộng thêm đối tượng hưởng thụ, nâng cao sự tự chủ cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp ODA vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới quản lý nguồn lực công. Chính sách phân cấp trong quản lý, sử dụng ODA chưa có sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Sự hạn chế về năng lực đội ngũ cán bộ ở cấp địa phương trong chuyên môn và ngoại ngữ cũng làm hạn chế việc phân cấp, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Sự phối hợp kém hiệu quả giữa chính quyền trung ương với địa phương, giữa địa phương và các nhà tài trợ dẫn tới chậm trễ trong thiết kế và thực hiện dự án. Điều này cũng dễ dẫn đến việc sử dụng ODA lãng phí và ít hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, cần đầu tư nhiều hơn vào củng cố năng lực cho việc quản lý và điều hành ở cấp địa phương.

2.1.2.5. Trả nợ

Ở Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về nguồn lực và khả năng trả nợ, việc huy động ODA mới chỉ tập trung vào việc thu hút càng nhiều ODA với các điều kiện dễ dàng. Thế hệ tương lai có thể sẽ gặp khó khăn do phải đối mặt với những khoản nợ lớn mà trong hiện tại đang sử dụng. Tổng nợ của Việt nam hiện nay khoảng hơn 22 tỷ USD và chiếm khoảng 37% GDP (MPI 2007). Theo khuyến cáo của IMF, mức nợ an toàn là 40% GDP, như vậy khả năng vay nợ của Việt Nam còn không nhiều. Do vậy, Việt Nam cần quan tâm đến

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp nguồn trả nợ và vấn đề hiệu quả sử dụng ODA là rất quan trọng cho việc trả nợ ODA.

Bảng 2.3: Tổng các khoản nợ của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng nợ

(Tỷ USD) 11.8 11.9 11.8 13.3 16.7 18.9 22.2 26.0

% GDP 39.0 37.4 34.0 34.1 36.8 35.8 36.6 37.2

Nguồn: MPI

2.1.2.6. Sử dụng ODA với chiến lược phát triển vùng

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế, ODA được phân bổ nhiều cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc sử dụng ODA hiện không hoàn toàn đồng bộ với chiến lược phát triển vùng với trọng tâm phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiều dự án ODA được phê duyệt vẫn nằm trong kế hoạch hoặc chưa được hoàn thành vì nhiều lý do khác nhau. Trong điều kiện sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế, ODA không nên chỉ tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng mà cần phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế dài hạn để có sự ưu tiên cho cả những lĩnh vực khác nữa.

2.2. Chính sách ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam

2.2.1. Vị trí của Việt Nam trong chính sách ODA của Nhật Bản

Tháng 10/1991, Hiệp định hoà bình Pa-ri được ký kết, đem lại hoà bình cho Cam- pu-chia. Cùng thời gian này Nhật Bản đã cung cấp các khoản cho vay ODA cho Việt nam và quan hệ giữa 2 nước đã tiến lên một bước hợp tác mới hướng tới tương lai. Cùng với các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ Nhật - Việt ngày càng trở nên tốt đẹp hơn không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, mà còn cả trong các lĩnh vực an ninh, văn hóa... Hơn hết, Nhật Bản thấy rằng sự ổn định và phát triển kinh tế của Việt Nam rất cần thiết cho hoà bình và ổn định không chỉ ở trên bán đảo Đông Dương mà còn trên toàn khu vực Đông Á.

Kể từ năm 1986, với chính sách Đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến lớn và đang chuyển dần theo hướng nền kinh tế thị trường. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và năm 1998 trở thành thành viên của APEC, cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó chứng tỏ Việt Nam tích cực thúc đẩy và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.

Ngày 6/11/1992, Nhật Bản chính thức tuyên bố nối lại hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Từ đó, quan hệ hai nước đạt được những bước tiến quan trọng trong nhiều mặt.

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp - Mậu dịch: Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da…

Bảng 2.4: Kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Nhật Bản

Đơn vị: tỷ USD 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 VN XK sang Nhật 1481 1786 2621 2509 2438 2909 3502 4410 5295 6110 VN NK từ Nhật 1469 1477 2250 2215 2509 2993 3552 4100 4142 5669 Cán cân mậu dịch 12 309 371 294 -71 -84 50 310 1153 441 Tổng kim ngạch 2950 3263 4871 4724 4947 5902 7054 8510 9437 11799 Nguồn: Vietnamnet

Tính đến tháng 1/2008, kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam là 525.668.000 USD (tăng 81.7% so với tháng 1/2007); kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam là 644.757.000 USD (tăng 33.2% so với tháng 1/2007). Hai nước Việt Nam – Nhật Bản đặt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai nước lên 15 tỷ USD vào năm 2010.

Trong tháng 1/2007, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã tiến hành đàm phán chính thức về EPA. Sau 6 phiên đàm phán, tuy vẫn còn có những khoảng cách chưa thu hẹp nhưng cấp cao hai bên thỏa thuận sớm kết thúc đàm phán để ký EPA trong thời gian tới. Nhật Bản hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam hướng tới nền kinh tế thị trường và hứa sẽ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam trên cơ sở thành tích kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

- Về đầu tư trực tiếp: Tính đến hết tháng 12/2007, Nhật Bản đã có 928 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 9.03 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan), song là nước đứng đầu trong thực hiện và giải ngân nguồn vốn này với gần 5 tỷ USD.

Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt - Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông - Tây cũng như hợp tác trong GMS, nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở Hà nội và Tp. HCM...

Cho đến nay, có 5 dự án đầu tư của Việt Nam sang Nhật Bản là Công ty liên

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w