Công tác vận động tài trợ ODA phải theo đúng chiến lược thu hút

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 72 - 73)

a. Tồn tại

3.2.1.2.Công tác vận động tài trợ ODA phải theo đúng chiến lược thu hút

mẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ.

3.2.1.2. Công tác vận động tài trợ ODA phải theo đúng chiến lược thu hút và sử dụng ODA dụng ODA

Vận động ODA được tiến hành thông qua các diễn đàn như hội nghị CG, các hội nghị điều phối viện trợ cùng với các hoạt động đối ngoại của các bộ các tỉnh và thành phố. Vận động ODA được căn cứ vào chiến lược kinh tế - xã hội, chương trình đầu tư công cộng; quy hoạch thu hút và sử dụng ODA: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm; nhu cầu của nhà nước về các nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài; nhu cầu và lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư của các ngành và địa phương và danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở để triển khai vận động trong từng thời kỳ, từng năm.

Đây là công tác phức tạp đòi hỏi cần phải nắm vững chính sách, tiềm năng và thế mạnh của đối tác cũng như chủ trương thu hút và sử dụng ODA của Đảng và Nhà nước phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Ở trong nước, các bộ, nghành, địa phương có thể tiến hành các cuộc hội thảo về ODA trong từng lĩnh vực để có thể đi sâu trình bày nhu cầu và khả năng hấp thụ của phía Việt Nam, thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà tài trợ. Ở ngoài nước, phồi hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông tin, giải thích kịp thời và đầy đủ những chủ trương chính sách mới, nêu phương hướng và những tiến bộ đã đạt được trong các mặt: cơ chế, thủ tục hành chính... Cử các đoàn chuyên đề hoặc liên ngành đi trao đổi tiếp xúc với các đối tác về nhu cầu và khả năng hấp thụ ODA trong tương lai, duy trì mối liên hệ thường xuyên với các nhà tài trợ.

Xét trong cơ cấu nguồn vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam, phần viện trợ không hoàn lại quá thấp so với phần vốn vay, chênh lệch khoảng 7 lần. Nếu so sánh với nguồn ODA Nhật cung cấp cho các quốc gia khác thì mức chênh lệch này quá lớn, chẳng hạn ODA Nhật Bản cho Inđônêxia chênh lệch khoảng 2-4 lần, ở Philippin khoảng 2-3 lần, Thái Lan khoảng 1.5 lần. Đây là vấn đề mà các đơn vị có nhu cầu về ODA cần chú ý trong quá trình đàm phán tiếp nhận ODA.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 72 - 73)