a. Tồn tại
3.2.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các dự án ODA
Kiểm tra, kiểm soát là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý và sử dụng ODA. Kiểm tra, kiểm soát được thực hiện đầy đủ có tác động làm giảm tham nhũng, thực hiện tiết kiệm và tăng cường năng lực thực hiện dự án. Thông thường
đối với các dự án đầu tư bằng vốn vay, nhà tài trợ thường yêu cầu Chính phủ thuê tư vấn, phối hợp với đối tác và người hưởng lợi tiến hành đánh giá, giám sát dự án. Nhưng công việc này chỉ được thực hiện trong giai đoạn trước và trong khi thực hiện dự án chứ chưa được thực hiện khi dự án hoàn thành. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần phải quan tâm hơn nữa đến kiểm tra, giám sát dự án ở giai đoạn sau dự án, điều này góp phần làm tăng chất lượng và tính bền vững của dự án, tạo khả năng giải ngân nhanh và củng cố niềm tin của nhà tài trợ đối với Việt Nam.
Giải pháp này bao gồm: (i) đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, đơn giản và minh bạch của hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng ODA; (ii) tăng cường nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ; (iii) đẩy nhanh cải cách hành chính và hiệu quả hành chính nhà nước; (iv) nâng cao đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo lại cán bộ quản lý dự án; (v) hoàn thiện chính sách tài chính đối với ODA bao gồm thực hiện quản lý nợ nước ngoài và đảm bảo chính sách thuế thông thoáng đối với các hương trình và dự án ODA; (vi) tăng cường quản lý vốn ODA theo Luật ngân sách.
Trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị thực hiện vốn ODA cần phải tăng cường quản lý tài chính, thực hiện tốt chế độ kế toán, hệ thống hóa các văn bản pháp quy tổ chức tập huấn, hướng dẫn các đơn vị có chương trình, dự án ODA thực hiện nghiêm túc. Sau khi dự án hoàn thành các đơn vị thực hiện vốn ODA cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên các báo cáo vốn đầu tư thực hiện và quyết toán vốn đầu tư. Báo cáo quyết toán cần phải được kiểm toán (cả độc lập và nội bộ) để đảm bảo chính xác trước khi gửi đến các cơ quan chức năng thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
Việc đánh giá các dự án đã hoàn thành của cả phía Việt Nam và cả tổ chức viện trợ là cần thiết để xem xét những kết quả đã đạt được và rút ra những bài học cho những dự án tiếp theo. Cần duy trì việc thu thập đầy đủ các báo cáo đánh giá dự án, tiêu chuẩn hóa các báo cáo và thủ tục đánh giá nhằm cung cấp các tài liệu một cách chính xác cho cả hai phía.