Tình hình thực hiện ODA Nhật Bản tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 58 - 61)

Trong quá trình tiếp nhận ODA cho thấy tỉ trọng viện trợ không hoàn lại thấp (khoảng hơn 10%), thấp hơn so với mức trung bình của của Việt Nam và các nước tiếp nhận ODA Nhật Bản nói chung, trong khi đó phần cho vay chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 90%). ODA Nhật Bản thường tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải và năng lượng, ưu tiên vào đào tạo nghề và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ khu vực tư nhân... Ở đây, có sự khác biệt nếu so sánh với ODA của Pháp hoặc WB, ADB... Các lĩnh vực mà Pháp ưu tiên tài trợ cho Việt Nam là đào tạo, viễn thông. Pháp rất chú trọng đến lĩnh vực đào tạo bằng việc tăng số lượng đào tạo học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và xây dựng các trung tâm đào tạo và hợp tác với các viện, trường ở Việt Nam. Trong khi đó viện trợ của WB, ADB thường tập trung vào việc cải cách thể chế, doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính, và các dự án về xóa đói giảm nghèo...Tuy nhiên, gần đây ODA của Nhật Bản đã có sự điều chỉnh, cụ thể như sau:

- Nguồn viện trợ không hoàn lại từ ODA Nhật Bản được ưu tiên đặc biệt cho các dự án nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Các lĩnh vực mục tiêu là giáo dục, y tế và sức khoẻ, cung cấp nước và phát triển nông nghiệp, cải thiện các công trình công cộng như đường, cầu… và bảo vệ môi trường. Các khu vực mục tiêu là vùng nông thôn, vùng sâu và vùng cao.

- Sự hỗ trợ kỹ thuật từ ODA Nhật Bản với các các hình thức hợp tác kỹ thuật như các dự án hợp tác kỹ thuật, các chương trình đào tạo tại Nhật Bản…được tập trung vào việc chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực thiết yếu cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai. Các lĩnh vực mục tiêu là giáo dục, y tế và sức khỏe, phát triển nông nghiệp, khoa học cơ bản, bảo về môi trường, quản lý kinh tế và thương mại…Các nghiên cứu phát triển tập trung chuẩn bị các kế hoạch tổng thể, nghiên cứu khả thi cho các lĩnh vực hoặc các địa phương như giao thông, kế hoạch phát triển thành phố cho Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM…

- Các khoản tín dụng ưu đãi từ ODA Nhật Bản được sử dụng để xây dựng các cơ sở hạ tầng với quy mô lớn như đường, cầu, cảng biển, các nhà máy điện, hệ thống cấp nước và thoát nước…là các yếu tố cần thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các khu vực mục tiêu là các trung tâm tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tín dụng ưu đãi từ ODA Nhật Bản cũng được sử dụng để cung cấp cho các chương trình đóng góp trực tiếp làm giảm

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp tỷ lệ nghèo như xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ phục vụ người nghèo, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh và địa phương…

Nhìn tổng thể, trong vài năm gần đây tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên tiến độ giải ngân ODA Nhật Bản rất thấp, đặc biệt đối với vốn vay. Trung bình giai đoạn 1992-1996, giải ngân vốn vay đạt 7.82 tỷ Yên, chỉ đạt 2-6%/ năm. Từ năm 1997, tình hình giải ngân nguồn vốn ODA Nhật Bản có những chuyển biến tích cực, giải ngân vốn vay đạt 21.2 tỷ Yên (vốn vay cam kết là 85 tỷ Yên), đạt 24.9%. Sang năm 1998, tỉ lệ giải ngân nguồn vốn vay tăng lên 33.1%. Năm 1999, tốc độ giải ngân ODA giảm 9% mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn vay tăng đáng kể, giải ngân vốn vay ODA Nhật Bản đạt 74.7 tỷ Yên, chiếm 73.9%. Đặc biệt năm 2000, tỷ lệ giải ngân vốn vay ODA Nhật Bản đạt tới 90.1% mặc dù mức cam kết giảm xuống. Tuy nhiên, năm 2001, năm 2002, giải ngân nguồn vốn vay Nhật Bản lại giảm sút, chỉ đạt tương ứng 50.1% và 37.5%. Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm này phần lớn là do một số dự án và chương trình do Nhật Bản tài trợ đã được hoàn thành. Trong đó bao gồm các nhà máy điện Phú Mỹ, Phả Lại, và Hàm Thuận Đa Mi, cũng như sáng kiến Miyazawa hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân, cải cách doanh nghiệp Nhà nước và thương mại. Hết FY 2003, tỷ lệ giải ngân vốn vay ODA Nhật Bản đã được cải thiện dù vẫn ở mức cao như những năm cuối thế kỷ XX, đạt 69.3%. Các dự án thuộc UBND Hà Nội và Tp.HCM trong thời gian này có mức giải ngân bằng hoặc thấp hơn 30% của kế hoạch giải ngân. Do tốc độ giải ngân của một số dự án thấp hơn kế hoạch, tổng cộng đã có 26 hiệp định phải gia hạn giải ngân, riêng trong năm 2003, đã có 6 hiệp định vay vốn của JIBIC phải đề nghị gia hạn thời hạn rút vốn. Tiến độ giải ngân chậm có nguyên nhân lớn do sự chậm chễ trong khâu giải phóng mặt bằng dự án, đặc biệt là các dự án lớn về giao thông, cơ sở hạ tầng; do năng lực yếu về quản lý và giám sát thực hiện của các ban quản lý dự án Việt Nam; nhiều thủ tục trong việc phê duyệt thiết kế, đấu thầu…Năm 2004, tỷ lệ này đạt mức ấn tượng 81.1%. Những năm tiếp theo tỷ lệ giải ngân đạt 67.4% năm 2005, 68.8% năm 2006, và 65.3% năm 2007. Nhìn chung những năm này tỷ lệ giải ngân tương đối đồng đều, thể hiện sự sự ổn định trong quản lý điều hành chính sách ODA các cấp.

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp 0 20 40 60 80 100 120 140 Tỷ Yên

Biểu đồ 2.4: ODA cam kết và giải ngân Nhật Bản dành cho Việt Nam (1993 - 2007)

Tổng ODA Nhật Bản Viện trợ không hoàn lại Vốn vay ODA cam kết Vốn vay ODA giải ngân

Tổng O DA Nhật Bản 59.5 66 82.1 92.4 96.5 100.8 112 86.4 91.6 92.4 91.7 94.6 100.9 103.9 123.2 Viện trợ không hoàn lại 7.3 8.1 12.1 11.4 11.5 12.8 10.7 15.5 17.3 13.1 12.4 12.6 10.1 8.8 7.4 Vốn vay O DA cam kết 52.3 58 70 81 85 88 101.3 70.9 74.3 79.3 79.3 82 90.8 95.1 115.8 Vốn vay O DA giải ngân 1.16 1.76 4.9 21.2 29.2 74.7 63.9 37.2 29.8 55 66.5 61.2 65.5 75.8

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: MPI

Nhận xét chung:

- Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản phù hợp với những ưu tiên của Việt Nam trong việc tập trung nguồn lực này cho các dự án thuộc cơ sở hạ tầng xã hội.

- Nhật Bản cùng WB, và ADB là những nhà tài trợ có đủ năng lực về vốn để hỗ trợ Việt Nam xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng.

- Thông qua ODA Nhật Bản, Việt Nam có thể tiếp thu công nghệ, kỹ năng, quản lý hiện đại, kinh nghiệm nghiên cứu và xây dựng chính sách kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực.

- ODA Nhật Bản cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng góp phần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản.

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp - Cơ cấu ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chưa cân xứng giữa phần viện trợ không hoàn lại và phần cho vay, có phần nặng về cho vay.

- Quy định của Nhật Bản cho tất cả các nước vay ODA là bằng đồng Yên. Vay bằng đồng Yên là rất khó dự báo tỷ giá giữa đồng Yên và đô la Mỹ trong thời gian dài, do vậy cần phải tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.

- Các hiệp định vay ODA Nhật Bản chỉ ký kết cho từng giai đoạn của công trình, điều kiện cho vay như lãi suất lại thay đổi. Đây là một khó khăn cho Việt Nam trong việc xác định chủ trương và tính toán hiệu quả đầu tư cho toàn bộ công trình.

- Giá cả thiết bị, vật tư, dịch vụ tư vấn và chuyên gia Nhật Bản thường, đồng thời, thực tế, các bên đối tác lại chính là các công ty của Nhật Bản, kể từ nhà tư vấn môi giới đến các đơn vị được quyền cung cấp sản phẩm... Điều này hạn chế việc tiếp nhận viện trợ của phía Việt Nam, đặc biệt là các dự án ODA không hoàn lại (đấu thầu hạn chế giữa các công ty Nhật Bản). Đối với tín dụng ưu đãi, theo luật Nhật Bản, sẽ đấu thầu quốc tế nên vấn đề này ít ảnh hưởng hơn.

2.3.2.3. Những thành tựu đạt được trong tiếp nhận và sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam và nguyên nhân Việt Nam và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 58 - 61)