Cơ cấu quản lý ODA tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 56 - 58)

Cơ cấu quản lý ODA tại Việt Nam chia làm ba cấp: Cấp quốc gia, cấp ngành dọc v à cấp chủ dự án:

- Cơ cấu quản lý ODA cấp quốc gia:

+ Chính phủ/Thủ tướng: Giữ vai trò quyết định chiến lược, chính sách và định hướng cho việc huy động và sử dụng ODA; ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng ODA; phê duyệt danh sách ODA đề nghị; quyết định đầu tư đối với các dự án quan trọng quốc gia; phê duyệt dự án phù hợp với khuôn khổ chính sách và các dự án hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hoạt động như cơ quan trung tâm; soạn thảo chiến lược, chính sách về kế hoạch ODA, phổ biến các văn bản pháp luật phù hợp với quyền hạn; giữ vai trò đi đầu trong huy động và điều phối ODA; thống nhất danh sách đề nghị vốn; phối hợp với Bộ Tài chính để xác định cơ chế tài chính nội địa cho nguồn ODA; đệ trình Chính phủ xem xét thông qua các chiến lược quốc tế cụ thể về ODA; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phân phối quỹ và vốn đối ứng; phối hợp

Thủ tướng Các Bộ ngành

- Bộ KH&ĐT - Bộ Ngoại giao - Bộ Tài chính - NHNN - Bộ Tư pháp - Các Bộ quản lý chuyên ngành - Các Bộ - UBND - Tổ chức chính trị - xã hội Chủ dự án

PMU PMU PMU PMU

Cấp quốc gia

Cấp cơ quan chủ quản

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp với Bộ Tài chính trong tổng hợp và thực hiện kế hoạch giải ngân ODA; thành lập hệ thống kiểm soát và đánh giá quốc gia đối với các chương trình và dự án ODA.

+ Bộ Tài chính: Là đại diện chính thức cho phía Việt Nam như là người đi vay; tiến đến đàm phán các chiến lược quốc tế cụ thể về khoản vay ODA; giữ vai trò đi đầu trong việc phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc đệ trình Thủ tướng phê duyệt các điều kiện cho vay trong nước; ban hành các quy định riêng về thủ tục đối với quản lý và thu hồi vốn; phân phối ngân sách quốc gia để trả cho các khoản vay ODA; chuẩn bị cho việc cho vay và thu hồi lại các quỹ đã cho vay.

+ Bộ Tư pháp: Đánh giá các chiến lược quốc tế về ODA; chứng minh tính pháp lý của các chiến lược quốc tế về ODA hoặc các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu của cơ quan đề xuất ký kết các chiến lược quốc tế; đánh giá nội dung các dự án hợp tác trong lĩnh vực pháp lý.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Thực hiện đàm phán đối với các chiến lược quốc tế về ODA với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF, ADB…); phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xác định và thông báo danh sách các ngân hàng thương mại đủ điều kiện để được ủy quyền đảm nhận các giao dịch bên ngoài về quỹ ODA; tổng kết theo định kỳ và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về việc thu hồi và thanh toán quỹ.

+ Bộ Ngoại giao: Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc trình bày và thực hiện các chính sách và định hướng trong huy động ODA, các chính sách hợp tác phụ thuộc vào các chính sách ngoại giao chung; hướng dẫn các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thực hiện huy động ODA; tham gia đàm phán, đóng góp ý kiến cho dự thảo các chiến lược quốc tế về ODA; thực hiện các thủ tục bên ngoài về ký kết thực hiện các chiến lược quốc tế về ODA.

- Cơ cấu quản lý ODA cấp cơ quan chủ quản:

+ Các Bộ: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trong việc trình bày các chiến lược và định hướng cho huy động và sử dụng ODA; thực hiện huy đông ODA theo lĩnh vực; đệ trình Chính phủ về việc ký kết các chiến lược quốc tế cụ thể về ODA đối với các dự án tại các khu vực chịu trách nhiệm; sự dụng các chức năng quản lý Nhà nước đối với các dự án ODA; siết chặt chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA tại các khu vực chịu trách nhiệm.

+ Ủy ban nhân dân các tỉnh: Trình bày các chính sách, dự liệu để phối hợp và cải thiện hiệu quả sử dụng ODA ở từng tỉnh, thành phố; thực hiện huy động ODA theo lĩnh vực; chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, thực hiện các chính sách bồi thường và tái định cư cho các dự án tại tỉnh, thành phố đó.

+ Các cơ quan chủ quản: Chịu trách nhiệm pháp lý toàn bộ quá trình nhận, quản lý, tổ chức, thực hiện và sử dụng ODA; chuẩn bị danh sách các đề nghị về ODA đối với các khu vực của họ; quyết định chủ dự án; thực hiện đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư hoặc phê duyệt các dự án; kiểm soát và giám sát chủ dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án; nâng cao công suất thực hiện.

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp + Chủ dự án: Chuẩn bị các tài liệu dự án; tổ chức quản lý và thực hiện dự án; chịu hoàn toàn trách nhiệm về quản lý và sử dụng quỹ đầu tư; đàm phán, ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng; thực hiện đánh giá và thông qua các thiết kế kỹ thuật, ước lượng tổng chi phí; kiểm soát và đánh giá, quản lý và điều khiển dự án.

+ Ban quản lý dự án: Lập kế hoạch thực hiện dự án; quản lý quá trình thực hiện dự án; thực hiện các hoạt động bỏ thầu và quản lý hợp đồng; quản lý tài chính, tài sản và giải ngân; thực hiện các trách nhiệm hành chính, phối hợp và giải trình; kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 56 - 58)