Vận động ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 44)

Việc vận động ODA được phía Việt Nam tiến hành thông qua các diễn đàn như Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, các Hội nghị điều phối viện trợ ngành, các hoạt động đối ngoại của các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các cơ quan có nhu cầu về ODA) và các hoạt động đối ngoại của các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Nhật Bản.

Trước khi tiến hành vận động ODA, các cơ quan có nhu cầu về ODA cần trao đổi ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc chuẩn bị Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam do WB chủ trì). Khi tiến hành hoạt động đối ngoại vận động ODA, các cơ quan liên quan cần căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, chương trình đầu tư công cộng, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và nhu cầu của Nhà nước về các nguồn vốn hỗ trợ bên ngoài trong từng thời kỳ phát triển cũng như lĩnh vực ưu tiên kêu gọi ODA của các ngành, địa phương.

b .Chuẩn bị và phê duyệt nội dung các chương trình, dự án ODA

Các cơ quan có nhu cầu về ODA căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gửi công văn đề nghị kèm theo đề cương dự án viết bằng tiếng Việt và có bản dịch tiếng Anh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi xem xét các đề cương dự án ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham khảo ý kiến của các cơ quan tổng hợp và một số Bộ có liên quan để tổng hợp trình Chính phủ quyết định. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho phía Nhật Bản và cơ quan có nhu cầu về ODA biết để tiến hành các bước chuẩn bị tiếp theo.

Nếu Nhật Bản cam kết xem xét tài trợ cho các dự án theo danh mục đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, cơ quan có nhu cầu về ODA chỉ đạo cơ quan thực hiện (chủ dự án) tiến hành chuẩn bị hồ sơ dự án ODA, bao gồm: văn kiện dự án (đối với các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật); báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với các dự án xây dựng cơ bản). Trong hồ sơ dự án ODA cần làm rõ quy định của phía Nhật Bản về cách thức thực hiện dự án ODA, ví dụ như phương thức mua sắm hàng hóa, dịch vụ... Hồ sơ dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định hoặc thỏa thuận phê duyệt gồm: i) văn bản đề nghị thẩm định hoặc thỏa thuận phê duyệt; ii) văn kiện dự án hoặc báo cáo tiền khả thi (báo cáo khả thi): đây là tài liệu đã được cơ quan có nhu cầu về ODA và đại diện của phía Nhật Bản nhất trí.

Tùy theo tính chất phức tạp của từng dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể tham khảo tổng hợp ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ chuyên ngành (nếu có) rồi trình văn kiện dự án cho Thủ tướng Chính phủ, đề nghị xem xét và phê duyệt hoặc ủy quyền cho các Bộ, địa phương phê duyệt. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho phía Nhật Bản về kết quả phê duyệt để tiến hành ký kết, thực hiện dự án.

c. Đàm phán và ký kết các Điều ước quốc tế về ODA

Điều ước quốc tế về ODA được hiểu là các Hiệp định, Nghị định thư, Bản ghi nhớ, Văn kiện dự án hoặc bất kỳ văn bản nào khác được ký kết giữa phía Việt Nam (Lãnh đạo cơ quan có nhu cầu về ODA được Chính phủ ủy quyền) và Bên nước ngoài (Nhật Bản). Điều ước quốc tế về ODA được chia làm 2 loại sau:

- Điều ước quốc tế khung về ODA là các cam kết trên nguyên tắc có nội dung liên quan tới chiến lược, chính sách và phương hướng ưu tiên trong hợp tác phát triển giữa Việt Nam và bên nước ngoài; danh mục các lĩnh vực, chương trình và dự án sử dụng ODA; điều kiện khung và cam kết ODA cho một năm hoặc một chu kỳ nhiều năm đối với một dự án hoặc nhiều dự án; những nguyên tắc về thể thức và kế hoạch thực hiện, quản lý dự án...

- Điều ước quốc tế cụ thể về ODA là các văn kiện cụ thể hóa Điều ước quốc tế khung về ODA liên quan tới các cam kết cụ thể của bên tài trợ và bên Việt Nam về nội dung, điều kiện tài trợ, vốn và cơ cấu vốn, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam và bên nước ngoài, tổ chức thực hiện và quản lý dự án, các điều kiện về trả nợ, rút vốn của một dự án và chương trình cụ thể để thực hiện các thủ tục tài chính của dự án, chương trình nhằm thực hiện các Điều ước khung đã ký.

Căn cứ vào điều ước quốc tế khung về ODA đã được ký với phía Nhật Bản, văn kiện dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đàm phán với phía Nhật Bản các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Trong quá trình đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA nếu có những chi tiết

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp thay đổi so với văn kiện chương trình, dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì cấp ra quyết định phê duyệt các văn kiện chương trình đó sẽ quyết định những nội dung cần sửa đổi. Kết thúc đàm phán, cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả đàm phán, nội dung các văn bản thỏa thuận sẽ ký kết với phía Nhật Bản, đồng thời đề xuất người thay mặt Chính phủ ký Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với Nhật Bản.

Trường hợp phía Nhật Bản không yêu cầu đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA, cơ quan thực hiện chương trình, dự án tổ chức ký kết và triển khai thực hiện sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức thông báo về kết quả phê duyệt chương trình, dự án của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phía Nhật Bản.

d. Thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA

Việc điều chỉnh, bổ sung tăng vốn cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không làm thay đổi mục tiêu, nội dung và quy mô chương trình, dự án ODA đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ do cấp phê duyệt chương tình, dự án đó quyết định sau 15 ngày khi có văn bản thỏa thuận về sự thay đổi này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong trường hợp chương trình, dự án sử dụng vốn ODA do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan có nhu cầu ODA gửi văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung dự án tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ chuyên ngành (nếu có). Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung, nếu Bộ Tài chính và Bộ chuyên ngành không có ý kiến thì được xem là đồng ý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung.

Chậm nhất 2 tuần sau khi kết thúc quý và 1 tháng sau khi kết thúc năm, Ban Quản lý chương trình, dự án ODA phải gửi báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.

Trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, Ban Quản lý chương trình, dự án phải có báo cáo gửi các cơ quan cấp trên (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê về kết quả cuối cùng của việc thực hiện chương trình, dự án ODA và kèm theo bản quyết toán tài chính.

2.3. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam những năm qua2.3.1. Đánh giá chung 2.3.1. Đánh giá chung

ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam bị ngừng lại vào cuối năm 1978 và được nối lại vào tháng 11 năm 1992. Kể từ đó, ODA của Nhật bản cho Việt Nam tiếp tục tăng năm sau cao hơn năm trước, kể cả năm 1998 khi Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Tính đến tháng 12/2007, Việt Nam đã ký Hiệp định với Nhật Bản trị giá khoảng 1.1 tỷ USD chiếm 42.3% tổng giá trị Hiệp định song phương đã ký về ODA trong tổng nguồn tài trợ song phương. Nhật Bản hiện là nhà tài trợ lớn nhất của Việt

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp Nam. Nếu xét về tỷ trọng ODA Việt Nam nhận được từ các nguồn song phương, đa phương và các tổ chức quốc tế, ODA của Nhật Bản chiếm tới hơn 50% các nguồn đó.

Bảng 2.5: ODA song phương và đa phương dành cho Việt Nam FY 2007

Đơn vị: Triệu USD

ODA song phương Triệu USD ODA đa phương Triệu USD

Australia 79.1 ADB 1350 Canada 35.5 UN Agencies 90.3 Japan 1111.2 WB 1110 Korea 286.2 NewZealand 8.5 Norway 10 Switzerland 17.8 Thailand 0.4 United States 114.6 EU 962.8 2626.1 2550.3 Tổng 5426.4

Nguồn: CG Meeting Pledge 12/2007

Nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam tập trung vào các ưu tiên của Chính phủ như năng lượng, cơ sở hạ tầng, môi trường, giảm nghèo, giáo dục đào tạo và y tế... Nhiều dự án sử dụng ODA của Nhật Bản có quy mô lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam như nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Phú Mỹ 1, nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi, cầu Bãi Cháy, khôi phục cầu trên quốc lộ 1, thay thế các cầu yếu trên tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 5, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn, chương trình khôi phục các trường học vùng bị bão lụt...

Nói chung, chính sách ODA của Nhật Bản phù hợp với những ưu tiên của Việt Nam trong việc tập trung nguồn lực này cho các dự án thuộc hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội vì Nhật Bản cấp viện trợ dựa theo yêu cầu của phía Việt Nam và xem xét kỹ lưỡng đến các điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam. Việc khảo sát thực địa, lập dự án khả thi, thẩm định dự án, giám sát thực hiện... đều được tiến hành một cách cẩn thận, chặt chẽ. Do đó, các khoản ODA của Nhật Bản thường được sử dụng có hiệu quả cao. Có thể khẳng định rằng, nhờ có các nguồn vốn từ ODA của các nước và tổ chức quốc tế, trong đó ODA của Nhật Bản luôn chiếm một tỷ lệ lớn, mà hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, góp phần đáng kể vào việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

2.3.2. Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam2.3.2.1. Tình hình thu hút và vận động ODA Nhật Bản vào Việt Nam 2.3.2.1. Tình hình thu hút và vận động ODA Nhật Bản vào Việt Nam

a. Giai đoạn trước 1992

Lần đầu tiên Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam là vào năm 1959, được thực hiện dưới dạng bồi thường chiến tranh cho chính quyền Bảo Đại. Sau đó phía Nhật Bản đã thực hiện bồi thường chiến tranh cho chính quyền Sài Gòn 14.4 tỉ Yên và cho vay 2.7 tỉ Yên. Một số dự án tiêu biểu là: Dự án nhà máy thủy điện Cần Thơ (Hiệp định vay vốn ký với OECF ngày 20/7/1972 với số tiền 5.22 tỉ Yên, lãi suất 3%, thời hạn 30 năm, ân hạn 6 năm. Dự án mở rộng mạng điện thoại nội đô Sài Gòn (Hiệp định vay vốn ký với OECF ngày 8/2/1974 với số tiền 2.03 tỉ Yên, lãi suất 3%, thời hạn 30 năm, ân hạn 5 năm...)

Ngày 30/4/1975 đánh dấu sự kiện quan trọng, Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Điều này tạo cơ sở để Nhật Bản thực hiện một chính sách thống nhất đối với Việt Nam, trong đó có chính sách về tài trợ ODA. Tháng 10/1975 Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Đây là chương trình viên trợ không hoàn lại đầu tiên dành cho nước Việt Nam thống nhất với trị giá 8.5 tỉ Yên thông qua hình thức cung cấp các thiết bị như máy đào xúc san nền và xe tải. Năm 1976, Nhật Bản tiếp tục viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 5 tỉ Yên dưới hình thức cung cấp thiết bị và nguyên liệu cho một nhà máy sản xuất xi măng. Trong quá trình viện trợ và tiếp nhận viện trợ giữa hai nước trong thời kì này, Nhật Bản muốn gắn trách nhiệm hoàn trả các khoản tín dụng mà chính quyền Sài Gòn đã vay (kể cả gốc lẫn lãi). Trong 2 năm 1977-1978, Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã đàm phán và đi đến ký kết thỏa thuận trong đó Việt Nam nhận trả nợ cũ của chính quyền Sài Gòn trước đây đồng thời Nhật Bản cam kết viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 16 tỉ Yên cho Việt Nam trong 4 năm kể từ năm 1978 và cho vay 20 tỉ Yên trong 2 năm 1978-1979. Tháng 4/1978, Nhật Bản quyết định viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 4 tỉ Yên và ngày 7/7/1978, Nhật Bản và Việt Nam đã kí kết hiệp định vay tín dụng qua OECF một khoản 10 tỉ Yên dưới dạng phân bón, sợi, thiết bị, điện tử, công cụ sản xuất, thuốc, xi măng, hóa chất và cao su với lãi suất 2.75%. Cho đến cuối năm 1978, Việt Nam đã trả được gần 3 tỉ Yên nợ cũ của chính quyền Sài Gòn.

Trong giai đoạn này, các khoản viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam đều dưới dạng cung cấp hàng hóa hoặc thiết bị và tỷ trọng của viện trợ không hoàn lại so với tín dụng ưu đãi là rất lớn. Tuy các khoản viện trợ này khối lượng không lớn, nhưng đối với Việt Nam thì rất có ý nghĩa vì chúng ta cần rất nhiều nguồn hỗ trợ từ bên ngoài để khắc phục hậu quả của chiến tranh. Đối với Nhật Bản việc cung cấp ODA mang nhiều toan tính:

- Việc Mỹ rút khỏi Việt Nam làm xuất hiện khoảng trống quyền lực ở khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản muốn đóng vai trò tích cực hơn, có sự ảnh hưởng nhất định đối với các vấn đề trong khu vực nhằm giữ sự ổn định trong khu vực.

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp - Nhật Bản hy vọng dùng động lực kinh tế để lôi kéo Việt Nam không thi hành một chính sách quá nghiêng về TQ và đặc biệt là Liên Xô.

- Sử dụng ODA như một khoản bồi thường chiến tranh cho Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ với Việt Nam cũng như với châu Á trong quá trình thực hiện chính sách mới “Hướng về châu Á” của Nhật Bản.

Bảng 2.6: Viện trợ của Nhật Bản và các nước thuộc tổ chức DAC cho Việt Nam giai đoạn 1974-1978

Đơn vị: triệu USD

Năm Từ Nhật Bản Từ DAC 1974 54.4 (chiếm 7.8%) 702.2 1975 17.3 (chiếm 6.2%) 280.2 1976 28.4 (chiếm 1.7%) 160.7 1977 12,5 (chiếm 6,2%) 200.0 1978 28,5 (chiếm13.8%) 208.4 Tổng 141.3 (chiếm 9.1%) 1551.5

Nguồn: Tài trợ của Nhật Bản cho Việt Nam - Tương lai đang ở phía trước

Do những diễn biến phức tạp giữa Việt Nam-TQ, và giữa Việt Nam-Campuchia cùng với những sức ép từ phía các nước phương Tây, ngày 8/1/1980 Bộ ngoại giao Nhật Bản tuyên bố hoãn cung cấp mọi khoản viện trợ cho Việt Nam. Tháng 1/1981, thủ tướng Nhật Bản trong chuyến đi thăm Đông Nam Á đã tuyên bố: “...sẽ không viện trợ cho Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa rút hết quân khỏi Campuchia”. Tuy thế, viện trợ nhân đạo chỉ ngừng mấy tháng đầu. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động trợ

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 44)