Phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 (Trang 44 - 47)

II. Cơ sở thực tiễn

1 Nội dung dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5

1.3.3.1. Phương pháp dạy học

Ở các lớp học dưới học sinh đã học cách viết các số đo đại lượng như: 2g; 17kg; 4 giờ, 5m6dm; 6m7dm3cm; đến lớp 5 học sinh được học cách viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân như: 2,5giờ; 1,8kg; 6,7dm2; 4,5m3; … cũng như đối với phân số, số đo viết dưới dạng số thập phân cũng được biểu diễn kèm theo đơn vị đo.

Các bảng đơn vị đo được dùng khi dạy viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

Bảng đơn vị đo độ dài: 1km 1hm 1dam 1m 1dm 1cm 1mm 10hm 10dam 0,1km 10m 0,1hm 10dm 0,1dam 10cm 0,1m 10mm 0,1dm 0,01m 0,1cm 0,001m Mỗi đơn vị đo độ dài bằng 10 đơn vị liền sau và bằng một phần mười (tức 0,1) đơn vị liền trước.

Bảng đơn vị đo khối lượng

1 tấn 1 tạ 1 yến 1kg 1hg 1dag 1g 10 tạ 10 yến 0,1 tấn 10kg 0,1 tạ 10hg 0,1 yến 10dag 0,1kg 10g 0,1hg 0,01kg 0,1dag 0,001kg Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng 10 đơn vị liền sau và bằng một phần mười ( tức 0,1) đơn vị liền trước.

Bảng đơn vị đo diện tích

1km2 1 hm2 1dam2 1m2 1dm2 1cm2 1mm2 100km2 (100ha) 100dam2 (100a) 0,01km2 100m2 (0,01ha) 0,01hm2 100dm2 (0,01a) 0,01dam2 100cm2 0,01m2 0,01m2 100mm2 0,01dm2 0,0001m2 0,01cm2 0,000001m2 Mỗi đơn vị đo diện tích bằng 100 đơn vị liền sau và bằng một phần mười (tức 0,01) đơn vị liền trước.

Khi dạy chuyển đổi đơn vị đo đại lượng liên quan đến số đo đại lượng có dạng số thập phân, giáo viên yêu cầu học sinh xác định đơn vị đo đại lượng đã cho, đơn vị cần chuyển đổi, mối quan hệ giữa hai đơn vị. Sau đó yêu cầu học sinh xác định đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ (hoặc ngược lại) để học sinh dịch chuyển vị trí dấu phẩy không bị nhầm lẫn. Đồng thời nhắc nhở học sinh có thể thêm (hoặc bớt) các chữ số 0 ở những vị trí còn thiếu (hoặc thừa).

1.3.3.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp khi dạy viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân gặp khi dạy viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân

a) Những sai lầm thường gặp:

- Nhầm tên đơn vị dẫn đến kết quả sai: Ví dụ: 3,56 kg = 356....

Học sinh cần điền đơn vị dag cho phù hợp lại nhầm là dam

- Nhầm hệ cơ số giữa các đại lượng khác nhau: Ví dụ: Bài 1 SGK trang 47

6m2cm = 6,2m

56m29cm = 56,29 dm

- Nhầm do định hướng (phải, trái) sai: Học sinh dịch chuyển dấu phẩy

sai khi đổi:

Ví dụ: Bài 2 SGK trang 45

315cm = ...m 34dm = ...m Học sinh sẽ nhầm: 315cm = 31500m 34dm = 340m b) Nguyên nhân sai lầm

* Về phía học sinh

- Do đặc điểm tâm lí ở lứa tuổi 10 – 11, khả năng phân tích và tổng hợp của học sinh còn hạn chế, khả năng tập trung của học sinh kéo dài không lâu dẫn đến tình trạng học sinh dễ nhớ nhưng cũng mau quên. Chẳng hạn, nhớ được kí hiệu đơn vị đo, nhận dạng ra đại lượng thì quên mất hệ cơ số… Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót của học sinh khi học dạng toán này. - Nội dung dạy học “Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân” không đơn thuần như một số nội dung học tập mà học sinh đã học trước đây mà nó tích hợp rất nhiều nội dung dạy học cùng một lúc. Học sinh muốn học tốt nội dung này cần phải có kiến thức chắc chắn, khả năng tư duy linh hoạt, huy động tốt vốn kiến thức đã có ở những lớp dưới, đồng thời cũng cần phải có khả năng tổng hợp kiến thức cao.

* Về phía giáo viên:

- Một số giáo viên không ước lượng được tính chất khó khăn của nội dung dạy học này. Họ cho rằng đây cũng chỉ là kiến thức cũ không có gì mới mẻ, ngoài cách đọc và viết số thập phân nên đã chủ quan trong quá trình dạy mà không khắc sâu được kiến thức cho học sinh.

- Nhiều giáo viên chưa tích cực tìm tòi, nghiên cứu nội dung tài liệu, nội dung bài dạy nên không thấy được tính chất tích hợp khá chặt chẽ về nội dung chương trình nên chưa có được phương pháp dạy học thích hợp.

c) Một số biện pháp khắc phục

- Giáo viên cần không ngừng bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên không chỉ nắm chắc được nội dung dạy học “Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân” mà còn phải nắm vững chương trình môn Toán của toàn cấp vì môn học nào ở bậc tiểu học đều được xây dựng theo kiến trúc vòng tròn đồng tâm.

Ví dụ: Ở lớp 1,2,3 học sinh đã làm quên và thực hành đổi các đơn vị đo

như: 1dm = 10cm (lớp 1); tính chu vi hình tam giác, tứ giác với các cạnh có các số đo ở các đơn vị đo khác nhau (lớp 2).

Ở lớp 4, học sinh đã thống kê và nắm được bảng đơn vị đo độ dài. Đây là những kiến thức vô cùng quan trọng cho học sinh lớp 5 có thể viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân một cách chính xác.

- Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu của mỗi tiết dạy để từ đó có kế hoạch dạy học cho hợp lí, cung cấp lượng kiến thức thích hợp, học sinh sẽ ít sai sót hơn. Sau mỗi tiết học, giáo viên cần chốt lại kiến thức của bài học đồng thời củng cố cho học sinh kiến thức vừa học bằng một số bài tập tương tự (đối với học sinh trung bình), nâng cao (đối với học sinh khá giỏi).

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)