Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 (Trang 114 - 121)

II. Cơ sở thực tiễn

6. Kết quả thực nghiệm

6.1. Mô tả kết quả thực nghiệm

- Tôi tiến hành thực nghiệm với các lớp 5A1, 5A3 (trường Tiểu học Nhật

Tân), còn 2 lớp 5A1, 5A3 (trường Tiểu học Xuân La) là các lớp đối chứng.

- Kết quả thực nghiệm như sau:

Bảng 1: Bảng phân phối thực nghiệm tần số, tần suất:

Lớp

Điểm

Lớp thực nghiệm ( Trường tiểu học Nhật Tân)

Lớp đối chứng

( Trường tiểu học Xuân La)

Tần số Tần xuất(%) Tần số Tần xuất(%) 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 0 1 1,2 3 0 0 3 3,6 4 2 2,4 6 7,3 5 8 9,8 18 22 6 10 12,2 25 30,1 7 17 20,7 14 17,1 8 30 36,6 10 12,2 9 10 12,2 4 4,9 10 5 6,1 1 1,2 Tổng 82 1 82 1

Biểu đồ thể hiện tần suất của kết quả thực nghiệm 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Bảng 2: Thống kê

Lớp Phân loại theo điểm

Thực nghiệm Đối chứng

Điểm trung bình 7,4 điểm 6,1 điểm Tỉ lệ bài làm đạt điểm 5 trở lên 97,6 % 87,8% Tỉ lệ cao nhất là số bài đạt điểm 8 (36,6%) 6 (30,1%) Tỉ lệ điểm trung bình 22% 52,4% Tỉ lệ điểm khá 57,3% 34,1% Tỉ lệ điểm giỏi 18,3% 6,1%

6.2. Nhận xét

Ở các lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi đều tăng lên rõ rệt so với học sinh các lớp đối chứng, nhất là tỉ lệ học sinh khá ( từ 29,3% lên 57,3%), còn học sinh giỏi cũng tăng nhưng không nhiều ( từ 6,1% lên 18,3%). Đặc biệt ở các lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh có điểm dưới trung bình giảm hẳn ( từ 12,1% xuống 2,4%).

PHẦN III. KẾT LUẬN

1. Quá trình thực nghiệm và kết quả thực nghiệm đã cho thấy: mục đích thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học phần nào đã được khẳng định. Cụ thể:

- Việc dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng nâng cao năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 đã góp phần hình thành và rèn luyện cho các em ý thức tự giác cũng như năng lực tính toán để vận dụng những kiến thức Toán học đã học vào các bài toán có liên quan.

- Số lượng và mức độ dạy học các phép tính với số thập phân đã được lựa chọn, cân nhắc kĩ lưỡng, được đưa vào giảng dạy phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 5. Từ đó phát huy tối đa năng lực tính toán của học sinh, tính tích cực và hoạt động độc lập của học sinh nên học sinh rất hứng thú trong quá trình học tập, hăng hái tham gia luyện tập và đạt kết quả tốt.

Phương pháp giảng dạy học theo hướng nâng cao năng lực tính toán cho học sinh là một trong những định hướng đổi mới quan trọng về phương pháp dạy học của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục đang rất quan tâm hiện nay. Đồng thời là sự kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học truyền thống của nước ta và các phương pháp dạy học tiên tiến của thế giới hiện nay. Việc giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao năng lực tính toán cho học sinh rất cần thiết và được tiến hành một cách thuận lợi không gặp bất kì một khó khăn nào. Mục đích dạy học được thực hiện toàn diện, thành công.

2. Dựa vào những đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học, những thành tựu về mặt khoa học của tâm lí học hiện đại; các yếu tố toán học hiện đại; quá trình nghiên cứu nội dung – phương pháp dạy học số thập phân trong trường tiểu học, đồng thời qua tìm hiểu thực tế tôi đã thu được một số kết quả như sau:

- Tìm hiểu khái quát về môn Toán ở tiểu học. Nắm được tầm quan trọng và mục tiêu cơ bản của việc dạy học số thập phân ở lớp 5.

- Qua quá trình điều tra việc dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh tôi đã phát hiện ra một số sai lầm mà giáo viên và học sinh thường gặp khi học số thập phân nhằm nâng cao năng lực tính toán cho học sinh. Từ đó tôi đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế phần nào những sai lầm đó.

Một số ý kiến đề xuất

Như chúng ta đã biết, số thập phân là một nội dung rất quan trọng trong chương trình Toán tiểu học. Đây cũng là một nội dung trọng tâm trong chương trình Toán lớp 5. Nhưng trong quá trình công tác giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 tôi nhận thấy, đây là một nội dung khá khó, còn nhiều bất cập, đặc biệt để nâng cao năng lực tính toán cho học sinh thì gặp nhiều khó khăn. Do đó tôi xin có một số đề xuất như sau nhằm nâng cao chất lượng dạy và học số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh:

- Để nâng cao năng lực tính toán cho học sinh tiểu học người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nội dung, phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Khi dạy về phần này, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các bài dạy, nội dung của từng bài trong hệ thống kiến thức liên quan đến số thập phân; giáo viên cần soạn giáo án chi tiết, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, không ngừng học hỏi đồng nghiệp cũng như tham gia các buổi tập huấn hay chuyên đề nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất khi dạy học.

- Giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động học tập, kích thích học sinh tự giải quyết nhiệm vụ học tập của mình một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

- Giáo viên cũng nên sử dụng phương pháp dạy học mới, đó là sử dụng phiếu bài học, giúp cho học sinh tự tìm ra và xây dựng quy tắc tính dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đồng thời giáo viên nên chuẩn bị thêm những phiếu

bài tập cho học sinh luyện tập – thực hành sau mỗi bài học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập suy nghĩ từ đó nâng cao năng lực tính toán cho học sinh.

- Đối với các cấp quản lí giáo dục, tôi xin đề nghị thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, cung cấp thêm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo để giáo viên có thể nghiên cứu sâu hơn, nâng cao trình độ chuyên môn giúp học sinh nắm chắc kiến thức và vận dụng được vào trong đời sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Ngọc Huệ ( 1995) – Tâm lí học tiểu học – NXB Đại học Sư phạm

Hà Nội.

2. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt (2007), Hỏi – đáp về dạy học Toán 5- NXBGD

3. Đỗ Tiến Đạt (2014). Đổi mới cách viết tài liệu môn Toán theo hướng giúp người học tự học tích cực trong Mô hình “Trường học mới VNEN”. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 101, tháng 02/2014 .

4. Đỗ Tiến Đạt (2011). Dạy học môn Toán ở tiểu học trên cơ sở tổ chức

các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát hiện. Chuyên đề Giáo

dục Tiểu học - Tập 51/ 2011.

5. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung

(1995) Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học - NXB trường Đại

học Sư phạm Hà Nội,

6. Đỗ Trung Hiệu - Bài tập cuối tuần Toán 5 (tập 1, 2)

7. Hà Sĩ Hồ, Đõ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu (2001) – Phương pháp dạy

học toán – NXB Giáo dục

8. Hà Sĩ Hồ ( 1990) – Những vấn đề cơ bản của phương pháp dạy và

học toán cấp I – NXB Giáo dục.

9. Hồ Ngọc Đại ( 2000) – Tâm học lí học dạy – NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

10. Nguyễn Áng - Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5

11. Nguyễn Bá Kim (2005) - Phương pháp dạy học môn Toán - NXB Đại

học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

12. Nguyễn Phụ Hy, Bùi Thị Hường, Nguyễn Thị Trang ( 2000) – Dạy

13. Nguyễn Phụ Hy ( 2003) – Dạy học các tập hợp số ở bậc tiểu học –

NXB Giáo dục.

14. Nguyễn Tiến, Võ Minh, Huỳnh Bảo Châu (2006) - Toán bồi dưỡng

học sinh năng khiếu 5 - NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,

15. Kiều Đức Thành ( chủ biên) ( 2001) – Một số vấn đề về nội dung và

phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học – NXB Giáo dục.

16. Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hướng ( 2001) – Các lý thuyết phát

triển tâm lý – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc ( 1989) – Tâm lí học – NXB Giáo dục Hà Nội.

18. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát

triển giáo viên Tiểu học ( 2005) - Đổi mới phương pháp dạy học ở

Tiểu học - NXBGD

19. Toán 5 (2006- sách giáo khoa) – NXB Giáo dục

20. Toán 5 ( 2006 - sách giáo viên) – NXB Giáo dục

21. Tô Hoài Phong, Trần Huỳnh Thống (2009) - Tuyển chọn 400 bài tập

Toán 5 – NXB Thành phố Hồ Chí Minh

22. Trần Ngọc Lan ( 2001) – Khắc phục những vướng mắc điển hình

của học sinh lớp 5 khi viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 (Trang 114 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)