Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm khi dạy phép tính

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 (Trang 51 - 54)

II. Cơ sở thực tiễn

2. Đề xuất cách thức tổ chức hoạt động và vận dụng một cách phù hợp

2.1.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm khi dạy phép tính

phép tính cộng số thập phân

a) Những sai lầm thường gặp:

- Ở dạng bài đặt tính rồi tính: Học sinh dễ mắc phải lỗi khi đặt tính là viết các số hạng cùng hàng không thẳng cột với nhau.

Ví dụ: Ở bài 2 SGK trang 50: Yêu cầu đặt tính rồi tính:

- Nhiều học sinh gặp khó khăn khi bài tập yêu cầu tính tổng của hai số thập phân có cả đơn vị đi kèm, làm cho phép tính cồng kềnh.

Ví dụ:

- Nhiều học sinh lúng túng khi thực hiện phép cộng số thập phân với số tự nhiên, không biết đặt số tự nhiên thẳng phần nguyên hay phần thập phân của số thập phân. 57,648 + 35,37 611,75 9,46 + 3,8 98,4 57,648 + 35,37 611,75 12,36kg + 1,4kg 12,50kg 56,70 + 685,45 742,15

- Với những bài toán cộng nhiều số thập phân, đặc biệt là những bài yêu cầu tính nhanh học sinh rất lúng túng.

Ví dụ: Ở bài 2 SGK trang 52: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

4,68 + 6,03 + 3,97 = ( 4,68 + 6,03 ) + 3,97 = 10,71 + 3,97 = 14,68 b) Nguyên nhân sai lầm:

* Về phía học sinh:

- Khi học cộng hai số thập phân, học sinh máy móc trong việc vận dụng kiến thức đã có, các em áp dụng cách đặt tính của phép cộng hai số tự nhiên vào đặt tính cộng hai số thập phân, các em đặt chữ số tận cùng bên phải thẳng nhau. Rõ ràng các em đã nhầm tưởng cách đặt tính cộng hai số thập phân như cộng hai số tự nhiên đã học như ở các lớp dưới.

- Khi thực hiện cộng hai số thập phân mà phần thập phân của hai số hạng có số các chữ số không bằng nhau, các em đã đặt không thẳng phần nguyên và phần thập phân hay nói cách khác học sinh đã không chú ý đặt thẳng dấu phẩy của hai số hạng đấy dẫn đến khi tính tổng sẽ bị sai.

- Sau khi học phép cộng số thập phân, học sinh đã biết cộng hai số thập phân nhưng đến khi học bài tổng nhiều số thập phân học sinh lại lúng túng trong cách đặt các số hạng từ đó dẫn đến nhiều sai sót khi làm bài.

* Về phía giáo viên:

- Khi dạy về phép cộng số thập phân, giáo viên chưa khắc sâu cho học sinh nắm vững ý nghĩa của từng chữ số trong số thập phân nên khi đặt tính cộng theo hàng dọc học sinh thường đặt không chính xác vị trí của các chữ số của các số hạng và các dấu phẩy không thẳng cột với nhau.

Trọng tâm khi dạy phép cộng số thập phân là giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, cần phải khắc sâu kĩ thuật tính để nâng cao năng lực tính toán cho học sinh. Vì vậy giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp sau: - Trong quá trình dạy, giáo viên cần phải đưa ra những ví dụ cụ thể theo các dạng mà học sinh dễ nhầm lẫn, đặc biệt là chú ý đến vị trí của dấu phẩy trong mỗi số thập phân, đồng thời lưu ý học sinh cần chú ý đến vị trí của từng hàng của từng số hạng để viết các hàng tương ứng cho chính xác.

Đặc biệt với những phép tính mà phần thập phân của một số hạng bị thiếu, giáo viên cần dẫn dắt học sinh về dạng toán các số thập phân bằng nhau, để không bị nhầm lẫn học sinh có thể viết thêm chữ số 0 và các số hạng đó để phần thập phân của các số hạng có số các chữ số bằng nhau.

Ví dụ: 7,6 + 31,47

Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và thực hiện phép tính, dựa vào kết quả hai số thập phân bằng nhau ta có thể chuyển:

có thể viết

Sau 2, 3 ví dụ giáo viên chốt cho học sinh quy tắc cộng số thập phân, để khắc sâu kiến thức giáo viên cần cho học sinh làm một số bài tập thực hành.

Trong dạng bài cộng số thập phân với số tự nhiên hay ngược lại, giáo viên cần khắc sâu lại cho học sinh mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng số thập phân bằng cách viết dấu phẩy sau hàng đơn vị và thêm các chữ số 0 vào bên phải của dấu phẩy.

- Với những phép tính mà có đơn vị đi kèm: Giáo viên lưu ý học sinh cứ đặt tính bình thường (không có đơn vị ở phần đặt tính), sau khi tính kết quả mới mở ngoặc ( ) viết đơn vị đo.

- Đặc biệt giáo viên cần lưu ý khi cộng các số thập phân có đơn vị đo thì phải nhớ rằng phải cùng đơn vị đo mới được thực hiện phép tính.

7,6 + 31,47 7,60 + 31,47 39,07

- Khi dạy về phép cộng số thập phân, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh cách đặt tính: Đặt dấu phẩy phải thẳng cột, phần nguyên ở bên trái dấu phẩy, phân thập phân ở bên phải dấu phẩy, các chữ số cùng một hàng phải thẳng cột với nhau.

Giáo viên khắc sâu cho học sinh bằng những ví dụ cụ thể:

Ví dụ: 48,56 + 143,078

Phần nguyên , Phần thập phân

Trăm Chục Đơn vị Phần mười Phần trăm Phần nghìn

Số hạng 4 8 5 6

Số hạng 1 4 3 0 7 8

Tổng 1 9 1 6 3 8

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu từng phần, giá trị của từng hàng trong hai số hạng. Sau đó hướng dẫn học sinh cộng hai số thập phân lần lượt theo từng hàng từ bên phải sang bên trái, bắt đầu từ hàng phần nghìn. (lần 1: giáo viên điền kết quả, ở những ví dụ sau giáo viên cho học sinh tự điền kết quả vào bảng).

Sau 2, 3 ví dụ giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển thành phép cộng theo hàng dọc khi đó lưu ý học sinh cần viết các chữ số cùng một hàng phải thẳng cột với nhau.

- Phép cộng các số thập phân là kiến thức hoàn toàn mới đối với học sinh. Vậy để nâng cao năng lực tính toán cho học sinh, giáo viên sau khi dạy xong bài mới cần cho học sinh luyện tập – thực hành bằng các dạng bài tập tương tự để học sinh nhớ lâu.

- Giáo viên nên sử dụng quy trình làm – sai – sửa – làm lại, cách làm này sẽ giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức, rút được những kinh nghiệm sau mỗi lần làm sai.

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)