Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp kh

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 (Trang 35 - 38)

II. Cơ sở thực tiễn

1 Nội dung dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5

1.3.1.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp kh

gặp khi dạy hình thành khái niệm số thập phân cho học sinh:

a) Những sai lầm thường gặp :

- Trong bài “ Khái niệm số thập phân” : Ở ví dụ 2: học sinh dễ coi

1,35m không phải là số mới mà coi 1,35m chỉ là sự biến đổi cách viết một số, còn đơn vị đo không có gì thay đổi.

- Khi đổi phân số thập phân ra số thập phân, học sinh cho rằng có bao nhiêu chữ số 0 ở mẫu số của phân số thập phân thì cũng sẽ có bấy nhiêu chữ số 0 ở phần thập phân của số thập phân.

Ví dụ: Ở bài tập 2 SGK – trang 35

Bài yêu cầu: “ Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):

3cm = 100 3 m = ...m 2mm = 1000 2 m = ...m 4g = 1000 4 kg = ...kg Nhiều học sinh sẽ làm như sau:

3cm = 100 3 m = 0,003m 2mm = 1000 2 m = 0,0002m

4g =

1000 4

kg = 0,0004kg

- Cũng là đổi phân số ra số thập phân nhiều học sinh mặc nhiên coi tử số của phân số thập phân là phần thập phân của số thập phân, vì thế học sinh viết như sau:

Ví dụ: Ở bài 1- SGK trang 38 : Chuyển các phân thập phân sau thành

số thập phân.

Học sinh sẽ làm như sau: 10 162 = 0,162 100 5608 = 0,5608

- Khi đổi số thập phân ra phân số thập phân, ở những hàng thập phân ghi chữ số 0, học sinh coi như không có giá trị.

Ví dụ: Ở bài 1 – SGK trang 38, học sinh sẽ làm là:

0,032 =

10 32

- Khi đổi hỗn số ra số thập phân một số học sinh coi tử số của phần phân số có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của số thập phân có bấy nhiêu chữ số. Ví dụ: 4 100 5 = 4,5 24 1000 15 = 24,15

- Khi làm dạng bài viết số thập phân (hoặc viết số thập phân theo yêu cầu của giáo viên) học sinh thường viết sai những số thập phân mà hàng thập phân không mang giá trị nào.

Ví dụ: Ở bài 2 – SGK trang 38 bài yêu cầu viết số thập phân:

Hai nghìn không trăm linh hai đơn vị, tám phần trăm - học sinh viết là: 2002,8

Không đơn vị, một phần nghìn – học sinh viết là: 0,1

b) Nguyên nhân những sai lầm: * Về phía học sinh:

- Khái niệm số thập phân là một khái niệm liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau như: kiến thức về phân số, phân số thập phân, hỗn số,... vì thế gây cho học sinh nhiều khó khăn khi tiếp cận.

- Khi tiếp thu kiến thức về số thập phân, học sinh không nhận thức được đây là một số mới mà cho rằng số thập phân là do hai số tự nhiên ghép lại.

- Trong giai đoạn đầu học sinh chưa nắm chắc được thành phần trong số thập phân và cấu tạo của mỗi thành phần. Học sinh cũng chưa nắm chắc được cấu tạo hàng trong số thập phân và mối quan hệ giữa chúng.

- Đồng thời, nhận thức của học sinh còn mang tính trực quan, các em thường suy luận phán đoán theo cảm nghĩ, đánh giá riêng của mình. Khả năng phân tích, tổng hợp của các em còn hạn chế, kiến thức về phân số thập phân, về hỗn số của học sinh chưa sâu vì hai phần này chỉ học lướt qua trong chương trình sách giáo khoa.

* Về phía giáo viên:

- Nội dung số thập phân là một nội dung mới, tương đối khó nên việc giảng dạy của giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn. Giáo viên chưa có phương pháp dạy học thích hợp, đạt hiệu quả chưa cao, chưa thể hiện đầy đủ ý tưởng của bài học, mang tính áp đặt và thường ít quan tâm đến việc phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.

- Một số giáo viên còn chưa nắm chắc được mối quan hệ giữa các số tự nhiên, phân số và số thập phân. Đặc biệt giáo viên chưa chú ý cho học sinh thực hành đo độ dài, còn lúng túng khi giải quyết một số tình huống sư phạm trong tiết học khiến cho học sinh nắm bài chưa sâu dẫn đến việc phát huy năng lực tính toán cho học sinh còn hạn chế.

c) Một số biện pháp khắc phục:

- Giáo viên cần nắm vững chương trình, sách giáo khoa theo chuẩn. Cần nghiêm túc nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp. Luôn luôn học hỏi và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để hiểu sâu và nâng cao kiến thức nắm vững

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính với số thập phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)