II. Cơ sở thực tiễn
1 Nội dung dạy học chủ đề số thập phân ở lớp 5
1.3.1. Phương pháp dạy học nội dung “Hình thành khái niệm số thập
dựng theo cơ chế đồng hóa. Khi học về số thập phân và các phép tính với số thập phân học sinh huy động kiến thức đã biết về số tự nhiên, phân số thập phân, hỗn số, đổi số đo độ dài để giải quyết tình huống mới. Từ kết quả đó, học sinh dự đoán, kiểm nghiệm rồi hình thành kiến thức mới.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và hợp tác với học sinh trong các hoạt động học tập với sự tham gia tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Cụ thể, giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập dưới sự trợ giúp đúng lúc, đúng mức độ. Đồng thời sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, có hiệu quả cao để từng học sinh (hoặc nhóm học sinh) tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học; tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực của mình... Đây cũng là cơ hội để tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt (rõ ràng, chính xác, ngắn gọn) và từng bước tập cho học sinh cách suy luận ở dạng đơn giản để từ đó năng cao năng lực tính toán của học sinh.
1.3.1. Phương pháp dạy học nội dung “Hình thành khái niệm số thập phân” phân”
1.3.1. Phương pháp dạy học nội dung “Hình thành khái niệm số thập phân” phân” cần phải hình thành khái niệm thật vững cho học sinh về số thập phân. Có nhiều phương pháp hình thành khái niệm số thập phân:
Phương pháp 1:
Giáo viên xây dựng khái niệm thập phân trước, sau đó xây dựng khái niệm số thập phân. Khi sử dụng phương pháp này, người ta giới thiệu khái niệm số thập phân như một dạng đặc biệt của phân số (hình thức biểu diễn khác của phân số có mẫu số là các lũy thừa của 10). Các phân số thập phân thường được viết dưới dạng không có mẫu số được gọi là số thập phân.