1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy học hợp tác qua mạng bằng công cụ google groups ở đại học

7 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

DẠY HỌC HỢP TÁC QUA MẠNG BẰNG CÔNG CỤ GOOGLE.GROUPS Ở ĐẠI HỌC Nguyễn Ngọc Tuấn 1 ự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giúp cho con người có được những công cụ, môi trường làm việc mà trước đây không thể thực hiện được. Dựa trên sự kết hợp giữa nền tảng sư phạm và các ứng dụng CNTT, nhiều hình thức học tập mới ra đời trong đó có dạy học hợp tác qua mạng. Có nhiều công cụ, môi trường hỗ trợ hoạt động dạy học hợp tác qua mạng, tiếp theo bài viết tổng quan về dạy học hợp tác qua mạng, bài viết này giới thiệu cách thức sử dụng Google.groups hỗ trợ dạy học hợp tác. 1. MỞ ĐẦU Google.groups là một sản phẩm của hãng Google. Dịch vụ này cho phép người sử dụng tạo ra một kho lưu trữ thông tin của một nhóm (groups) với dung lượng không giới hạn. Google.groups có thể đáp ứng theo mục đích, sở thích của một nhóm thông qua giao diện Web trên Google.groups nhằm duy trì hoạt động, giao tiếp, thảo luận, gửi thư cho nhóm riêng của mình. Trong môi trường giáo dục, nó là một công cụ giúp người dạy tạo ra một môi trường học tập mới, dựa trên nền tảng sư phạm sẵn có, dạy học hợp tác qua mạng ra đời nhằm tăng cường phát huy thế mạnh của hình thức dạy học giáp mặt và lợi thế sẵn có của dịch vụ Google.groups. Giống như chức năng Wiki, Blogs , Google.groups là công cụ nhằm tạo ra một hình thức dạy học mới, tạo điều kiện để người học được hoạt động, chia sẻ, suy nghĩ nhiều hơn. Người học có điều kiện giao lưu, thực hành, rèn luyện kỹ năng, tăng cường hợp tác nhóm, có điều kiện thể hiện mình về khả năng và chính kiến riêng, đặc biệt là khắc phục những e ngại đối với người không thoải mái khi trình bày trực tiếp. Môi trường của Google.groups có thể giúp người dạy điều khiển, giám sát người học được chặt chẽ hơn. Người dạy cũng rất thuận tiện trong việc đánh giá quá trình tiến bộ, sự hứng thú, thái độ và hành vi của người học trong suốt quá trình học tập. 2. NỘI DUNG 2.1. Giới thiệu về Google.groups Google đã cung cấp khá nhiều dịch vụ khác nhau, Google.groups là một dịch vụ chứa toàn bộ kho lưu trữ của các nhóm hoạt động trên Web. Người tạo lập (creater) nhóm  người sử dụng có thể tạo và duy trì nhóm riêng nhằm thảo luận (discuss), chia sẻ (share) tương tự một diễn đàn (forum) về các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, tài chính  ngân hàng hay một 1 ThS, Trường ĐHSP Hà Nội 2 S phường, hội nào đó. Creater hoặc quản lý nhóm mới có quyền chỉnh sửa tất cả các chức năng của trang. Các thành viên (members) được tham gia hoạt động nhóm khi creater mời tham gia qua email (invite members by email) hoặc creater thêm thành viên theo cách trực tiếp (add members directly). Khi thảo luận, các thành viên thuộc nhóm không nhất thiết phải cùng có mặt ở tại một địa điểm mà vẫn có thể trao đổi với các thành viên khác. Các công cụ tìm kiếm trên Internet không thể xâm nhập được vào nội dung của nhóm đã đăng tải lên trang Web riêng nên thông tin được bảo mật hoàn toàn và chỉ mang tính nội bộ trong nhóm. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục, Google.groups có thể sử dụng cho các đối tượng như nhà quản lý, giáo viên chủ nhiệm hay giảng dạy bộ môn, người học như học sinh hay sinh viên. Một thành viên thuộc nhóm chỉ cần gửi một mail duy nhất đến địa chỉ mail chung của nhóm, ngay lập tức tất cả các thành viên thuộc nhóm đều nhận được thông tin với cùng một nội dung. Mỗi thành viên thuộc nhóm đều có thể tự công bố, chia sẻ, phản hồi những nội dung lên trang Web, có thể tự do đặt câu hỏi với các thông tin có được. 2.2. Chức năng của Google.groups Mỗi một sản phẩm, dịch vụ của hãng Google ra đời đều nhằm thực hiện một chức năng nhất định. Google.groups có một số chức năng chính sau:  Là công cụ giúp thay đổi hình thức học tập.  Là công cụ giúp người dạy tạo ra môi trường học tập.  Là công cụ để người dạy điều khiển, giám sát hoạt động học tập của người học; đánh giá quá trình tiến bộ của người học theo quá trình.  Là môi trường để người học được hoạt động (post chủ đề, trả lời, bình luận ), chia sẻ thông tin ; có điều kiện giao lưu (thảo luận nhóm, nhận và góp ý kiến giữa các thành viên), thực hành (tìm kiếm, tổng hợp thông tin liên quan đến nhiệm vụ học tập), rèn luyện các kỹ năng, tăng cường hợp tác nhóm, có điều kiện thể hiện mình về năng lực học tập và chính kiến riêng. 2.3. Tiến trình dạy học hợp tác qua mạng với Google.groups Tiến trình dạy học qua mạng với Google.groups được tiến hành với 4 bước theo sơ đồ sau: Cụ thể:  Bước 1  Tạo nhóm học tập hợp tác trên Web (create my group) Giảng viên (người tạo lập  Creater) tạo nhóm bằng tài khoản gmail hoặc create a group, đặt tên cho nhóm, tạo địa chỉ mail chung cho nhóm và mức độ truy nhập vào nhóm, thông tin mô tả hoạt động của nhóm.  Bước 2  Định hướng và giao nhiệm vụ cho nhóm Bước này được thực hiện ngay buổi đầu tiên lên lớp, bao gồm các nội dung:  Định hướng hình thức học tập cho sinh viên.  Giới thiệu các học liệu, công cụ đánh giá kết quả học tập môn học.  Chia "nhóm lớn"  lớp học tập hợp tác thành các "nhóm nhỏ", phân vai trò cho các thành viên trong "nhóm nhỏ".  Giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho các "nhóm nhỏ" phải thực hiện trong tuần bao gồm "chủ đề chính" của mỗi nhóm và 01 hoặc 02 "chủ đề phụ" sẽ thảo luận chung ở tuần thứ hai. Giới thiệu các nhiệm vụ học tập theo chủ đề cho cả lớp ngay trên Web.  Hướng dẫn cách lập email (với sinh viên chưa từng sử dụng), các kỹ năng hợp tác trong "nhóm nhỏ", kỹ năng sử dụng trang Web chung của lớp (việc công bố, trình bày, chia sẻ nội dung học tập). Hướng dẫn trực tiếp các kỹ năng hợp tác nhóm.  Tạo members hợp tác trong "nhóm lớn".  Bước 3  Dạy học hợp tác qua mạng  Bước này được members thực hiện chủ yếu ngoài giờ lên lớp ngay sau buổi đầu tiên. Members lập email (với người chưa có mail) và gửi cho creater địa chỉ email.  Dựa vào nội dung của bước 2, members thực hiện các nhiệm vụ học tập (việc công bố, trình bày, chia sẻ nội dung học tập) trong tuần.  Creater điều khiển, giám sát quá trình và tiến độ sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập trong tuần, can thiệp kịp thời; điều chỉnh tinh thần, thái độ; phản hồi, nhận xét  đánh giá các Bước 1 - Tạo nhóm học tập hợp tác trên Web Bước 2 - Định hướng và giao nhiệm vụ cho nhóm Bước 3 - Dạy học hợp tác qua mạng Bước 4 - Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập thông tin do members công bố và phản hồi lẫn nhau của members qua trang Web hoặc gửi email.  Bước 4  Kiểm tra  đánh giá kết quả học tập Dựa vào các công cụ đánh giá và nội dung đánh giá (kết quả báo cáo theo tuần, chất lượng nội dung của các báo cáo viên thuộc các "nhóm nhỏ" trên trang Web hoặc trực tiếp trên lớp, kỹ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, kết quả bài thi viết hết môn hoặc bài tập lớn ) cho biết kết quả học tập của các "nhóm nhỏ" chính là của members thuộc nhóm. 2.4. Sự phù hợp của Google.groups với dạy học hợp tác qua mạng  Về hình thức tổ chức dạy học Google.groups chính là "nhóm lớn" hợp tác cùng thực hiện một mục đích, sở thích chung. Dạy học hợp tác qua mạng là hình thức dạy học có thể được tổ chức theo một "nhóm lớn" (hoặc lớp) thực hiện cùng một nhiệm vụ học tập lớn (toàn bộ nội dung một môn học). Các "nhóm nhỏ" trong "nhóm lớn" thực hiện các nhiệm vụ học tập hợp tác theo các chủ đề nhỏ. Các thành viên thuộc "nhóm nhỏ" được giao thực hiện các nhiệm vụ, vai trò khác nhau trong nhóm nhỏ luân phiên thay đổi theo từng tuần. Các nhóm nhỏ lại thực hiện việc học tập hợp tác từ tuần thứ hai.  Về thực hiện nhiệm vụ học tập trong nhóm hợp tác Mỗi thành viên trong "nhóm nhỏ" sau khi tự mình thực hiện việc tìm kiếm, tổng hợp, phân tích theo nhiệm vụ học tập được giao, cần tiến hành thảo luận nhóm. Từng thành viên hoặc báo cáo viên thuộc mỗi nhóm có thể công bố, chia sẻ nội dung học tập lên trang Web. Để thực hiện nhiệm vụ, chỉ việc Click vào Upload some files tại trang chính của groups.  Về nội dung học tập được thảo luận sau mỗi tuần Creater có thể thông báo nội dung sẽ được "nhóm lớn" thảo luận theo lịch cụ thể trên Start a new discussion topic. Việc thảo luận "nhóm lớn" được thực hiện từ tuần thứ hai trở đi.  Về thảo luận nhóm, phản hồi Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, từng thành viên thuộc "nhóm nhỏ" có thể công bố kết quả thu được về nội dung học tập theo từng phiên bản khác nhau trên trang Web, cấp độ hoàn thiện một nội dung được tăng dần sau khi được thảo luận, phản hồi trực tiếp trên trang. Để thực hiện việc thảo luận nhóm, chỉ việc Click vào Disscussions.  Về nội dung học tập chỉ mang ý nghĩa chia sẻ Vốn kiến thức, hiểu biết của một thành viên bất kỳ thuộc "nhóm lớn" về một trong các nội dung môn học có thể được chia sẻ trên Files. Các tập tin chia sẻ sẽ được lưu lại tại đây làm nội dung tham khảo cho members khác.  Về điều khiển, giám sát quá trình học tập của người học Dựa vào số lượng và chất lượng trong từng phiên bản về nội dung học tập được lưu lại trên Upload some files và Disscussions của từng thành viên hoặc báo cáo viên thuộc các "nhóm nhỏ" theo thời gian cho phép người dạy điều khiển, giám sát, khích lệ, điều chỉnh thái độ, tinh thần người học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.  Về kiểm tra  đánh giá kết quả người học theo quá trình Để đánh giá kết quả cần đánh giá kết hợp dựa trên các công cụ đánh giá bao gồm sự tiến bộ của người học theo từng phiên bản, thời điểm báo cáo, kết quả thảo luận trên Disscussions, các kỹ năng hợp tác nhóm theo từng tuần hay mức độ am hiểu nội dung học tập trên Upload some files và Files. 3. KẾT LUẬN Với các tính năng sẵn có của Google.groups, việc hợp tác cùng nhau giữa các thành viên trong nhóm vì một mục đích, sở thích nào đó sẽ cho một kết quả khả quan, hiệu quả. Một lớp học được tổ chức theo hình thức nhóm học tập hợp tác  "nhóm lớn". Người dạy chia nội dung môn học theo các chủ đề nhỏ, các "nhóm nhỏ" trong "nhóm lớn" thực hiện các nhiệm vụ của một chủ đề nhỏ được giao ngoài giờ lên lớp dựa trên nội dung bản thiết kế nhiệm vụ học tập, các kỹ năng hợp tác Hình thức dạy học này đảm bảo người học ở vị trí chủ động, người dạy điều khiển, giám sát việc đánh giá theo quá trình cũng đảm bảo tính sát thực hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Hoàng, Sử dụng phương tiện kỹ thuật công nghệ trong dạy học ở Đại học, Viện nghiên cứu Sư phạm – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009. 2. Nguyễn Ngọc Tuấn, Lê Huy Hoàng, Dạy học hợp tác qua mạng ở Đại học, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Số 26/2013, tr.75  82. 3. Nguyễn Ngọc Tuấn, Lê Huy Hoàng, Dạy học hợp tác qua mạng bằng công cụ Wiki, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Số 27/2013, tr.127  131. 4. http://groups.google.com. GOOGLE.GROUPS A FREE SERVICE IS A WEB APPLICATED FOR THE TEACHING COOPERATION THROUGH NETWORK OF LECTURERS AT THEIR OWN UNIVERSITY Nguyen Ngoc Tuan Abstract The rapid development of information technology helps people get good conditions in the work environment which they did not before. Based on the combination of Pedagogical Fundamentals and the applications of information technology, new learning forms appeared including teaching co-operation through net work. Nowadays, there are many applications and work environments supporting people teach and learn co-operation through net work. Next to the general article about teaching co-operation through net work, this article will introduce the way to use google group in supporting that collaborative teaching and learning. . Google. groups với dạy học hợp tác qua mạng  Về hình thức tổ chức dạy học Google. groups chính là "nhóm lớn" hợp tác cùng thực hiện một mục đích, sở thích chung. Dạy học hợp tác qua. thuật công nghệ trong dạy học ở Đại học, Viện nghiên cứu Sư phạm – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009. 2. Nguyễn Ngọc Tuấn, Lê Huy Hoàng, Dạy học hợp tác qua mạng ở Đại học, Tạp chí Khoa học, . DẠY HỌC HỢP TÁC QUA MẠNG BẰNG CÔNG CỤ GOOGLE. GROUPS Ở ĐẠI HỌC Nguyễn Ngọc Tuấn 1 ự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giúp cho con người có được những công cụ, môi trường

Ngày đăng: 04/09/2015, 19:52

Xem thêm: Dạy học hợp tác qua mạng bằng công cụ google groups ở đại học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN