Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
837,35 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN THỊ BÍCH HỒNG DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁM PHÁ CÓ HƢỚNG DẪN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN THỊ BÍCH HỒNG DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁM PHÁ CÓ HƢỚNG DẪN Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học) Mã số: 60.14.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TRUNG HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Trung - người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn Trường ĐHSP Hà Nội II, Phòng Sau đại học và các thầy cô trong nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của tôi. Cảm ơn BGH Trường Tiểu học Cao Minh B - nơi tôi công tác đã tạo điều kiện để tôi tiến hành thực nghiệm trong quá trình làm luận văn. Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Trần Thị Bích Hồng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Trần Thị Bích Hồng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Viết đầy đủ DH Dạy học DHKP Dạy học khám phá ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh HSTH Học sinh tiểu học PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PPDHKP Phương pháp dạy học khám phá SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm TH Tiểu học TNSP Thực nghiệm sư phạm VD Ví dụ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Đóng góp của luận văn 4 8. Cấu trúc của luận văn 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.1. Đặc điểm của học sinh lớp 5 5 1.1.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5 5 1.1.2. Năng lực học toán của học sinh lớp 5 7 1.2. Phương pháp dạy học tích cực 10 1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 10 1.2.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 14 1.3. Phương pháp dạy học khám phá 16 1.3.1. Một số khái niệm cơ bản 16 1.3.2. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học khám phá 21 1.3.3. Phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn 23 1.4. Tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học . 26 1.4.1. Các hình thức và cấp độ của hoạt động khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học 26 1.4.2. Quy trình tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học 32 1.5. Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học môn Toán ở trường Tiểu học 33 1.5.1. Kết quả điều tra qua phiếu thăm dò: 34 Mức độ sử dụng 34 1.5.2. Kết quả điều tra thông qua dự giờ và phỏng vấn trực tiếp 35 1.6. Kết luận chương 1 38 Chƣơng 2. DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁM PHÁ CÓ HƢỚNG DẪN 39 2.1. Khái quát nội dung, chương trình môn Toán lớp 5 39 2.1.1. Vai trò, vị trí của môn Toán lớp 5 39 2.1.2. Nội dung, chương trình môn Toán lớp 5 40 2.2. Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong một số tình huống dạy học toán lớp 5 46 2.2.1. Tình huống dạy học khái niệm 46 2.2.2. Tình huống dạy học quy tắc, phương pháp 56 2.2.3. Tình huống dạy học giải toán 64 2.3. Một số lưu ý trong tổ chức hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học môn Toán lớp 5 80 2.4. Kết luận chương 2 81 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 82 3. 1 . Mục đích thực nghiệm sư phạm 82 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 82 3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 83 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 89 3.4.1. Kết quả định lượng 89 3.4.2. Đánh giá định tính 91 3.5. Kết luận chương 3 92 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay giáo dục tiểu học được coi là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Luật Giáo dục (năm 2005) có ghi “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói, mỗi tri thức, kĩ năng, năng lực của HS được hình thành, rèn luyện ở cấp Tiểu học sẽ định hình những phẩm chất, nhân cách cho HS, những gì đã được hình thành ở các em thì sau này khó mà thay đổi được. Vì vậy, nhà trường tiểu học có nhiệm vụ rèn luyện, giáo dục HS trở thành những con người phát triển toàn diện. Để làm được điều đó cần coi trọng tất cả các môn học. Mỗi môn học có đặc trưng riêng, môn nào cũng có ý nghĩa, mục đích và yêu cầu riêng nhưng đều hỗ trợ, bổ sung cho nhau giúp con người phát triển toàn diện. Để chiếm lĩnh được đỉnh cao của khoa học cần có nhiều nhân tài có vốn hiểu biết sâu rộng về các môn tự nhiên cũng như xã hội trong đó có môn Toán. Môn Toán cũng giống như những môn học khác ở Tiểu học ở chỗ cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn Toán ở trường Tiểu học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy 2 luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh. Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. Phát huy tính tích cực của HS thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động, như tác giả của cuốn Lí thuyết phương pháp dạy học đã viết: “Nét bản chất nhất của học tập ở người là sự tiếp nhận kinh nghiệm và giá trị xã hội bằng hoạt động cá nhân trong môi trường xã hội và phát triển kinh nghiệm đó ở chính mình để phát triển chính mình trở thành thành viên của xã hội, qua đó góp phần phát triển xã hội” [29, tr.13] Một số phương pháp dạy học hiện nay được coi là phương pháp dạy học tích cực là: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp động não, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp dạy học kiến tạo, phương pháp dạy học khám phá… Có thể nói phương pháp dạy học khám phá là phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động của bản thân HS trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đặc biệt là HS lớp 5 - đối tượng HS có độ tuổi lớn nhất ở cấp Tiểu học, với vốn hiểu biết rộng hơn, khả năng tư duy và năng lực khám phá tốt hơn ở những lớp học dưới nên việc vận dụng PPDHKP trong các môn học, đặc biệt là môn Toán sẽ có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu :“Dạy học Toán cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn”. 3 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá trong việc dạy học toán góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 5 cho học sinh Tiểu học. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học toán cho học sinh lớp 5. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khám phá của học sinh dưới sự hướng dẫn của GV trong quá trình dạy học môn Toán lớp 5. 4. Giả thuyết khoa học Dựa trên nội dung chương trình SGK môn Toán lớp 5, nếu GV vận dụng linh hoạt cách thức tổ chức hoạt động khám phá có hướng dẫn cho HS thì sẽ phát huy hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về DHKP. Phân tích bản chất và hình thức tổ chức PPDHKP. Đặc điểm của tâm lí và năng lực khám phá của HS lớp 5. Nội dung chương trình môn Toán lớp 5. 5.2. Điều tra, khảo sát thực trạng vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học môn Toán hiện nay ở trường tiểu học. 5.3. Tổ chức các hoạt động khám phá với các tình huống dạy học điển hình trong chương trình Toán lớp 5 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường Tiểu học. 5.4. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học và đánh giá tính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng PPDHKP trong dạy học môn Toán lớp 5. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn. [...]... luận về phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học môn Toán ở Tiểu học 7.2 Nghiên cứu thực tiễn dạy học môn Toán lớp 5 hiện nay Thiết kế một số hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học môn Toán lớp 5 dưới sự hướng dẫn của GV 7.3 Kết quả luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Tiểu học trong quá trình dạy học Toán góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học này... mình Như vậy, dạy học khám phá có hướng dẫn thực chất là một cách dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, mà ở đó nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự mình khám phá chiếm lĩnh tri thức mới 26 1.4 Tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học 1.4.1 Các hình thức và cấp độ của hoạt động khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học Tùy theo mức độ, khả... lựa chọn con đường, giải pháp và tự lực nghiên cứu cho đến khi tìm được kết quả Phương pháp khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học có thể phân chia như sau: - Phương pháp nghiên cứu: GV đặt ra tình huống có vấn đề cho HS, HS tự hành động đặt ra chương trình giải quyết, phương pháp khám phá, tự mình giải quyết theo trình tự các vấn đề đó - Phương pháp tìm tòi khám phá từng phần: GV giúp HS... có sự hướng dẫn, định hướng của GV Ở hình thức này, sự thể hiện khám phá của HS không cao, chỉ mang tính định hướng một cách thức khám phá bài toán, chiếm lĩnh tri thức mới theo từng bước nhỏ Khám phá có hướng dẫn có hai mức độ: hướng dẫn toàn phần hay hướng dẫn một 27 phần Sau khi HS đã tham gia nhiều hoạt động khám phá có hướng dẫn, họ có thể đã sẵn sàng cho hoạt động khám phá tự do Trong khám phá. .. này giúp cho người học trả lời các câu hỏi, tìm kiếm các giải pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề, chứng minh một định lý hay một quan điểm.(Focus on Inquiry, Alberta, Canada, 2004) 1.3.1.2 Phương pháp dạy học khám phá Dạy học khám phá là một phương pháp hướng dẫn, định hướng nhưng không phải là phương pháp duy nhất được sử dụng trong dạy học Theo các công trình nghiên cứu về DHKP thì khám phá là... Tiểu học 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2 Dạy học toán cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn Chương 3 Thực nghiệm sư phạm Luận văn có sử dụng 53 tài liệu tham khảo và có 3 phụ lục kèm theo 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Đặc điểm của học sinh lớp 5. .. pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy... trình khám phá của HS mà người ta nói tới cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy học khám phá Có nhiều cách phân chia, nhưng đối với học sinh tiểu học có thể đưa ra các hình thức như sau: - Tự nghiên cứu khám phá bài toán (khám phá tự do): Trong tự nghiên cứu vấn đề làm cho tính độc lập của người học được phát huy cao độ GV chỉ tạo ra tình huống có vấn đề, người học tự... đường dẫn đến tri thức Mục đích của DHKP không chỉ là làm cho HS lĩnh hội được tri thức của môn học, mà còn trang bị cho họ những thủ pháp suy nghĩ; những cách thức phát hiện và giải quyết vấn đề mang tính độc lập, sáng tạo Ngoài ra, các nhà giáo dục cho rằng, DHKP có hướng dẫn còn thể hiện điểm mạnh sau: - Là phương pháp dạy học hướng vào hoạt động của người học, học sinh được khuyến khích coi việc học. .. của người học nhờ đó cũng được tăng lên - Là phương pháp dạy học hỗ trợ việc phát triển năng lực nhận thức riêng cũng như tài năng của người học - Là phương pháp cho phép người học có thời gian tiếp thu, cập nhật thông tin và đánh giá được năng lực thực sự của bản thân trong quá trình học tập và nghiên cứu Việc áp dụng PPDH khám phá có hướng dẫn đòi hỏi những điều kiện sau: - Đa số HS phải có kiến thức, . phương pháp dạy học tích cực là: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp động não, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp dạy học kiến tạo, phương pháp dạy học khám phá . đủ DH Dạy học DHKP Dạy học khám phá ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh HSTH Học sinh tiểu học PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PPDHKP Phương pháp dạy học khám phá SGK. 14 1.3. Phương pháp dạy học khám phá 16 1.3.1. Một số khái niệm cơ bản 16 1.3.2. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học khám phá 21 1.3.3. Phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn 23 1.4.