8. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Quy trình tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học toán cho học sinh
sinh tiểu học
Dựa trên một số đặc điểm nội dung chương trình môn học cũng như khả năng khám phá của HS lớp 5, có thể chỉ ra một số thể hiện của của hoạt động khám phá trong DH Toán ở tiểu học nói chung và của lớp 5 nói riêng như sau:
- Phát hiện những thuộc tính đặc trưng của khái niệm từ đó đề xuất và định nghĩa khái niệm trên cơ sở những hình ảnh trực quan, hình biểu diễn, những biểu tượng hoặc ngôn ngữ thể hiện, …
- Phát hiện, tìm kiếm, đề xuất được những định nghĩa khác tương đương với định nghĩa đã có về một khái niệm và có khả năng lựa chọn dạng định nghĩa thích hợp nhất với mục đích giải của bài toán liên quan đến một khái niệm.
- Phát hiện, đề xuất những giả thuyết, dự đoán các tính chất, đặc điểm của các sự kiện và mối quan hệ giữa các yếu tố đó cho với yếu tố cần tìm.
- Làm bộc lộ hoặc nảy sinh các mối liên hệ lôgic bên trong giữa các đối tượng của bài toán bằng cách đa dạng hoá các phương thức diễn đạt bài toán và lựa chọn phương thức hợp lí.
33
- Biến đổi bài toán đã cho theo hướng làm cho các yếu tố đó cho và yếu tố cần tìm trở nên gần gũi hơn trong quá trình giải toán bằng cách phân tích có định hướng thông qua tổng hợp.
- Giải quyết nhiệm vụ đặt ra của bài toán bằng cách huy động và biết lựa chọn được những kiến thức liên quan.
- Phát hiện những tri thức toán học ẩn giấu trong các tình huống, các sự kiện, các bài toán mang tính thực tiễn và vận dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
Để hoạt động khám phá diễn ra có hiệu quả, GV có thể áp dụng theo quy trình sau:
Bước 1: Gợi động cơ, tạo hứng thú và hướng đích cho học sinh
Thực hiện được bước này, GV sẽ kích thích trí tò mò, khơi dậy hứng thú học tập ở HS về chủ đề khám phá, HS cảm thấy chủ đề gần gũi với mình.
Bước 2: Tổ chức cho HS trải nghiệm
Mục đích của hoạt động này là nhằm huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có của học sinh để chuẩn bị cho chủ đề cần khám phá.
Bước 3: Phân tích, khám phá
Ở bước này, cho HS dự đoán kết quả. GV dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thực hiện tiến trình khám phá.
Bước 4: Rút ra kiến thức mới
Trên đây là các bước cơ bản của quá trình khám phá. Tuy nhiên, hoạt động khám phá thực sự có ý nghĩa thì bước thực hành rất quan trọng. Thực hành giúp HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc, làm được các bài tập áp dụng cơ bản theo đúng quy trình.
1.5. Thực trạng vận dụng phƣơng pháp dạy học khám phá có hƣớng dẫn trong dạy học môn Toán ở trƣờng Tiểu học
Để đánh giá thực trạng vận dụng PPDHKP có hướng dẫn trong dạy học môn Toán ở trường tiểu học, chúng tôi tiến hành dự giờ 20 tiết Toán ở các
34
khối 2, 3, 4, 5; kết hợp điều tra thông qua phiếu thăm dò ý kiến GV dạy văn hoá, thông qua phỏng vấn trực tiếp GV của trường Tiểu học Cao Minh B, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.