Kết quả điều tra thông qua dự giờ và phỏng vấn trực tiếp

Một phần của tài liệu Dạy học toán cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn (LV01261) (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2.Kết quả điều tra thông qua dự giờ và phỏng vấn trực tiếp

Vấn đề cải tiến PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS đã được đặt ra đối với GV giảng dạy nhưng kết quả chưa được như mong muốn. GV đã có ý thức lựa chọn PPDH chủ đạo trong mỗi tình huống điển hình ở môn Toán nhưng nhìn chung còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Phương pháp thuyết trình còn khá phổ biến.

Thực tế hoạt động dạy học Toán hiện nay ở trường TH có thể mô tả như sau:

36

- Dạy học phần hình thành kiến thức mới: GV dạy từng chủ đề theo các

bước, đặt vấn đề, giảng giải để dẫn HS tới kiến thức, kết hợp với đàm thoại nhằm uốn nắn những lệch lạc nếu có, củng cố kiến thức bằng ví dụ, hướng dẫn công việc học tập ở nhà.

- Dạy học những bài luyện tập: HS chuẩn bị ở nhà hoặc ít phút ở lớp,

GV gọi một vài HS lên bảng trình bày lời giải, những HS khác nhận xét lời giải, GV sửa và đưa ra lời giải mẫu và qua đó củng cố kiến thức cho HS. Một số bài toán sẽ được phát triển theo hướng khái quát hóa, tương tự hóa cho đối tượng HS khá giỏi.

- Dạy phần ôn tập: Ôn lý thuyết: GV đặt câu hỏi cụ thể vấn đề nào đó

nằm trong nội dung cần ôn tập, cho HS trả lời và GV trình bày lên bảng theo tuần tự theo các câu hỏi mình đặt ra và theo thứ tự được sắp xếp trong SGK. Củng cố kiến thức thông qua bài tập: sau khi hỏi kiểm tra trí nhớ về lý thuyết tiếp tục ra bài tập cho HS chuẩn bị ít phút, gọi lên bảng trình bày hoặc đứng tại chỗ trả lời.

Từ thực tế của việc dạy học và cách dạy học trên đã cho thấy những tồn tại như sau:

- Việc rèn luyện tư duy logic cho HS không đầy đủ, thường chú ý đến việc rèn luyện khả năng suy diễn, coi nhẹ khả năng quy nạp. GV ít chú ý đến việc giải Toán bằng cách tổ chức các tình huống có vấn đề, đòi hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận những ý kiến trái ngược hay các tình huống chứa các điều kiện xuất phát rồi yêu cầu học sinh đề xuất các giải pháp.

- Hầu hết các GV còn sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình và đàm thoại chứ chưa chú ý đến nhu cầu, húng thú của học sinh trong quá trình học. - Hình thức dạy học chưa đa dạng, chưa phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa tạo ra được sự hứng thú cho HS. HS tiếp nhận kiến thức chủ yếu còn bị động. Những kỹ năng cần thiết của việc tự học chưa được

37

chú ý đúng mức. Do vậy việc dạy học toán ở trường tiểu học hiện nay còn bộc lộ nhiều điều hạn chế mà cần đổi mới. Đó là học trò chưa thật sự hoạt động một cách tích cực, chưa chủ động và sáng tạo, chưa được thảo luận để đưa ra khám phá của mình, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn yếu. Vai trò của thầy vẫn chủ yếu là người thông báo sự kiện, cùng lắm nữa thì là người dạy cách chứng minh, cách phán đoán và một thói quen làm việc nhất định chứ chưa phải là người "khơi nguồn sáng tạo", “kích thích học sinh tìm đoán". Thực tế đó nói lên rằng còn có nhiều vấn đề về mặt phương pháp dạy học cần được quan tâm nghiên cứu về cả lí luận và triển khai ứng dụng trong thực tiễn. Việc nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở phân tích về lí luận và thực tiễn dạy học môn Toán hiện nay ở trường tiểu học.

Chất lượng DH Toán ở trường tiểu học nói chung và ở khối lớp 5 nói riêng chưa mang lại hiệu quả tối ưu. Biểu hiện cụ thể là: HS nắm kiến thức và vận dụng kiến thức một cách máy móc, hình thức. Việc HS còn nhầm lẫn và mơ hồ giữa các dạng toán, các công thức, các khái niệm toán học dẫn đến làm toán sai.

Bên cạnh đó PPDH mà GV vận dụng chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức của HS, không kích thích khả năng tự học, khả năng sáng tạo vốn có của các em. Vì thế nên HS thụ động tiếp thu kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức vào các bài toán thực tế còn hạn chế. Nguyên nhân là GV chưa tích cực, chưa linh hoạt trong khi sử dụng các PPDH tích cực mà chủ yếu nặng về thuyết trình, thiếu liên hệ thực tế, GV ít vận dụng các phương tiện dạy học để minh họa.

Đó là một số nguyên nhân trở ngại mà chúng ta có thể khắc phục được, trước hết là mạnh dạn vận dụng phương pháp dạy học tích cực như: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học khám phá,.. nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Tích cực hóa các hoạt động của HS thông qua

38

việc tạo ra nhiều tình huống có vấn đề. Các kiểu tình huống như thế sẽ kích thích tư duy của HS; sự tò mò và tính ham hiểu biết, muốn khám phá cái mới của HS.

1.6. Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã trình bày những vấn đề xoay quanh đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng. Từ đó làm nền tảng để GV vận dụng PPDH khám phá vào trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 5 cho phù hợp. Phân tích tính chất, đặc điểm, vai trò của dạy học khám phá, các cấp độ khám phá có hướng dẫn. Đánh giá thực trạng sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học Toán ở trường tiểu học hiện nay.

39

Chƣơng 2

DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5

THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁM PHÁ CÓ HƢỚNG DẪN

2.1. Khái quát nội dung, chƣơng trình môn Toán lớp 5 2.1.1. Vai trò, vị trí của môn Toán lớp 5

Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí, vai trò hết sức quan trọng bởi vì :

- Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và nó là nền tảng, là cơ sở vững chắc cho việc học tốt môn Toán ở cấp trung học cơ sở.

- Môn toán giúp HS nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Đối tượng nghiên cứu của toán học với quan hệ về số lượng và hình dạng là thế giới của hiện thực. Vì thế ở tiểu học cho dù là những kiến thức đơn giản nhất cũng là những thể hiện của các mối quan hệ về số lượng và hình dáng không gian. Chẳng hạn, các mối quan hệ về số lượng bao gồm các quan hệ cộng, trừ, nhân, chia, lớn hơn, nhỏ hơn, bằng hoặc những quan hệ giữa những đại lượng (VD : quãng đường, thời gian, vận tốc trong chuyển động đều; diện tích với chiều dài, chiều rộng hoặc với cạnh đáy, chiều cao…). Các hình dáng không gian bao gồm: các biểu tượng hình học: hình tròn, hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật,…

- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho HS qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tương tự hóa, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá, đặc biệt

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho HS bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo, …

2.1.2. Nội dung, chƣơng trình môn Toán lớp 5

Đặc điểm về chương trình môn Toán lớp 5 gồm:

- Tinh giản các nội dung dạy học lí thuyết, chỉ lựa chọn các nội dung cơ

bản và thiết thực nhất. Khi dạy các nội dung này yêu cầu HS phải huy động các kiến thức và kĩ năng cơ bản đã học, đặc biệt là các kiến thức có nội dung thực tế gần gũi với học sinh. Dành 58,9% tổng thời lượng dạy học Toán 5 để luyện tập, ôn tập,… Tổ chức các hoạt động thực hành, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản ngay trong tiết dạy học bài mới; mỗi tiết thường có 3 bài tập thực hành, vận dụng các kiến thức mới đã học. Nếu tính cả thời lượng thực hành, vận dụng trong các tiết dạy học bài mới thì thời lượng luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, kiểm tra các kiến thức và kĩ năng cơ bản chiếm khoảng 74% tổng thời lượng dạy học Toán lớp 5. Có thể khẳng định rằng, quan điểm dạy học tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức và kĩ năng cơ bản đã được quán triệt trong suốt quá trình dạy học môn Toán từ lớp 1 đến lớp 5.

- Môn Toán ở TH lấy mạch số học làm “hạt nhân” của toàn bộ chương trình môn học, các mạch nội dung khác (đo lường, yếu tố hình học, giải toán có lời văn) được sắp xếp xen kẽ với “hạt nhân” số học để vừa dựa vào số học vừa hỗ trợ, củng cố cho học sinh trong quá trình dạy học toán ở TH theo các quan điểm khoa học và sư phạm thống nhất. Đó là đặc điểm chung về tính thống nhất của môn Toán ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5. Trong Toán lớp 5, mạch số học vẫn là trọng tâm, là “hạt nhân” vì chiếm tới 51,42% tổng thời lượng dạy học Toán 5; các mạch nội dung khác tuy sắp xếp tập trung thành một chương, nhưng đó không phải là những phân môn, vì nhìn chung trong cả 5 chương trình của Toán 5, các mạch nội dung đều được sắp xếp xen kẽ nhau, quanh

41

“hạt nhân” số học. Ngay ở trong chương 3, tuy chuyên về nội dung hình học nhưng cũng có nội dung đo lường sắp xếp xen kẽ trong đó (chẳng hạn: Thể tích; các đơn vị đo thể tích là: m3

; dm3, cm3). Ngoài ra, trong quá trình dạy học, GV vẫn dạy xen kẽ giải bài toán có lời văn (bài toán có nội dung hình học) với nhiều cơ hội sử dụng, củng cố các kiến thức số học (đặc biệt là số thập phân và các phép tính với số thập phân),… Các nội dung giáo dục khác (như những vấn đề đang được quan tâm về tự nhiên, xã hội gần gũi với cuộc sống của HSTH) được tích hợp với các nội dung toán học, tạo điều kiện cho HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng của Toán 5 để thực hành phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống hằng ngày, góp phần thực hiện học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn.

- Quán triệt quan điểm phổ cập giáo dục có chất lượng ở Tiểu học. Nội dung và PPDH Toán 5, đặc biệt là mức độ cần đạt của từng nội dung, đã được lựa chọn, thử nghiệm, rà soát, kiểm tra, điều chỉnh liên tục nhiều vòng sao cho: Toán 5 chỉ bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất, thiết thực nhất, phù hợp với chương trình môn Toán ở lớp 5, phù hợp với trình độ nhận thức và điều kiện học tập của các đối tượng HS lớp 5. Mọi HS phát triển bình thường (kể cả những HS có hoàn cảnh khó khăn), nếu học tập chuyên cần, có sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ hợp lí, đúng mức của nhà trường, gia đình, cộng đồng đều có thành công trong học tập toán lớp 5. Toán lớp 5 đem lại mức chất lượng giáo dục cơ bản của môn Toán ở tầm cao hơn trước cho mọi đối tượng HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện sự bình đẳng trong giáo dục tiểu học.

Nội dung môn Toán lớp 5 được phân chia thành 5 mạch kiến thức: Số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, giải toán có lời văn.

42

(1). Số học:

1.1. Ôn tập về phân số: bổ sung về phân số thập phân, hỗn số; các bài toán về tỉ lệ.

1.2. Số thập phân. Các phép tính về số thập phân. - Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân. - Đọc, viết, so sánh các số thập phân.

- Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân:

+ Phép cộng, phép trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân. Cộng, trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần.

+ Phép nhân các số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phân của tích có không có 3 chữ số.

+ Phép chia các số thập phân với số chia có không quá 3 chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân) và thương có không quá 4 chữ số, với phần thập phân có không quá 3 chữ số.

- Tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng các số thập phân.

- Thực hành tính nhẩm: Cộng, trừ không nhớ hai số thập phân có không quá 2 chữ số. Nhân không nhớ một số thập phân có không quá 2 chữ số với một số tự nhiên có 1 chữ số. Chia không có dư một số thập phân có không quá 2 chữ số cho một số tự nhiên có 1 chữ số.

- Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi. 1.3. Tỉ số phần trăm

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm. - Đọc, viết tỉ số phần trăm.

43

- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.

(2). Đại lượng và đo đại lượng:

2.1. Đo thời gian. Vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được.

- Các phép tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến tên hai đơn vị đo. - Các phép tính nhân, chia số đo thời gian với 1 số.

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về: vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được và mối quan hệ giữa chúng.

2.2. Đo diện tích, đo thể tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đề - ca - mét vuông, héc - tô - mét vuông, mi - li - mét vuông; bảng đơn vị đo diện tích. Giới thiệu các đơn vị đo diện tích ruộng đất: ha. Mối quan hệ giữa m2

, dam2; ha.

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về thể tích và một số đơn vị đo thể tích: xăng - ti - mét khối (cm3), đề - xi - mét khối (dm3), mét khối (m3

).

(3). Yếu tố hình học:

- Tính diện tích hình tam giác, hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn.

- Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu. - Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

(4). Yếu tố thống kê

- Nêu nhận xét một số đặc điểm đơn giản của một bảng số liệu hoặc một biểu đồ thống kê.

- Thực hành lập bảng số liệu và vẽ biểu đồ dạng đơn giản.

(5). Giải bài toán có lời văn

44

5.1. Các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Tìm một số, biết tỉ số phần trăm của số đó so với số đã biết.

- Tìm một số biết một số khác và tỉ số phần trăm của số đã biết so với số đó.

5.2. Các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động ngược chiều và cùng chiều

- Tìm vận tốc biết thời gian chuyển động và độ dài quãng đường.

- Tìm thời gian chuyển động biết độ dài quãng đường và vận tốc chuyển động.

- Tìm độ dài quãng đường biết vận tốc và thời gian chuyển động.

5.3. Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số

Một phần của tài liệu Dạy học toán cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn (LV01261) (Trang 42)