Tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Dạy học toán cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn (LV01261) (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.Tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học

học

1.4.1. Các hình thức và cấp độ của hoạt động khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học

Tùy theo mức độ, khả năng của HS trong quá trình giải quyết vấn đề cũng như sự can thiệp của GV vào quá trình khám phá của HS mà người ta nói tới cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy học khám phá. Có nhiều cách phân chia, nhưng đối với học sinh tiểu học có thể đưa ra các hình thức như sau:

- Tự nghiên cứu khám phá bài toán (khám phá tự do): Trong tự nghiên

cứu vấn đề làm cho tính độc lập của người học được phát huy cao độ. GV chỉ tạo ra tình huống có vấn đề, người học tự nghiên cứu, tự khám phá và giải quyết vấn đề đó. Trong hình thức này, người học độc lập nghiên cứu và thực hiện tất cả các khâu cơ bản của quá trình nghiên cứu này để đưa ra kết quả đồng thời có thể phát triển và ứng dụng được kết quả thu được.

- Phân chia các phần để HS tự khám phá (khám phá có hướng dẫn):

Trong quá trình giải bài toán mà GV đặt ra, người học không hoàn toàn tự giải mà có sự gợi ý thông qua các tình huống thành phần có liên hệ chặt chẽ với tình huống đã đặt ra, HS tự nghiên cứu các tình huống mới nảy sinh. Như vậy, trong hình thức này, HS cần có sự gợi ý của GV để HS khám phá các bài toán nhỏ, đi đến hoàn thành bài tập lớn mang lại kết quả theo yêu cầu.

- GV hướng dẫn từng bước để HS khám phá: Trong hình thức này có

mức độ thấp hơn các hình thức trên, ở đây HS không hoàn toàn tự giải quyết được vấn đề mà cần có sự hướng dẫn, định hướng của GV. Ở hình thức này, sự thể hiện khám phá của HS không cao, chỉ mang tính định hướng một cách thức khám phá bài toán, chiếm lĩnh tri thức mới theo từng bước nhỏ. Khám phá có hướng dẫn có hai mức độ: hướng dẫn toàn phần hay hướng dẫn một

27

phần. Sau khi HS đã tham gia nhiều hoạt động khám phá có hướng dẫn, họ có thể đã sẵn sàng cho hoạt động khám phá tự do. Trong khám phá tự do, HS phải tự xác định điều họ muốn nghiên cứu, lựa chọn con đường, giải pháp và tự lực nghiên cứu cho đến khi tìm được kết quả.

Phương pháp khám phá trong dạy học toán cho học sinh tiểu học có thể phân chia như sau:

- Phương pháp nghiên cứu: GV đặt ra tình huống có vấn đề cho HS,

HS tự hành động đặt ra chương trình giải quyết, phương pháp khám phá, tự mình giải quyết theo trình tự các vấn đề đó.

- Phương pháp tìm tòi khám phá từng phần: GV giúp HS giải quyết

từng giai đoạn trong phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp trình bày nêu vấn đề: GV giới thiệu cho HS cách giải

quyết đã có, giới thiệu các phương thức vận dụng vấn đề đó, giúp HS hiểu được logic và mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề này.

Những cách phân loại trên tuy khác nhau về cách đặt tên nhưng về bản chất đều thể hiện mức độ tính tích cực khác nhau và do đó đòi hỏi mức độ độc lập của HS cũng khác nhau trong quá trình học tập, điều đó thể hiện tính phổ dụng, tính xã hội của PPDH này. Hình thức thứ hai và thứ ba có sự tác động của hoạt động dạy của GV, hình thức thứ nhất lại chú ý tới hoạt động của HS. Dựa vào các hình thức và các nguyên tắc để xây dựng phương pháp dạy học khám phá ở các cấp độ khác nhau, có thể xác định ba cấp độ của dạy học khám phá trong dạy học toán ở tiểu học như sau:

- Cấp độ 1: Thuyết trình trong hoạt động khám phá:

Đây là cấp độ không được quan tâm để ý khi nghiên cứu về PPDHKP. Tuy nhiên, đối với HS trung bình yếu có hiệu quả cao, nó giúp cho HS phương pháp KP, định hướng con đường khám phá hướng đích.

28

Ở cấp độ này, GV đặt ra tình huống gợi vấn đề, sau đó chính bản thân GV đặt ra vấn đề và trình bày quá trình suy nghĩ giải quyết (chứ không phải đơn thuần nêu lời giải). GV hướng dẫn cả quá trình tìm kiếm, dự đoán có lúc thành công, có lúc thất bại, phải điều chỉnh phương hướng một hoặc nhiều lần mới đi đến kết quả; trong cả quá trình GV phải phân chia thành nhiều đoạn nhỏ để từ đó gợi cho HS tìm kiến thức có sẵn để khám phá kiến thức tiếp theo. Nói một cách khác, kiến thức được trình bày không phải dưới dạng có sẵn mà là quá trình khám phá ra chúng. Đương nhiên quá trình này chỉ là sự mô phỏng khám phá thực. Ở đây sự khám phá ra kiến thức của HS đôi khi nó không còn mang tính chủ động của HS mà cần có sự hướng dẫn của GV.

Ví dụ 1.2: Để hình thành cho HS cách cộng hai số thập phân GV có thể

nêu tình huống: Một sợi dây được cắt thành hai đoạn dài 1,45m và 3,43m.

Hỏi sợi dây ban đầu dài bao nhiêu mét?

Với đối tượng HS yếu hoặc trung bình việc giải quyết vấn đề nêu trên sẽ gặp khó khăn. Khi đó, GV bắt buộc phải gợi mở hướng khám phá thông qua các câu hỏi cụ thể.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Muốn biết sợi dây ban đầu dài bao nhiêu mét ta làm thế nào?

Tính tổng độ dài của hai đoạn dây. Để thực hiện tính tổng độ dài hai

đoạn dây trên thì ta phải làm thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đổi 1,45m và 3,43m ra đơn vị cm rồi thực hiện cộng hai số tự nhiên. Sau đó, đổi lại đơn vị đo là mét theo yêu cầu đề bài. Sau khi đã giải quyết được vấn đề nêu trên, GV cho HS nhận xét về cách đặt tính rồi tính của hai phép tính cộng (chú ý vị trí dấu phẩy của các số hạng và tổng):

29

Từ đó, hình thành quy tắc cộng hai số thập phân

- Cấp độ 2: Đàm thoại trong hoạt động khám phá:

Cấp độ này, HS không hoàn toàn làm việc độc lập mà có sự gợi ý, định hướng của GV. GV định hướng phân chia vấn đề (bài toán) thành hai hoặc nhiều vấn đề thành phần đủ để HS vận dụng kiến thức sẵn có suy nghĩ, khám phá kiến thức mới (vấn đề mới phân chia). Ở đây, GV không phải phân chia mà bằng gợi ý, phán đoán, đưa ra các khả năng có thể có từ đó HS lựa chọn cho mình cách giải quyết. Trong hình thức này, GV không hướng dẫn quá kĩ, phân chia quá nhỏ nó trở thành cấp độ 1.

Hình thức này, điều quan trọng không phải là những câu hỏi mà là tình huống có vấn đề. Trong giờ học nào đó, thầy giáo có thể đặt nhiều câu hỏi, nhưng nếu câu hỏi này chỉ đòi hỏi tái hiện tri thức đã học thì không phải là dạy học khám phá mà đòi hỏi tạo thành tình huống có vấn đề đó chính là đặc thù của dạy học khám phá. Ngược lại, trong một số trường hợp việc khám phá của HS diễn ra chủ yếu là nhờ tình huống gợi vấn đề, chứ không phải là nhờ những câu hỏi mà GV đặt ra.

Ví dụ 1.3 (Bài 3, SGK Toán 5, trang 172): Hai ô tô xuất phát cùng một lúc và đi ngược chiều nhau, sau 2 giờ chúng gặp nhau. Quãng đường AB dài

180km. Tìm vận tốc của mỗi ô tô biết vận tốc của ô tô đi từ A bằng 2

3vận tốc

ô tô đi từ B.

Đối với bài toán trên, thực tế nhiều HS chưa thể định hướng cách làm vì nó không phải là dạng toán cơ bản. Đó là bài toán hợp của 2 dạng bài toán là: Bài toán ngược của bài toán chuyển động ngược chiều và bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

30

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Từ yêu cầu tìm 2 vận tốc của hai xe, và từ yếu tố về tỉ số vận tốc của 2 xe, các em liên tưởng đến dạng toán nào?

- Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

- Với giả thiết: 2 xe đi ngược chiều, sau 2 giờ gặp nhau và quãng đường AB dài 180km, các em có thể tìm được yếu tố gì?

- Tìm tổng vận tốc của hai xe.

Mỗi giờ cả hai xe đi được số km là: 180 : 2 = 90 (km)

Hay tổng vận tốc của hai xe là 90km/giờ

- Vậy bài toán này đưa về dạng cơ bản nào?

- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

Khi đã đưa bài toán về dạng cơ bản, HS dễ dàng tìm được lời giải và đáp số của bài toán trên.

- Cấp độ 3: Tự nghiên cứu khám phá:

Khi nói tới dạy học khám phá thì ta nghĩ tới phương pháp HS tự nghiên cứu, GV chỉ đóng vai trò đưa ra tình huống có vấn đề (tương tự như GV đưa ra bài toán và HS tự giải được bài toán đó). Như thế đã đi xa bản chất của dạy học khám phá. Vai trò của GV có thể định hướng cho học sinh tiếp tục khám phá vấn đề bằng con đường khác, tiếp tục khám phá mở rộng tình huống có vấn đề đã nêu.

Ví dụ 1.4 (Bài 2, SGK Toán 5, trang 171): Mẹ mua gà và cá hết 88 000 đồng. Số tiền mua cá bằng 20% số tiền mua gà. Hỏi mẹ mua cá hết bao nhiêu tiền?

Đối với HS khá, giỏi có thể tự nghiên cứu đề bài, vận dụng kiến thức đã có để đưa ra lời giải không mấy khó khăn. (HS chuyển 20% về dạng tỉ số là 1

5, rồi đưa bài toán về dạng Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó,

31

Tuy nhiên, nếu GV dừng bài toán tại đây và ra bài toán khác để HS làm tiếp thì chưa hoàn thiện cấp độ này trong DHKP. Trong trường hợp này, GV tiếp tục định hướng sự khám phá cho HS qua các hoạt động như:

Hoạt động 1: Khám phá tìm lời giải mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Coi số tiền mua gà là 100% thì số tiền mua cá là 120% Số tiền mua gà và cá là: 100% + 120% = 220%

Khi đó số tiền mua gà là: 88 000 : 220 x 100 = 40 000(đồng) Số tiền mua cá là: 88 000 - 40 000 = 48 000 (đồng)

Hoạt động 2: HS khám phá phát triển bài toán theo các hướng hình

thành bài toán khác tương tự với bài toán trên. Chẳng hạn:

Bài 1: Một cửa hàng bán hoa quả thu được 1 800 000 đồng. Tính ra số tiền lãi bằng 20% số tiền mua. Tính số tiền vốn để mua số hoa quả đó.

Bài 2: Một lớp học có 48 học sinh. Trong đó số học sinh nam bằng 60% số học sinh nữ. Hỏi số nữ hơn số nam là bao nhiêu em?

Trong quá trình soạn giáo án, GV chuẩn bị kĩ càng hơn các bài toán, các cách cung cấp kiến thức mới theo hướng phát huy tính tích cực của HS, để học sinh tự khám phá các tình huống nêu lên. Như thế sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập của HS.

Bảng 1.1: Các mức độ của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và dạy học khám phá Mức độ Hoạt động của GV Hoạt động của HS DH phát hiện và giải quyết vấn đề DH khám phá 1 Nêu các hoạt động để HS thực hiện Hoạt động theo hướng dẫn của GV để đạt mục đích Thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề

Khám phá có hướng dẫn toàn phần

32 2 Đặt vấn đề, để ngỏ phương pháp giải Tự tìm lấy con đường để giải Vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề Khám phá có hướng dẫn một phần 3 Chọn tình huống xuất phát hay chấp nhận sự lựa chọn của HS Xác định vấn đề trong tình huống, tìm lời giải theo con đường của mình

Tự nghiên cứu vấn đề

Khám phá tự do

Một phần của tài liệu Dạy học toán cho học sinh lớp 5 theo phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn (LV01261) (Trang 33)