1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp đan mạch

99 517 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 9,13 MB

Nội dung

Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học theo hướng đổi mới của Đan Mạch SAEPS.... Một số năng lực cá nhân của HS trong quá trình học tập môn Mĩ thuật dạy theo phương phá

Trang 1

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 3

Để hoàn thành tốt được khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô.

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đàm VănThọ, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phươngpháp để em hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa GD Tiểuhọc trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng đã hướng dẫn, giảng giải, cungcấp kiến thức, quan trọng, động viên nhiệt tình giúp đỡ em trong suốtquá trình học tập cũng như thời gian em thực hiện đề tài

Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô trường Tiểu họcNguyễn Văn Trỗi – Thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ emtrong quá trình tiến hành thực nghiệm của đề tài

Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè đãquan tâm động viên em trong suốt quãng đường học tập vừa qua

Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn nên bài khóa luận nàykhông khỏi những thiếu sót, vì vậy em mong được sự góp ý và chidẫn của quý thầy cô

Em xin chân trọng cảm ơn!

Đà Năng, tháng 4 năm 2018Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Thúy Phương

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiêm cứu 3

3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiêm cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Phương pháp đọc tài liệu và xử lí tài liệu 4

5.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn 4

5.3 Phương pháp quan sát sư phạm 4

5.4 Phương pháp thống kê tính toán 4

5.5 Phương pháp thực nghiệm 5

5.6 Phương pháp phân tích, tổng hợp 5

5.7 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5

6 Giả thuyết khoa học 5

7 Cấu trúc khóa luận 5

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Lịch sử nghiên cứu 7

1.2 Cơ sở lý thuyết giáo dục học 7

1.2.1 Khái niệm về Mĩ thuật 7

1.2.2 Vị trí môn Mĩ thuật ở tiểu học 8

1.2.3 Mục đích môn Mĩ thuật ở tiểu học 8

1.2.4 Nhiệm vụ môn Mĩ thuật ở tiểu học 9

1.2.5 Nội dung chương trình Mĩ thuật ở tiểu học 9

1.2.5.1 Kế hoạch dạy học 9

1.2.5.2 Nội dung dạy học ở lớp 5 9

1.2.6 Các phương pháp dạy học cụ thể môn Mĩ thuật 10

Trang 5

1.2.6.1 Phương pháp trực quan 10

1.2.6.2 Phương pháp quan sát 11

1.2.6.3 Phương pháp vấn đáp 11

1.2.6.4 Phương pháp giải thích, minh họa 13

1.2.6.5 Phương pháp thực hành luyện tập 14

1.2.6.6 Phương pháp trò chơi 14

1.2.6.7 Phương pháp hợp tác nhóm 15

1.3 Một số vấn đề chung về định hướng đổi mới dạy – học Mĩ thuật ở tiểu học theo phương pháp Đan Mạch 15

1.3.1 Những định hướng và mục tiêu giáo dục Mĩ thuật ở bậc tiểu học 15

1.3.2 Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học theo hướng đổi mới của Đan Mạch (SAEPS) 16

1.4 Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học 18

1.4.1 Đặc điểm nhận thức 18

1.4.1.1 Tri giác 18

1.4.1.2 Chú ý 19

1.4.1.3 Trí nhớ 19

1.4.1.4 Tưởng tượng 20

1.4.1.5 Tư duy 20

1.4.2 Nhân cách học sinh tiểu học 20

1.4.2.1 Tính cách 20

1.4.2.2 Nhu cầu nhân cách 21

1.4.2.3 Tình cảm 21

1.4.2.4 Sự phát triển của năng khiếu 21

1.5 Một số năng lực cá nhân của HS trong quá trình học tập môn Mĩ thuật dạy theo phương pháp Đan Mạch 22

1.5.1 Năng lực trải nghiệm 22

1.5.2 Năng lực kĩ năng và kĩ thuật (đặc thù môn học) 22

1.5.3 Năng lực biểu đạt 23

1.5.4 Năng lực phân tích và diễn giải Phân tích 24

1.5.5 Năng lực giao tiếp và đánh giá 24

Trang 6

1.6 Một số vấn đề về dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp Đan

Mạch 25

1.6.1 Về mục tiêu 26

1.6.2 Nội dung chương trình 26

1.6.3 Các quy trình Mỹ thuật 27

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 29

2.1 Khảo sát thực trạng việc dạy và học bộ môn Mĩ thuật lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Đà Nẵng 29

2.1.1 Mục đích khảo sát 29

2.1.2 Đối tượng điều tra 29

2.1.3 Phương pháp điều tra 29

2.1.4 Nội dung điều tra 29

2.1.4.1 Đối với giáo viên 29

2.1.4.2 Đối với học sinh 30

2.1.5 Kết quả điều tra 30

2.1.5.1 Kết quả khảo sát giáo viên 30

2.1.5.2 Kết quả khảo sát học sinh 36

Tiểu kết chương 2 44

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN MĨ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH 46

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 46

3.2.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch dạy học chi tiết, khoa học và đảm bảo đúng tinh thần đổi mới theo phương pháp của SAEPS 46

3.2.1.1 Mục đích 46

3.2.1.2 Cách thức thực hiện 46

3.2.1.3 Dự kiến các hoạt động dạy - học diễn ra theo trình tự hợp lý và nối tiếp nhau 50 3.2.1.4 Dự kiến cách giới thiệu bài phong phú, đa dạng để lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào tiết học 51

3.2.1.5 Xây dựng các nội dung giúp học sinh trải nghiệm 52

Trang 7

3.2.1.6 Tổ chức hình thức học tập theo quy trình hiệu quả nhất 54

3.2.1.7 Kế hoạch giảng dạy một chủ đề (giáo án) 55

3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng các chủ đề học tập có nội dung gần gũi, quen thuộc và phù hợp với khả năng nhận thức của các em 56

3.2.2.1 Mục đích 56

3.2.2.2 Cách thức thực hiện 56

3.2.3 Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

3.2.3.1 Mục đích 60

3.2.3.2 Cách thức thực hiện 60

3.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi 64

3.2.4.1 Mục đích 64

3.2.4.2 Cách thức thực hiện 64

3.2.4.2.1 Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện 64

3.2.4.2.2 Tăng cường tổ chức các trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh 69

3.2.5.1 Mục đích 69

3.2.5.2 Cách thức thực hiện 69

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72

4.1 Mục đích thực nghiệm 72

4.2 Chuẩn bị thực nghiệm 72

4.2.1 Đối tượng thực nghiệm 72

4.2.2 Nội dung thực nghiệm 73

4.3 Tiến hành thực nghiệm 73

4.4 Kết quả và đánh giá kết quả thực nghiệm 75

4.4.1 Xử lí kết quả thực nghiệm 75

4.4.2 So sánh với lớp đối chứng 76

4.5 Tổng kết thực nghiệm 78

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 79

1 Kết luận chung 79

Trang 8

2 Ý kiến đề xuất 79 3.Hướng nghiêm cứu tiếp theo của đề tài 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện ti lệ mức độ đạt hiệu quả khi áp dụng phương phápĐan Mạch vào giảng dạy phân môn Mĩ thuật lớp 5 35Biểu đồ 2.2: Mức độ hứng thú của học sinh khi học Mĩ thuật 37Biểu đồ 2.3: biểu thị ý thức quan sát bài học của học sinh 39Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện sự tự giác hứng thú với môn Mĩ thuật của học sinh 40Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh 41Biểu đồ 2.6: Biểu đồ biểu thị hình thức tổ chức phương pháp phát huy trí tưởngtượng cho học sinh 42Bản đồ 2.7: Bản đồ biểu thị sự thích thú học theo phương pháp Đan Mạch mới 43Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đốichứng 77

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Biểu thị mức độ quan trọng của Phương pháp mới 30

Bảng 2.2: Bảng nhận xét của giáo viên về sự phát triển tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của học sinh lớp 5 31

Bảng 2.3: Nhận xét mức độ mắc lỗi của học sinh lớp 5 khi thực hành vẽ tranh theo nhạc 31

Bảng 2.4: Hình thức dạy học môn Mĩ thuật 32

Bảng 2.6: Ti lệ mức độ sử dụng phương pháp các phương pháp dạy học trong phân môn Mĩ thuật ở lớp 5 của giáo viên 33

Bảng 2.7 Đánh giá của GV về nguyễn nhân dẫn đến khó khăn của học sinh khi xây dựng cốt chuyện theo tranh 35

Bảng 2.8 Nhận xét của GV về mức độ đạt hiệu quả khi áp dụng phương pháp Đan Mạch vào phân môn Mĩ thuật lớp 5 35

Bảng 2.9: Bảng biểu thị mức độ Thiết kế bài giảng của GV 36

Bảng 2.10: Mức độ hứng thú của học sinh khi học Mĩ thuật 37

Bảng 2.11: Mức độ được nghe kể chuyện trong tiết Mĩ thuật 37

Bảng 2.12: Bảng thể hiện sự yêu thích các hoạt động dạy học trong môn Mĩ thuật 38 Bảng 2.13: Bảng thể hiện sự hứng thú của học sinh khi được trình bày sản phẩm trước lớp 38

Bảng 2.14: Bảng biểu thị ý thức quan sát bài học của học sinh 39

Bảng 2.15: Bảng thể hiện sự tự giác hứng thú với môn Mĩ thuật của học sinh 40

Bảng 2.17: Bảng thể hiện trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh 41

Bảng 2.18: Bảng biểu thị hình thức tổ chức phương pháp phát huy trí tưởng tượng cho học sinh 42

Bảng 2.18: Bảng biểu thị trang thiết bị phục vụ môn học của học sinh 43

Bảng 2.19: Bảng biểu thị sự thích thú học theo phương pháp Đan Mạch mới? 43

Bảng 3.1 Bảng kết quả bài kiểm tra thực nghiệm của lớp thực nghiệm 76

Bảng 3.2 Bảng kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp đối chứng 76

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong công tác dạy và học, người thầy giáo có tâm huyết bao giờ cũng tậptrung vào việc đổi mới cách dạy và học bởi mục tiêu của người thầy luôn chú trọngvào đối tượng người học, giúp người học hiểu và nhận thức ra vấn đề cần chuyển tảimột cách hiệu quả Khổng Tử đã có câu nói rất hay: “Thầy dạy không biết mỏi, tròhọc không biết chán” Đạt được như vậy có nghĩa là người thầy đã đổi mới cách dạy

- trò đã đổi mới cách học

Như chúng ta đã biết, trong mục tiêu giáo dục, chúng ta đã xác định giáo dụcthẩm mĩ có vai trò rất quan trọng Nếu con người được giáo dục về thẩm mĩ đến nơiđến chốn thì sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và tiến đến chân thiện mỹ.Môn học Mĩ thuật là một trong những môn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho họcsinh một cách tốt nhất, hiệu quả nhất Đặc biệt là đối với trường tiểu học, môn Mĩthuật giúp cho học sinh được giáo dục thẩm mĩ từ rất sớm, được trải nghiệm pháttriển sự sáng tạo và khả năng biểu đạt Có thể nói, dạy học Mĩ thuật trong nhàtrường không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sỹ mà thông qua các hoạt động tạohình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở học sinh, gây hứng thú chohọc sinh trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trongcuộc sống hằng ngày

Thông thường, việc dạy học Mĩ thuật trong trường tiểu học ở Việt Nam dạy theophân phối chương trình với các phân môn độc lập như vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽtranh, thường thức mĩ thuật và tập nặn tạo dáng Với môn học này học sinh chi cầnmột quyển vở tập vẽ, bút chì, hộp màu hoặc đất nặn Điều này cũng giới hạn phầnnào sự hứng thú và sáng tạo của học sinh Việc phân phối các phân môn xen kẽ nhauchủ yếu nhằm mục đích để học sinh không cảm thấy nhàm chán khi học nên sự liênkết giữa bài trước với bài sau thường lỏng lẻo, đôi khi không liên quan Việc nàyhạn chế sự liên tưởng, vận dụng kiến thức cũ vào bài học mới và khó tích hợp kiếnthức liên môn

So với phương pháp truyền thống, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới củaĐan Mạch có nhiều ưu điểm trong việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, tiết

Trang 12

học rất thoải mái, sinh động Phương pháp này không chi đơn giản là cung cấp trithức, hướng dẫn thực hành, mà còn phát triển các năng lực toàn diện cho học sinhnhư: năng lực trải nghiệm, biểu đạt, phân tích - giải thích, trình bày, giao tiếp - đánhgiá, tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống Trên

cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các emhọc Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện Thông qua các hoạt động tạo hình sẽkhơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các

em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống.Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyệnđược nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cảvề phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học Ngoài việcthay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp họcphần lớn được thông qua hoạt động nhóm thì vấn đề để học sinh tiếp thu được kiếnthức, phát triển tư duy, sáng tạo ra những sản phẩm mĩ thuật là một trong những vấnđề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc.Vì theo phương pháp mới, mỗi chủ đề sẽ thực hiện bằng nhiều quy trình mĩ thuậtkhác nhau, giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn học sinh thực hành mà chủ yếu dohọc sinh tự tìm hiểu vấn đề, đề ra cách giải quyết nên câu hỏi đặt ra là: Học sinh lớpMột có khả năng tư duy và sáng tạo ra câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ mĩ thuật?Hầu hết các giáo viên dạy Mĩ thuật tiểu học đều cho rằng minh họa hướng dẫn từngbước để học sinh vẽ còn chưa hiệu quả huống gì là để tự các em vẽ theo cảm nhậnvà sự hiểu biết của bản thân

Có thể nói ưu điểm của phương pháp dạy học mới theo dự án SAEPS là tích cực,mà ở đó học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáoviên Các phương pháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích sự say

mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, nănglực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh Tuy nhiên vấn đề đồ dùng phục vụ mônhọc giải quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay hình thức tổchức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo vẫn là những băn khoăn

Trang 13

lớn của mỗi giáo viên chuyên trách khi giảng dạy Chính từ những trăn trở này,

chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp Đan Mạch”.

2 Mục đích nghiêm cứu

Nghiêm cứu nội dung dạy và học phân môn Mĩ thuật ở lớp 5 theo phương phápĐan Mạch hiện nay, tìm hiểu những vấn đề cơ bản thường gặp, những tình huống,

ưu điểm, hạn chế qua quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở khối lớp 5 Để từ đóđưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học phânmôn Mĩ thuật ở lớp 5 theo phương pháp Đan Mạch

3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích Nghiên cứu, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến dạy – học bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp Đan Mạch

- Nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức trong môn Mĩ huật lớp 5 theoPhương pháp Đan Mạch

- Nghiên cứu thực trạng dạy – học bộ môn Mĩ thuật lớp 5 tại trường Tiểu học

- Tìm hiểu một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp Đan Mạch

- Thực nghiệm sư phạm

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu là:

- Tìm hiểu quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở lớp 5 theo phương pháp Đan Mạch

- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản thường gặp, những tình huống, ưu điểm, hạn chế qua quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở khối lớp 5 tại trường Tiểu học

- Đưa ra một số biện pháp dạy – học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp Đan Mạch

Trang 14

- Do điều kiện và khả năng nghiêm cứu còn hạn chế nên tôi chi chủ yếunghiêm cứu và thực nghiệm ở học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗithành phố Đà Nẵng.

4 Đối tượng nghiêm cứu

- Chủ thể: Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp Đan Mạch

- Khách thể: Học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Đà Nẵng

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:

5.1 Phương pháp đọc tài liệu và xử lí tài liệu

Tham khảo một số tài liệu sách, báo, các bài khóa luận, các bài nghiêm cứu khoahọc có các vấn đề liên quan tới dạy – học bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp ĐanMạch cho học sinh lớp 5

5.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn

Phương pháp trò chuyện (phỏng vấn) là hình thức tổ chức tốt nhất để tôi có thểgần gũi với học sinh, đồng thời thăm dò, trò chuyện với các GV đảm nhận nhiệm vụdạy học môn Mĩ thuật của lớp 5 Qua đó tôi có thể tìm hiểu tình hình học tập, tháiđộ cá nhân, cơ sở vật chất trong vấn đề học bộ Môn Mĩ thuật lớp 5 theo phươngpháp mới (Phương pháp Đan Mạch)

5.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục trên cơ sở trigiác trực tiếp các hoạt động dạy - học cho ta những tài liệu về thực tiễn để có thểnăm bắt một cách hiệu quả và chính xác Thông qua quá trình quan sát, tôi có thểghi nhận lại được tình hình học tập của học sinh Những vấn đề nảy sinh trong quátrình giảng dạy nhằm tìm ra biện pháp giải pháp thích hợp nhất

5.4 Phương pháp thống kê tính toán

Sử dụng phương pháp thống kê tính toán, xử lí những số liệu từ phiếu trưng cầuý kiến bằng phương pháp thống kê toán học, qua đó nhận xét về mức độ hứng thú

Trang 15

trong phương pháp dạy học mới, mức độ phát triển các kỹ năng trong môn Mĩ thuậtcho học sinh lớp Một theo phương pháp mới (phương pháp Đan Mạch).

5.5 Phương pháp thực nghiệm

Giáo viên thực hiện giảng dạy ở khối lớp 5

5.6 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này giúp phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng và tổng hợpcác kết quả thu được qua quá trình nghiêm cứu nhằm đánh giá hiệu quả của giảipháp

5.7 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh, dự giờ, rút kinh nghiệm về phương phápgiảng dạy môn Mĩ thuật, thực hành giảng dạy theo phương pháp mới

6 Giả thuyết khoa học

Để vấn đề nghiên cứu được thực hiện có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra,trước khi đi sâu vào giải quyết và tìm ra giải pháp, tôi đã đề ra một số giả thuyết vàdự kiến như sau:

- Nếu giáo viên thực hiện tốt việc áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới thì hiệu quả giáo dục chắc chắn sẽ cao

- Những quy trình Mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS kích thích sự tưduy, sáng tạo của học sinh Nếu giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt vào điều kiệnthực tế thì sẽ không gặp khó khăn gì

- Mĩ thuật là một bộ môn thuộc về năng khiếu của mỗi các nhân, do đó cho dù giáo viên có cố gắng thế nào cũng không thể nâng cao kết quả học tập của các em

7 Cấu trúc khóa luận

Đề tài gồm 3 phần:

- Phần mở đầu:

+ Lí do chọn đề tài

+ mục đính nghiên cứu

+ Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

+ Giả thuyết khoa học

Trang 16

+ Phương pháp nghiên cứu

+ Cấu trúc của đề tài

- Nội dung:

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 3: Một số biện pháp dạy và học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp Đan Mạch

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

- Phần kết luận

1 Kết luận chung

2 Ý kiến kiến nghị

3 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Trang 17

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theophương pháp Đan Mạch ta có thể kể đến các tài liệu sau đây:

Giáo trình Mĩ thuật và Phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp ĐanMạch ở Tiểu học là cuốn sách nghiêm cứu các phương pháp và hình thức dạy họcmới lấy người học làm trung tâm chứ chưa đề cập cụ thể đến các biện pháp dạy họcmôn Mĩ thuật ở tiểu học theo phương pháp Đan Mạch

Dạy Mĩ thuật cho trẻ tiểu học theo dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật Tiểu học”(SAEPS) Việt Nam – Đan Mạch của Lê Tống Ngọc Anh năm 2014 là cuốn sáchtrình bày về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học theo phương phápĐan Mạch đồng thời cũng nhắc đến một số vấn đề khi áp dụng phương pháp dạyhọc Mĩ thuật theo hướng đổi mới của Đan Mạch tại Việt Nam tuy nhiên vẫn chưa đềcập tới biện pháp khắc phục cụ thể

Có thể nói, có nhiều các tài liệu nghiêm cứu về dạy - học môn Mĩ thuật theophương pháp Đan Mạch Tuy nhiên, các tài liệu chi nghiêm cứu một khía cạnh hoặcmột vấn đề nào đó chưa thật sự đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề để đề ra biện phápdạy học Mĩ thuật ở tiểu học cụ thể là khối lớp 5 Song đó cũng là những tài liệu vôcùng quan trọng để làm cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu một số biện pháp dạy họcMĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp Đan Mạch

1.2 Cơ sở lý thuyết giáo dục học

1.2.1 Khái niệm về Mĩ thuật

Khi nói đến Mĩ thuật là ta nói đến cái đẹp, làm nên cái đẹp và cả thưởng thứccái đẹp nhằm phục vụ, làm thỏa mãn nhu cầu trong đời sống vật chất và tinh thầncủa con người Đây là loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm, từ khi con người chưacó khả năng thể hiện những suy nghĩ hay kiến thức của mình bằng chữ viết, conngười đã dựa vào các hình mảng, đường nét, màu sắc để truyền đạt thông tin củamình cho người khác như biểu thị cho số 1 mọi người dùng 1 gạch và số 2 mọingười dùng 2 gạch Càng về sau, thông tin con người muốn truyền đạt càng nhiều

Trang 18

nên ngôn ngữ tạo hình càng được phát triển và được nâng cao Dần dần, các hìnhthức truyền đạt thông tin nào đó mà còn đề con người gửi gắm những tâm tư, tìnhcảm của mình và nó trở thành một hình thức nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu củacon người.

Nói một cách chung nhất, Mĩ thuật là từ chi những loại hình nghệ thuật cómối quan hệ đến sự thụ cảm bằng mắt và tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vậtchất bên ngoài để đưa lên mặt phẳng hoặc một không gian ngôn ngữ như: hình khối,màu sắc, đường nét, đậm nhạt, sáng tối….với các chất liệu phong phú và đa dạngmà ta có thể dùng để diễn tả được

1.2.2 Vị trí môn Mĩ thuật ở tiểu học

Mục đích của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triểnnhiều mặt (đức, trí, thể, mĩ và lao động) hài hòa cân đối các mặt Nếu thiếu mộttrong những mặt đó sẽ mất cân đối, nên không coi trọng bộ môn nào, buông thả bộmôn nào làm hạn chế sự phát triển của trẻ trong quá trình giáo dục ở tiểu học

Chính đây là nền tảng, cơ cấu, nền móng “vạn sự khởi đầu nan” vì lẽ trênmôn Mĩ thuật phải được áp dụng vào chương trình, không phải bây giờ mới có màđã có từ nền giáo dục của 2 miền Nam – Bắc khi chưa được thống nhất

Để thực hiện nhiệm vụ mỹ dục (giáo dục cái đẹp) phải thông qua nhiều hoạtđộng, nhiều môn học, trong đó môn Mĩ thuật có một vị trí quan trọng là môn cơ sở

Mỹ dục Môn Mĩ thuật chi ra những quan điểm, những tiêu chuẩn của cái đẹp Vìvậy đã từ lâu môn Mĩ thuật là môn học chính thức trong chương trình giảng dạy ởphổ thông cơ sở cấp 1 (hay là tiểu học) và được giảng dạy ở trường đào tạo sư phạmtheo chươ bbgng trình hoàn chinh của bộ giáo dục Nó gắn bó chặt chẽ với các bộmôn học khác để tạo ra chất lượng đào tạo

1.2.3 Mục đích môn Mĩ thuật ở tiểu học

Môn Mĩ thuật phổ thông không nhằm đào tạo học sinh thành những ngườilàm chuyên ngành làm công tác Mĩ thuật mà mục đích chủ yếu làm cho đông đảohọc sinh được tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật (hội họa) để các em hiểu biếtnhững yếu tố làm ra vẻ đẹp và những tiêu chuẩn những cái đẹp Trên cơ sở đó bồidưỡng thị hiếu tình cảm thẩm mỹ, giúp các em có thể thụ cảm cái đẹp của tác phẩm

Trang 19

hội họa, vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước, biết lựa chọn và biểu lộ cáiđẹp trong cách cứng xử, biết bảo vệ cái đẹp Bên cạnh đó môn Mĩ thuật bồi dưỡngnăng khiếu và khả năng sáng tạo nghệ thuật cho học sinh (ở mức độ bước đầu).

1.2.4 Nhiệm vụ môn Mĩ thuật ở tiểu học

Góp phần thẩm mỹ cho học sinh cụ thể là bồi dưỡng nâng cao thị hiếu thẩm

mỹ, năng lực nhận thức cái đẹp

Rèn luyện tri giác, thị giác và khả năng thể hiện đối tượng vẽ cho học sinh,thông qua thực hiện Mĩ thuật các em được rèn luyện cách phân tích so sánh, đốichiếu với phương pháp bao quát đến chi tiết điều đó giúp cho tư duy phát triển

Tạo điều kiện giúp cho học sinh học tốt các môn học khác: bản thân nội dungmôn Mĩ thuật cần có nhiều tri thưức của các môn khoa học hỗ trợ như (toán, văn,sinh hoc, tâm lí giáo dục, khoa học xã hội…Ngược lại môn Mĩ thuật là môn họcđược các em ưa thích, biết vẽ để tạo điều cho học các môn học khác

Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh tạo điều kiện cho học sinh cónăng khiếu theo các trường chuyên nghiệp

1.2.5 Nội dung chương trình Mĩ thuật ở tiểu học

1.2.5.1 Kế hoạch dạy học

1.2.5.2 Nội dung dạy học ở lớp 5

LỚP 5

1 tiết/tuần × 35 tuần = 35tiết

- Vẽ theo mẫu

+ Nhận xét đặc điểm tương quan của mẫu vẽ

Trang 20

+ Vẽ mẫu có hai hoặc ba đồ vật là hình khối đơn giản Làm quen ba bộ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt.

- Vẽ trang trí:

+ Trang trí các hình cơ bản và tìm những hình ảnh tiêu biểu

+ Làm quen và tập kẻ kiểu chữ nét thanh, nét đậm

- Vẽ tranh:

+ Biết khai thác đề tài và tìm những hình ảnh tiêu biểu

+ tập vẽ tranh các thể loại: phong cảnh, sinh hoạt, chân dung,…

- Thường thức Mĩ thuật:

+ Xem tranh thiếu nhi và một số tác phâẩm Mĩ thuật tiêu biểu của ViệtNam

+ Tập nhận xét

- Tập nặn tạo dáng

+ Tập nặn theo mẫu

+ Tập nặn tạo dáng tự do

1.2.6 Các phương pháp dạy học cụ thể môn Mĩ thuật

1.2.6.1 Phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Mĩ thuật.Mĩ thuật là loaị hình nghệ thuật thị giác, vì vậy dạy học Mĩ thuật không thể thiếuphương pháp trực quan Trực quan có thể là đồ dùng dạy học, tranh ảnh, quan sátthực tế… sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ, đồ dùng trực quan đa dạng, phongphú sẽ tạo hứng thú cho người học, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo, mỗi phânmôn trong môn Mĩ thuật có những đồ dùng trực quan khác nhau những cách sửdụng đồ dùng trực quan như thế nào cho hiệu quả đó chính là phương pháp trựcquan Sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ phát huy được hiệu quả và ngược lại Đồ dùngtrực quan nên có các bài vẽ minh họa đẹp và chưa đẹp để học sinh so sánh, nhận xét,là bài vẽ của học sinh năm trước Sau khi hướng dẫn, đồ dùng trực quan cần đượccất đi trưước khi học sinh bắt đầu bài vẽ Trong khi sử dụng đồ dùng trực quan cầnchú ý: dùng đến đồ dùng nào thì lấy lại cái đó, sau khi cất đi rồi thì lấy cái kháchoặc để trồng lên nhau Không nên bày tất cả lên bảng, làm phân tán chú ý khi học

Trang 21

quan sát Đồ dùng trực quan được sử dụng thường là mẫu vẽ (vật thật hoặc tranhmẫu), các bài vẽ minh họa, bảng biểu minh họa, các bước tiến hành, tranh ảnh Haylà trong tập nặn tạo dáng thì đồ dùng trực quan thường là đồ chơi, có thể là búp bê,các con vật như mèo chó, thỏ, ôtô…

Giáo viên thường gặp khó khăn vì không có tranh minh hạo khổ lớn để họcsinh quan sát, nhận xét Hiện nay, bộ Gíao Dục và Đạo Tạo đã cung cấp đầy đủ bộtranh, tượng theo các lớp theo chương trình SGK mới, đó là điều kiện thuận cho quátrình dạy học Mĩ thuật nói chung và trong thưởng thức Mĩ thuật nói riêng

1.2.6.2 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được thể hiện trong hết các phân môn của Mĩ thuậtnhưng ở mỗi nội dung ở phân môn khác nhau phương pháp quan sát có tác dụng vàtầm quan trọng khác nhau Quan sát và trở thành kỹ năng của người học Có thốiquen quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh sẽ làm giàu vốn biểu tượng và làđiều kiện cho trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo phát triển

Trong vẽ tranh theo mẫu, nếu không quan sát hoặc không biết cách quan sát,bài vẽ sẽ không thể hiện được đặc điểm, hình dáng, vẻ đẹp của mẫu, hình vẽ chungchung, hời hợt, thiếu sinh động, khi hướng dẫn học sinh vẽ theo mẫu, trước hết phảihướng dẫn học sinh quan sát mẫu Quan sát phải từ tổng thể đến chi tiết, từ khát quátđến cụ thể Còn trong vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng thì phương pháp quansát là hướng dẫn học sinh quan sát bài minh họa để nắm bắt được cách vẽ cách nặntheo yêu cầu của bài Các kiến thức cơ bản học sinhc ó nắm được hay không làthông qua việc giảng giải, minh họa và kết hợp với quan sát Hay trong thưởng thứcMĩ thuật Học sinh quan sát để tìm ra cái đẹp trong tranh của thiếu nhi và tranh củacác họa sĩ

1.2.6.3 Phương pháp vấn đáp

Vấn đáp là phương pháp sử dụng thường xuyên trong dạy học Mĩ thuật Gíaoviên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời, nhằm củng cố kiến thứuc và kiểm trakiến thức mới, liên hệ kiến thức với thực tế, hướng dẫn học sinh quan sát để hiểu nộidung của bài qua hệ thống câu hỏi và trả lời của học sinh giúp cho các em lĩnh hộiđược nội dung của bài học

Trang 22

Đối với học sinh:

+ Kích thích học sinh tích cực tư duy động não, gợi mở để học sinh tự pháthiện những vấn đề, liên hệ kiến thức mới và kiến thức cũ đã học và kinh nghiệmsống của bản thân, từ đó khắc sâu kiến thức và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế

+ Hình thình ở học sinh tính đọc lập suy nghĩ, tự tin, phát huy tích cực và tương tác trong học tập

+ Tạo hứng thú học tập, phát triển kỹ năng giao tiếp với bạn bè, với giáo viên

Đối với giáo viên:

+ Nắm được khả năng, mức độ nhận thức của từng học sinh để từ đó có hướng tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao chất lượng goo dục

+ Nắm đươợc kết quả của bài dạy đê rkịp thời điều chinh phương pháp sạy sao cho phù hợp

Cách đặt câu hỏi:

+ Câu hỏi được đạt theo các cấp độ nhận thức, câu hỏi thấp và cấp cao

+ Câu hỏi phải được thiết kế ở nhiều dạng khác nhau nhưu câu hỏi mở và câuhỏi đóng: câu hỏi mở là câu hỏi có nhiều phương án trả lời còn câu hỏi đóng là câuhỏi chi có một phương án trả lời có hoặc không dúng hoặc sai

Một số cần chú ý khi đặt câu hỏi:

+ Câu hỏi tập trung vào trọng tập, nhằm tìm ra lỗi sai hoặc bổi xung kiến thứchổng của học sinh Kèm theo câu hỏi là những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời

+ Gợi ý, giải thích để hcọ sinh làm rõ thêm câu trả lời

+ Liên hệ nội dung bài học với thực tế hoặc kiến thức đã học

+ Nên tránh: không nên nhắc lại câu hỏi của mình, để tạo điều kiện cho họcsinh có thời gian suy nghĩ trả lời Không nên tự trả lời câu hỏi mà mình đưa ra,nhằm tang cường sự tham gia của học sinh, tang cường tính tích cực của học sinh,thúc đẩy tương tác Không nên nhắc lại câu trả lời của học sinh

Trang 23

1.2.6.4 Phương pháp giải thích, minh họa

Giai thích là phương pháp dùng lời đêt thuyết giảng, giới thiệu, giải thích kếthượp với minh họa bằng đồ dùng trực quan, tranh ảnh hay vật mẫu…

Đối với môn Mĩ thuật, nếu giáo viên chi giảng giải bằng lí thuyết sẽ là chungchung, trừu tượng, sáo rỗng không phù hợp, vì Mĩ thuật là loại nghệ thuật thị giác.Người học nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng cảm thụ cái đẹp thông qua mắtnhìn Do đó “tai nghe, mắt thấy” sẽ khiến cho học sinh nhận thức nhanh hơn, cụ thểhơn và nhớ lâu hơn để vận dụng vào bài thực hành của mình một cách hiệu quả hơn.Trong bất kì phân môn nào, lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn dễ chủ yếugợi mở cho học sinh chốt lại những vấn đề chính, những kiến thức, kỹ năng cơ bảnmà học sinh cần ghi nhớ và vận dụng trong giờ thự hành Phân tích, nhận xét kết quảbài học để cho học sinh học hỏi lẫn nhau và rút ra kinh nghiệm Khi phân tích, giảnggiải luôn kèm với những hình ảnh minh họa cho lời nói GV không nên nói nhiềumà nên dẫn dắt, tổ chức, định hướng cho học sinh, chủ động, tích cực phát hiện vấnđề và tìm cách giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau phù hợp với lứa tuổi

Ví dụ như trong vẽ theo mẫu: khi chốt lại kết quả của học sinh về đặc điểmcủa từng vật mẫu và sự khác nhau về ti lệ giữa các vật mẫu GV kết hợp vừa nói vừachi vào các bộ phận trên mẫu, phân tích để cho học sinh nghe, ghi nhớ ngôn ngữ kếthợp, với ghi nhớ hình ảnh Phương pháp dạy học này giúp cho học sinh khôngnhững hiểu vấn đề còn dễ dàng vận dụng vào bài vẽ, tự kiểm tra lại hình vẽ Tựđánh giá kết quả của mình và bạn, trên cơ sở đó dần dần hình thành thị hiếu thẩm mĩcho học sinh

Ví dụ trong vẽ trang trí: phân tích cho học sinh thấy có thể sử dụng các hạotiết khác nhau để trang trí để trang trí đường diềm, GV vừa chi và vừa nói các bàiminh họa có các họa tiết khác nhau và có cách sắp xếp khác nhau Phương pháp dạyhọc này không những làm cho học sinh hiểu mà còn nảy sinh ý tưởng sáng tạo vàtrong khi tiến hành bài vẽ khi nhâẫn ét bài vẽ đẹp hay chưa đẹp của học sinh nămtrước HS sẽ tránh được những nhược điểm làm cho bài vẽ chưa đẹp và học tập các

Trang 24

bài vẽ đẹp Trên cơ sở đó học sinh có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình vàcủa bạn mà không hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá của GV.

Ví dụ trong vẽ tranh: khi phân tích cho học sinh thấy thế nào là bố cục cânđối, GV vừa nói vừa chi vào các bài minh họa bố cục cân đối và không cân đối…

Ví dụ trong tập nặn tạo dáng: để học sinh nắm được đặc điểm của con mèo,

GV vừa nói vừa chi vào các bộ phận của con mèo như đầu, chân, đuôi, tai, mắt…

Ví dụ trong thường thức Mĩ thuật: Khi phân tích cho học sinh thấy tranh cóbố cục chặt chẽ, GV cần chi vào các yếu tố tạo nên bố cục chặt chẽ, hoặc màu sắctrong sáng vui tươi rặc rỡ thì câần phải chi vào những màu sắc tạo nên sự vui tươirực rỡ

1.2.6.5 Phương pháp thực hành luyện tập

Thực hành luyện tập là phương pháp không thẻ thiếu trong dạy học Mĩ thuật.Mặc dù mực tiêu của môn Mĩ thuật trong trường phổ thông nói chung và trường tiểuhọc nói riêng chủ yếu là giáo dục thẩm mĩ, không nhằm đào tạo họa sĩ nhưng họcsinh cần cảm thụ cái đẹp qua ngôn ngữ của Mĩ thuật là đường nét, hình khối, bố cục,màu sắc… Nếu chi hcọ thông qua lí thuyết thì học sinh không có khả năng vận dụngkiến thức và thực tế của cuộc sống và không thể cảm thụ được bản chất của cái đẹptrong ngôn ngữ của Mĩ thuật Vì vậy mục đích của thực hành là giúp cho học sinhcảm nhận được cái đẹp của đồ vật, sự vật, hiện tượng của cuộc sống xunh quanh vàvận dụng nhưng kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày, như: chọn đồ dùng, sắp đặtđồ dùng trong gia đình, góc học tập… GV nên dành nhiều thời gian cho học sinhthực hành trong giờ vẽ Trong quá trình học sinh thực hành GV đến từng nhóm, từng

HS để hướng dẫn các em vận dụng các kiến thức đã học vào bài vẽ

1.2.6.6 Phương pháp trò chơi

Trò chơi là hoạt động thu hút hứng thú của học sinh, tạo không khí vui vẻ,thoải mái trong giờ học Đối với mỗi phân môn có cách tổ chức trò chơi khác nhau.Trò chơi có thể tổ chức ở đầu giờ học để tạo hứng thú và kiểm tra kiến thức cũ cóliên quan đến bài học mơới Hoặc có thể tổ chức vào cuối giờ học để củng cố hoặckiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đốic hiếu với mục tiêu của bài học.Trò chơi chi nên tổ chức trong 2 đến 3 phút, không nên kéo dài làm mất thời gain

Trang 25

của dạy học Khi tổ chức trò chơi cần chú ý nếu là thi đua giữa các nhóm thì luậtchơi phải rõ ràng, mức độ nội dung giữa các nhóm, tương đồng có như vậy mớiđộng viên, kích thích học sinh tích cực học tập.

1.2.6.7 Phương pháp hợp tác nhóm

Mục đích, ý nghĩa:

+ Phương pháp hợp tác nhóm là tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, theonhóm hoặc thảo luận chung tòan lớp về một vấn đề trong nội dung của bài học nhằmtang cường tính tích cực của người tự hoc: tự tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tri thức mộtcách chủ đông dưới sự điều khiển hướng dẫn của GV

+ Phương pháp hợp tác nhóm giúp cho học sinh có điều kiện chia sẻ, học tâậpkinh nghiệm lẫn nhau, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạokhông bị thụ động áp đặt một chiều từ phía GV

+ Có thể tổ chức theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ hoặc nhóm đông tùy theo nội dung, yêu cầu của bài học

Tính tích cực và hạn chế của phương pháp hợp tác nhóm:

+ Hs được tự do trình bày ý kiến cá nhân và bổ sung kiến thức cho nhau HSghi nhớ kiến thức, hình thành thói quen độc lập suy nghĩ, mạnh dạng đưa ý kiếnriêng của mình và thói quen làm việc hợp tác trong nhóm

+ Tạo điều kiện để học sinh hình thành kỹ năng giao tiếp

+ Gv là người tổ chức, hướng dẫn là người dám sát để học sinh hoạt động làchính Như vậy, trong phương pháp dạy học này và vai trò của Gv hoàn toàn thayđổi so với phương pháp thuyết trình

+ Nhước điểm của phương pháp dạy học này là dễ mất thời gian và kém hiệu quả nếu như phần nhiệm vụ của Gv không rõ ràng và khâu tổ chức lớp không tốt

1.3 Một số vấn đề chung về định hướng đổi mới dạy – học Mĩ thuật ở tiểu học

theo phương pháp Đan Mạch

1.3.1 Những định hướng và mục tiêu giáo dục Mĩ thuật ở bậc tiểu học

Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểmcủa từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận

Trang 26

dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho học sinh" Đồng thời còn nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp chohọc sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triểnnhân cách một con người, chuẩn bị tốt cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mĩ và lao động để học sinh tiếp tục học lên trung học hoặc đi vào cuộcsống tùy theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp” Điều nàykhẳng định giáo dục thẩm mĩ trong trường Tiểu học là một nội dung có ảnh hưởngmạnh mẽ đối với các mặt giáo dục khác, tạo nên sự hoàn thiện trong việc phát triểnnhân cách của học sinh Chính vì vậy việc giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh cótrình độ văn hoá thẩm mĩ phổ thông là hết sức cần thiết.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIvề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa

- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch, đãtriển khai Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học (SAEPS) thử nghiệm tại cáctrường tiểu học ở một số tinh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước

Năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo chi đạo triển khai phương phápdạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình dạy - học Mĩ thuật của SAEPS ở tấtcả trường tiểu học trên toàn quốc Theo đó, năm học 2015 – 2016 Bộ Giáo dục &đào tạo tiếp tục chi đạo các trường: Tiếp tục triển khai thử nghiệm dạy học mĩ thuậttheo phương pháp mới tại các trường Tiểu học

1.3.2 Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học theo hướng đổi mới của Đan

HS có thể trải nghiệm, khám phá, suy nghĩ và thể hiện được cảm xúc, trí tưởng

Trang 27

tượng của mình Các em dưới sự hướng dẫn và tổ chức hoạt động của GV sẽ trực tiếp tham gia và trải nghiệm các hoạt động, khi đó các em sẽ:

- Tự mình sáng tác và thử chất liệu màu mình chọn

- Biểu đạt suy nghĩ và ý kiến của mình trong quá trình thực hiện tác phẩm cũng như tự tin tự trình bày các ý tưởng, cảm xúc đó với bạn bè, thầy cô

- Tự nhận thức, phân tích và đánh giá các lựa chọn, ý tưởng của mình

- Nhận thức cuộc sống vì các trải nghiệm thực tế cuộc sống sẽ giúp tạo cảm hứng và gợi cảm hứng biểu đạt, suy nghĩ, ý tưởng cho trẻ

+ Mô hình về hình tháp học tập (Hình 1) lấy từ các phòng thí nghiệm quốc giavề đào tạo tại Bethel, Main (Mĩ), hình tháp này giải thích về khối lượng lĩnh hội (trithức đọng lại) sau các quá trình học khác nhau

Thuyết 5%

Đọc 10%

Nghe nhẩm 20 %Trình diễn 30%

Thảo luận nhóm 50%

Làm thực hành 75%

Dạy người khác sử dụng ngay kiến thức đã học 95%

Hình 1 Mô hình về hình tháp học tậpTheo hình tháp này, HS nắm được nhiều kiến thức nhất (75%) khi tự thực hành,tự trải nghiệm và (90%) khi dạy lại, chi lại kiến thức cho người khác hay áp dụngngay kiến thức vừa học, từ đó cho thấy việc học tập bằng trải nghiệm và ứng dụng

Trang 28

sáng tạo dẫn tới tiếp thu nhiều tri thức hơn, đây là chủ đích chính của PPGD Mĩthuật theo hướng đổi mới của Đan Mạch Theo SAEPS, quá trình tiếp nhận thẩm mĩchi thực hiện được khi HS tự trải nghiệm các hoạt động sáng tạo mĩ thuật, các em tựhọc trong quá trình các em làm và học lần nữa khi các em trao đổi, thể hiện ý tưởngvới giáo viên, với bạn bè khi biểu đạt suy nghĩ và ý tưởng của mình Có như vậy,các kiến thức, tri thức thẩm mĩ mà các em thu được sẽ được ghi nhớ sâu hơn, khảnăng phân tích và đánh giá, thể hiện của các em cũng được nâng cao hơn.

Bên cạnh Mô hình về hình tháp học tập, PPGD Mĩ thuật theo quy trình còn dựavào học thuyết về trí tuệ con người của Howard Gardner và lí thuyết về các kiểu họccủa vợ chồng nhà nghiên cứu Dunn (Mĩ) Hai học thuyết này cùng khẳng định rằng:dựa vào các hình thức trí tuệ khác nhau mà chúng ta có các kiểu học khác nhau.PPGD Mĩ thuật dựa vào các học thuyết đó đặt mục tiêu xây dựng quá trình hoạtđộng học tập phù hợp (vì ưu thế trí tuệ của trẻ em khác nhau dẫn đến các kiểu họctập khác nhau)

1.4 Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học

1.4.1 Đặc điểm nhận thức

1.4.1.1 Tri giác

Tri giác của học sinh Tiểu học mang tínhchất đại thể ít đi sau vào chi tiết vàmang tính không chủ định, do đó các em phân biệt những đối tượng còn chưa chínhxác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn, ví dụ chúng khó phân biệt cây mía với câysậu….Tuy nhiên không nên nghĩ rằng học sinh tiểu học không có khả năng phântích, tách các dấu hiệu, các chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó Vấn đề là ở chỗtri giác, sự phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc ở học sinh các lớp đầu bậc tiểuhọc còn yếu

Tri giác không tự bản thân nó phát triển được Trong quá trình học tập, khi trigiác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thànhhoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác sẽ mang tính chất của sự quansát có tổ chức Trong sự phát triển của tri giác, vai trò của Gíao viên Tiểu học là rấtlớn Giáo Viên là người hằng ngày không chi dạy trẻ kĩ năng nhìn, mà còn hướngdẫn các em xem xét, không chi dạy nghe mà còn dạy trẻ biết lăm nghe, tổ chức một

Trang 29

cách đặc biệt hoạt động của học sinh để tri giác một đối tượng nào đó, dạy trẻ biếtphát hiện.

Những dấu hiệu thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng điều này cầnđược thực hiện không chi trong lớp mà cả đi tham quan, dã ngoại

1.4.1.2 Chú ý

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năngđiều chinh chú ý một cách có ý trí chưa mạnh Sự chú ý của học sinh đòi hỏi mộtđộng cơ gần thúc đẩy Nếu học sinh ở các lớp ở cuối bậc học chú ý có chủ định đượcduy trì ngay cả khi chi có động cơ xa thì học sinh các lớp đầu bậc học thường bắcmình chú ý khi có động cơ gần

Trong lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý không chủ định được phát triển nhữnggì mang tính bất ngờ, mới mẻ, rực rỡ khác thường dễ dàng lôi cuối sự chú ý của các

em, không có sự nỗi lực của ý trí Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽkhi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm xúctính cực Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, môhình là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý Tuy vậy, cần nhớ rằng học sinhTiểu học rất mẫn cảm những ấn tượng trực quan quá mạnhcó thể tạo ra một chungkhu hung phấn mạnh ở não óc, kết quả sẽ kiềm hãm khả năng phân tích khái quáthọc tập

1.4.1.3 Trí nhớ

Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh lứa tuổi tương đốichiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ –logic Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơnvà tốt hơn những định nghĩa, những lời giải dài dòng Học sinh lớp Một có huynhhướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu nhữngmối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập đó Cho nên cũng dễ hiểu các em thườnghọc thuộc tài liệu học tập theo đúng câu, đúng chữ mà không sắp xếp lại, sửa đổi lại,diễn đạt lại bằng lời lẽ của mình

Trang 30

Nhiệm vụ của giáo viên là gây học tập cho học sinh tâm thế để ghi nhớ,hơớng dẫn các em thủ thuật ghi nhớ tài liệu học tập, chi cho các em đâu là điểmchính, điểm quan trọng của bài học tránh để các em ghi nhớ máy móc – học vẹt.

1.4.1.4 Tưởng tượng

Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng Tưởngtượng của học sinh phát triển không đầy đủ thì nhất định sẽ gặp khó khăn trong hoạtđộng Tưởng tượng của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạtđộng học và hoạt động khác của các em

Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ emchưa đến trường Đây là lứa tuổi thơ mộng giúp cho phát triển tưởng tượng còn đơngiản, hay thay đổi, chưa bền vững càng về những năm cuối của bậc học, tưởngtượng của các em càng hiện thực nhưng tri thức khoa học do nhà trường đem lại

Trong dạy học ở tiểu học, giáo viên cần hình thành biểu tượng thông qua sự

mô tả bằng lời nói, cử chi, điệu bộ của giáo viên trong các giờ lên lớp được xem làphượng tiện trực quan trong dạy học Ngôn ngữ chíng xác, giàu nhạc điệu và tìnhcảm của gíao viên là yêu cầu bắt buộc Trong dạy học, Giáo viên cần sử dụng đồdùng dạy học và tài liệu dạy học sinh động Phim tài liệu học tập có thể diễn tả đượcbiểu hiện của một quá trình nào đó mà hình vẽ, biểu đồ, mô hình có khi không cókhả năng làm điều đó

1.4.2 Nhân cách học sinh tiểu học

1.4.2.1 Tính cách

Tính cách của trẻ em thường được hình thành từ rất sớm Phần lớn học sinhtiểu học có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, tính ham hiểu biết, tính hồn

Trang 31

nhiên… Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này Cóthể xem tính bắt chước như một điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục trẻ bằngnhững tấm gương cụ thể nhưng cũng cần chú ý đến khả năng tiêu cực của tính bắtchước.

1.4.2.2 Nhu cầu nhân cách

Trong những năm đầu của bậc tiểu học, nhu cầu nhận thức của học sinh pháttriển rất rõ, đặc biệt nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết Đầutiên là nhu cầu tìm hiẻu những sự việc riêng lẻ, những hiện tượng riêng biệt, sau đóđến nhu cầu gắn liền với sự phát triển nguyên nhân, quy luật, các mối quan hệ vàquan hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng

Như cầu nhận thứ là một trong những nhu cầu tinh thần Đối với học sinh tiểuhọc, nhu cầu này có ý ngĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trí tuệ Nhucầu nhận thức là nguồn năng lực tinh thần để định hướng và tiến lên trong nhiều tìnhhuống và cảnh ngộ khó khăn, trên con đường khám phá kho tàng tri thức của nhânloại

1.4.2.3 Tình cảm

Xúc cảm tình cảm của HS tiểu học có những đặc điểm sau:

- Đối tượng gây ra xúc cảm cho HS Tiểu học thường là những sự vật hiện tượng cụ thể, sinh động

- HS tiểu học rất dễ xúc cảm và khó kìm hãm cảm xúc của mình

- Tình cảm của HS tiểu học mong manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc như dễdàng thay đổi ý thích, tìm bạn chưa sâu sắc, chưa ổn định,.…

Cuối bậc tiểu học xuất hiện những tình cảm mới như: tình cảm tập thể, tình cảm đạo đức, tình cảm trách nhiệm

1.4.2.4 Sự phát triển của năng khiếu

Có những HS làm việc gì cũng khó khăn, nỗ lực lắm mới đạt kết quả Ởnhững em khác thì lại thành công dễ dàng, tưởng như chơi đùa khiến mọi ngườiphải kinh ngạc Người ta gọi trẻ em loại thứ hai này có năng khiếu Năng khiếuđược bộc lộ sớm và phát triển rất nhanh ở các lĩnh vực nghệ thuật, văn thơ, khoa họctự nhiên và kĩ thuật HS tiểu học thường bộc lộ năng khiếu thơ ca, nghệ thuật

Trang 32

Những em này thường thích vẽ, hát Việc phát triển những khả năng của các emtrong lĩnh vực này, tổ chức hoạt động tương ứng, một mặt có tác dụng phát triểnnhững tình cảm thẩm mĩ, mặt khác góp phần bồi dưỡng những năng khiếu này ở cácem.

1.5 Một số năng lực cá nhân của HS trong quá trình học tập môn Mĩ thuật dạy theo phương pháp Đan Mạch

1.5.1 Năng lực trải nghiệm

Khái niệm: Trải nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năngtrong hoặc quan sát sự vật hoặc sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếpxúc đến sự vật hoặc sự kiện đó Lịch sử của từ trải nghiệm kéo với gần với kháiniệm thử nghiệm Thực tiễn trải nghiệm đạt được qua thử nghiệm Trải nghiệmthường đi điến một tri thức về sự hiểu biết đến sự vật, hiện tượng, sự kiện Trong đổimới giáo dục hiện nay, tổ chức cho học sinh được học tập bằng trải nghiệm giúp các

em nâng cao nhận thức là con đường cần thiết đang được các nhà trường phổ thôngáp dụng Trong quá trình học kiến thức môn Mĩ thuật thông qua tổ chức học tậpngoài lớp, học sinh sẽ không chi được nâng cao năng lực nhận thức về tạo hình, màcòn cả về các kiến thức lịch sử, văn hóa và xã hội Về kiến thức Mĩ thuật, học sinhđược tìm hiểu về màu sắc, hình dạng, chất liệu … Cụ thể học sinh biết được sự tạothành màu mới từ sự pha trộn hai màu cơ bản với nhau, biết cách quan sát để nắmbắt được hình dạng và màu sắc của đối tượng, hình thành và phát triển nhận thức vềnghệ thuật ba chiều trong không gian, nắm được một số chất liệu cơ bản sử dụngtrong môn học Mĩ thuật Tuy nhiên, muốn đạt được điều đó thì cần có rất nhiềuđiều kiện kèm theo như chương trình, phương pháp dạy và học phù hợp đối với mỗilứa tuổi…

1.5.2 Năng lực kĩ năng và kĩ thuật (đặc thù môn học)

Khái niệm:

- Kỹ năng: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động

nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúngđắn để đạt được mục đích đề ra

Trang 33

- Kỹ thuật: là việc ứng dụng kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn

để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu,và quá trình Kỹ thuật có thể bao gồm việc sử dụng sự hiểu biết sâu sắc để tìm ra,tạo mô hình, và thay đổi quy mô một giải pháp hợp lý cho một vấn đề hay một mụctiêu

- Môn Mĩ thuật là môn học đòi hỏi sự tập trung cao của thị giác và thiênnhiều về thực hành, khi được tổ chức học tập thông qua môi trường thực tế ngoàilớp học sinh sẽ dễ nắm bắt kiến thức hơn, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ thuậtthực hành tốt hơn trước thực những hình ảnh thực tiễn Quá trình học môn Mĩ thuật,học sinh học cách tiếp cận học tập bằng cảm nhận đường nét, màu sắc, hình khối…dần dần có khả năng sử dụng các kỹ thuật như vẽ nét, vẽ hình, tô màu trên giấy, tạohình và bố cục sản phẩm mỹ thuật 3 chiều, kỹ năng cắt, dán…để hoàn thành các bàitập về vẽ tranh, nặn đồ vật, cắt dán… sẽ giúp học sinh trở nên khéo léo hơn, nhờ đóphát triển năng lực kỹ năng và kỹ thuật đặc thù môn học Ngoài ra, học sinh cònđược hướng dẫn các kỹ thuật xử lý vật liệu, chất liệu trong quá trình thực hành cácbài tập Mĩ thuật Giáo viên dùng phương pháp truyền đạt kiến thức sinh động vàcảm hứng giúp học sinh có những trải nghiệm của tất cả các giác quan, nhờ đó pháthuy được năng lực kỹ năng và kỹ thuật môn học của học sinh

1.5.3 Năng lực biểu đạt

Khái niệm: diểu đạt là tỏ rõ nội dung, tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ hoặcbằng hình thức nào đó Học Mĩ thuật là học những phương thức biểu hiện cách nhìn,cách nghĩ về thế giới Thông qua việc vẽ tranh, nặn đồ vật, tạo hình sản phẩm trongmôn học, học sinh sẽ phát triển năng lực biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ, cách nhìn củamình về gia đình, bạn bè, nhà trường và thế giới xung quanh Giáo dục Mĩ thuật ởcác nước tiên tiến cho thấy, các bài học theo chủ đề kết hợp với phương pháp họcthảo luận mở ra cơ hội kích thích tư duy sáng tạo, năng lực biểu đạt, trình bày vấnđề, giải quyết vấn đề của học sinh, đồng thời giúp các em có hứng thú học tốt cácmôn học khác

Trang 34

1.5.4 Năng lực phân tích và diễn giải Phân tích

Phân: phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều bộ phận; Tích: đánh giá,nhận xét làm rõ vấn đề; Phân tích là việc phân chia đối tượng nhận thức thành nhiềubộ phận, từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chi ra mối quan hệ cấu thành vàquan hệ nhân quả giữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làmrõ vấn đề nghiên cứu

Diễn giải: diễn đạt và giải thích; diễn giải vấn đề một cách ngắn gọn và minhbạch Giáo dục Mĩ thuật mang lại cho học sinh “con mắt” tò mò để tìm hiểu và phântích văn hóa thị giác cũng như quá trình sáng tạo

Qua đó các em phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khitìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, bài thuyết trình hoặc các buổi triểnlãm

1.5.5 Năng lực giao tiếp và đánh giá

- Năng lực giao tiếp:

Khái niệm: Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa ngườinói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó Trao đổi thông tin, tiếpxúc tâm lý; Hiểu biết lẫn nhau; Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau Có nhiều hình thứctổ chức dạy học ngoài lớp Một trong những hình thức đó là tổ chức giờ vẽ ngoàitrời Khi đó mô hình bài học được thiết kế theo kiểu vẽ cùng nhau, xây dựng câuchuyện, trình diễn, sắm vai, tạo hình Mĩ thuật ba chiều…

Hình thức tổ chức này không chi tạo hứng thú mà còn phát triển năng lựcgiao tiếp của học sinh Bởi khác với dạy học trong lớp, các bước tiến hành gò bóhơn (không gian, âm thanh, môi trường…) Trong tất cả các bài học được tổ chứcngoài lớp, học sinh đều phải tiến hành các bước như trình bày ý tưởng, trao đổi, thảoluận Những hoạt động này giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp như biếtlắng nghe, đối thoại, và chia sẻ Nói cách khác, quá trình tác động trao đổi thông tin,cảm xúc qua lại giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên sẽ rèn luyệnnăng lực giao tiếp của học sinh Sự tham gia tích cực vào các bài học sẽ giúp họcsinh tự tin hơn, tiếp thu kinh nghiệm của người xung quanh để trở thành vốn sống,kinh nghiệm của bản thân, giúp hình thành và phát triển tâm lý cá nhân Sự tiếp xúc

Trang 35

và tranh luận giữa các học sinh trong lớp tạo nên sự kích thích, hứng thú và độnglực học tập cho mỗi học sinh Đồng thời, các em cũng được học và phát triển các kỹnăng trong giao tiếp với bạn bè, với giáo viên, biết đồng cảm, biết đặt mình vào vịtrí của đối tượng giao tiếp, biết cùng suy nghĩ với người giao tiếp để tạo ra sự “đồngđiệu” trong giao tiếp.

- Năng lực đánh giá

Khái niệm: Đánh giá có nghĩa nhận định giá trị Những từ có nghĩa gần vớiđánh giá là phê bình, nhận xét, nhận định, bình luận, xem xét Đánh giá một đốitượng nào đó, chẳng hạn một con người, một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩmhàng hoá hay dịch vụ, đội ngũ giáo viên hay đánh giá tác động môi trường có ýnghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, nghệ thuật, thương mại, giáodục hay môi trường Môn Mĩ thuật giúp học sinh phát triển năng lực đánh giá bằngnhững câu hỏi nhận biết về nét, hình dáng, bố cục, màu sắc…thông qua hoạt độngnhận xét đánh giá của tiết học Với yêu cầu của mỗi bài học về việc khám phá, nhậnbiết và cảm thụ các yếu tố tạo hình, học sinh được rèn luyện năng lực cảm thụ thẩmmĩ Bên cạnh đó, những bài tập về thường thức mĩ thuật hay những giờ học thamquan cũng sẽ giúp nâng cao năng lực đánh giá của mỗi học sinh Đặc biệt vớinhững câu hỏi thảo luận để học sinh được tự do trình bày cảm nhận của mình về nộidung, hình thức sản phẩm nghệ thuật của các em, những tác phẩm nghệ thuật củacác họa sĩ …sẽ phát huy khả năng tự đánh giá vấn đề của học sinh một cách tốt nhất

1.6 Một số vấn đề về dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp Đan Mạch.

Giáo dục Mĩ thuật tiểu học là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại sứquán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt Nam “Các emhọc sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng.Giáo viên chi đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tácgì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, đó là thông điệp bà KirsrenFugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho giáo viên khithực hiện phương pháp mới của dự án Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo

Trang 36

viên dạy Mĩ thuật để hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sángtạo, bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giaotiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực tế Thông qua hoạt động thực tế, họcsinh tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, lựa chọn và nhận thức đểhình thành, phát triển những năng lực ở cá nhân Cùng lúc với việc phát triển nhữngnăng lực này, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinhnghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, khả năng tự học và tựđánh giá.

1.6.1 Về mục tiêu

Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và pháttriển các năng lực:

+ Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên quan đến kinh nghiệm đã có của bản thân

+ Năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động: Vẽ cùng nhau, chândung biểu đạt, vẽ theo nhạc, tạo hình từ vật tìm được, xây dựng cốt truyện (xâydựng bối cảnh câu chuyện)

+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân

+ Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về tácphẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thểhiện tác phẩm

+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận vàđánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làmđược, có như mong muốn hay không? …

1.6.2 Nội dung chương trình

Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theotừng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy Nội dungchương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp mới không theo trình tự các bàinhư chương trình hiện hành, mà giáo viên căn cứ vào đó để xây dựng các chủ đềcho phù hợp Mỗi chủ đề tạo thành một quy trình mỹ thuật tương tác và thích hợp

Trang 37

giữa 5 nội dung: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng, Thườngthức Mỹ thuật Mỗi chủ đề sẽ lồng ghép giáo dục nhiều mục tiêu và được thực hiệnít nhất là 2 tiết, nhiều nhất là 5 tiết hoặc cũng có thể hơn.

1.6.3 Các quy trình Mỹ thuật

Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạycho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động: Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểuđạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện Thông qua các hoạtđộng tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gâyhứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của họcsinh trong cuộc sống Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thứcmới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ Việc sử dụng nền nhạc trongcác hoạt động Mĩ thuật cũng tạo cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui vẻ,thân thiện

H/s thực hiện sản phẩm theo quy trình “Vẽ theo nhạc” 1.6.4 Hình thức tổ chức của lớp học

Hình thức tổ chức lớp học chủ yếu là thực hành theo nhóm, cần không gianrộng để học sinh có thể vận động và di chuyển Có nơi trưng bày tranh, sản phẩm đểhọc sinh dễ dàng quan sát, nhận xét, đánh giá

Trang 38

SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH CÁC NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

Theo phương pháp mới

Tiểu kết chương 1

Ở chương này tôi đã nghiên cứu tài liệu và trình bày lí luận chung về đề tàinghiên cứu khoa học như sau: Cơ sở lý thuyết giáo dục; Một số vấn đề chung vềđịnh hướng đổi mới dạy – học Mĩ thuật ở tiểu học theo phương pháp Đan Mạch;Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học theo phương pháp Đan Mạch mới(SAEPS); Một số vấn đề về dạy học Mĩ thuật ở tiểu học; Xác định một số năng lựccá nhân của HS trong quá trình học tập môn Mĩ thuật dạy theo phương pháp ĐanMạch; Đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; đây là cơ sở ban đầu để tôi tiến hànhtriển khai việc khảo sát một số thực trạng dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo phươngpháp Đan Mạch ở chương 2

Trang 39

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Khảo sát thực trạng việc dạy và học bộ môn Mĩ thuật lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Đà Nẵng

2.1.1 Mục đích khảo sát

Nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học bộ môn Mĩ thuật lớp 5 ở bậc tiểu họctheo phương pháp Đan Mạch Từ đó rút ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ởtrường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Đà Nẵng Đề xuất một số ý kiến đónggóp để việc áp dụng phương pháp Đan Mạch vào dạy học phân môn Mĩ thuật đạthiệu quả hơn

2.1.2 Đối tượng điều tra

Đề tài khảo sát 228 học sinh lớp 5 và 2 giáo viên dạy Mĩ thuật đang công tácgiảng dạy lớp 5 tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, T.P Đà Nẵng

2.1.3 Phương pháp điều tra

Để thực hiện việc khảo sát này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như sau:

Phương pháp điều tra bằng phiếu anket (phiếu hỏi): phát phiếu điều tra đối với

học sinh lớp 5 và giáo viên dạy phân môn Mĩ thuật

Phương pháp quan sát, dự giờ: quan sát, dự giờ giáo viên dạy 1 tiết Mĩ thuật theo

phương pháp Đan Mạch ở phân môn Mĩ thuật lớp 5

Phương pháp tổng hợp, phỏng vấn GV và HS về việc dạy và học phương pháp

Đan Mạch trong phân môn Mĩ thuật

2.1.4 Nội dung điều tra

2.1.4.1 Đối với giáo viên

- Nhận xét, đánh giá của giáo viên về khả năng, tư duy, sáng tạo, tưởng tượng của học sinh học theo phương pháp Đan Mạch

- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy học theo phương pháp Đan Mạch

- Những phương pháp thường dùng khi dạy theo phương pháp Đan Mạch trong phânmôn Mĩ thuật cho học sinh

- Những khó khăn thường gặp của giáo viên khi dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch

Trang 40

- Gíao viên có thường xuyên áp dụng phương pháp Đan Mạch vào dạy học không.

- Nguyên nhân khiến học sinh không phát huy được hết khả năng sáng tạo của mìnhlà gì

- Theo giáo viên, việc áp dụng phương pháp Đan Mạch vào dạy Mĩ thuật ở Tiểu họccó câần thiết hay không

Những nội dung điều tra được thể hiện cụ thể qua phiếu khảo sát giáo viên ởphần mục lục

2.1.4.2 Đối với học sinh

- Thái độ của học sinh khi được học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch

- Tìm hiểu về khái niệm nhận biết và khả năng tiếp thu kiến thức phát huy tính sángtạo thông qua bài học theo phương pháp Đan Mạch của học sinh

- Tìm hiểu về qui trình học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch của học sinh Những nội dung điều tra được thể hiện cụ thể qua phiếu điều tra học tập củahọc sinh (lớp 5) ở phần mục lục

2.1.5 Kết quả điều tra

Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 228 học sinh lớp 5 và 2 giáo viêngiảng dạy phân môn Mĩ thuật, kết quả thu được như sau:

2.1.5.1 Kết quả khảo sát giáo viên

Được sự cho phép của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát xin ý kiếncủa 2 giáo viên đang là giáo viên giảng dạy phân môn Mĩ thuật lớp 5 trường Tiểuhọc Nguyễn Văn Trỗi

Tiến hành khảo sát gồm 8 câu hỏi kết quả thu được như sau:

Câu 1: Theo cô việc áp dụng dạy học Mĩ thuật cho học sinh theo phương pháp Đan

Mạch mới có cần thiết hay không?

Bảng 2.1: Biểu thị mức độ quan trọng của Phương pháp mới

Ngày đăng: 03/02/2020, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật Tiểu học” (SAEPS) Việt Nam – Đan Mạch của Lê Tống Ngọc Anh năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật Tiểu học
8. Một số trang wed tham khảo http://baigiang.violet.vn/present/same/entry_id/9994106 Link
1. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, sách giáo khao Mĩ thuật lớp 5 Khác
2. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, sách giáo viên Mĩ thuật lớp 5 Khác
3. Nhà xuất bản giáo dục, Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học Khác
4. Đàm Luyên, Đỗ Thuật. Dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học. NXB ĐHSP Hà Nội Khác
5. Một số vấn đề Mĩ thuật. NXB văn hóa 1985 Khác
7. Đàm Văn Thọ. Gíao trình Mĩ Thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w