THỰC TRẠNG CÁC LỖI VỀ DẤU CÂU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT LỚP 5 ..... Chính vì những lí do trên, tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “ Sửa lỗi về dấu câu
Trang 1KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
HÀ NỘI - 2015
Trang 2KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THU HƯƠNG
HÀ NỘI - 2015
Trang 3Mặc dù có những cố gắng tìm tòi nhất định, song khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả khóa luận rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả các thầy cô và các bạn sinh viên
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Nguyệt
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Thu Hương
Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không thể trùng với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Nguyệt
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NXB : Nhà xuất bản
THTTA : Trường Tiểu học Thị Trấn A
THNQ : Trường Tiểu học Ngô Quyền
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Cấu trúc khóa luận ……… 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẤU CÂU TIẾNG VIỆT 7
1.1 Khái niệm dấu câu 7
1.2 Phân loại dấu câu tiếng Việt 7
1.3 Cơ sở, chức năng của dấu câu tiếng Việt 8
1.4 Việc dạy dấu câu tiếng Việt ở trường Tiểu học 14
1.4.1 Phân bố thời lượng 14
1.4.2 Nội dung dạy 14
1.4.3 Hình thức làm bài tập rèn luyện 16
1.4.4 Nhận xét chung 16
1.5 Sơ lược kiến thức về dấu câu 17
1.5.1 Những dấu câu tiếng Việt được tìm hiểu ở Tiểu học 17
1.5.2 Bảng tóm tắt cách dùng các dấu câu 18
1.5.3 Cách đặt dấu đúng khoảng cách giữa các chữ trong câu 24
Chương 2 THỰC TRẠNG CÁC LỖI VỀ DẤU CÂU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT LỚP 5 25
Trang 72.1 Khảo sát thực trạng lỗi về dấu câu của học sinh tiểu học qua các bài
Tập làm văn viết lớp 5 25
2.1.1 Địa điểm tiến hành điều tra 25
2.1.2 Phương pháp tiến hành điều tra 25
2.1.3 Cách thức điều tra 25
2.1.4 Kết quả điều tra 25
2.2 Phân loại lỗi về dấu câu 32
2.2.1 Lỗi không dùng dấu câu 32
2.1.2 Lỗi dùng sai dấu câu 35
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI VỀ DẤU CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 41
3.1 Nguyên nhân chung 41
3.2 Một số biện pháp chữa lỗi về dấu câu 42
3.2.1 Biện pháp sửa lỗi về dấu câu trong các giờ Tiếng Việt ở tiểu học 42
3.2.2 Biện pháp sửa lỗi về dấu câu thông qua hệ thống các dạng bài tập luyện kĩ năng sử dụng dấu câu 56
3.2.3 Biện pháp sửa lỗi về dấu câu thông qua việc ghi nhớ các cách sử dụng của từng loại dấu câu 59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học bậc Tiểu học với mục tiêu giáo dục toàn diện, các em học sinh được học 9 môn học trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng Ở lứa tuổi này các
em bắt đầu làm quen với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Đặc biệt, với kĩ năng viết giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu mà mình vừa viết, các em có thể nắm được kho tàng tri thức của loài người
Để rèn kĩ năng viết cho học sinh, người giáo viên phải dạy tốt các phân môn như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập đọc và Tập làm văn, trong đó Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng Nó thực hiện mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập Ngoài ra việc dạy học Tập làm văn còn có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư duy, khả năng nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của học sinh Hơn nữa, Tập làm văn còn góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với sự vật, hiện tượng xung quanh mình Không những thế nó còn khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp và khả năng phát triển ngôn ngữ
Trong thực tế dạy học, có rất nhiều bài văn hay của học sinh thể hiện khả năng tái hiện đời sống, tư duy linh hoạt, sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của các em Tuy nhiên những lỗi mà các em mắc phải khi làm một bài tập làm văn cũng không ít, trong đó các lỗi mà học sinh thường gặp nhiều nhất chính là lỗi về dấu câu Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng diễn đạt trong sáng, chính xác tư tưởng tình cảm.Tôi nhận thấy rằng, dạy và học phân môn Tập làm văn của học sinh là công việc cần thiết, nó giúp cho giáo
Trang 9viên cũng như bậc phụ huynh có thể phát hiện ra những hạn chế của học sinh khi làm bài tập làm văn, từ đó có phương pháp dạy học tập làm văn cho các
em phù hợp và hiệu quả hơn
Ở Tiểu học, học sinh đã được làm quen với môn Tập làm văn qua các bài tập nhỏ về trả lời câu hỏi Tuy nhiên, phải đến lớp 5 các em mới chính thức được học tập làm văn thông qua việc phát triển các câu trả lời thành đoạn, thành bài văn Thêm vào đó, giai đoạn này các em đã bắt đầu tiếp thu khái niệm về một bài tập làm văn viết, đồng thời được học tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng một bài tập làm văn viết hoàn chỉnh Có thể nói đây chính là giai đoạn nền tảng để các em có thể học tốt môn tập làm văn viết
ở các cấp học tiếp theo
Chính vì những lí do trên, tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “
Sửa lỗi về dấu câu trong các bài Tập làm văn viết cho học sinh lớp 5” nhằm
giúp các em có điều kiện luyện tập để dùng đúng, dùng hay dấu câu trong các bài văn viết của mình Hơn nữa tôi cũng mong muốn rằng thông qua tìm hiểu thực trạng về lỗi dấu câu và tìm ra giải pháp khắc phục những lỗi ấy sẽ đem lại cho tôi những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy sau này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Gần nửa thế kỉ qua, điểm lại tình hình nghiên cứu dấu câu tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy loại tín hiệu văn tự này ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm tới Trước tiên phải kể đến tác giả Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước
với cuốn “Sách mẹo tiếng Việt Nam” (1935); tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ
và Phạm Duy Khiêm viết cuốn “Việt Nam văn phạm” (1947),… Đó là những
cuốn sách bước đầu đề cập đến dấu câu tiếng Việt
Những năm 60 đã có một số công trình nghiên cứu sâu hơn về dấu câu
Chúng tôi xin kể đến cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1964), tập 2, của tác giả
Nguyễn Kim Thản Phần trình bày về dấu câu tiếng Việt của ông đã có cái
Trang 10nhìn rộng hơn và cụ thể hơn Trong 14 trang viết, ông dành 5 trang để giới thiệu chung về lịch sử dấu câu của nhân loại, tác dụng dấu câu và căn cứ chung của việc dùng dấu câu Hơn nữa, trong phần phụ lục cuốn sách, Nguyễn Kim Thản đã giới thiệu một số trường hợp dùng dấu câu tiếng Việt
một cách rõ ràng Ngoài ra, chúng tôi còn phải điểm qua cuốn “Đi tới sự
thống nhất một số quy tắc dùng dấu câu” (Đào Thản), “Nói và viết đúng tiếng Việt” (Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê, Lê Xuân Thại, Hồng Dân),…
Sau đó còn có nhiều tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều có
bàn đến dấu câu, có thể kể đến cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (Ủy ban khoa học
xã hội Việt Nam), “99 biện pháp tu từ tiếng Việt” (Đinh Trọng Lạc), “Dấu
câu tiếng Việt nhìn từ góc độ văn bản” (Nguyễn Thị La), Bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng Việt (Lý Toàn Thắng), Phương pháp dạy học dấu câu tiếng Việt ở trường phổ thông (Nguyễn Xuân Khoa), Tiếng Việt thực hành (Lê A, Đinh Thanh Huệ), Tiếng Việt thực hành (Nguyễn Minh
Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp), Dạy học ngữ pháp ở tiểu học (Lê Phương Nga),
1000 bài tập luyện cách dùng dấu câu tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học
(Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban), Một số bài tập luyện kĩ năng sử
dụng dấu chấm, dấu phẩy trong các bài văn cho học sinh lớp 5 (Nguyễn Thị
Minh Thu),…
Nhìn về góc độ ngữ pháp tiếng Việt, dấu câu được bàn đến ở Bài 10 với
tiêu đề “Các dấu câu” trong Tài liệu giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt, (1973),
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho rằng dấu câu có tác dụng phân cách các câu, phân cách những thành phần cấu tạo của câu về ngữ pháp cũng
như về ý nghĩa Cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (1983), Ủy ban khoa học
xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, đã dành phần III - chương IV để giới
thiệu về các dấu câu, các tác giả giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (1983) chủ
yếu nhấn mạnh chức năng ngữ pháp của mười dấu câu Nguyễn Hữu Quỳnh
Trang 11trong cuốn Tiếng Việt hiện đại (1996) cũng chủ yếu xoay quanh chức năng ngữ pháp của loại phương tiện văn tự này
Khóa luận tốt nghiệp đại học cũng có một số tác giả đề cập đến vấn đề
về dấu câu Tiêu biểu như cuốn “Thực trạng việc dùng dấu câu của học sinh
tiểu học qua các bài Tập làm văn viết lớp 4, lớp 5 - nguyên nhân và những biện pháp khắc phục” (2007) của tác giả Đinh Thị Thu Hằng, “Các biện pháp dạy học sinh tiểu học sử dụng dấu câu” (2003) của tác giả Hoàng Thu Hiền, “ Chữa lỗi chính tả thông qua các bài Tập làm văn viết cho học sinh Tiểu học”
(2012) của Nguyễn Thị Loan…
Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu nói trên đã đề cập đến các vấn đề: chức năng, công dụng của dấu câu, cơ sở sử dụng dấu câu, các lỗi về dấu câu, nội dung và phương pháp dạy học dấu câu trong nhà trường
Về chức năng của dấu câu, mặc dù có nhiều quan điểm chưa hoàn toàn
thống nhất nhưng nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu đều đã nhằm góp phần làm ổn định hơn những quy tắc sử dụng dấu câu, hướng đến sự thống nhất và chuẩn hóa các chức năng của dấu câu tiếng Việt Đối với đề tài khóa luận, việc tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về chức năng của dấu câu tiếng Việt giúp chúng tôi có những căn cứ khoa học để đánh giá tính chính xác, độ tin cậy của nội dung dạy học dấu câu đưa vào nhà trường và đánh giá kết quả học tập dấu câu của học sinh
Bên cạnh việc nghiên cứu về chức năng, công dụng của dấu câu, một số
tài liệu còn bàn về “cơ sở của dấu câu” hay “cơ sở công dụng của dấu câu”,
nó được hiểu là việc đặt dấu câu, sự diễn đạt các quy tắc dấu câu dựa trên cái
gì và căn cứ vào đâu để sử dụng dấu câu cho chuẩn, cho hay Các tài liệu nghiên cứu cơ sở của việc dùng dấu câu là những gợi ý đối với việc xác định con đường, cách thức thuận tiện nhất để hướng dẫn học sinh nhận biết các chức năng, công dụng của dấu câu, cách tiếp nhận và cách dùng dấu câu khi
Trang 12tạo lập văn bản
Bàn về việc sử dụng dấu câu, một số tài liệu đã chỉ ra các lỗi sử dụng
dấu câu, nguyên nhân và cách chữa Những tài liệu này chính là căn cứ để chúng ta suy nghĩ về phương pháp dạy học dấu câu cho học sinh phổ thông sao cho khắc phục được các lỗi dùng dấu câu
Những tài liệu nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến phương pháp dạy học dấu câu ở nhà trường phổ thông theo chúng tôi còn quá ít và chưa thiết thực đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Việc nghiên cứu về dấu câu không phải là một vấn đề hoàn toàn mới, bởi vì dấu câu tiếng Việt là loại phương tiện văn tự đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy việc nghiên cứu dấu câu tiếng Việt đã có những bước tiến triển nhưng những kết quả nghiên cứu
về dấu câu vẫn chưa đạt được tính “toàn diện và tỉ mỉ” như nhiều người mong muốn Kế thừa những nghiên cứu đó và xuất phát từ thực tế những bài tập làm
văn viết của học sinh tiểu học, chúng tôi thực hiện đề tài “Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5” với mong muốn nâng cao
chất lượng làm văn cho học sinh, đồng thời trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho mình sau này
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng các bài tập làm văn viết của học sinh lớp
5, tôi đã thống kê, khảo sát, phân tích, từ đó tìm ra các lỗi sử dụng dấu câu mà học sinh mắc phải, nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung ở Tiểu học
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ khóa luận này, tôi chủ yếu nghiên cứu những lỗi về dấu câu thường gặp trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 Nguyên nhân và biện pháp chữa lỗi đó
Trang 134.2 Phạm vi nghiên cứu
Tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng kĩ năng sử dụng dấu câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 Trường tiểu học Thị trấn A - Đông Anh - Hà Nội và Trường tiểu học Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Những vấn đề lí luận về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học
sinh lớp 5
- Thực trạng lỗi sử dụng dấu câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 của hai Trường Tiểu học Thị Trấn A và Trường tiểu học Ngô Quyền
- Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi về dấu câu cho học sinh lớp 5 trong các bài tập làm văn viết
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp thống kê
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phương pháp tổng hợp
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lí luận về dấu câu tiếng Việt
Chương 2 Thực trạng các lỗi về dấu câu của học sinh Tiểu học trong các bài Tập làm văn viết lớp 5
Chương 3 Một số biện pháp chữa lỗi về dấu câu cho học sinh lớp 5
Trang 14NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẤU CÂU TIẾNG VIỆT
1.1 Khái niệm dấu câu
Bàn về dấu câu, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đưa ra nhiều khái
niệm khác nhau Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt (1997), Viện Ngôn ngữ học
định nghĩa: “Dấu câu là tên gọi chung những dấu đặt giữa các câu hoặc các
thành phần của câu nhằm làm cho câu văn viết được rõ ràng, mạch lạc”
[20, tr 238]
Tuy nhiên, trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
(1973), Nguyễn Như Ý (chủ biên) đã đưa ra khái niệm về dấu câu một cách
đầy đủ, sâu sắc và toàn diện: “Dấu câu là khái niệm dùng trong văn viết Dấu
câu là phương tiện dùng để phân biệt các ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu văn Chúng được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, các thành phần trong câu, giữa các thành tố trong cụm từ, trong các liên hợp cụm từ”
[18, tr 104]
Và trong khóa luận này, chúng tôi chọn và theo khái niệm về dấu câu của Nguyễn Như Ý, 1973, Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia
1.2 Phân loại dấu câu tiếng Việt
Dựa vào vị trí và chức năng của các dấu câu trong văn bản viết, người
ta chia mười dấu câu tiếng Việt thành hai nhóm chính sau:
- Nhóm các dấu đặt cuối câu (còn gọi là các dấu chấm câu) Nhóm này gồm bốn dấu: chấm, hỏi chấm, chấm than, chấm lửng
Các dấu này thường đứng ở vị trí cuối câu tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán và câu cầu khiến Riêng dấu chấm lửng còn có thể đứng ở vị trí đầu hoặc cuối trong câu
Trang 15- Nhóm các dấu đặt trong câu Nhóm này gồm các dấu sau: phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép (đánh dấu ranh giới giữa các thành phần ngoài nòng cốt với nhau và với bộ phận nòng cốt của câu; đánh dấu ranh giới giữa các thành phần đồng chức với nhau; các vế của câu ghép; các bộ phận đặc biệt trong câu…)
Ngoài ra tiếng Việt còn có dấu ngang nối (dấu gạch nối) Dấu này được dùng để nối các âm tiết trong một tên gọi có nhiều âm tiết (thường là tiếng nước ngoài, chẳng hạn: Pau – u – tốp – xki, Mai – a – cốp – xki…) Dấu ngang nối khác hẳn với dấu ngang cách (gạch ngang), và trên mặt chữ viết, dấu ngang nối được thể hiện bằng dấu gạch ngắn hơn dấu ngang cách
1.3 Cơ sở, chức năng của dấu câu tiếng Việt
Hệ thống quy tắc dấu câu cũng như phương pháp giảng dạy dấu câu phần lớn phụ thuộc vào quan niệm về công dụng, cơ sở, chức năng của dấu câu
Cách đây không lâu, ở Liên Xô cũ đã xuất hiện những quan điểm về công dụng và cơ sở của dấu câu tiếng Nga: quan điểm ý nghĩa, quan điểm ngữ pháp và quan điểm ngữ điệu
Đại biểu quan điểm thứ nhất cho rằng dấu câu được dùng làm phương thức biểu đạt nội dung ý nghĩa trong ngôn ngữ viết
Đại biểu quan điểm thứ hai, không chú ý đến mặt ý nghĩa của lời nói, cho rằng dấu câu làm cho cấu tạo cú pháp của lời nói trở nên rõ ràng bằng cách tách ra các câu riêng biệt và các thành phần của câu
Đại biểu của quan điểm thứ ba cũng nghiên cứu dấu câu tách rời khỏi mặt ý nghĩa của lời nói, cho rằng dấu câu dùng để biểu thị ngữ điệu của lời nói Quan điểm này trong những năm 20 của thế kỉ XX đã có tiếng vang lớn trong ngôn ngữ học cũng như trong phương pháp giảng dạy tiếng Nga Nó đã
có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tìm hiểu chức năng và công dụng của dấu câu
Nó không cung cấp một khái niệm chính xác về cơ sở của dấu câu và làm cho
Trang 16công dụng của dấu câu trở nên nghèo nàn Điều này đã kìm hãm sự hoàn thiện
về phương pháp giảng dạy dấu câu
Do đó, các quan điểm này mang tính chất phiến diện, không bao quát được đầy đủ các chức năng, công dụng và cơ sở của dấu câu Đặc biệt là vấn
đề về mối quan hệ qua lại giữa dấu câu và ngữ điệu đã gây ra sự rối rắm, sự sai lầm, sự mâu thuẫn trong những phát triển của các nhà nghiên cứu về công dụng và cơ sở của dấu câu Sự không rõ ràng và mâu thuẫn trong những phát biểu này ở một mức độ nhất định còn do sự lẫn lộn khái niệm công dụng và
cơ sở của dấu câu
Trong những năm gần đây, vấn đề rắc rối và phức tạp này trong ngôn ngữ học Xô Viết đã ít nhiều được soi sáng Giáo sư X.U.Abakumov cho rằng công dụng cơ bản của dấu câu là ở chỗ chỉ ra sự phân chia lời nói thành các
bộ phận có ý nghĩa để biểu đạt tư tưởng trong chữ viết Ngoài công dụng cơ bản này, ông còn chỉ ra vai trò phụ của dấu câu là đôi khi còn có thể chỉ ra một sắc thái ý nghĩa nào đó của một bộ phận của lời nói có một dấu nào đặt ở sau, có thể chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận của câu có dấu câu đặt
ở giữa
Do công dụng cơ bản của dấu câu là chỉ ra sự phân chia lời nói thành các bộ phận có ý nghĩa để biểu đạt tư tưởng trong chữ viết, cho nên sự vắng mặt của dấu câu trong một bài văn không những gây khó khăn rất lớn cho sự hiểu nghĩa của bài văn mà còn có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc hiểu bài văn theo nhiều nghĩa
Như vậy, cùng với các yếu tố khác của ngôn ngữ (từ, cấu trúc cú pháp), dấu câu dùng để biểu thị tư tưởng và tình cảm trong lời nói bằng chữ viết Nhưng bởi vì người viết bao giờ cũng dựa vào lời nói bên ngoài hoặc bên trong và bởi vì không thể có được những tư tưởng, tình cảm thực ở ngoài câu, nghĩa là ngoài vật liệu từ vựng, ngữ pháp và do đó, ngoài cấu tạo ngữ điệu,
Trang 17cho nên, dấu câu trong khi biểu đạt những tư tưởng, tình cảm nhất định trong ngôn ngữ viết, đồng thời cũng báo hiệu về ngữ điệu tương ứng với những tư tưởng, tình cảm này
Quan niệm đúng đắn về công dụng của dấu câu cung cấp khả năng xác định cơ sở của nó
Cơ sở của dấu câu là quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp trong lời nói Nghiên cứu dấu câu có liên quan hữu cơ đến nghiên cứu cú pháp Nghiên cứu
cú pháp lại không thể bỏ qua được ngữ điệu vì ngữ điệu là một trong những phương thức cú pháp quan trọng dùng để biểu đạt ý nghĩa của lời nói Bởi vậy, ngữ điệu là một bộ phận tạo thành cơ sở của dấu câu Thông thường, quy tắc dấu câu được giải thích bằng đồng thời cả tiêu chí ý nghĩa, ngữ pháp và ngữ điệu
Khi chú ý đến sự cùng tồn tại của các tiêu chí khác nhau, cần phải nhấn mạnh rằng dấu câu biểu thị những ý nghĩa khái quát được biểu thị trong cấu trúc cú pháp Thông thường, trong thực hành, nói dấu câu được dùng thế nào trong những cấu trúc cú pháp thì thuận tiện hơn là xác định công dụng của nó
về ý nghĩa Thí dụ, nói dấu phẩy dùng để ngăn cách đoạn câu phụ với đoạn câu chính thì thuận tiện hơn là tìm công thức về sự ngăn cách các tư tưởng bằng dấy phẩy, trong đó tư tưởng này phụ thuộc vào tư tưởng kia Tuy chúng
ta nói mặt ý nghĩa không tồn tại độc lập (nội dung không thể tồn tại nếu không có hình thức) nếu không có mặt hình thức biểu đạt nó, nhưng chúng ta phải chú ý rằng ý nghĩa của câu nói mà các phương thức biểu đạt nó, phụ thuộc vào nó, là điểm xuất phát, là chủ yếu
Ngữ điệu là phương thức cú pháp quan trọng để biểu đạt tư tưởng, là nhân tố bắt buộc phải có của câu, nên dĩ nhiên cũng là cơ sở của dấu câu Nhưng không nên tách nó khỏi cú pháp và quan hệ ý nghĩa trong lời nói, không được thổi phồng vai trò của nó, không được quy cho nó là cái cơ sở duy nhất của dấu câu
Trang 18Trên cơ sở xác định đúng đắn về công dụng và cơ sở của dấu câu, có thể xác định chức năng của dấu câu, tìm hiểu mục đích dùng dấu câu trong từng trường hợp riêng biệt
Về chức năng, có thể chia các dấu thành hai nhóm: nhóm dấu dùng để phân cách và nhóm dấu dùng để tách biệt
Nhóm dấu thứ nhất dùng để phân cách câu này với câu khác, phân cách các thành phần câu và các bộ phận của câu có quan hệ đẳng lập và cả các bộ phận của câu phức hợp không có liên từ nối Đặc điểm của nhóm dấu này là các thành phần câu, các bộ phận câu và các câu được dấu phân cách không thể nằm bên trong các thành phần câu, các bộ phận câu hoặc các câu khác được phân cách Những dấu này có thể lặp lại, nhưng không phải là dấu kép
Nhóm dấu thứ hai dùng để biểu thị những cấu trúc cú pháp đặt vào trong câu với mục đích xác minh, giải thích, mở rộng nội dung của một hoặc một số thành phần của câu hoặc toàn bộ câu nói chung; và cả những cấu trúc
cú pháp gọi tên nhân vật hoặc đối tượng mà lời nói hướng tới, hoặc biểu đạt thái độ chủ quan của người viết với nội dung của câu nói của mình
Nhóm dấu này dùng để tách biệt các bộ phận phụ của câu, các thành phần thứ yếu tách biệt, hô ngữ, các từ và câu chêm Chúng là dấu kép và không lặp lại
Nếu căn cứ về mặt số lượng: một dấu thực hiện một hoặc một số chức năng, một chức năng có thể được thực hiện bằng một hay một số dấu, thì có thể chia ra 4 nhóm:
1- Dấu chỉ thực hiện một chức năng
Thí dụ: dấu chấm phẩy chỉ thực hiện chức năng phân cách (các bộ phận trong câu phức không liên từ, câu phức liên hợp, các đoạn câu phụ đẳng lập, các thành phần đẳng lập) Dấu ngoặc đơn chỉ thực hiện chức năng tách biệt
Nó tách biệt từ, nhóm từ, câu thêm vào trong câu như những nhận xét bổ sung hoặc những nhận xét giải thích thuộc những loại khác nhau
Trang 192- Cùng một dấu có thể đảm nhiệm những chức năng khác nhau
Thí dụ: Dấu phẩy có thể dùng để phân cách và tách biệt Dấu phẩy phân cách các định ngữ đẳng lập và tách biệt thành phần trạng ngữ của câu
3- Cùng một dấu - trong cùng một cấu tạo có thể đồng thời mang một
số chức năng
Thí dụ: Dấu hỏi là dấu kết thúc câu và chỉ ra câu hỏi Dấu hai chấm trong câu phức không có liên từ chỉ ra:
- Quan hệ nhân - quả giữa các bộ phận của câu phức
- Sự vắng mặt của liên từ, bởi vì nếu có liên từ thì dùng dấu khác
4- Cùng một chức năng có thể dùng nhiều dấu khác nhau
Thí dụ: Dấu phẩy, dấu chấm phẩy cùng thực hiện chức năng phân cách Dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn đều thực hiện chức năng tách biệt
Trong trường hợp này, phải có sự tinh tế và sự phân tích phức tạp khi chọn dùng một dấu: chức năng thì là một, nhưng mức độ phân cách hoặc tách biệt thì lại khác nhau
Khi chọn dấu, khó nhất là chọn những dấu “ở gần nhau”, đặc biệt là dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn
Có thể cung cấp cho học sinh những hiểu biết về chức năng của dấu bằng nhiều cách:
1 Khái quát hóa những kiến thức về chức năng của dấu để cung cấp khái niệm bước đầu về bản chất của dấu và công dụng của chúng
Chức năng của dấu có thể làm sáng tỏ khi phân tích chính sự kiện ngữ pháp (thành phần chêm không liên hệ với câu hoặc thành phần của câu bằng một dạng thức nào của mối liên hệ phụ thuộc, nó được phát âm một cách đặc biệt: hạ giọng và nhịp điệu nhanh hơn một chút Trên chữ viết, nó được tách biệt bằng dấu: tách biệt) Để ngăn ngừa sự nhầm lẫn các sự kiện ngữ pháp, có thể thay thế dấu này bằng dấu khác Thí dụ: dấu gạch ngang được thay thế
Trang 20cho dấu phẩy để tách biệt đồng vị ngữ với từ được xác định nằm trong một loạt những thành phần đẳng lập Nếu dùng dấu phẩy thay cho dấu gạch ngang thì câu có thể hiểu khác
2 So sánh các dấu về mặt chức năng, đặc biệt là những dấu đồng âm Dấu phẩy có nhiều giá trị, thường giữ hai chức năng phân cách và tách biệt
Có thể so sánh dấu phẩy bên cạnh những thành phần đẳng lập và thành phần chêm Dấu phẩy phân cách và dấu phẩy tách biệt là những dấu khác nhau
3 Phân tích khả năng tu từ của dấu Việc dùng dấu ở những vị trí mà về nguyên tắc không cần có dấu câu, những khả năng khác nhau trong việc dùng dấu, thường là dấu hiệu tách biệt một đơn vị ngữ pháp cho nó một giá trị đặc biệt Việc dùng dấu có tính chất cá nhân là ở chỗ này
Người viết có thể đặt dấu phẩy sau từ nối liên kết các vế câu để biểu thị quãng ngắt giọng, gây tâm lí chờ đợi ở người đọc, nhằm tăng thêm sức hấp dẫn cho cái ý được trình bày tiếp theo
Việc nắm vững dấu câu phần lớn là do nắm được chức năng của dấu,
sự tương ứng giữa chức năng và dấu: dấu có một chức năng và dấu nhiều chức năng, những dấu khác nhau dùng trong cùng một chức năng Bởi vậy, cần chú ý đặc biệt tới sự phân biệt dấu về mặt chức năng Sự tương ứng phức tạp giữa dấu và chức năng của nó đòi hỏi sự khái quát hóa và hệ thống hóa thường xuyên bài giảng
Học sinh phải hiểu quan niệm cơ bản của nguyên tắc logic - ngữ pháp của dấu câu là các bộ phận và thành phần của câu gắn bó chặt chẽ với nhau thì không dùng dấu để ngăn cách Học sinh phải hiểu cái gì được phân cách, cái gì được tách biệt, tại sao phải tách biệt và tách biệt bằng dấu gì, khi nào dấu hoặc sự vắng mặt của nó chỉ ra tính chất đặc biệt của mối liên hệ, những dấu nào có thể được dùng trong cùng một chức năng…
Trang 21Sự hiểu biết chức năng của dấu có thể giúp học sinh nâng cao trình độ hiểu biết về dấu câu, áp dụng chúng một cách mềm dẻo để biểu đạt chính xác
tư tưởng của mình
1.4 Việc dạy dấu câu tiếng Việt ở trường Tiểu học
Dấu câu là một nội dung trọng tâm của bộ môn Tiếng Việt trong trường phổ thong Nội dung này gắn liền với các kiến thức ngữ pháp cơ bản về câu
và được dạy kĩ ngay từ bậc Tiểu học Ở bậc Trung học cơ sở, các nội dung này lại được nhắc lại một lần nữa để học sinh nắm vững hơn và vận dụng trong thực tế để làm bài tập làm văn
1.4.1 Phân bố thời lượng
Ở bậc Tiểu học, học sinh đã được học kiến thức về dấu câu theo trình tự:
- Lớp 2 dành 12 tuần để học các dấu:
+ Dấu chấm hỏi (?) : 2 tiết (tuần 2, 10)
+ Dấu phẩy (,) : 8 tiết (tuần 8, 12, 22, 24, 26, 28, 31, 32)
+ Dấu chấm (.) : 8 tiết (tuần 10, 14, 20, 22, 24, 28, 31, 32)
+ Dấu chấm than (!) : 1 tiết (tuần 20)
- Lớp 3 dành 12 tuần để học các dấu:
+ Dấu chấm (.) : 5 tiết (tuần 3, 10, 22, 32, 34)
+ Dấu phẩy (,) : 6 tiết (tuần 6, 16, 17, 22, 24, 34)
+ Dấu chấm hỏi (?) : 3 tiết (tuần 13, 22, 28)
+ Dấu chấm than (!) : 2 tiết (tuần 13, 28)
+ Dấu hai chấm (:) : 2 tiết (tuần 30, 32)
- Lớp 4 từ tiết 10 đến tiết 14, ôn lại các dấu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm trong mối quan hệ với: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm
Ngoài ra các em được học thêm hai dấu câu mới chỉ trong một tiết: + Dấu gạch ngang (-)
+ Dấu ngoặc kép (“…”) (trong quan hệ với câu hội thoại)
Trang 22- Lớp 5 từ tiết 22 đến tiết 23 học các dấu câu mới:
+ Dấu chấm phẩy (;) và dấu hai chấm (:) : 1 tiết
+ Dấu ngoặc đơn ( ): 1 tiết
Từ tiết 24 đến tiết 25, ôn lại tất cả 9 dấu câu đã học: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn
1.4.2 Nội dung dạy
Mỗi dấu câu được cấu trúc gồm 3 phần;
- Trước tiên đưa ra thí dụ về loại dấu câu đó;
- Sau đó nêu công dụng (hay chức năng) và cách đọc khi gặp loại dấu câu đó
- Cuối cùng có phần ghi nhớ (để trong khung) cho học sinh dễ nhớ Qua tìm hiểu nội dung dạy học dấu câu trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy dấu câu được dạy qua hai giai đoạn Giai đoạn đầu (các lớp 1, 2, 3), dấu câu được dạy học thông qua các bài tập thực hành Giai đoạn sau (các lớp 4, 5), dấu câu có bài học riêng với yêu cầu cao hơn, học sinh phải biết khái quát hóa về chức năng, công dụng của các dấu câu từ các
ví dụ và bài tập cụ thể
Trong giai đoạn đầu, dấu câu được dạy học chủ yếu dựa vào trực cảm ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ Các bài tập dù không nêu ra công dụng, chức năng của dấu câu, dù không yêu cầu học sinh phải phân biệt các thành phần ngữ pháp của câu nhưng các em đã có thể biết đặt dấu câu đúng chỗ Ví dụ, đối với dấu phẩy, sách lớp 2, 3 đã yêu cầu các em điền dấu phẩy vào câu văn, đoạn văn đã lược bỏ dấu phẩy tách trạng ngữ, tách các vế câu ghép, tách hô ngữ, tách các thành phần cùng loại, tách bộ phận chuyển tiếp…
Giai đoạn sau, dấu câu có bài học riêng ở phân môn Luyện từ và câu Lúc này, các chức năng, công dụng của dấu câu mới được phát biểu thành lời
Ví dụ, dấu phẩy được nêu với ba chức năng như sau:
Trang 23- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
Cách trình bày bài học dấu câu trong sách Tiếng Việt mới đã có sự đổi mới, tạo điều kiện để học sinh chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức Cụ thể là, trước khi nêu các chức năng, công dụng của dấu câu ở phần ghi nhớ, học sinh được quan sát các ví dụ về các trường hợp sử dụng dấu câu
cụ thể
Bên cạnh các nội dung dạy học dấu câu kể trên, trong giờ Chính tả, ở phần chép chính tả, sách giáo khoa còn nêu các câu hỏi về dấu câu (đặc biệt đối với các dấu câu học sinh chưa được học) nhằm nhắc học sinh nhận diện dấu câu và lưu ý cách ghi cho đúng các dấu câu đó trong bài chính tả
1.4.3 Hình thức làm bài tập rèn luyện
Có 2 hình thức làm bài tập được sử dụng thường xuyên:
- Cho bài hoặc đoạn bài không có dấu câu
Yêu cầu học sinh điền dấu (câu) thích hợp vào chỗ gạch chéo (hoặc ô vuông) để diễn đạt đúng ý và ngữ pháp
- Cho bài hoặc đoạn bài đã có dấu câu
Yêu cầu học sinh nhận ra dấu câu sai và chữa lại dấu câu cho đúng Đây là hình thức bài tập thiết thực, có tính thực hành cao
Sách Tiếng Việt cũng có những bài tập vui, hấp dẫn…tạo không khí học tập hứng thú, đồng thời cũng giúp học sinh nhận rõ vai trò quan trọng của dấu câu đối với việc tạo lập và tiếp nhận văn bản
1.4.4 Nhận xét chung
Về mặt số lượng, ở bậc Tiểu học đề cập đến mười loại dấu câu Tuy nhiên, dấu chấm xuống hàng (.) cũng chỉ là một hình thái của dấu chấm Do vậy, thực chất học sinh được học kiến thức của chín loại dấu câu Riêng dấu
Trang 24chấm lửng (…) ở bậc Tiểu học chưa được dạy (dấu chấm lửng được dạy trong chương trình lớp 7 Trung học cơ sở - bài 29) Việc dạy tất cả các dấu câu cho học sinh ngay từ bậc tiểu học giúp các em có điều kiện vận dụng linh hoạt trong quá trình viết văn Chính điều này đã hạn chế trường hợp viết câu sai và hiểu sai nghĩa của câu đối với học sinh Không những thế, việc dạy tất cả các dấu câu cho học sinh ngay từ bậc tiểu học còn giúp các em biết sử dụng dấu câu với mục đích tu từ ngay trong các bài tập làm văn của mình
Về mặt thời lượng, dấu câu được dạy và luyện tập nhiều và kĩ ở tiểu học (21 tiết) Ở tiểu học còn có ba tiết ôn lại toàn bộ dấu câu đã học (tiết 26,
27 và 33) Chính vì thế, học sinh có điều kiện luyện tập và thực hành nhiều hơn Và do đó, công dụng (chức năng) của từng loại dấu được học sinh vận dụng thuần thục và linh hoạt
1.5 Sơ lƣợc kiến thức về dấu câu
1.5.1 Những dấu câu tiếng Việt được tìm hiểu ở tiểu học
Dấu câu tiếng Việt
Dấu câu thường
,
Dấu chấm cảm (chấm than)
!
Dấu chấm phẩy
;
,
Dấu hai chấm :
,
Dấu ngoặc đơn ( )
,
Dấu ngoặc kép
“ ”
,
Dấu gạch ngang _
,
Dấu chấm lửng
…
Trang 251.5.2 Bảng tóm tắt cách dùng các dấu câu
1 Dấu chấm Đặt cuối câu kể?
1 Giới thiệu về người, vật, việc
Ví dụ: Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo
được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng
(Theo Toan Ánh)
2 Miêu tả đặc điểm
Ví dụ: Mưa xuống sầm sập, giọt giã, giọt
bay, bụi nước tỏa trắng xóa
(Tô Hoài)
3 Nêu ý kiến, nhận xét
Ví dụ: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh
thần thượng võ của dân tộc ta
(Theo Toan Ánh)
2 Dấu chấm hỏi ? Dấu chấm hỏi thường được dùng:
1 Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều chưa biết, chưa rõ muốn được trả lời
Ví dụ: Mấy ngày nữa thì mẹ về hả chị?
Trang 26mục đích nghi vấn
Ví dụ: Sáng nay, bạn Lan đi học?
3 Dấu chấm cảm ! Đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm:
3 Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo
Ví dụ: Dế choắt, hãy giương mắt ra xem tao
true con mụ cốc đây này!
(Theo Tô Hoài)
4 Dấu phẩy , Đặt ở giữa câu để:
1 Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập
Ví dụ: Mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song
mai Đông Mĩ của thủ đô Hà Nội điểm xuyết những nụ tươi
(SGK Tiếng Việt 3)
2 Tách biệt phần trạng ngữ với nòng cốt câu
Ví dụ: Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài
đường rụng nhiều
(Theo Thanh Tịnh)
3 Tách biệt phần chú thích
Ví dụ: Đan-tê, một nhà thơ lớn của nước
Italia, là người rất ham đọc sách
Trang 27(SGK Tiếng Việt 3)
4 Tách biệt phần chuyển tiếp
Ví dụ: Cứ thế, rêu phủ đầy màu xanh trên
tường
5 Tách biệt phần hô ngữ
Ví dụ: Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng
không khôn được
(Theo Tô Hoài)
5 Dấu chấm phẩy ; Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu để:
1 Phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập (khi trong câu đã có bộ phận nào đó dùng dấu phẩy)
Ví dụ: Tiếng đàn bầu khi thì như mưa đêm rả
rích, gieo một nỗi buồn vô hạn mênh mông; khi thì như chớp biển mưa nguồn, đêm dài lóe sáng, kích động lòng người
(Lưu Quý Kỳ)
2 Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo
và ý nghĩa
Ví dụ: Con đường dốc dần lên; ánh sáng đã
hửng mờ mờ; rồi ánh sáng lóe lên
Trang 28(thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang)
Ví dụ: Chị Cốc liền quát lớn:
- Mày nói gì?
(Theo Tô Hoài)
2 Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
Ví dụ: Rồi ngày mưa rào Mưa dăng dăng
bốn phía Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc…
7 Dấu ngoặc đơn ( ) Dấu ngoặc đơn có thể đặt ở những vị trí khác
nhau trong câu để tách biệt phần chú thích (đặt trong ngoặc đơn) với phần được chú thích Phần chú thích này có tác dụng nêu rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn,…
Ví dụ: Tôi quê ở Hưng Yên (vùng có rất
nhiều nhãn ngon)
(Luyện Tiếng Việt 5)
8 Dấu ngoặc kép “ ” Dấu ngoặc kép có thể đặt ở những vị trí khác
Trang 29nhau trong câu và dùng để tách biệt:
1 Lời nói trực tiếp của nhân vật (thường có dấu hai chấm đứng trước)
Ví dụ: Hồ Chủ Tịch nói: “Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
(Lê Duẩn)
2 Một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước)
Ví dụ: Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước
biếc” như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non…
(Hoài Thanh – Thanh Tịnh)
3 Những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa mai,…)
Ví dụ: Một thế kỉ “văn minh” “khai hóa”
của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt
(Thép Mới)
9 Dấu gạch ngang - Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí
khác nhau trong câu để tách biệt:
1 Lời nói trực tiếp của nhân vật
Ví dụ:
Trang 30Một hôm, Bác Hồ hỏi Bác Lê:
- Anh Lê có yêu nước không?
Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:
nhau trong câu để:
1 Thay cho những lời không tiện nói ra, hoặc không tiện trích dẫn
Ví dụ:
- U nó cứ yên lòng Thế nào sang mai tôi cũng về Nếu tôi không có ra tay, rồi quân cướp cứ nhũng nhiễu mãi, vùng này còn ai
Trang 31làm ăn gì được!
- Đành vậy, nhưng nhỡ ra…
(Nguyễn Công Hoan)
2 Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời
Ví dụ:
- Mẹ ơi, con đau…đau…quá…!
1.5.3 Cách đặt dấu đúng khoảng cách giữa các chữ trong câu
- Trong câu, các dấu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm cảm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm được đặt gần chữ bên trái, không đặt gần chữ bên phải hoặc lơ lửng giữa hai chữ
- Trong câu, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép là những dấu kép, vì thế phần đứng trước (dấu mở) được đặt gần chữ bên trái; còn phần đứng sau (dấu đóng) được đặt gần chữ bên phải
Việc đưa ra cơ sở lí luận về dấu câu giúp học sinh có cái nhìn cụ thể về dấu câu tiếng Việt, từ việc phân loại dấu câu cho tới những cơ sở, chức năng của từng loại dấu Chính điều này đã tạo điều kiện cho các em nắm chắc và chuẩn kiến thức về dấu câu, có thể vận dụng linh hoạt và chính xác trong quá trình tập làm văn
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG CÁC LỖI VỀ DẤU CÂU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT LỚP 5
2.1 Khảo sát thực trạng lỗi về dấu câu của học sinh tiểu học
2.1.1 Địa điểm tiến hành điều tra
Để nắm được tình hình cụ thể của các lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra tại hai trường tiểu học:
- Trường Tiểu học Thị Trấn A (Xuân Nộn - Đông Anh - Hà Nội)
- Trường Tiểu học Ngô Quyền (Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc)
2.1.2 Phương pháp tiến hành điều tra
Chúng tôi đã phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi thu thập tài liệu và số liệu Các phương pháp chủ yếu:
- Đọc, chấm các bài tập làm văn và vở tập làm văn của học sinh
- Thống kê các lỗi
- Trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh
2.1.3 Cách thức điều tra
Chúng tôi thu các bài tập làm văn và vở tập làm văn của học sinh chấm
và thống kê lỗi về dấu câu theo các chỉ số sau:
- Số câu học sinh không dùng dấu câu
- Số câu học sinh dùng sai dấu
2.1.4 Kết quả điều tra
a) Kết quả thống kê và phân loại
Chúng tôi thực hiện điều tra ở hai trường tiểu học với 400 bài tập làm văn của học sinh (lấy ngẫu nhiên ở mỗi trường 200 bài) và thống kê lỗi về dấu
Trang 33câu được kết quả như sau:
Bảng 1: Bảng thống kê các lỗi sử dụng dấu câu của học sinh ở hai trường
Tiểu học
Lỗi
Trường tiểu học Thị Trấn A (lỗi)
Trường tiểu học Ngô Quyền (lỗi)
Tổng (lỗi)
2.1.1 Chỗ phải dùng dấu chấm nhưng lại không dùng dấu chấm
348 2.1.2 Chỗ không
được dùng dấu chấm nhưng lại dùng
Trang 342.2 Dấu chấm than
2.2.1 Chỗ phải dùng dấu chấm than
nhưng lại không dùng
2.2.2 Chỗ không được dùng dấu chấm than nhưng lại dùng dấu chấm than
2.3 Dấu chấm hỏi
2.3.1 Chỗ phải dùng dấu chấm hỏi nhưng lại không dùng dấu chấm hỏi
518 2.3.2 Chỗ không
được dùng dấu chấm hỏi nhưng lại dùng dấu chấm hỏi
2.4 Dấu phẩy
2.4.1 Chỗ phải dùng dấu phẩy nhưng lại không dùng dấu phẩy
439 2.4.2 Chỗ không
được dùng dấu phẩy nhưng lại dùng dấu phẩy
2.5 Dấu chấm phẩy
2.5.1 Chỗ phải dùng dấu chấm phẩy nhưng lại không
Trang 35dùng dấu chấm phẩy 2.5.2 Chỗ không được dùng dấu chấm phẩy nhưng lại dùng dấu chấm phẩy
2.6 Dấu hai chấm
2.6.1 Chỗ phải dùng dấu hai chấm nhưng lại không dùng dấu hai chấm
287 2.6.2 Chỗ không
được dùng dấu hai chấm nhưng lại dùng dấu hai chấm
2.7 Dấu ngoặc đơn
2.7.1 Chỗ phải dùng dấu ngoặc đơn
nhưng lại không dùng dấu ngoặc đơn
121 2.7.2 Chỗ không
được dùng dấu ngoặc đơn nhưng lại dùng dấu ngoặc đơn
2.8 Dấu ngoặc kép
2.8.1 Chỗ phải dùng dấu ngoặc kép
nhưng lại không dùng dấu ngoặc kép
293 2.8.2 Chỗ không