Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4

72 1.4K 2
Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3   4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... rõ thành phần 37 2.2 .4 .Câu tƣơng hợp nghĩa thành phần 39 2 .3 Cách sửa lỗi thành phần câu 39 2 .3. 1 Câu thiếu thành phần 39 2 .3. 2 Câu thừa thành phần 43 2 .3. 3 Câu. .. liên quan đến thành phần câu, đặc biệt thành phần câu dạy Tiểu học - Đƣa thực trạng mắc lỗi thành phần câu tập làm văn viết học sinh lớp -4 - Miêu tả lỗi thành phần câu cách sửa cho lỗi - Đề xuất... 31 2.2 Miêu tả số lỗi thành phần câu học sinh 34 2.2.1 Câu thiếu thành phần 34 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH 2.2.2 Câu thừa thành phần 36 2.2 .3 Câu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =======***======= NGUYỄN NHƢ QUỲNH SỬA LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 3 – 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =======***======= NGUYỄN NHƢ QUỲNH SỬA LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 3 – 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thu Hƣơng HÀ NỘI, 2015 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, khoa Giáo dục Tiểu học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ngoài những nỗ lực cá nhân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thu Hƣơng - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Như Quỳnh Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thu Hƣơng. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên thực hiện Nguyễn Như Quỳnh Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT C-V : chủ - vị HS1 : học sinh 1 HS2 : học sinh 2 TN1 : trạng ngữ 1 TN2 : trạng ngữ 2 CN : chủ ngữ VN : vị ngữ Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... ... .3 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 NỘI DUNG ...................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHẦN CÂU Ở TIỂU HỌC .... 5 1.1.Các quan niệm về thành phần câu.......................................................... 5 1.2. Phân loại thành phần câu Tiếng Việt ..................................................... 5 1.2.1. Thành phần chính của câu ............................................................... 5 1.2.2. Thành phần phụ của câu................................................................ 13 1.2.3. Thành phần phụ của từ trong câu .................................................. 17 1.2.4. Thành phần biệt lập trong câu ....................................................... 19 1.3.Nội dung dạy thành phần câu ở tiểu học ............................................... 23 1.3.1.Chƣơng trình dạy học về thành phần câu ...................................... 23 1.3.2.Quan niệm về các thành phần câu đƣợc dạy ở tiểu học ................. 27 CHƢƠNG 2:SỬA CÁC LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU CHO HỌC SINH LỚP 3 - 4 ......................................................................................................... 29 2.1. Thực trạng mắc lỗi về thành phần câu của học sinh ........................... 30 2.1.1. Bảng thống kê kết quả ................................................................... 30 2.1.2. Nhận xét kết quả thống kê............................................................. 31 2.2. Miêu tả một số lỗi về thành phần câu của học sinh ............................. 34 2.2.1. Câu thiếu thành phần..................................................................... 34 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH 2.2.2. Câu thừa thành phần...................................................................... 36 2.2.3. Câu không phân định rõ thành phần ............................................. 37 2.2.4.Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần ........... 39 2.3. Cách sửa lỗi về thành phần câu ............................................................ 39 2.3.1. Câu thiếu thành phần..................................................................... 39 2.3.2. Câu thừa thành phần...................................................................... 43 2.3.3. Câu không phân định rõ thành phần ............................................. 44 2.3.4. Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần .......... 46 2.4.Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng nhận diện và sử dụng các thành phần câu ............................................................................ 47 2.4.1. Xây dựng hệ thống bài tập .......................................................... 47 2.4.2. Xây dựng hệ thống trò chơi .......................................................... 56 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngữ pháp là rất cần thiết trong đời sống xã hội. Ngữ pháp chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện đƣợc chức năng là công cụ giao tiếp. Trong nhà trƣờng, ngữ pháp rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ thông qua hoạt động nghe, nói, đọc, viết, thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt, giúp học sinh hiểu và sử dụng tốt ngôn ngữ phƣơng tiện tƣ duy giao tiếp của loài ngƣời. Chƣơng trình ngữ pháp ở Tiểu học lấy câu làm trọng tâm dạy học. Học sinh tiểu học đã đƣợc cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu. Thành phần câu là một địa hạt quan trọng trong ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp Tiếng Việt nói riêng. Đặc biệt, ở trƣờng Tiểu học, thành phần câu lại càng quan trọng hơn. Kiến thức về thành phần câu và kĩ năng vận dụng các thành phần câu định hƣớng cho học sinh tiểu học nói đúng, viết đúng Tiếng Việt. Học sinh nắm đƣợc nắm đƣợc kiến thức về thành phần câu, biết cách phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu, xác định đúng các thành phần câu đã đƣợc học và có kĩ năng vận dụng thành phần câu để tạo ra những câu đúng ngữ pháp, gợi tả, gợi cảm là một yêu cầu cấp thiết. Vì đó là nền tảng để học nói, viết Tiếng Việt đúng, chuẩn ngữ pháp, hình thành nơi các em năng lực hoạt động ngôn ngữ và chuẩn bị tiềm năng cho trẻ nhỏ học lên các bậc học cao hơn sau này. Tuy nhiên, học sinh tiểu học hiện nay do các em chƣa nắm vững các kiến thức về thành phần câu. Hơn nữa, do tuổi đời còn nhỏ nên khả năng nói và viết của các em là rất hạn chế. Các em thƣờng chỉ nói, viết đƣợc những câu đơn giản còn khi nói, viết các câu phức tạp hơn thì khó khăn hơn. Chính vì vậy,việc mắc lỗi với các em là điềukhông thể tránh khỏi, đặc biệt là các lỗi về thành phần câu. Nó đƣợc thẻ hiện rõ trong các bài tập làm văn viết của các em. Ngoài ra, thực tế các giáo viên việc dạy về câu cũng nhƣ thành phần câu 1 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp thƣờng qua loa, đại khái, chƣa đi sâu vào các kiến thức trọng tâm. Muốn vậy giáo viên cần phải có kiến thức nhất định về thành phần câu Tiếng Việt để có thể hiểu, lý giải phân tích cho học sinh và từ đó đƣa ra những biện pháp giúp các em khắc phục đƣợc những hạn chế đó. Là một giáo viên tƣơng lai, trăn trở lớn nhất của tôi làm sao để các em không bị mắc lỗi về thành phần câu khi đặt câu, viết văn. Từ đó các em có thể viết đƣợc những bài văn hay, những lời nói đẹp thu hút hấp dẫn đƣợc ngƣời đọc và ngƣời nghe. Vì vậy tôi chọn đề tài “Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3 -4”với hy vọng giúp các em cải thiện đƣợc tình trạng này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc tìm hiểu về vấn đề thành phần câu cũng nhƣ việc sửa lỗi về thành phần câu đã có một số tác giả đã đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết. Thành phần câu tiếng Việt củaNguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), NXB Giáo dục, Hà Nội là chuyên luận về thành phần câu đầu tiên và duy nhất hiện nay. Chuyên luận đã giải quyết một cách thuyết phục các vấn đề cơ bản là định nghĩa thành phần câu, danh sách thành phần câu và tiêu chí xác định thành phần câu. Các tác giả đã trình bày rất rõ các khái niệm, phân loại thành phần chính và thành phần phụ của câu. Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thông của tác giả Nguyễn Thị Thìn (2001), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả bàn về sự phân định các thành phần ngữ pháp của câu tiếng Việt gồm tiêu chuẩn xác định các thành phần ngữ pháp của câu, đặc trƣng cơ bản. Dạy học ngữ pháp ở tiểu học của tác giả Lê Phƣơng Nga, (2001), NXB Giáo dục Hà Nội. Cuốn sách bàn về thực trạng dạy ngữ pháp ở tiểu học và cách thức tổ chức dạy học ngữ pháp ở tiểu học. Cũng đã nêu ra đƣợc các lỗi mà học sinh thƣờng mắc phải và đề ra cách chữa. 2 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Tiếng Việt của Nguyễn Đức Dần đề cập đến các vấn đề câu sai, câu mơ hồ. Nhƣng vấn đề này cũng đƣợc tác giả xem xét một cách khái quát và dẫn chững chƣa sát với bậc tiểu học. Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục của Cao Xuân Hạo (chủ biên), NXB khoa học xã hội cũng đã viết rất rõ về các lỗi câu và cách khắc phục. Vấn đề lỗi câu ở bậc tiểu học cũng đƣợc đƣa ra trong các nghiên cứu khoa học và các khóa luận tốt nghiệp nhƣ: Tìm hiểu kỹ năng viết câu của học sinh lớp 4 của Đặng Thi Thu Hà; khóa luận: Tìm hiểu lỗi câu của học sinh tiểu học trong các bài tập làm văn của Nguyễn Thị Kiên. Hay có đề tài khóa luận rọng hơn nhƣ: Các lỗi trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Vũ Thị Bích và khóa luận: Chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh tiểu học lớp 4-5 qua các bài tập làm văn của Nguyễn Thị Thƣ... Song mỗi khóa luận đều xem xét vấn đề theo những góc độ, phƣơng diện khác nhau nhƣng chƣa nghiên cứu sâu về các lỗi thành phần câu của học sinh tiểu học. Kế thừa và phát triển các thành tựu nghiên cứu nói trên, chúng tôi tiến hành Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3 - 4. Chúng tôi chọn đề tài này với hy vọng nhằm giúp các em có thể sửa lỗi về thành phần câu trong khi nói, viết và các hoạt động có liên quan. Đồng thời cũng giúp giáo viên có thể điều chỉnh phƣơng pháp dạy của mình sao cho phù hợp. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận: - Làm rõ lý luận về thành phần câu. - Đề xuất các biện pháp để giúp học sinh sửa các lỗi về thành phần câu. 4. Đối tƣợng nghiên cứu - Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3 - 4. 3 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp 5. Phạm vi nghiên cứu - Trƣờng tiểu học Ngô Quyền - Vĩnh Yên -Vĩnh phúc và Trƣờng tiểu học Phạm Công Bình -Yên lạc -Vĩnh Phúc. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, khóa luận phải thực hiện đƣợc các nhiệm vụ sau: - Trình bày khái quát những lý luận liên quan đến thành phần câu, đặc biệt là những thành phần câu dạy ở Tiểu học. - Đƣa ra thực trạng mắc lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3 -4. - Miêu tả các lỗi về thành phần câu và cách sửa cho các lỗi đó. - Đề xuất ra một số biện pháp giúp các em sửa các lỗi về thành phần câu. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận. - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thống kê. - Phƣơng pháp phỏng vấn. 4 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHẦN CÂU Ở TIỂU HỌC 1.1. Các quan niệm về thành phần câu Thành phần câu là một hạt nhân quan trọng trong câu nói riêng và trong ngữ pháp nói chung. Các nhà ngữ pháp học đã mô tả về các thành phần một cách khá kỹ lƣỡng nhƣng định nghĩa về thành câu vẫn chƣa đƣợc giải quyết một cách thuyết phục. Vì vậy, xung quanh định nghĩa về thành phần câu có những ý kiến khác nhau: Theo Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), trên trục hình tuyến, về mặt cấu trúc, một câu nói bình thường là một tổ chức gồm nhiều bộ phận cấu tạo nên câu, gọi là thành phần câu. Theo Diệp Quang Ban (2000), thành phần câu là chức vụ cú pháp mà thực từ đảm nhiệm trong mối quan hệ cấu trúc với những thực từ khác trong câu. Nguyễn Thị Thìn (2001) quan niệm thành phần ngữ pháp của câu (thành phần câu) là thành tố trực tiếp cấu tạo câu, có thể là từ, ngữ, liên hợp đẳng lập hoặc một tiểu cú. Quan niệm về thành phần của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) đơn giản và mang tính khái quát rất cao. Theo họ, thành phần câu là những từ tham gia nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt của câu. Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản về thành phần câu nhƣ sau: “Thành phần câu là đơn vị quan trọng để tạo nên câu trong Tiếng Việt.” 1.2. Phân loại thành phần câu Tiếng Việt 1.2.1. Thành phần chính của câu 1.2.1.1. Khái niệm Các nhà ngữ pháp học truyền thống quan niệm thành phần chính của câu là thành phần tạo nên nòng cốt của câu, không thể thiếu đƣợc trong câu 5 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp đơn bình thƣờng vì thiếu nó không tạo thành câu [9,22-23], [5,126]. Nói một cách khái quát hơn, thành phần chính của câu là yếu tố cú pháp bắt buộc có mặt trong câu để đảm bảo cho câu có tính trọn vẹn. Thành phần chính của câu gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ, vị ngữ tạo nên nòng cốt câu trên cơ sở quan hệ cú gọi là quan hệ chủ - vị. Các nhà ngữ pháp học chức năng cho rằng có thành phần nòng cốt đề thuyết [20, 168], phần cốt đề, thuyết. Đề và thuyết là những thành tố cơ bản cấu tạo nên nòng cốt câu, hạt nhân đề - thuyết là cấu trúc hạt nhân của câu. Nhƣ vậy, thành phần chính của câu là thành phần quan trọng nhất trong câu. Thành phần chính của câu gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Quan hệ chủ - vị tạo nên nòng cốt của câu. 1.2.1.2. Các thành phần chính của câu 1.2.1.2.1. Chủ ngữ a. Khái niệm Chủ ngữ là thành phần chính, thành phần quan trọng trong câu nên từ thời Pháp thuộc, Trần Trọng Kim (1941) đã quan tâm đến thành phần này. Tác giả gọi chủ ngữ là “chủ từ” và cho rằng chủ từ là tiếng đứng làm chủ ở trong mệnh đề [7, 21]. Đến Bùi Đức Tịnh (1954), quan niệm về chủ ngữ có phần cụ thể hơn: “Chủ ngữ chỉ ngƣời hay vật nói đến” [18, 335]. Từ sau 1960, chủ ngữ đƣợc đề cập đến nhiều trong công trình nghiên cứu. Nhƣng chỉ trong công trình nghiên cứu của một số tác giả, khái niệm chủ ngữ mới hoàn thiện và đƣợc nhiều ngƣời đồng tình. Nguyễn Kim Thản (1964) cho rằng chủ ngữ biểu thị đối tƣợng tƣờng thuật của vị ngữ và có những đặc trƣng (hoạt động, trạng thái, thuộc tính, tính chất, chủng loại) do vị ngữ biểu thị [14, 176]. Theo Diệp Quang Ban (2000), chủ ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau với thành phần vị ngữ, chủ ngữ nêu ra vật, hiện tƣợng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với đặc trƣng (động, tĩnh, tính chất) và quan hệ sẽ đƣợc nói đến trong vị ngữ [2, 39-40]. Nguyễn Thị Thìn (2001) quan niệm chủ ngữ biểu thị đối tƣợng nhận thức (S) trong nội dung mệnh 6 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp đề[16, 59]. Nguyễn Minh Thuyết (2004) khẳng định chủ ngữ là bộ phận nòng cốt của câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, tạo ra cùng vị ngữ một kết cấu có khả năng nguyên nhân hóa [17, 153]. b. Những đặc trưng cơ bản của chủ ngữ b1. Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ ngữ trong câu Mọi ngƣời đều thừa nhận chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu song phần, cùng với vị ngữ tạo nên nòng cốt câu. Chủ ngữ là thành phần nêu nên chủ thể nhƣ ngƣời, vật, sự vật, sự việc,… có đặc trƣng đƣợc miêu tả hoặc nhận xét ở vị ngữ [9, 24], [5, 131], [11, 150]. Nhƣng trình bày khá là đầy đủ, hoàn chỉnh về vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ ngữ là các tác giả Nguyễn Thị Thìn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp,…. Nguyễn Thị Thìn (2001) khẳng định chủ ngữ có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp và phù hợp với vị ngữ, kết hợp với vị ngữ để tạo nên cấu trúc ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề [16, 54]. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) cho rằng chủ ngữ có thể chỉ hành động hay đối tƣợng của hành động, kẻ mang một phẩm chất nào đó, hay là một sự vật (tình huống) đƣợc quy vào một phạm trù nhất định hoặc đồng nhất với một sự vật (tình huống) khác. Ngoài ra tác giả còn phân biệt chủ ngữ chủ đề, chủ ngữ vị trí và chủ ngữ chỉ hình thức [17, 183 -184]. Về vai trò của chủ ngữ đối với tổ chức câu: Có những nhà ngữ pháp cho rằng chủ ngữ quan trọng hơn vị ngữ vì nó chi phối sự xuất hiện của vị ngữ [19,184]. Ngƣợc lại, có rất nhiều ý kiến cho vị ngữ là thành phần chính quan trọng nhất trong câu [14, 181], [5, 139], [16, 69], [17,109, 191]. b2. Vị trí chủ ngữ trong câu Các nhà nghiên cứu ngữ pháp học đã nhất ý kiến là chủ ngữ thƣờng đứng trƣớc vị ngữ theo trật tự C - V (“vị trí thuận của chủ ngữ” [17, 187]). Tuy nhiên chủ ngữ có khả năng đứng sau vị ngữ (“vị trí nghịch của chủ ngữ” [17, 187]) trong một số trƣờng hợp nhất định và gắn với những điều kiện nhất 7 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp định. Đó là trong trƣờng hợp ngƣời nói muốn nhấn mạnh vị ngữ để ngƣời nghe chú ý [9, 26]; nhất là khi câu mang rõ màu sắc biểu cảm [8, 60]; chủ ngữ trong các câu có quan hệ từ là chuyển theo quy tắc riêng: chỉ ở những câu đồng nhất tuyệt đối, chủ ngữ mới có thể chuyển ra sau vị ngữ, còn trong các câu không có hệ từ, bất cứ một chủ ngữ thể nào cũng có thể chuyển ra sau vị ngữ nhờ có chỉ tố phân đoạn thực tại là. [17, 187 -188] b3. Cấu tạo của chủ ngữ Chủ ngữ thƣờng đƣợc biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ), đại từ đây là hình thức phổ biến nhất của chủ ngữ - vị ngữ (cụm vị từ) số từ, từ chỉ vị trí đƣợc danh hóa, cụm từ (đẳng lập, chính phụ, cố định) kết cấu C -V và một số kiểu cấu trúc khác. Diệp Quang Ban (2005) gọi là “kiến trúc đặc biệt” gồm: - Kiểu kiến trúc “từ phủ định + danh từ + đại từ phiếm định” - Kiểu kiến trúc “ có (phiếm định) + danh từ” - Kiểu kiến trúc “ kết từ + danh từ” - Kiểu kiến trúc song hành chỉ khoảng cách không gian và thời gian [4, 146 -147] Nguyễn Thị Thìn gọi kiểu kiến trúc đó là: - Chủ ngữ kết hợp gồm phụ từ chỉ lƣợng -tồn tại có + danh từ / đại từ phiếm chỉ. - Chủ ngữ là kết hợp gồm phụ từ phủ định không, chẳng, chưa + danh từ / đại từ phiếm chỉ. - Chủ ngữ là giới từ. - Chủ ngữ là đại từ có ý nghĩa phiếm chỉ. Ví dụ: “Tất cả những ai đã từng đọc: Tiếng chim hót trong bụi mận gai đều không thể quên được lời đề từ của nó.” [16, 61-62] 8 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) dựa vào hai loại câu cơ bản là câu hệ từ và câu vị từ để tìm hiểu cấu tạo của chủ ngữ. Tác giả khẳng định ngoài danh từ, đại từ, vị từ, cụm chủ - vị làm chủ ngữ, thời vị từ có thể làm chủ ngữtrong ba trƣờng hợp sau: + Khi nó đƣợc dùng với ý nghĩa sự vật nhƣ danh từ, ví dụ: “Trêngửi thông cáo xuống dƣới.” + Trong câu có vị ngữ là tính từ, ví dụ: “ Trên đồnim nhƣ tờ.” + Trong câu chỉ sự đồng nhất về vị trí không gian, ví dụ: “ Trước mắtlà một con đƣờng.” [17, 186-187] Tóm lại theo chúng tôi, chủ ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: - Về khái niệm: Chủ ngữ là thành phần chính của câu thể hiện đối tƣợng đƣợc thông báo trong câu, cùng với vị ngữ tạo thành nòng cốt câu. - Về vị trí: Chủ ngữ thƣờng đứng trƣớc vị ngữ theo trật tự C- V nhƣng khi cần nhấn mạnh nội dung thông báo hay biểu thị tình cảm, cảm xúc, …. Ngƣời ta có thể đặt vị ngữ lên trƣớc chủ ngữ. - Về cách xác định chủ ngữ: Chủ ngữ có thể xác định bằng cách xác định nòng cốt câu, xác định thành phần chính của câu (sử dụng phép lƣợc câu, tìm thành phần cấu tạo tối thiểu của câu), cuối cùng tìm những từ, ngữ nêu đối tƣợng thông báo của câu. - Về cấu tạo của chủ ngữ: Chủ ngữ có thể đƣợc cấu tạo là từ một từ, một cụm từ (cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm từ cố định), một cụm C -V hay một giới ngữ. Ví dụ: + Chủ ngữ đƣợc cấu tạo từ một từ (thƣờng là danh từ, đại từ): Trăng sắp lên. + Chủ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ đẳng lập: Thầy giáo và học sinhđang chăm chú làm việc. 9 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp + Chủ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ chính phụ: Cuộc sống của lính Tây Tiến vô cùng gian khổ. + Chủ ngữ là một cụm từ cố định: Ở đời, mất cái nọ được cái kia là lẽ thƣờng tình. + Chủ ngữ có thể là một giới từ: Từ đầu nhà đến cuối nhà khoảng 20 mét. + Chủ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm C -V: Tất cả học sinh đều chăm họclà điều đáng mừng. 1.2.1.2.2. Vị ngữ a. Khái niệm Cùng phái văn cổ truyền (văn phạm học quy chuẩn), Trần Trọng Kim (1941) đã đồng nhất vị ngữ với động từ (tính từ) và gọi thẳng tên của từ loại này [7, 21], Trần Trọng Kim đã nhầm lẫn thành phần câu với các lớp từ (động từ, tính từ). Bùi Đức Tịnh (1954) thì đã phân biệt đƣợc vị ngữ (tác giả gọi là tuyên ngữ và quan niệm tuyên ngữ là những gì để nói về ngƣời hay vật ở chủ ngữ) là thành phần chính của câu với các lớp từ (động từ) [18, 337]. Các nhà nghiên cứu ngữ pháp học Tiếng Việt hiện đại quan niệm về vị ngữ đầy đủ hoàn chỉnh hơn. Họ khẳng định vị ngữ là thành phần thứ hai của câu, cùng với chủ ngữ tạo thành nòng cốt câu. Vị ngữ là thành phần tƣờng thuật về chủ ngữ [14, 154]; vị ngữ là bộ phận chỉ tình trạng hoặc hành động của chủ thể [9, 23]; vị ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau với chủ ngữ, vị ngữ nêu lên đặc trƣng hoặc quan hệ (động, tĩnh) vốn có ở vật nói ở chủ ngữ hoặc có thể áp đặt chung một cách có lý do cho vật đó [2, 43]; vị ngữ biểu thị thuộc tính P (có thể là hành động, qua trình, trạng thái, đặc điểm, tính chất, hặc quan hệ ) của đối tƣợng nhận thức; vị ngữ là bộ phận nòng cốt của câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời - thế vào phía trƣớc, và trong trƣờng hợp bộ phận này gồm hơn một từ thì vị ngữ là từ chính của bộ phận ấy [17, 118]. 10 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp b. Những đặc trưng cơ bản của vị ngữ b1. Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của vị ngữ trong câu Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu song phần cùng với chủ ngữ tạo nên nòng cốt của câu. Vị ngữ là thành phần câu thƣờng thông báo rõ hành động, trạng thái, tính chất,… của chủ ngữ. Vị ngữ thƣờng trả lời câu hởi làm gì?Thế nào? Là gì? [9,27], [11,150]; vị ngữ có tác dụng đến toàn câu [10,115]; vị ngữ biểu thị tính vị thể, miêu tả đặc trƣng của sự vật đƣợc nói đến ở chủ ngữ [5, 148]. Về mặt ngữ pháp, vị ngữ là thành phần chịu sự chi phối của chủ ngữ, về mặt thông báo, vị ngữ là phần thông báo cho chủ ngữ, tính thông báo thể hiện chủ yếu ở vị ngữ, trong tƣơng quan với chủ ngữ, vị ngữ thƣờng là cái mới - cái chƣa biết - do đó phần này ít khi bị rút gọn [19, 158]. Vị ngữ có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp và phù hợp với chủ ngữ, kết hợp với chủ ngữ tạo thành cấu trúc ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề [16, 69]. Vị ngữ là thành phần dùng một thứ từ ngữ khác để thuật cái thế nào của chủ ngữ [6,178].Vị ngữ là bộ phận quan trọng nhất trong câu song phần, nó là trung tâm tổ chức của câu, không thể lƣợc bỏ khi tách khỏi ngữ cảnh [14, 181]. Vị ngữ đóng vai trò chủ yếu và là hạt nhân của câu [17, 190 -191]. b2. Vị trí của vị ngữ trong câu Vị ngữ thƣờng đứng sau chủ ngữ theo trật tự C - V. Tuy nhiên, vị ngữ có thể đứng trƣớc chủ ngữ (trƣờng hợp ngoại lệ) thuộc mặt dụng pháp [19, 185]. Việc đảo vị ngữ lên trƣớc chủ ngữ tạo nên một trật tự không bình thƣờng nhằm đạt hiệu quả tu từ biểu cảm [16, 70]. b3. Cấu tạo của vị ngữ Về mặt từ loại: Các nhà ngữ pháp học cổ truyền cho rằng vị ngữ do động từ (tính từ) làm nên [7,21], [18,337], phần lớn các nhà nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt thống nhất ý kiến cho rằng động từ, tính từ (vị từ) thƣờng làm vị ngữ, ngoài ra danh từ, đại từ, số từ cũng có thể làm vị ngữ. 11 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Về mặt cấu trúc: Vị ngữ có thể đƣợc tạo nên bởi một từ, một cụm từ chính phụ, một cụm từ đẳng lập, một giới ngữ, một kết cấu C -V và những đơn vị đặc biệt nhƣ là: + Từ “đang” + danh từ chỉ thời gian: “Nó đang tuổi ăn, tuổi ngủ.” + Các từ sao, vậy, thế nào, ví dụ: “Anh sao thế?”[9,30] + Là sự lặp lại một tổ hợp về mặt ý nghĩa vốn là trọng tâm của nội dung thông báo ở câu trƣớc, ví dụ: “Mai kia u đƣa con sang với chị.” “Con không mai kia.” + Là một tổ hợp quan hệ từ + danh từ, ví dụ: “Mẹ tôi ngoài vườn.” [1,150-151] Về mặt kết nối với chủ ngữ: Vị ngữ có thể kết hợp trực tiếp với chủ ngữ (không cần đến hệ từ là), có thể kết hợp gián tiếp với chủ ngữ. Tóm lại, theo chúng tôi, vị ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: - Về khái niệm: Vị ngữ là thành phần chính của câu thể hiện nội dung thông báo (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ,….) của đối tƣợng nêu ở chủ ngữ, cùng với chủ ngữ tạo nên nòng cốt câu. - Về vị trí: Vị ngữ thƣờng đứng sau chủ ngữ theo trật tự C -V nhƣng vị ngữ có thể đứng trƣớc chủ ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo hoặc mang màu sắc tu từ. - Về cách xác định vị ngữ: Muốn tìm vị ngữ của câu, phải thực hiện các bƣớc phân tích cấu trúc câu: Xác định nòng cốt câu (tối giản), xác định chủ ngữ, phần còn lại là vị ngữ của câu (phần nêu lên thông báo về đối tƣợng nói đến ở chủ ngữ). - Về cấu tạo của vị ngữ: Vị ngữ có thể đƣợc cấu tạo từ một từ (động từ, tính từ, danh từ, đại từ, số từ), một cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm từ cố định, giới ngữ, cụm C -V. Ví dụ: 12 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp + Vị ngữ đƣợc cấu tạo bởi một từ: Bọn giăc run sợ. Nó là phóng viên. + Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ chính phụ: Hoa hồng đang nở rộ. Tiếng đàn Thúy Kiều trong như tiếng hạc bay qua. + Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ đẳng lập: Nó đến rồi rủ tôi đi chơi. + Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ cố định: Thằng bé ấy cứng đầu cứng cổ lắm. + Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một giới ngữ: Cái mâm đó bằng nhôm. + Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm C -V: Giếng làng em nước rất trong. 1.2.2. Thành phần phụ của câu 1.2.2.1. Khái niệm Thành phần phụ thêm vào cho cả câu, có tác dụng thuyết minh thêm cho cả câu [14, 165]. Thành phần phụ là thành phần thứ yếu của câu, dùng để bổ sung ý nghĩa cho câu hoặc nhấn mạnh vào ý nghĩa nào đó, không tham vào xây dựng nòng cốt câu, ở ngoài nòng cốt này, có quan hệ với cả nòng cốt câu [5, 154]. Thành phần phụ là thành phần đứng ngoài đơn vị tính vị ngữ [12,221]. Các thành phần câu không thuộc bộ phận nòng cốt câu thì đƣợc gọi là thành phần phụ của câu [16, 58]. Thành phần phụ của câu là thành phần ngữ pháp phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu và có tác dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ sung những chi tiết cần thiết cho nòng cốt câu [4,165]. Theo chúng tôi, thành phần phụ của câu là thành phần không tham gia nòng cốt câu nhƣng có quan hệ về nghĩa với nòng cốt câu. Nó bổ sung, biểu thị những ý nghĩa về tình huống của sự việc ở nòng cốt câu. 13 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2.2. Các thành phần phụ của câu 1.2.2.2.1. Trạng ngữ a. Khái niệm Các công trình nghiên cứu Việt ngữ đã dùng nhiều thuật ngữ đã dùng nhiều thuật ngữ để gọi tên trạng ngữ. Nhƣng có thể nói trạng ngữ là thành phần câu duy nhất có sự thống nhất ý kiến cao của các nhà nghiên cứu. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có tác dụng bổ sung ý ghĩa tình huống (nhƣ thời gian, nơi chốn, phƣơng tiện, mục đích, cách thức, nguyên nhân,….) cho nòng cốt câu [13,51], [20,193], [17,134]….. b. Những đặc trưng cơ bản của trạng ngữ b1. Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của trạng ngữ trong câu Xét về mặt kết cấu ngữ pháp của câu, trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể bỏ đi mà câu không sai ngữ pháp [9,33], [5, 115],… Xét về mặt ý nghĩa trạng ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với nòng cốt câu, là thành phần bổ sung ý nghĩa cho câu. Trạng ngữ có khi là phần ngƣời nghe mong đợi [9, 33]. Nội dung thông báo của câu chủ yếu ở thành phần trạng ngữ [20, 193]. Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm nội dung đƣợc đầy đủ chính xác, trạng ngữ nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc [13,12,46]. Trạng ngữ làm cho nội dung phản ánh hiện thực khách quan đƣợc cụ thể hơn, đầy đủ hơn [16, 78]. Trạng ngữ bổ sung cho những thông tin về tình huống, tức nó thuộc vai chủ tố của sự tình đƣợc biểu thị trong câu. Trạng ngữ cũng có thể đảm nhận chức năng liên kết văn bản nhờ vào đặc điểm nào đó trong nội dung ngữ nghĩa mà nó biểu thị [17, 348 -349]. b2. Vị trí của trạng ngữ trong câu Trạng ngữ của Tiếng Việt có thể đứng ở ba vị trí khác nhau trong cấu trúc câu là đứng đầu câu (trƣớc nòng cốt chủ - vị), đứng xen giữa chủ ngữ, vị ngữ hoặc cuối câu (sau nòng cốt chủ - vị). Nhƣng đặc điểm ngữ pháp của 14 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp trạng ngữ thƣờng đặt trƣớc phần nòng cốt câu [13, 50]. Đồng quan điểm trên có rất nhiều ngƣời [16, 79], [4, 168]. Vị trí thƣờng gặp của trạng ngữ thƣờng đứng ở đầu câu. Khi trạng ngữ chuyển vị trí đứng sau nòng cốt câu hoặc xen giữa chủ ngữ và vị ngữ phải có điều kiện. Theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), sự thay đổi của trạng ngữ trong câu có liên quan đến vai trò của nó trong cấu trúc phân đoạn thực tại của câu. Khi nó đứng sau nòng cốt hoặc chen vào giữa chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ có khả năng tham gia vào phần thuật đề [17,345]. Diệp Quang Ban (2005) cho rằng trạng ngữ, khi ở cuối nòng cốt hoặc xen giữa chủ ngữ, vị ngữ, phải đƣợc nhấn mạnh tách rời bằng điệu khi nói, dấu phẩy khi viết và có thể kèm theo một kết từ thích hợp [4, 168]. b3. Cấu tạo của trạng ngữ Về từ loại: Hoàng Trọng Phiến (1980) xác định trạng ngữ thƣờng đƣợc biểu hiện bằng danh từ, tổ hợp danh từ với các từ có ý nghĩa không gian, thời gian, tổ hợp danh từ với các giới từ, tính từ có ý nghĩa không gian; kết cấu động từ - bổ ngữ [10, 126]. Nhóm Bùi Tất Tƣơm (1995) nhận định: Tất cả các kết cấu ngữ pháp có khả năng làm vị ngữ đều đều có thể đảm nhiệm thành phần này. Ngoài ra, một số phụ từ tình thái và các kết cấu ngữ pháp có quan hệ mở đầu cũng có thể làm trạng ngữ [19,186]. Nhóm Lê Cận (1983) quan niệm trạng ngữ thƣờng do danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm tính từ), tính từ (cụm tính từ) có quan hệ từ hoặc không có quan hệ từ đảm nhiệm [5,155]. Nhóm Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) dựa vào dấu hiệu cấu tạo: Trạng ngữ có giới từ đứng trƣớc (trạng ngữ đƣợc đánh dấu) hoặc trạng ngữ không có giới từ đứng trƣớc (trạng ngữ không đƣợc đánh dấu). 15 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Về cấu trúc ngữ pháp: Trạng ngữ có thể đƣợc làm từ một từ, một cụm từ, một giới ngữ, một kết cấu chủ - vị. Tóm lại, theo chúng tôi, trạng ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: - Về khái niệm: Trạng ngữ là thành phần có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tình huống nòng cốt câu. Ý nghĩa tình huống có thể là thời gian nơi chốn, mục đích, phƣơng tiện, nguyên nhân, trạng thái,… - Về vị trí: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, ở giữa câu, ở cuối câu nhƣng vị trí phổ biến của trạng ngữ là đứng ở đầu câu. - Về cách xác định trạng ngữ: Trạng ngữ có thể xác định bằng cách xác định thành phần chính của câu (nòng cốt câu) sau đó xác định thành phần phụ của câu và dựa vào dấu phẩy tách nó với nòng cốt câu kết hợp với ý nghĩa chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích,… của trạng ngữ để phân biệt nó với đề ngữ. - Về cấu tạo của trạng ngữ: Trạng ngữ có thể đƣợc làm từ một từ, một cụm từ, một giới ngữ. + Trạng ngữ có thể đƣợc tạo từ một từ: Lễ phép, mẹ con chị Dậu cúi đầu chào. + Trạng ngữ có thể đƣợc tạo từ một cụm từ: Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đƣờng. + Trạng ngữ có thể đƣợc tạo từ một giới ngữ: Đối với mẹ tôi, tôi vẫn có lý và đáng yêu. Ở ngoại thành, nônng dân trồng nhiều loại rau. 1.2.2.2.2. Đề ngữ Theo chúng tôi, đề ngữ (khởi ngữ) đƣợc hiểu nhƣ sau: - Về khái niệm: Đề ngữ là thành phần câu biểu thị chủ đề của câu biểu thị chủ đề của câu biểu thị, có quan hệ chính phụ với toàn bộ nòng cốt câu và có vị trí đặc thù là đứng đầu câu. - Về cách xác định đề ngữ: Đề ngữ có thể đƣợc xác định bằng cách thử: thêm vào nó các quan hệ từ nhƣ: về, đối với, với; thêm vào sau nó các từ mà, thì, là. 16 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp - Về cấu tạo của đề ngữ: Đề ngữ có thể đƣợc cấu tạo từ một từ, một cụm từ (chính phụ, đẳng lập), một cụm C -V hay một cụm giới ngữ. Ví dụ: + Đề ngữ đƣợc cấu tạo từ một từ: Hoa, tôi để trên bàn. + Đề ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ chính phụ: Tấm áo ấy,bấy lâu nay, con thƣờng mặc. + Đề ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm C -V: Anh ấy hư hỏng như thế nào, tôi đã từng đƣợc nghe nói. + Đề ngữ đƣợc cấu tạo từ một giới ngữ: Với tôi, tất cả nhƣ vô nghĩa. - Về mặt nghĩa: Vai nghĩa của đề ngữ có thể trùng với bổ ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Ví dụ: + Vai nghĩa của đề ngữ trùng với chủ ngữ: Tôi thì tôi xin chịu. + Vai nghĩa của đề ngữ trùng với vị ngữ: Ăn thì tôi không ăn. 1.2.3. Thành phần phụ của từ trong câu 1.2.3.1. Khái niệm Diệp Quang Ban (2005) quan niệm: “Thành phần phụ của từ là từ ngữ phụ thêm vào một từ hay một cụm từ đang giữ một chức vụ nào đó trong câu.” [4, 178] Theo tôi, thành phần phụ của từ gồm 2 loại, các từ phụ bổ nghĩa cho danh từ đƣợc gọi là định ngữ, từ phụ bổ nghĩa cho động từ và tính từ thì gọi là bổ ngữ. 1.2.3.2. Các thành phần phụ của từ 1.2.3.2.1. Bổngữ - Về khái niệm: Bổ ngữ là thành phần phụ của vị từ (động từ, tính từ) trong câu, có quan hệ chính phụ với vị từ, có vị trí phổ biến đứng sau động từ, tính từ làm vị ngữ trong câu. 17 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp - Về cách xác định bổ ngữ: Bổ ngữ có thể đƣợc xác định bằng cách xác định cụm động từ (cụm tính từ) làm vị ngữ, sau đó xác định động từ, tính từ trung tâm trong cụm từ, cuối cùng là xác định bổ ngữ. - Về cấu tạo của bổ ngữ: Bổ ngữ có thể đƣợc cấu tạo từ một từ, một cụm từ đẳng lập, một cụm từ chính phụ, một cụm C -V hay một tổ hợp quan hệ từ + danh từ. Ví dụ: + Bổ ngữ đƣợc cấu tạo từ một từ: Con trâu đang cày ruộng. + Bổ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ chính phụ: Ngƣời đàn ông ấy đi rất vội vàng. + Bổ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm C -V: Tôi biết bạn tôi không bao giờ quên tôi. + Bổ ngữ đƣợc cấu tạo từ một giới ngữ: Cái ấm này đƣợc làm bằng nhôm. - Về phân loại bổ ngữ: Bổ ngữ có thể phân loại dựa vào dấu hiệu có hoặc không có giới từ đi kèm hay dựa vào vai nghĩa mà bổ ngữ biểu thị. Dựa vào dấu hiệu có hoặc không có giới từ đi kèm, có bổ ngữ trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ: Anh ấy mua sáchcho con anh ấy. (“cho con anh ấy” là bổ ngữ gián tiếp) Dựa vào vai nghĩa mà bổ ngữ biểu thị, bổ ngữ đƣợc chia thành bổ ngữ đối tƣợng, thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân. Ví dụ: Tôi học ở lầu hai. (“ở lầu hai” là bổ ngữ chỉ nơi chốn). 1.2.3.2.2. Định ngữ - Về khái niệm: Định ngữ là thành phần phụ của danh từ trung tâm trong cụm danh từ làm thành phần câu, có vị trí phổ biến là đứng sau danh từ trung tâm nhằm miêu tả hay hạn định danh từ trung tâm. 18 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp - Về cách xác định định ngữ: Định ngữ đƣợc xác định trong cụm danh từ. Định ngữ chính là đơn vị đứng liền sau danh từ trung tâm, miêu tả hay hạn định danh từ trung tâm. (Có thể dùng cách đặt câu hỏi với từ “nào” để xác định định ngữ. Ví dụ: “Chị tôi chƣa lấy chồng.” Chị nào? -chị tôi, “tôi” định ngữ). - Về cấu tạo của định ngữ: Định ngữ có thể đƣợc cấu tạo từ một từ, một cụm từ chính phụ, một cụm C - V. Ví dụ: + Định ngữ đƣợc cấu tạo từ một từ: Đây là một cô gái thông minh. + Định ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ chính phụ: Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu đã ngừng hoạt động. + Định ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm C -V: Quyển sách anh cho tôi mượn rất khó đọc. - Về cách kết hợp với danh từ trung tâm: Định ngữ có thể liên kết với danh từ trung tâm một cách trực tiếp (không có quan hệ từ) hoặc gián tiếp (có thể có quan hệ từ). Ví dụ: + Định ngữ không kèm theo quan hệ từ: Công nhân đường sắt rất vất vả. + Định ngữ có thể có hoặc không kèm theo quan hệ từ: Nhà của tôi rất rộng. Nhà tôi rộng. 1.2.4. Thành phần biệt lập trong câu 1.2.4.1. Khái niệm Thành phần biệt lập còn gọi là biệt lập ngữ, thành phần đơn lập, thành phần độc lập. Nguyễn Kim Thản (1964) dùng thuật ngữ thành phần đơn lập. Tác giả quan niệm thành phần này có đặc điểm là bao giờ cũng ngắt ra khỏi các thành phần khác của câu, đứng biệt lập, biểu thị những sắc thái về tình cảm thái độ khác nhau trong câu nói hay phụ chú trong câu nói, “bỏ nó đi không ảnh hƣởng gì.” [14,166,222]. 19 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Hoàng Trọng Phiến cho rằng trong câu có thành phần độc lập. Theo tác giả, thành phần độc lập không có liên quan gì đến kết cấu các thành phần chính, thành phần thứ của câu, sự hiện diện của nó mang thêm tình thái cho câu. [10, 153 -154] Các tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán (1997) dùng thuật ngữ thành phần biệt lập và quan niệm thành phần này không cấu tạo nên nòng cốt câu, không bổ sung ý nghĩa gì cho câu, không quan hệ về ý nghĩa và về ngữ pháp với câu. Đây là thành phần đứng tƣơng đối biệt lập về ý nghĩa và về ngữ pháp so với nòng cốt câu. [5,171];[ 8,73] Tác giả Diệp Quang Ban (2004) gọi thành phần này là biệt tố và cho rằng biệt tố là những yếu tố không chịu sự ấn định của vị tố về mặt ý nghĩa, không tham gia trực tiếp vào phần nghĩa chỉ sự thể trong câu chứa chúng, chúng không nằm trong cấu tạo ngữ pháp của câu và chúng có quan hệ với nghĩa toàn bộ câu hoặc với nghĩa yếu tố thích hợp trong câu [3,74]. 1.2.4.2. Các thành phần biệt lập 1.2.4.2.1. Tình thái ngữ (còn gọi là thành phần tình thái) - Về khái niệm: Tình thái ngữ là thành phần không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Tình thái ngữ biểu thị ý nghĩa tình thái cho câu đồng thời thể hiện mục đích giao tiếp của câu. - Về vị trí: Tình thái ngữ có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu. Ví dụ: + Bạn nói phải giữ lời đấy nhé. + Ngay cả chị cũng nghĩ tôi là ngƣời làm điều đó à? - Về cấu tạo: + Tình thái ngữ do các tiểu từ tình thái đảm nhiệm: á,ƣ, nhỉ, nhé, cơ, ạ,... Ví dụ: Chúng ta đi chơi nhé! +Tình thái ngữ do hai tình thái từ trở lên đảm nhiệm: đấy nhé, cơ chứ, cơ mà,… Ví dụ: Tôi đùa với chị cho vui thôi mà. 20 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp + Tình thái ngữ do trợ từ đảm nhiệm: chính, ngay, ngay cả, những, chỉ,… Ví dụ: Chínhtôi làm điều ấy. 1.2.4.2.2. Hô ngữ Hô ngữ (còn gọi là thành phần hô -đáp, thành phần than gọi, thành phần gọi đáp) có nhiều mặt giống với thành phần phụ của câu. Vì vậy, có ngƣời đã xếp hô ngữ vào thành phần phụ của câu. Hô ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: - Về khái niệm: Hô ngữ là thành phần biệt lập trong câu, nằm goài nòng cốt câu.Hô ngữ đƣợc dùng để biểu thị tình cảm, thái độ của ngƣời nói với ngƣời nghe, biểu thị lời gọi, lời đáp hay lời cảm thán trong quá trình nói. - Về vị trí: Hô ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. + Đứng dầu câu: Con ơi. Con ăn cơm xong chƣa? Dạ, con ăn xong rồi. + Đứng giữa câu: Về vấn đề này, ông ơi, cháu đã có cách giải quyết. + Đứng cuối câu: Mau đến đây giúp chúng tôi, các anh ơi! - Về cách xác định hô ngữ: Hô ngữ đƣợc ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy và thƣờng có thán từ biểu lộ cảm xúc, thán từ gọi đáp hoặc tiểu từ tình thái. - Về cấu tạo: Hô ngữ có thể do thán từ, do đại từ xƣng hô ngôi hai, các danh từ chỉ ngƣời lâm thời dùng nhƣ đại từ, các danh từ riêng kết hợp với danh từ: “à, ơi,…” hoặc do tiểu từ tình thái đảm nhiệm. Ví dụ: + Hô ngữ do thán từ đảm nhiệm: Chết, tôi quên khuấy đi mất. + Hô ngữ do đại từ, danh từ lâm thời nhƣ đại từ, danh từ riêng kết hợp với “à, ơi,…” đảm nhiệm: 21 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Chị ơi, chị giúp em với. + Hô ngữ do các tình thái từ đảm nhiệm: Ở đây vui thật. 1.2.4.2.3. Liên ngữ Các nhà nghiên cứu ngữ pháp học gọi liên ngữ bằng nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣng họ đã thống nhất ý kiến về tác dụng của liên ngữ. Liên ngữ chuyên dùng để liên kết, nối kết, chuyển tiếp giữa câu với câu, giữa câu với đoạn văn, giữa đoạn văn với đoạn văn, giữa các ý với nhau trong văn bản. Tóm lại theo chúng tôi, liên ngữ (thành phần chuyển tiếp) đƣợc hiểu nhƣ sau: - Về khái niệm: Liên ngữ là thành phần biệt lập trong câu đƣợc tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phẩy khi viết và bằng quãng ngắt hơi khi nói. Liên ngữ có tác dụng liên kết các ý của câu, liên kết các dấu, các đoạn trong văn bản. Nhờ có liên ngữ mà các câu, các đoạn văn trong văn bản gắn bó chặt chẽ với nhau. - Về vị trí: Liên ngữ thƣờng đứng ở đầu câu những cũng có khi nó đƣợc đặt ở giữa C và V. Ví dụ: Nhìn chung, các ý kiến đã đi đến thống nhất. Chị tôi hợp với trang phục màu sẫm, trái lại,tôi thích màu sáng. - Về cấu tạo của liên ngữ: Liên ngữ có thể do quan hệ từ hoặc các quán ngữ tạo nên. + Liên ngữ là quan hệ từ: và, nhƣng, vả lại, chỉ vì, rồi,… + Liên ngữ là các quán ngữ, gồm các quán ngữ chỉ thứ tự của sự trình bày (một là, hai là,…, đầu tiên, trƣớc hết, kế đến, tiếp theo,sau cùng, sau rốt, cuối cùng,…), nêu sự tổng kết hay khái quát (nhìn chung, tóm lại, thế là,...) chỉ sự đồng nhất, đối lập, trái ngƣợc nhau (đồng thời, song, song, lại còn, ngƣợc lại, trái lại, thế mà,…) hoặc nêu sự giải thích minh họa (nghĩa là, tức là, có nghĩa là, nói cách khác,….) 22 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp 1.2.4.2.4. Phụ chú ngữ Phụ chú ngữ còn gọi là phần giải thích, thành phần chú giải, thành phần chú thích, giải ngữ, thành phần xen,… Rất nhiều ngƣời gọi nó là thành phần phụ của câu nhƣng lại khẳng định nó là thành phần biệt lập với nòng cốt câu. Tóm lại, theo chúng tôi, phụ chú ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: - Về khái niệm: Phụ chú ngữ là thành phần biệt lập trong câu dùng để giải thích thêm cho từ hoặc cụm từ làm thành phần câu hoặc làm thành tố phụ trong cụm từ. Nó đi liền sau từ (cụm từ) đƣợc giải thích. Còn khi phụ chú ngữ dùng để ghi chú thêm về tình cảm, thái độ, nhận xét,… nào đó do bộ phận nào đó trong câu biểu thị, phụ chú ngữ đi liền sau bộ phận mà nó phụ chú. - Về cách xác định phụ chú ngữ: Phụ chú ngữ có thể xác định bằng cách dựa vào dấu hiệu ngữ pháp nó thƣờng đƣợc đặt trong hai dấu phẩy hoặc hai dấu gạch ngang hoặc trong dấu ngoặc đơn khi ở giữa câu, đƣợc ngăn cách với bộ phận nó chú thích bằng dấu phẩy hay một dấu gạch ngang khi ở cuối câu. - Về cấu tạo: Phụ chú ngữ có thể do một cụm tƣ hoặc một cụm C -V làm nên. Ví dụ: + Phụ chú ngữ do cụm từ đảm nhiệm: “ ….. Chồng chị - anh Nguyễn Văn Dậu-tuy mới 26 tuổi nhƣng đã học nghề làm ruộng đến mƣời bảy năm. + Phụ chú ngữ do cụm C -V đảm nhiệm: Các bạn về lớp mình ngay! Có việc gì mà gấp vậy? -Nhiều người hỏi cùng một lúc. 1.3. Nội dung dạy thành phần câu ở tiểu học 1.3.1. Chƣơng trình dạy học về thành phần câu Nhận thức các thành phần câu có vị trí, vai trò và ý nghĩa ngữ pháp cực kỳ qua trọng trong cấu tạo câu, các nhà biên soạn chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học đã dành cho việc dạy-học các thành phần câu với thời 23 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp lƣợng xứng đáng. Chƣơng trình đã đề ra mục tiêu quan trong hàng đầu khi dạy môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học là rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong học tập giao tiếp nên dù dạy câu từ lớp 2,3 nhƣng học sinh không làm quen với lý thuyết để biết câu là gì? Cấu tạo của câu, mà thông qua các bài tập thực hành về câu, học sinh rút ra cấu trúc câu và cách đặt câu. Đến lớp 4,5 học sinh mới đƣợc học những lý thuyết về câu trong đó có cá khái niệm về các bộ phận của câu. 1.3.1.1. Phần dạy lý thuyết về thành phần câu Nội dung dạy lý thuyết thành phần câu ở tiểu học đƣợc phân bố nhƣ sau: - Lớp 2: Học sinh học về thành phần câu nhƣng không cần dùng thuật ngữ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, phụ ngữ của cụm từ mà lần lƣợt làm quen qua các kiểu câu trần thuật cơ bản nhƣ: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, thông qua các mô hình để nắm đƣợc các bộ phận chính của các kiểu câu ấy (trả lời cho các câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào?) và các bộ phận khác của câu (trả lời cho câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Nhƣ thế nào? Vì sao? Để làm gì?). - Lớp 3: Học sinh củng cố hiểu biết về các kiểu câu và các thành phần câu đã học ở lớp 2 nhƣng với yêu cầu cao hơn so với lớp 2. Các em phải nhận biết đƣợc các bộ phận chính trong những kiểu câu phổ biến có mô hình Ai (cái gì, con gì) làm gì? Ai (cái gì, con gì) -là gì?, Ai ( cái gì, con gì) -thế nào? nhận biết các bộ phận phụ của câu trả lời cho câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Nhƣ thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? trong những câu phổ biến nói trên. - Lớp 4: Sách giáo khoa cung cấp kiến thức sơ giản về cấu tạo các kiểu câu đã học ở lớp 2,3 để biết đƣợc câu kể thƣờng có 2 bộ phận chính và biết mở rộng thêm cấu trúc câu bằng cách thêm trạng ngữ cho câu. 24 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp + Lý thuyết về thành phần chính của câu đƣợc dạy trong 9 tiết, lý thuyết về thành phần phụ của câu đƣợc dạy trong 6 tiết. + Lý thuyết thành phần câu đƣợc hình thành thông qua bài tập theo con đƣờng quy nạp -luyện tập, gắn với kiểu câu phổ biến Ai là gì? Ai làm gì? Ai nhƣ thế nào? + Lý thuyết về cấu tạo câu, về thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ, của loại câu này đƣợc giới thiệu đơn giản ở các tuần 17, 19, 21. + Lý thuyết về cấu tạo câu, về thành phần chính của câu kể Ai thế nào? đƣợc cung cấp ngắn gọn trong 3 tiết ở các tuần 21, 22. + Lý thuyết về cấu tạo câu, về thành phần chính câu kể Ai là gì? đƣợc cung cấp ngắn gọn trong 3 tiết ở các tuần 24, 25. + Lý thuyết về thành phần phụ đƣợc các nhà biên soạn sách giới thiệu ngắn gọn (qua tên bài “Thêm trạng ngữ) trong 1 tiết học ở tuần 31. + Sách giáo khoa tiếng Việt 4, tập 2 đã chia trạng ngữ thành năm loại nhỏ và dạy-học trong 5 tiết (5 bài): Thêm trạng ngữ nơi chốn (thời gian, nguyên nhân, mục đích phƣơng tiện) cho câu tuần từ 31 đến 34. - Lớp 5: Học sinh không học thành phần câu, chỉ ôn tập thành phần câu. 1.3.1.2. Phần dạy thực hành về thành phần câu. Nội dung thực hành đƣợc dạy gắn liền với nội dung lý thuyết và đƣợc thông qua các bài tập sau: -Lớp 2: Những bài tập giúp học sinh ban đầu nắm đƣợc cấu trúc câu, bộ phận chính. Gồm các bài tập: + Bài tập đặt câu hỏi cho các bộ phận. + Bài tập trả lời câu hỏi. +Bài tập giúp học sinh nắm đƣợc các bộ phận khác trong câu gồm một số kiểu bài chính nhƣ: Tập trả lời và đặt câu hỏi với Khi nào? Ở đâu? Nhƣ thế nào? Vì sao? Để làm gì? 25 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp - Lớp 3: Học sinh biết đặt câu hỏi để xác định thành phần câu gồm các bài tập nhận biết các thành phần câu nhƣ ở lớp 2. - Lớp 4: Học sinh đƣợc luyện tập, rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, vận dụng thành phần câu qua các kiểu bài tập sau: + Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. + Nhận biết các kiểu trạng ngữ. + Thêm các kiểu trạng ngữ cho câu. + Đặt câu theo mẫu. + Dùng từ ngữ cho sẵn để đặt câu. + Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu. - Lớp 5: Học sinh chỉ ôn tập thành phần câu trong các tiết ôn tập về câu chỉ là các bài tập nhƣ là xác định thành phần (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).  Nhận xét: Nội dung về thành phần câu trong chƣơng trình ở tiểu học đƣợc phân bố khá hợp lý ở các khối lớp tiểu học. Lý thuyết về thành phần câu thƣờng gắn liền với các mẫu câu kể. Mục tiêu của các tiết học lý thuyết thành phần chính của câu là cung cấp các khái niệm chủ ngữ, vị ngữ, giúp học sinh nhận biết chủ ngữ, vị ngữ nắm đƣợc đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Còn đối với thành phần phụ của câu nhằm mục đích giúp học sinh nắm đƣợc khái niệm trạng ngữ, biết nhận diện trạng ngữ, phân loại trạng ngữ. Và những nội dung này đƣợc triển khai cụ thể và chủ yếu ở hai khối lớp 3 và lớp 4. Bởi khối lớp 2, thành phần câu đƣợc đƣa vào chỉ nhằm mục đích giới thiệu, còn khối lớp 5 các em chỉ là củng cố luyện tập các kiến thức về thành phần câu mà các em đƣợc học ở các lớp dƣới. 26 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2. Quan niệm về các thành phần câu đƣợc dạy ở tiểu học 1.3.2.1. Thành phần chính a. Chủ ngữ Ở tiểu học, các em hiểu chủ ngữ thông qua các cách diễn đạt sau: - Chỉ sự vật có hoạt động đƣợc nói đến ở vị ngữ. Ví dụ: Ngọn mồng tơi/ nhảy múa trong mưa. - Chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất, trạng thái nêu ở vị ngữ. Ví dụ: Các cụ già/ vẻ mặt nghiêm trang. - Chỉ sự vật đƣợc giới thiệu, nhận định ở vị ngữ. Ví dụ: Gà trống/ là sứ giả của bình minh. - Trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Ví dụ: Em quét dọn nhà cửa.Trả lời cho câu hỏi Ai? Con trâu là bạn của nhà nông. Trả lời cho câu hỏi Con gì? Chiếc cặp có màu hồng rất đẹp. Trả lời cho câu hỏi Cái gì? - Là danh từ (cụm danh từ) tạo nên. Ví dụ: Thắng mếu máo lấp vào sau lưng Tiến. Chủ ngữ là một danh từ. Đàn ngỗng kêu quàng quạc vươn cổ chạy miết. Chủ ngữ là cụm danh từ. b. Vị ngữ Vị ngữ ở tiểu học đƣợc hiểu nhƣ sau: - Nêu hoạt động của con ngƣời, con vật đƣợc nói đến ở chủ ngữ. Ví dụ: Hàng trăm con voi/ đang tiến về bãi. - Chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật đƣợc nói đến ở chủ ngữ. Ví dụ: 27 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Ông/ hệt như thần thổ địa của vùng này.Vị ngữ chỉ đặc điểm của ngƣời. Ông Ba/ trầm ngâm. Vị ngữ chỉ trạng thái. Cánh đai bàng/ rất khỏe. Vị ngữ chỉ tính chất. - Nối với chủ ngữ bằng từ là. Ví dụ: Chim công/ là nghệ sĩ múa tài ba. - Trả lời cho câu hỏi Làm gì? Thế nào? Là gì? Ví dụ: Ban Nam/ đang đá bóng. Trả lời cho câu hỏi Làm gì? Sư tử/ là chúa sơn lâm. Trả lời cho câu hỏi Là gì? Đại bàng/ rất ít bay. Trả lời cho câu hỏi Thế nào? - Là một động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), danh từ (cụm danh từ) tạo nên. Ví dụ: Mỏ đại bàng/ dài và rất cứng. Vị ngữ là 2 tính từ. Sông/ thôi vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều.Vị ngữ là một cụm động từ. 1.3.2.2. Thành phần phụ Trong chƣơng trình ở tiểu học thì học sinh đƣợc học duy nhất một thành phần phụ đó là trạng ngữ. Và trạng ngữ đƣợc hiểu nhƣ sau: - Về khái niệm: Trạng ngữđƣợc dùng để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phƣơng tiện, cách thức.... của sự việc nêu trong câu. Ví dụ: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực. Trạng ngữ chỉ thời gian. Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn. Trạng ngữ 1 chỉ nguyên nhân trạng ngữ 2 chỉ thời gian. - Ở tiểu học trạng ngữ đƣợc chia ra thành 5 loại sau: + Trạng ngữ chỉ nơi, trả lời cho câu hỏi Ở đâu? 28 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Ví dụ: Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm. + Trạng ngữ chỉ thời gian, trả lời cho câu hỏi Bao giờ? Khi nào? Ví dụ: Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. + Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trả lời cho câu hỏi Nhờ đâu? Vì sao? Ví dụ: Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ. + Trạng ngữ chỉ mục đích, trả lời cho câu hỏi Để làm gì? Ví dụ: Để tiêm phòng dịch cho các em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về bản. + Trạng ngữ chỉ phƣơng tiện, trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Với cái gì? Ví dụ: Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ. Việc đƣa ra cơ sở lý luận về thành phần câu giúp học sinnh có cái nhìn tổng quan về cấu tạo câu trong Tiếng Việt cũng nhƣ là các khái niệm, đặc điểm của từng thành phần đồng thời mở rộng thêm một số thành phần câu ngoài sách giáo khoa. Căn cứ vào các kiến thức này các em có thể vận dụng một cách linh hoạt trong các hoạt động có liên quan. CHƢƠNG 2. SỬA CÁC LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU CHO HỌC SINH LỚP 3 - 4 29 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp 2.1. Thực trạng mắc lỗi về thành phần câu của học sinh 2.1.1. Bảng thống kê kết quả 2.1.1.1. Địa điểm tiến hành điều tra Để nắm bắt đƣợc tình hình cụ thể các lỗi về thành phần câu của học sinh trong các bài tập làm văn lớp 3 - 4; chúng tôi đã tiến hành điều tra hai ở hai trƣờng: Trƣờng tiểu học Ngô Quyền - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc. Trƣờng tiểu học Phạm Công Bình -Yên Lạc -Vĩnh Phúc. 2.1.1.2. Phƣơng pháp điều tra Chúng tôi đã phối hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau khi thu thập số liệu và tài liệu. Các phƣơng pháp chủ yếu: - Đọc các bài văn viết của học sinh hai khối lớp 3 - 4 tại hai trƣờng. - Mƣợn và phô tô các bài văn của học sinh để lấy tƣ liệu. - Thống kê các lỗi. 2.1.1.3. Cách thức tiến hành Chúng tôi đã thu thập các bài văn của học sinh, nghiên cứu và thống kê đƣợc một số lỗi sau: - Các lỗi thiếu thành phần câu: Câu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ, câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, câu thiếu thành phần phụ. - Câu thừa thành phần. - Câu không phân định rõ thành phần: Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần, câu không xác định đƣợc thành phần, câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ pháp trong câu. - Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần. 2.1.1.4. Kết quả điều tra Chúng tôi thực hiện điều tra ở hai khối lớp 3 và lớp 4 tại hai trƣờng tiểu học nói trên với mỗi trƣờng là 252 bài tập làm văn viết và thống kê đƣợc các lỗi của học sinh nhƣ sau: 30 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1: Thống kê các lỗi thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh khối lớp 3, 4 tại Trường tiểu học Ngô Quyền -Vĩnh Yên -Vĩnh phúc STT 1. Câu thiếu thành phần câu 2. Số Các loại lỗi Thiếu chủ ngữ 234 14,6% Thiếu vị ngữ 189 11,7% Thiếu thành phần phụ 123 7,6% Thiếu chủ ngữ + vị ngữ 210 13,1% 263 16,4% 149 9,3% 205 12,7% Câu thừa thành phần câu 3. Câu sắp xếp sai vị trí Câu không phân các thành phần định thành phần Tỷ lệ lƣợng Câu không xác định đƣợc thành phần 16,4% 27,4% Câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ 47% 78 5,4% 148 9,2% 9,2% 1602 100% 100% pháp trong câu 4. Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần Tổng số  Nhận xét: Từ bảng thống kê trên chúng tôi rút ra nhận xét nhƣ sau: Về lỗi thiếu thành phần câu, các loại lỗi mà học sinh mắc phải có tỷ lệ ngang nhau. Chúng ta có thể thấy các em mắc lỗi câu thiếu thành phần chủ ngữ(234 lỗi chiếm 14,6% ). Tiếp đó là lỗi câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ cũng tƣơng đối lớn (210 lỗi chiếm 13,1%), lỗi câu thiếu thành phần vị ngữ (189 lỗi chiếm 11,7 %), lỗi câu thiếu thành phần phụ (123 lỗi chiếm 7,6%). Về lỗi thừa thành phần câu chúng ta có thể thấy tỷ lệ học sinh mắc loại lỗi này là rất thấp trong ba loại lớn (263 lỗi chiếm 16,4%) 31 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Về lỗi câu không phân định thành phần, các lỗi chủ yếu mà các em mắc phải là lỗi câu không xác định đƣợc thành phần (205 lỗi chiếm 12,7%). Tiếp theo là lỗi câu sắp xếp sai vị trí các thành phần câu (149 lỗi chiếm 9,3 %). Và cuối cùng là lỗi câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ pháp trong câu (78 lỗi chiếm 5,4%). Về lỗi câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần thì mắc tỷ lệ thấp hơn so với các lỗi khác (148 lỗi chiếm 9,2%). Bảng 2: Thống kê các lỗi thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh khối lớp 3 - 4 tại trường tiểu học Phạm Công Bình -Yên Lạc -Vĩnh Phúc STT Các loại lỗi Thiếu chủ ngữ 1. 2. Thiếu vị ngữ Câu thiếu thành Thiếu thành phần phụ phần câu Thiếu chủ ngữ + vị ngữ 215 11,2% 169 8,8% 245 12,8% Câu thừa thành phần câu 267 13,9% 102 5,7% 213 11,1% Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần 3. Câu không xác định Câu không phân đƣợc thành phần định thành phần Câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ pháp trong câu 4. Số Tỷ lệ lƣợng 301 15,7% Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần Tổng số 48,5% 13,9% % 167 8,7% 232 12,1% 12,1% 1911 100% 100%  Nhận xét: Từ kết quả của bảng kết quả trên chúng tôi rút ra nhận xét sau: Về lỗi thiếu thành phần câu, các loại lỗi mà học sinh mắc phải có tỷ lệ ngang nhau. Chúng ta có thể thấy các em mắc lỗi câu thiếu thành phần chủ ngữ (301 lỗi chiếm 15,7% ). Tiếp đó là lỗi câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ 32 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp cũng tƣơng đối lớn (245 lỗi chiếm 12,8%), lỗi câu thiếu thành phần vị ngữ (215 lỗi chiếm 11,2 %), lỗi câu thiếu thành phần phụ (169 lỗi chiếm 8,8%). Về lỗi thừa thành phần câu chúng ta có thể thấy tỷ lệ học sinh mắc loại lỗi này là rất thấp trong ba loại lớn (267 lỗi chiếm 13,9%). Về lỗi câu không phân định thành phần, các lỗi chủ yếu mà các em mắc phải là lỗi câu không xác định đƣợc thành phần (213 lỗi chiếm 11,1%). Tiếp theo là lỗi câu có 1 bộ phận giữ cùng 2 chức năng ngữ pháp trong câu (167 lỗi chiếm 8,7%). Và cuối cùng là lỗi câu sắp xếp sai vị trí các thành phần câu (102 lỗi chiếm 5,7%). Về lỗi câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần thì mắc tỷ lệ thấp hơn so với các lỗi khác (232 lỗi chiếm 12,1%). 2.1.2. Nhận xét kết quả thống kê Từ kết quả điều tra của hai trƣờng chúng tôi thấy rằng các em học sinh ở lớp 3 thì thƣờng mắc lỗi nhiều hơn so với các em học lớp 4. Điều này cũng có thể đễ dàng hiểu đƣợc bởi do các em lớp 3 tuổi đời con nhỏ nên kiến thức về thành phần câu chƣa nhiều, chƣa sâu và kinh nghiệm viết của các em còn chƣa có. Các em chƣa biết cách diễn đạt các ý trong câu, chƣa biết sử dụng từ ngữ sao cho hợp lý. Còn đối với lớp 4, các em cũng đã bắt đầu đã đƣợc hiểu sơ lƣợc các khái niệm cơ bản về thành câu, biết đặc điểm của thành các thành phần câu nên các em ít bị mắc lỗi hơn. Mặt khác, từ bảng thống kê kết quả mắc lỗi về thành phần câu của hai trƣờng chúng tôi thấy đƣợc một thực tế rằng: Tỷ lệ mắc lỗi của học sinh Trƣờng tiểu học Ngô Quyền chiếm số lƣợng (1602) ít hơn so với Trƣờng tiểu học Phạm Công Bình (1911). Đây là hai trƣờng cùng nằm trong địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc nhƣng lại nằm ở nơi khác nhau và cũng có sự phân hóa rõ rệt đó là một trƣờng thành phố (tiểu học Ngô Quyền) và một trƣờng nông thôn (tiểu học Phạm Công Bình). Nguyên nhân là do các trƣờng ở thành phố thì 33 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp đƣợc nhận sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều phía nên các em có đầy đủ các phƣơng tiện hộ trợ trong học tập hơn. Ngoài ra,đội ngũ giáo viên ở các trƣờng này cũng có trình độ chuyên môn cao hơn so với các trƣờng nông thôn. Hơn nữa, các em thành phố thì thƣờng tiếp cận với cái mới cái hiện đại nhƣ: Internet, báo chí,... sớm hơn nên các em cũng học hỏi đƣợc rất nhiều từ đây. Thực tế trên cho thấy học sinh tiểu học còn nhiều sai sót. Những sai sót của học sinh nhiều khi đó các em không đƣợc cung cấp kiến thức thành phần cấu tạo câu cần và đủ. Giáo viên lệ thuộc vào sách giáo viên, máy móc, cứng nhắc khi học sinh tiếp cận lĩnh hội tri thức. Giáo viên không khái quát để hình thành, khắc sâu tri thức. 2.2. Miêu tả một số lỗi về thành phần câu của học sinh 2.2.1. Câu thiếu thành phần 2.2.1.1. Câu thiếu chủ ngữ - Kiểu câu sai thƣờng có cấu tạo: trạng ngữ hoặc quan hệ từ + cụm từ (có khả năng làm vị ngữ). Ví dụ: (1) Vì chú diễn viên hỏi phép tính nào nó cũng trả lời được. (2) Ở đó có đầm sen rất thơm và đẹp. (3) Khi chú nuốt con chim vào miệng. Nguyên nhân mắc lỗi này là do học sinh xem trạng ngữ hoặc quan hệ từ nhƣ một chủ ngữ. Trong đó trạng ngữ hoặc các quan hệ từ thƣờng đƣợc bắt đầu bằng giới từ nhƣ: qua, với, trong, ở, vì,... và một cụm từ, chúng lại thƣờng thƣờng đặt ở đầu câu hơn nữa chủ ngữ cũng thƣờng xuất hiện ở đầu câu. Do đó học sinh thƣờng dễ bị nhầm lẫn. - Kiểu sai có cấu tạo là một cụm động từ với tƣ cách là vị ngữ trong câu. Kiểu lỗi này gặp nhiều trong bài viết của học sinh. Ví dụ: (1) Nói đến hoa phượng, nói đến mùa hè. 34 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp (2) Giúp em trưởng thành hơn. (3) Có một hôm mẹ và bố em, dẫn em và em gái đi xem xiếc. Với kiểu sai này là do các em sử dụng dấu câu chƣa đúng cách, câu trƣớc chƣa diễn đạt hết nội dung các em đã vội vàng chuyển sang ý khác.Vì vậy, câu chỉ có một phần vị ngữ hoặc đồng vị ngữ. 2.2.1.2. Câu thiếu thành phần vị ngữ Kiểu câu sai do thiếu thành phần vị ngữ là những câu chỉ có cụm từ (chỉ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu). Cụm từ này không có quan hệ về nghĩa rõ ràng với các câu trƣớc và sau nó nên không xếp nó vào câu đặc biệt. Ví dụ: (1) Một cô váy hồng, một cô váy xanh dương. (2) Cúc thường từng khóm. (3) Mọi người nói chuyện. Học sinh viết câu sai vị ngữ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do các em viết sai do thiếu kiến thức ngữ pháp của câu. Cũng có khi viết cụm danh từ phát triển dài, học sinh tƣởng nhầm là vị ngữ của câu do các em không phân biệt đƣợc thành phần định ngữ bổ sung cho danh từ đứng trƣớc nó với vị ngữ câu. 2.2.1.3. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ Những câu đƣợc xem là câu sai do thiếu cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ là những câu chỉ có bộ phận trạng ngữ và cũng không nối đƣợc với câu tiếp theo để tạo thành câu mới có trạng ngữ. Ví dụ: (1) Vào ngày 26-3, ở tại sân trường em. (2) Lúc đó em rất vui vẻ háo hức. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ, không hiểu rằng các danh từ thời gian nhƣ: 35 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp khi, lúc,… cần phải có định ngữ. Ngoài ra, bộ phận đứng sau quan hệ từ đƣợc phát triển dài khiến cho học sinh tƣởng có nội dung thông báo. 2.2.1.4. Câu sai do thiếu thành phần phụ Các câu này sai do thiếu các thành phần nhƣ: trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ. Những câu có đủ thành phần nòng cốt của câu tuy nhiên khả năng biểu thị ý nghĩa của câu không đƣợc rõ ràng có thể làm cho ngƣời nghe hiểu sai ý nghĩa của câu. Ví dụ: (1) Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín bố tặng em một chiếc cặp. Toàn thân có màu đỏ. (2) Bố em trồng cách đây hai năm rưỡi. (3) Mùa hè,cây phượng khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực. Cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi. Nguyên nhân của loại lỗi này là do các em chƣa cẩn thận trong quá trình viết quên đi một sốtừ quan trọng làm ảnh hƣởng tới ý nghĩa của câu. Hoặc có thể khả năng diễn đạt của các em còn kém, tự cho bản thân mình tham gia vào hoạt động của câu. 2.2.2. Câu thừa thành phần Đó là những câu có thành phần lặp lại một cách không cần thiết làm cho câu văn trở nên lủng củng, diễn đạt không rõ ràng. Đây là loại lỗi cũng tƣơng đối phổ biến trong các bài viết văn của học sinh. Ví dụ: (1) Cây bàng giống như một chiếc ô to khổng lồ che mát cả sân trường em. (2) Những quả xoài xanh khi chín có mùi thơm và ăn ngọt lịm. (3) Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, mẹ em tặng em một cái cặp sách đó là khi em mới bước vào lớp ba. Nguyên nhân của loại lỗi này là do kỹ năng viết của học sinh còn kém, các em chƣa biết cách sắp xếp bố cục các ý trong một câu sao cho ngắn gọn 36 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp dẫn đến tình trạng lan man, trùng lặp. Hơn nữa, các em tuổi còn nhỏ nên chƣa biết cách diễn đạt các câu văn sao cho đúng và hay thƣờng thì các nghĩ sao viết vậy. 2.2.3. Câu không phân định rõ thành phần Đây là những câu về cấu tạo khó xác định bộ phận câu kết hợp với nhau theo quan hệ nào, từ đó khó xác định đƣợc thành phần của câu. Câu không phân định thành phần có thể ngắn hoặc dài, càng dài thì sẽ càng rối và lủng củng. Về ý nghĩa, mối quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận của câu cũng không rõ ràng, chính xác, lôgic, do đó câu đó có khi tối nghĩa hoặc vô nghĩa. Những câu rối nát thƣờng không diễn đạt rõ ràng một nội dung vì nó không thể hiện đƣợc một phán đoán. Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp, trƣớc hết là do học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần viết nên không phân cách đƣợc trong tƣ duy ra thành từng ý rạch ròi. Các em gần nhƣ trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay trong bài, không tìm cách tổ chức sắp xếp ngay các từ, cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi nặng và khó chữa, nhiều khi phải trao đổi trực tiếp với các em muốn diễn đạt điều gì cho đúng. Ta có thể liệt kê các lỗi không phân định thành phần nhƣ sau: 2.2.3.1. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần Đó là loại lỗi sai mà trật tự của các thành phần trong câu đó bị đảo lộn. Thành phần đó có thể là thành phần chính, cũng có thể là thành phần phụ. Trong thực tế, chúng ta cũng có một số trƣợng hợp đảo ngữ để nhằm nhấn mạnh cho một ngữ cảnh hay bộc lộ cảm xúc đặc biệt nào đó. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp các học sinh mắc lỗi sắp xếp sai vị trí các thành phần trong câu làm cho câu văn trở nên vô nghĩa, khó hiểu mà không nhằm mục đích nhấn mạnh. Ví dụ: (1) Mọi người để nghe các bô lão phát biểu im thin thít. (2) Khéo léo và tài năng các nghệ sĩ xiếc. 37 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Nguyên nhân của việc mắc lỗi này là do học sinh chƣa chú trọng sử dụng các từ ngữ khi viết sao cho hợp lý. Hoặc có thể học sinh chƣa biết sắp xếp các ý trong một câu sao cho đúng, có thể do trong quá trình viết các em đã bị hiểu nhầm các thành phần trong câu (chủ ngữ là vị ngữ, định ngữ là chủ ngữ, bổ ngữ là vị ngữ,...). 2.2.3.2. Câu không xác định đƣợc thành phần Những câu mà trong đó các thành phần của chúng không đƣợc biểu thị một cách rõ ràng. Có khi các thành phần trong câu không có sự liên kết với nhau và đƣợc sắp xếp với nhau theo sự ngẫu nhiên của ngƣời viết. Ví dụ: (1) Có các tiết mục em nhớ là diễn kịch, ảo thuật, đi trên dây và còn rất nhiều tiết mục khác. (2) Đi làm công việc đường phố như thế này là một công việc thú vị đối với chúng em. (3) Bơi được một lúc thì mẹ gọi vào ăn bố mẹ chọn ngồi chỗ cây dừa cho thoáng mát. (4) Ăn được một lúc bố thấy quả dừa bị rơi xuống bố ra lấy bảo uống cho mát. Nguyên nhân của loại lỗi này do các em chƣa nắm vững các kiến thức có liên quan đến thành phần câu, cách diễn đạt của các em còn kém chƣa biết lựa chọn các từ khi viết cho thích hợp. Hoặc do các em chƣa biết cách sử dụng các dấu câu một cách hợp lý tiện đâu là dùng ở đấy. 2.2.3.3. Câu có một bộ phận cùng giữ hai chức năng ngữ pháp khác nhau Đó là những câu mà có một bộ phận đảm nhiệm hai chức năng trong câu nhƣ: vừa làm chủ ngữ vừa làm bổ ngữ, vừa làm định ngữ vừa làm vị ngữ.... Ví dụ: (1) Em rất thích môn toán là môn học giúp phát triển tư duy. 38 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Nguyên nhân của loại lỗi này là do các em chƣa ý thức đƣợc khi viết nhầm tƣởng chức năng của bộ phận này cũng có thể đảm nhiệm chức năng của bộ phận khác. Hoặc có những cụm từ trong các bộ phận đó là giống nhau nên các em nhắc lại luôn mà không biết thay thế từ ngữ. 2.2.4.Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần Đó là loại lỗi sai mà các thành phần trong câu đó không cùng biểu thị một ý nghĩa. Đây là loại lỗi cũng khá phổ biến và đa dạng trong bài viết của các em. Ví dụ: (1) Những bông hoa nhìn rất dễ thương. (2) Bằng sự dũng cảm, Lan đã giải được nhiều bài toán khó. (3) Lan và con mèo đều rất xinh. Nguyên nhân của chủ yếu của loại lỗi này là do học sinh không hiểu nghĩa của từ và khả năng kết hợp nghĩa của từ. 2.3. Cách sửa lỗi về thành phần câu 2.3.1. Câu thiếu thành phần 2.3.1.1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ - Kiểu sai: Trạng ngữ hoặc quan hệ từ + cụm từ. Ví dụ: (1) Vì chú diễn viên hỏi phép tính nào nó cũng trả lời được. (2) Ở đó có đầm sen rất thơm và đẹp. (3) Khi chú nuốt con chim vào miệng. Với kiểu câu sai này, giáo viêncần giúp học sinh phân biệt đƣợc các thành phần câu và chức vụ của từng thành phần câu (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) trong câu bằng cách yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về chủ ngữ, trạng ngữ và đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ, trạng ngữ. Với những lỗi mắc ở trên, tùy trƣờng hợp ta có thể chữa sao cho phù hợp: Câu (1) là câu chỉ có 1 vế quan hệ từ ta có thể sửa lại nhƣ sau: 39 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Cách 1: Bỏ quan hệ từ đứng ở đầu câu, vế sau vẫn giữ nguyên. Chú diễn viên hỏi phép tính nào nó cũng trả lời được. Cách 2: Ta vẫn giữ nguyên quan hệ từ và thêm một vế nữa để câu đã cho có ý nghĩa trọn vẹn. Nó rất giỏi vì chú diễn viên hỏi nó phép tính nào nó cũng trả lời được. Với câu (2) và (3) thì các em nhầm tƣởng trạng ngữ là chủ ngữ. Loại sai này thì chúng ta có thể sửa nhƣ sau: Cách 1: Giữ nguyên cấu trúc và thêm chủ ngữ vào sau trạng ngữ đồng thời thêm dấu phẩy vào trƣớc chủ ngữ để phân biệt thành phần phụ trạng ngữ với nòng cốt câu. Chẳng hạn (2): Ở đó, em thấy có đầm sen rất thơm và đẹp. Cách 2: Bỏ giới từ đứng ở đầu câu, phần sau vẫn giữ nguyên. Chẳng hạn (3): Chú nuốt con chim vào miệng. - Kiểu sai: Cụm từ với tƣ cách là vị ngữ trong câu. Ví dụ: (1) Nói đến hoa phượng, nói đến mùa hè. (2) Giúp em trưởng thành hơn. (3) Có một hôm mẹ và bố em, dẫn em và em gái đi xem xiếc. Với kiểu sai này, giáo viên cần lƣu ý nhắc nhở và yêu cầu học sinh viết câu đúng chuẩn mực Tiếng Việt trƣớc khi viết những câu cầu kì và phức tạp. Cụ thể khi viết câu tả, câu kể đơn giản, các em cần trả lời cho đƣợc Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì? đã tiến hành hoạt động đƣợc nói đến trong câu. Ngoài ra, chúng tôi nghĩ nên tăng cƣờng những bài tập chữa câu trong các hoạt động ngoài giờ hoặc các phân môn khác. Về cách chữa, vì những câu trên là những câu thiếu thành phần vị ngữ nên ta chỉ việc thêm chủ ngữ vào trƣớc nó. Chẳng hạn (2): Những vấp ngã trong cuộc sống giúp em trưởng thành hơn. 40 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Đối với các câu sai có hai cụm động từ đồng vị ngữ ta có thể chữa bằng các cách sau: Chẳng hạn (3) ta có thể chữa bằng cách bỏ đi một từ. Ta có thể viết lại: Một hôm, bố mẹ dẫn em và em gái đi xem xiếc. Còn (4) ta có thể thêm từ vào câu ban đầu nhƣ sau: Nói đến hoa phượng là nói đến mùa hè. 2.3.1.2. Câu thiếu thành phần vị ngữ Để khắc phục, giáo viên cần cung cấp lý thuyết ngữ pháp về câu, cấu trúc ngữ pháp của câu, các thành phần câu và chức năng của chúng trong câu. Cụ thể giáo viên có thể nhắc nhở học sinh khi viết câu kể, câu tả cần trả lời cho đƣợc Làm gì? Thế nào? Là gì? của sự vật (Ai? Cái gì? Con gì?) đƣợc nói đến ở chủ ngữ. Ví dụ: (1) Một cô váy hồng, một cô váy xanh dương. (2) Cúc thường từng khóm. (3) Mọi người nói chuyện. Cách chữa: Những câu sai ở trên có thể chữa bằng các cách khác nhau tùy vào mục đích thông báo của câu. Chỉ có thể xác định mục đích thông báo này khi xét câu trong văn bản, trong các mối quan hệ với câu đi trƣớc và sau nó. Chẳng hạn: Câu (1) chỉ có 2 cụm danh từ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ cho câu chứ câu này không có vị ngữ. Sửa lại: Cách 1: Ta thêm cả chủ ngữ lẫn vị ngữ cho câu. Emnhìn thấy một cô mặc váy hồng và một cô mặc váy màu xanh dương. Cách 2: Ta chỉ cần thêm vị ngữ vào câu đã cho. Một cô váy hồng, một cô váy xanh dương nằm ở hai bên sườn chiếc cặp trông rất dễ thương. Câu (2) thiếu động từ chính đóng vai trò là vị ngữ chính trong câu. Sửa lại: 41 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Cúc thường mọc thành từng khóm. Với câu (3), khi đọc chúng ta có thểnghĩ rằng đây là một câu trọn vẹn có đủ các bộ phận nòng cốt của câu. Tuy nhiên, câu này chƣa diễn đạt đƣợc hết ý nghĩa chƣa nêu nên đƣợc trạng thái, tính chất của cụm từ đang đƣợc đề cập tới. Chúng ta có thể sửa bằng cách thêm vị ngữ vào cho câu. Mọi người nói chuyện rất rôm rả. 2.3.1.3. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ Để khắc phục đƣợc loại lỗi này thì giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh xác định đƣợc đối tƣợng xuất hiện trong câu đi kèm với các hành động, trạng thái, tính chất phù hợp với ngữ cảnh. Ví dụ: (1) Vào ngày 26-3, ở tại sân trường em. (2) Lúc đó em rất vui vẻ háo hức. Cách chữa: Nếu xét riêng từng trƣờng hợp ở ví dụ trên một cách cô lập trong các văn bản thì về mặt lý thuyết có hai cách chữa hoặc là bỏ quan hệ từ hoặc xem phần đã có là trạng ngữ rồi thêm toàn bộ cấu trúc chủ-vị vào sau. Câu (1)thiếu hẳn nòng cốt câu chỉ có 2 trạng ngữ đó là trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn. Sửa lại bằng cách giữ nguyên 2 trạng ngữ và thêm vào đó bộ phận nòng cốt của câu. Vào ngày 26 -3, ở tại sân trường em, cuộc thi nhảy dây giữa các lớp khối ba diễn ra rất sôi động. Tƣơng tự nhƣ (1) câu này có thể sƣả lại bằng các cách sau: Cách 1: Ta sẽ thêm dấu phẩy vào sau giới từ Lúc đó nhƣ sau: Lúc đó, em rất vui vẻ và háo hức. Cách 2: Bỏ giới từ Lúc đó ở trong câu. Em rất vui vẻ và háo hức. 2.3.1.4. Câu thiếu thành phần phụ (trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ) 42 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Với loại lỗi này, tuy chỉ là các lỗi nhỏ bởi đôi khi các em chỉ thiếu một từ trong một câu nhƣng từ đó có ý nghĩa nhƣ là then chốt trong câu. Vì vậy, giáo viên cần phải hƣớng dẫn học sinh viết ngắn gọn nhƣng phải đầy đủ và chính xác. Ví dụ: (1) Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín bố tặng em một chiếc cặp. Toàn thân có màu đỏ. (2) Bố em trồng cách đây hai năm rưỡi. (3) Mùa hè,cây phượng khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực. Cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi. Cách chữa: Những câu thiếu thành phần phụ chúng ta chỉ có thể chữa lại bằng cách bổ sung thành phần còn thiếu vào câu để câu diễn đạt đầy đủ ý nghĩa. Chẳng hạn: Câu (1) đây là câu bị thiếu đi mất thành phần định ngữ bổ sung cho chủ ngữ có thể làm cho ngƣời nghe hiểu sai ý nghĩa của câu hoặc không hiểu hết ý cần truyền đạt. Vì vậy, ta chỉ việc thêm định ngữ vào trong câu. Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, bố tặng em một chiếc cặp. Toàn thân nó có màu đỏ. Câu (2) khuyết đi thành phần bổ ngữ quan trọng của câu. Ta thêm bổ ngữ vào cho câu: Bố em trồng cây này cách đây hai năm rưỡi. Câu (3) trạng ngữ không xuất hiện trong câu thứ hai làm cho ngƣời đọc sẽ bị hẫng. Sửa lại: Mùa hè,cây phượng khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực. Đến mùa đông, cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi. 2.3.2. Câu thừa thành phần Để khắc phục đƣợc tình trạng này thì giáo viên có thể nhắc nhở học sinh khi đặt câu hoặc viết văn ta phải lựa chọn từ ngữ khi viết sao cho phù hợp tránh các trƣờng hợp các từ, cụm từ đồng nghĩa cùng xuất hiện trong một câu. Ví dụ: 43 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp (1) Cây bàng giống như một chiếc ô to khổng lồ che mát cả sân trường. (2) Những quả xoài xanh khi chín có mùi thơm và ăn ngọt lịm. (3)Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, mẹ em tặng em một cái cặp sách đó là khi em mới bước vào lớp ba. Cách sửa: Đối với loại lỗi này thì chỉ có cách sửa duy nhất đó là bỏ đi thành phần thừa trong câu. Chẳng hạn: Câu (1) to và khổng lồ thì hai từ có nghĩa tƣơng đƣơng nhau vì vậy chúng ta chỉ cần giữ lại một từ trong hai từ này thì câu văn vẫn giữ trọn đƣợc ý nghĩa. Chú ý khi bỏ đi một từ thì giáo viên có thể gợi ý cho học sinh giữ lại những từ có ý nghĩa biểu cảm hơn. Sửa lại: Cây bàng giống như một chiếc ô khổng lồ che mát cả sân trường. Câu (2) tƣơng tự nhƣ (1) thì xanh đƣợc nhắc đến trong câu là không cần thiết. Câu này chúng ta không cần dùng định ngữ cho chủ ngữ. Sửa lại nhƣ sau: Những quả xoài khi chín có mùi thơm và ăn ngọt lịm. Với câu (3) cụm từ Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín và cụm từ đó là khi em mới bƣớc vào lớp ba có nghĩa tƣơng đồng nhau nên chúng ta chỉ cần giữ lại một cụm từ. Sửa lại: Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, mẹ em tặng em một cái cặp sách. Hoặc: Khi em mới bước vào lớp ba, mẹ em tặng em một cái cặp sách. 2.3.3. Câu không phân định rõ thành phần 2.3.3.1. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần Để khắc phục đƣợc loại lỗi này, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh xác định rõ các thành phần trong câu mình cần viết. Sau đó, các em sẽ tự sắp xếp các ý trong câu sao cho hợp lý. Ví dụ: (1) Mọi người để nghe các bô lão phát biểu im thin thít. (2) Khéo léo và tài năng các nghệ sĩ xiếc. 44 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Cách chữa: Đối với loại lỗi này thì chúng ta có thể chữa nhƣ sau: Câu (1) này thì định ngữ đã bị đảo lộn thành bổ ngữ. Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu lầm thành các bô lão phát biểu im thin thít. Ta có thể chữa lại bằng cách đảo bổ ngữ lên làm định ngữ nhƣ sau: Mọi người im thin thít để nghe các bô lão phát biểu. Câu (2) trong câu này thì các thành phần chính trong câu bị sắp xếp sai vị trí cho nhau. Với câu này, thì chúng ta có thể sửa lại nhƣ sau: Cách 1: Đảo chủ ngữ về vị trí đứng đầu. Các nghệ sĩ xiếc rất khéo léo và tài năng. Cách 2: Ta giữ nguyên vị trí các thành phần đó và thêm từ là. Khéo léo và tài năng là các nghệ sĩ xiếc. 2.3.3.2. Câu không đƣợc xác định đƣợc thành phần Đây là một loại lỗi rất khó chữa, thƣờng những câu mắc phải lỗi này thì về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức không biểu hiện một cách rõ ràng không rõ nguyên nhân sai. Có một số trƣờng hợp không tìm đƣợc cách chữa hợp lý. Ví dụ: (1) Có các tiết mục em nhớ là diễn kịch, ảo thuật, đi trên dây và còn rất nhiều tiết mục khác. (2) Đi làm công việc đường phố như thế này là một công việc thú vị đối với chúng em. (3) Ăn được một lúc bố thấy quả dừa bị rơi xuống bố ra lấy bảo uống cho mát. Cách chữa: Tùy thuộc vào từng câu mà chúng ta có thể đƣa ra những cách chữa khác nhau. Chẳng hạn: Đây là một câu kể tuy nhiên các em không biết cách diễn đạt do đó câu văn trở nên lủng củng, không rõ ràng. Đối với câu này ta có thể sửa thành 1 câu ghép nhƣ sau: 45 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Buổi biểu diễn có rất nhiều tiết mục nhưng em nhớ nhất là tiết mục diễn kịch. Câu (2) chƣa diễn đạt đầy đủ ý nghĩa chƣa rõ là công việc đường phố đó là công việc gì? nên chúng ta không thể sửa lại đƣợc. Câu (3) này bị gộp ý của nhiều câu lại với nhau. Ta có thể sửa lại bằng cách chia câu này thành các câu nhỏ hơn. Gia đình em đang ăn thì bỗng nhiên một quả dừa bị rơi xuống đất. Bố em chạy ra nhặt nó và bảo chúng em uống cho mát. 2.3.3.2. Câu có một bộ phận cùng giữ hai chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu Để khắc phục loại lỗi này thì khi học sinh viết giáo viên cần hƣớng dẫn các em chú ý sử dụng các từ ngữ và cách diễn đạt của từng câu. Ví dụ: (1) Em rất thích môn toán là môn học giúp phát triển tư duy. Cách chữa: Để sửa lại những câu này chúng ta có thể tách mỗi câu thành 2 câu và thêm bộ phận còn thiếu. Chẳng hạn: Câu (1) ở đây môn toán vừa làm bổ ngữ vừa làm chủ ngữ cho câu. Sửa lại: Em rất thích môn toán vì nó là môn học giúp phát triển tư duy. 2.3.4. Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần Để khắc phục đƣợc tình trạng này giáo viên cần chú ý hƣớng dẫn học sinh cách kết hợp các từ và nghĩa của các từ sao cho phù hợ với từng ngữ cảnh. Ví dụ: (1) Những bông hoa nhìn rất dễ thương. (2) Bằng sự dũng cảm, Lan đã giải được nhiều bài toán khó. (3) Hoa và con mèo đều rất xinh. Cách chữa: Đây là loại lỗi rất đa dạng và phong phú vì vậy tùy thộc vào kiểu lỗi mà học sinh mắc thì chúng ta có những cách sửa khác nhau. Chẳng hạn: 46 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Câu (1) là câu sai do chủ ngữ và vị ngữ không cùng nói tới một chủ đề Những bông hoa không thể dễ thương. Vì vậy, chúng ta có thể sửa lại bằng cách chủ ngữ hoặc vị ngữ sao cho phù hợp. Chẳng hạn: Những bông nhìn rất đẹp. Với (2) thì thành phần trạng ngữ và thành phần nòng cốt câu lại không có sự tƣợng hợp với nhau. Trạng ngữ biểu thị một ý nghĩa còn nòng cốt câu lại biểu thị một ý nghĩa khác không giống với trạng ngữ. Sửa lại: Bằng tinh thần ham học hỏi, Lan đã giải được rất nhiều bài toán khó. Câu (3) thì có 2 chủ ngữ là Hoa và con mèo. Tuy nhiên, 2 chủ ngữ này lại không thể đi kèm với nhau để biểu thị cho ý nghĩa diễn đạt của vị ngữ đƣợc. Ta sửa lại nhƣ sau: Hoa và Phương đều rất xinh. 2.4. Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng nhận diện và sử dụng các thành phần câu Xuất phát từ những nguyên nhân ở trên cũng nhƣ từ thực tiễn đã tìm hiểu thì chúng tôi đƣa ra các biện pháp sau: Xây dựng hệ thống bài tập, xây dựng hệ thống trò chơi. 2.4.1. Xây dựng hệ thống bài tập 2.4.1.1.Bài tập phân tích nhận diện thành phần câu Loại bài tập này có mục đích làm sáng tỏ, củng cố và phát triển một số khái niệm về thành phần câu đã đƣợc tiếp thu từ các bài học lý thuyết. Khi cho học sinh làm dạng bài này giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh là theo các bƣớc sau: Bước 1: Căn cứ vào đặc trưng khái niệm ngữ pháp. Bước 2: Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện, phân tích. 47 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Bước 3: Phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm của nó, xem có đáp ứng đặc trưng khái niệm lý thuyết không. Từ đó củng cố thêm khái niệm. Đối với loại bài tập này có một số dạng bài tập nhƣ sau: a. Bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm hoặc gạch chân Ví dụ: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu văn sau: (1) Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa. (2) Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngượm. (3) Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Kiểu bài tập này giúp học sinh ôn luyện quy tắc ngữ pháp và cách tìm các thành phần trong câu.Giáo viên có thể tiến hành nhƣ sau: - Giáo viên gợi ý học sinh xác định đặc trƣng của các cụm từ in đậm. - Từ đó, học sinh biết đƣợc bộ phận cần đặt câu hỏi câu là bộ phận gì? Chẳng hạn: (1) Cụm từ in đậm chỉ hoạt động vì vậy học sinh có thể dễ dàng đặt câu hỏi: Ở câu lạc bộ, chúng em làm gì? (2) Cụm từ in đậm chỉ nơi chốn vì vậy chúng ta có thể dễ dàng đặt câu hỏi nhƣ sau: Ở đâu ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngượm? (3) Cụm từ in đậm chỉ một sự vật vì vậy chúng ta có thể dễ dàng đặt câu hỏi nhƣ sau: Cái gì thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu? - Sau đó, giáo viên có thể yêu câu học sinh nêu tên bộ phận vừa đặt câu hỏi. b. Bài tập cho sẵn câu, xác định thành phần câu Ví dụ:Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu. 48 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp (1) Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. (2) Với lòng nhiệt thành yêu nước, ngay từ trước cách mạng, ông Thiện đã có nhiều hỗ trợ to lớn về tài chính cho tổ chức. (3) Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên đại diện cho bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn cây. Bài tập này giúp học sinh củng cố, đánh giá kỹ năng phân tích cú pháp của học sinh tiểu học. Muốn tìm đúng các thành phần câu học sinh phải biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cho các thành phần tƣơng ứng. Giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh làm nhƣ sau: - Gợi ý cho học sinh nhớ và nhắc lại các khái niệm về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. - Từ đó, học sinh tự xác định các thành phần trong câu. (1) Dưới…anh, con cá lửa ấy/ vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. TN CN VN (2) Với … nước, ngay…Cách mạng, ông Thiên/đã …tài chính cho tổ chức. TN1 TN2 CN VN (3) Khi … dứt, bốn thanh niên đại diện cho bốn đôi/ nhanh … ngọn cây. TN CN VN - Dễ dàng đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ để tìm ra tác dụng của từng trạng ngữ trong câu. Hoặc có thể dựa vào ý nghĩa của các cụm từ để tìm ra tác dụng. Chẳng hạn: (1) Bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, địa điểm. (2) Trạng ngữ 1 bổ sung ý nghĩa về phƣơng tiện cho câu, còn trạng ngữ 2 bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian. (3) Trạng ngữ này bổ sung ý nghĩa về thời gian. 49 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp c. Bài tập cho sẵn các thành phần câu yêu cầu học sinh nêu tên từng thành phần câu. Ví dụ: Hãy gọi tên từng bộ phận đƣợc đánh số trong câu sau: Vào một đêm cuối xuân 1947(1),khoảng 2 giờ sáng(2), trên đường đi công tác(3), Bác Hồ(4) đến nghỉ chân ở một nhà bên đường(5). Với bài tập này học sinh có thể dễ dàng gọi tên từng bộ phận trong câu bởi các bộ phận đã đƣợc phân chia một cách rõ ràng và ngoài ra các em còn dựa vào đặc điểm của từng bộ phận để nhận diện. (1)đƣợc giữ vai trò làm trạng ngữ trong câu (2)giữ vai trò làm chủ ngữ trong câu (3)giữ vai trò làm vị ngữ trong câu Trong quá trình giáo viên hƣớng dẫn học sinh làm các dạng bài tập này, giáo viên cần chú ý đặt những câu hỏi đối với mỗi thành phần câu để học sinh nhận diện ra chúng. Ngoài ra, khi xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu, học sinh hay nhầm lẫn vì không chú ý đến sự tƣơng hợp ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ. Nhiều học sinh có thể bị đánh lừa cứ nhìn thấy động từ thì cho là vị ngữ. Dựa vào yêu cầu về sự tƣơng hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ, chúng ta sẽ giúp học sinh phát hiện ra sự nhầm lẫn của các em. 2.4.1.2. Bài tập cấu trúc Loại bài tập này vừa có tác dụng củng cố các khái niệm và quy tắc ngữ pháp vừa góp phần rèn luyện năng lực tạo lập các sản phẩm mới. Khi hƣớng dẫn học sinh thực hiện các dạng của bài tập cấu trúc, giáo viên cần chú ý đến các bƣớc: Bước 1: Nắm vững yêu cầu của đề bài và hiểu rõ các ngữ liệu đã cho. Bước 2: Thực hiện đúng yêu cầu của bài. Bước 3: Kiểm tra lại sản phẩm mới theo yêu cầu luyện tập và theo các chuẩn mực ngôn ngữ (có thể so sánh ngữ liệu đã cho với các sản phẩm mới để thấy được sự giống nhau, sự khác nhau và giá trị của chúng). 50 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Loại bài tập này thƣờng gồm những dạng bài tập sau: a. Bài tập ghép đôi Ví dụ: Ghép từ ngữ thích hợp ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì? A B Đàn cò trắng kể chuyện cổ tích Bà em giúp dân gặt lúa Bộ đội bay lượn trên cánh đồng Kiểu bài tập này giúp học sinh nắm vững đƣợc các cấu trúc của câu và hiểu ý nghĩa của từng câu văn để ghép sao cho thích hợp. Giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh nhƣ sau: - Yêu cầu học sinh xác định từng bộ phận của hai cột - Khi học sinh đã xác định đƣợc từng cột thuộc bộ phận nào thì giáo viên có thể gợi ý học sinh ghép để tạo thành câu bằng cách xét ý nghĩa của từng vế. Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng. Bà em kể chuyện cổ tích. Bộ đội giúp dân gặt lúa. b. Bài tập thêm thành phần câu Ví dụ: Thêm bộ phận còn thiếu trong các câu sau: (1) Ngày khai trường…… (2) …… đóng cửa sổ lại. (3) ……, hoa đã nở. Để học sinh viết đƣợc thành câu, giáo viên có thể thực hƣớng dẫn họ sinh nhƣ sau: - Xác định đƣợc thành phần còn thiếu ở trong từng câu. - Sau đó, giáo viên hƣớng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi. Chẳng hạn: 51 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp (1)Học sinh tự đặt câu hỏi Ngày khai trường như thế nào, Ngày khai trường là gì?... Trả lời đƣợc, các em đã tự thêm bộ phận vị ngữ cho câu và viết thành câu. (2)Học sinh cũng phải tự đặt câu hỏi Ai đóng cửa sổ lại?, trả lời đƣợc câu hỏi thì các đã tự thêm chủ ngữ vào trong câu. (3)Câu này học sinh dễ dàng xác định đƣợc thành phần còn thiếu là trạng ngữ. Học sinh cũng phải tự đặt câu hỏi Ở đâu hoa đã nở?, Vì sao hoa đã nở?,… sau khi trả lời đƣợc các câu hỏi này thì học sinh có thể viết đầy đủ đƣợc câu. Để làm đƣợc các dạng bài tập nêu trên học sinh phải xác lập đƣợc sự tƣơng quan giữa chủ ngữ với vị ngữ, giữa trạng ngữ với nòng cốt câu. Giáo viên cần phải hƣớng dẫn, định hƣớng để học sinh thực hiện và xác lập sự tƣơng hợp đó. 2.4.1.3. Bài tập sáng tạo Mục đích chủ yếu của loại bài tập này là rèn năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. Bài tập sáng tạo yêu cầu học sinh tự mình tạo nên sản phẩm ngôn ngữ theo một yêu cầu nào đó. Bài tập sáng tạo bao gồm những bài tập không quy định bởi những mẫu câu hoặc cấu trúc cho sẵn nào. Những bài tập này giúp giáo viên nắm đƣợc trình độ học sinh, đặc điểm hứng thú của học sinh. Bài tập sáng tạo có hạn chế nhất định so với bài tập nhận diện và bài tập cấu trúc. Ở hai loại bài tập trên, khi thực hiện bài tập, học sinh nhận đƣợc kết quả rõ ràng và kết quả này có thể đo đƣợc. Còn bài tập sáng tạo, không có tiêu chí cụ thể cho nên nhiều lúc học sinh có thể đặt những câu sơ lƣợc mặc dù không sai ngữ pháp. Hơn nữa, bài tập đặt câu sáng tạo chỉ có thể thực hiện khi học sinh có trình độ, có ý cần diễn đạt. Để giúp học sinh khắc phục những khó khăn đó, giáo viên không nên hài lòng với những kết quả đầu tiên đơn giản mà học sinh đạt đƣợc. Giáo viên cần hƣớng dẫn bổ sung thêm để có những câu đủ độ lớn, có cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn và nhất là có sức biểu hiện. Ngƣời thầy cần kích thích thi đua sáng tạo để học sinh đạt đƣợc 52 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp những câu hay nhất bằng cách không hài lòng với một câu hay mà yêu cầu nhiều câu hay rồi cho học sinh ghi lại trong vở những câu hay nhất. Dạy học sinh bài tập sáng tạo, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh thực hiện tốt các bƣớc sau: Bước 1: Phân tích yêu cầu của bài tập và phân tích mẫu hoặc phần ngữ liệu cho sẵn để nắm vững các yêu cầu này cùng đặc điểm của mẫu ngữ liệu đã cho. Bước 2: Tiến hành các thao tác tạo lập sản phẩm sao cho đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu của bài tập. Bước 3: Kiểm tra lại sản phẩm theo các yêu cầu, sửa chữa điều chỉnh nếu có sai sót. Loại bài tập này có các dạng bài tập nhỏ sau: a. Cho sẵn từ ngữ đảm nhiệm chức năng ngữ pháp nhất định, yêu cầu đặt câu Ví dụ: Đặt câu với những từ ngữ sau làm chủ ngữ. (1) Các chú công nhân (2) Mẹ em (3) Chim sơn ca Dạng bài tập này giúp học sinh ôn lại các kiến thức liên quan đến thành phần câu hỗ trợ cho các em khi làm các bài tập khác. Giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh thực hiện bài tập này nhƣ sau: - Học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài tập. - Gợi ý học sinh cách đặt câu hỏi cho bộ phận còn thiếu bằng cách thực hiện theo nhóm đôi 1 bạn hỏi và 1 bạn trả lời từ đó các em sẽ dặt đƣợc câu. Chẳng hạn: (1) HS1: Các chú công nhân làm gì? Hoặc Các chú công nhân như thế nào? HS2: Các chú công nhân đang hót rác. Hoặc Các chú công nhân rất chăm chỉ. 53 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Tƣơng tự (2), (3) học sinh có thể tự đặt và trả lời các câu hỏi đẻ viết thành câu hoàn chỉnh. b. Cho sẵn mô hình câu yêu cầu đặt câu Ví dụ: Đặt câu với trạng ngữ chỉ nguyên nhân.(Bài tập 3, Tiếng Việt 4 tập 2, tr. 141) Khi hƣớng dẫn học sinh thực hiện các bài tập nêu trên, giáo viên nhắc nhở học sinh xác lập các mối quan hệ tƣơng hợp giữa chủ ngữ, vị ngữ để các em tìm ra bộ phận thích hợp. Riêng bài tập đặt câu theo mô hình rất ít bởi vì bài tập loại này có tính khái quát và trừu tƣợng cao. Giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh đặt câu có đủ hai bộ phận chính rồi sau đó mới thêm trạng ngữ phù hợp tránh hiện tƣợng học sinh đặt câu chỉ có trạng ngữ và cụm từ vị ngữ. c. Bài tập vận dụng các thành phần câu để viết văn Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em đƣợc đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. (Bài tập 2, Tiếng Việt 4 tập 2, tr. 126) Đây là loại bài tập kết hợp giữa bài tập đặt câu theo mô hình và bài tập sáng tạo, giáo viên gợi ý để học sinh đặt câu đúng ngữ pháp và theo mô hình đã yêu cầu. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh bổ sung thêm để câu có độ lớn, có cấu trúc cú pháp phức tạp và có sức thể hiện cao. Đáp án kiểu bài này rất đa dạng. Đoạn văn chỉ bị quy định về nội dung (kể về một lần đi chơi xa) và quy định nhỏ về ngữ pháp (một câu có trạng ngữ) còn lại là yêu cầu viết đúng ngữ pháp vì vậy nó có thể tập hợp những câu cụ thể rất khác nhau với cấu trúc rất đa dạng, phong phú. 2.4.1.4. Bài tập sửa lỗi sai Loại bài tập này giúp học sinh biết đƣợc các lỗi sai mà mình thƣờng mắc phải từ đó có thêm cách tránh và những giải pháp để tự chữa lỗi cho mình. Khi dạy loại bài tập này giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh làm theo các bƣớc sau: 54 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Bước 1: Đọc kĩ các câu mà bài tập cho sẵn. Bước 2: Gợi ý học sinh để các em tự phát hiện ra lỗi sai của từng câu. Bước 3: Nhắc lại các đặc trưng của bộ phận bị sai trong câu. Sau đó, gợi ý học sinh tự tìm ra biện pháp chữa thích hợp. Loại bài tập này chúng ta có thể thấy một số dạng nhỏ nhƣ sau: a. Bài tập cho trước một số câu, yêu cầu học sinh xác định đó là những câuđúng ngữ pháp hay câu sai ngữ pháp. Ví dụ: Trong các câu sau đây, câu nào có đủ hai bộ phận chủ ngữ, vị ngữ? (1) Trên cánh đồng, bác nông dân đang cùng con trâu của mình. (2) Trên cánh đồng, bác nông dân và con trâu đang cày ruộng. Để làm đƣợc bài tập này, giáo viên hƣớng dẫn học sinh dựa vào dấu hiệu nội dung và hình thức. Khi làm bài tập, học sinh lần lƣợt dọc từng dòng, xem xét bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai? (Cái gì? Con gì? Vật gì?) bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Làm gì? (Thế nào? Là gì?). Dòng nào trả lời đặt đƣợc các câu hỏi đặt ra và nêu đƣợc một ý làm ngƣời khác hiểu đƣợc, đó là câu đúng ngữ pháp. (1), (2) đều là câu kiểu Ai làm gì? Tuy nhiên với (1) khi đặt câu hỏi cho bộ phận vị ngữ thì lại không có câu trả lời bởi vế sau ấy là một cụm danh từ. vì vậy, (1) là câu sai ngữ pháp. b. Bài tập cho trước các câu sai, yêu cầu học sinh tìm ra lỗi sai và sửa lại cho đúng Ví dụ: Tìm lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng. (1)Ở đó có đầm sen rất thơm và đẹp. (2) Chiếc cặp màu hồng. (3) Những quả xoài xanh khi chín có mùi thơm và ngọt lịm. Dạng bài này thƣờng phức tạp hơn dạng bài tập trên. Bởi các em không chỉ phát hiện ra các lỗi sai mà các em còn phải tìm ra cách sửa lại sao cho phù hợp. Giáo viên cần gợi ý cụ thể để học sinh nhận ra các lỗi sai của từng câu. 55 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Câu(1) này thiếu chủ ngữ chúng ta có thể sửa lại bằng cách giữ nguyên cấu trúc của câu và thên chủ ngữ vào. Ở đó, em thấy có đầm sen rất thơm và đẹp. Câu (2) là câu thiếu vị ngữ chúng ta có thể sửa lại bằng cách cho học sinh xác định câu này thuộc kiểu câu gì và yêu cầu học sinh đặt và trả lời cho bộ phận còn thiếu. Chiếc cặp màu hồng rất đẹp. Câu (3) khi xét ý nghĩa của câu này chúng ta có thể thấy nghĩa hơi lủng củng. Chúng ta có thể sửa lại nhƣ sau: Những quả xoài khi chín rất thơm và đẹp. Đây là loại bài tập khó và rất phức tạp, tuy nhiên nó lại gắn liền với thực tiễn xuất phát từ các lỗi mà các em mắc phải trong các bài viết. Vì vậy, nó có tác dụng rất tốt đối với học sinh đồng thời nó giúp tổng hợp các đa dạng các kiến thức liên quan đến thành phần câu. 2.4.2. Xây dựng hệ thống trò chơi 2.4.2.1. Trò chơi đặt câu theo tranh a. Mục đích - Luyện cho học sinh biết dựa vào các ý mà các bức tranh gợi ra, đặt đƣợc câu đúng ngữ pháp đúng nội dung. - Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, đặt câu, luyện tác phong nhanh nhẹn. b. Chuẩn bị - Tranh vẽ dùng để đặt câu theo tranh đã đƣợc phóng to - Các băng giấy, hồ dán để đính băng giấy lên bảng, bút dạ để viết câu lên băng giấy. - Tên các nhóm chơi ghi sẵn lên bảng lớp (khoảng 3; 4 nhóm chơi mỗi nhóm 3; 4 ngƣời) c. Cách tiến hành 56 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp - Giáo viên phát cho mỗi nhóm 4 hoặc 5 băng giấy để viết câu (hoặc yêu cầu viết lên bảng) và hƣớng dẫn cách chơi. + Treo bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát. + Mỗi nhóm chơi nhanh chóng suy nghĩ để đặt câu (có thể viết câu kể hoặc câu hỏi) và viết câu của mình lên băng giấy rồi dán lên bảng lớp đúng cột ghi tên nhóm mình (nếu không có giấy, mỗi nhóm viết các câu lên bảng lớp). - Hết thời gian chơi (khoảng 5 -7 phút) giáo viên cùng các nhóm đánh giá rà soát từng câu trên bảng. Nhóm nào có số lƣợng câu đặt đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh nhiều nhất sẽ thắng cuộc. 2.4.2.2. Trò chơi đặt câu nhanh a. Mục đích - Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng có sự tƣơng hợp giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. - Luyện óc so sánh, liên tƣởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn hơn. b. Chuẩn bị - Chuẩn bị cho học sinh các mảnh giấy màu khác nhau và các chủ đề hoặc 1 bộ phận của câu. c. Cách tiến hành - Chia lớp thành 2 nhóm đều nhau. - Các nhóm cử đại diện lên rút thăm để chọn chủ đề cho chủ đề mà giáo viên đã ghi sẵn vào các mảnh giấy. - Học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu thì học sinh ở nhóm thứ hai sẽ phải nhanh chóng đƣa vế thứ hai trong vòng 30 giây. - Ví dụ: Chủ đề mùa hè HS1: đã nở rực HS2: Hoa phượng 57 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp - Khi hết 30 giây nhóm nào không kịp đƣa ra câu trả lời sẽ bị trừ điểm và nhóm nào có các đáp án hay và chính xác hơn sẽ đƣợc cộng điểm. - Kết thúc trò chơi nhóm nào có số điểm cao hơn thì nhóm đó sẽ là ngƣời thắng cuộc. 2.4.2.3. Trò chơi chữa câu truyền điện a. Mục đích - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết câu đúng. - Giúp học sinh có phản xạ Tiếng Việt nhanh, tốt nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt. - Giúp học sinh vui học, học nhẹ nhàng và yêu thích môn Tiếng Việt. b. Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị yêu cầu của bài tập. c. Cách tiến hành - Chia học sinh thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất đƣa ra câu sai thì nhóm còn lại tìm ra các lỗi sai và đề ra các biện pháp sửa lại. - Mỗi nhóm sẽ có thời gian suy nghĩ 3 -4 phút để sửa lại câu sai mà nhóm bạn đƣa ra. Nếu nhóm nào không chữa đƣợc, chữa sai, chữa chậm sẽ mất lƣợt chơi và bị trừ điểm. - Kết thúc trò chơi nhóm nào có điểm số cao hơn thì nhóm đó sẽ thắng cuộc. 58 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp KẾT LUẬN Nhƣ chúng ta đã biết thì thành phần câu là một trong lĩnh vực quan trọng của ngữ pháp học, của ngôn ngữ học. Không có thành phần câu cùng các cơ sở kết hợp thành phần câu sẽ không tạo nên câu. Từ đó, các quá trình sản sinh câu gặp khó khăn và các hoạt động học tập, tƣ duy, giao tiếp của con ngƣời cũng sẽ bị ảnh hƣởng. Do vậy, làm sao để học sinh không bị mắc các lỗi về thành phần câu là một vấn đề cần đƣợc quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành sửa lỗi về thành câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3-4 và rút ra một số kết luận sau: Thành phần câu trong chƣơng trình sách giáo khoa ở tiểu học đƣợc phân bố khá hợp lý và phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi của học sinh tiểu học.Đây là một nhân tố quan trọng trong việc dạy -học. Thông qua việc tiến hành khảo sát điều tra thực trạng các lỗi trong các bài văn viết của học sinh hai khối lớp 3 và lớp 4 ở trƣờng tiểu hoc Ngô Quyền -Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc và trƣờng tiểu học Phạm Công Bình -Yên Lạc -Vĩnh Phúc. Chúng tôi thấy rằng học sinh mắc các lỗi về thành phầncâu nhƣ: Câu thiếu thành phần, câu thừa thành phần, câu không xác định rõ các thành phần, câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần. Nguyên nhân chủ yếulà do các em chƣa nắm vững lý thuyết thành phần câu cho nên khả năng thức hành thành phần của học sinh đạt yêu cầu chƣa cao. Học sinh chỉ biết nói, viết các mẫu câu đơn giản. Học sinh chƣa phân biệt đƣợc câu đúng ngữ pháp với câu sai ngữ pháp nên trong bài viết của học sinh lỗi ngữ pháp là khá nhiều. Hơn nữa, khả năng hiểu biết và nhận diện về thành phần câu của giáo viên tiểu học hiện nay còn hạn chế. Giáo viên tiểu học thực sự lúng túng trong việc xác định thành phần câu và chƣa có giáo viên nào nêu đƣợc cách xác định hiệu quả. 59 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp Để giúp học sinh hạn chế mắc các lỗi về thành phần câu chúng tôi đã hƣớng dẫn học sinh cách sửa đối với từng loại lỗimà các em mắc phải trong từng bài viết và đồng thời đƣa ra hai biện pháp đó là: Xây dựng hệ thống bài tập và xây dựng hệ thống trò chơi nhằm giúp các em cải thiện đƣợc tình trạng này. Trong đó, việc hƣớng dẫn học sinh sửa các lỗi về thành phần câu và biện pháp xây dựng hệ thống bài tập là hiệu quả hơn cả. Vì nó không những giúp học sinh nâng cao chất lƣợng học tập mà còn tạo điều kiện cho giáo viên trau rồi thêm các kiến thức chuyên môn và vận dụng nó để giải quyết các vấn đề thực tiễn và nâng cao tay nghề. Chúng tôi mong muốn rằng, đề tài sẽ đem lại hiệu quả để giúp các em không bị mắc phải các lỗi về thành câu trong khi nói, khi viết hay là các hoạt động có liên quan. Hơn nữa chính từ đề tài này sẽ giúp chúng tôi trang bị thêm những kiến thức về thành phần câu và tự trang bị cho mình những tri thức phong phú, đầy đủ hơn. Đó cũng là hành trang để sau này chúng tôi có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng hơn. Và thông qua việc tìm hiểu thực tiễn đã đem lại cho chúng tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong sự nghiệp dạy học sau này. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình triển khai khóa luận nhƣng chắc chắn không thể tránh khỏi nhƣng sai sót về nội dung cũng nhƣ hình thức trình bày, cách diễn đạt. Chúng tôi rất mong đƣợc sự hóp ý chân thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, cùng các đồng nghiệp để luận văn của chúng tôi hoàn thiện hơn. 60 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A, Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí (1996), Phương Pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban (2000), Câu tiếng Việt và các bình diện nghiên cứu câu, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam -Phần câu, Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội. 4. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Vũ Thị Bích, Các lỗi trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 nguyên nhân và biện pháp khắc phục, khóa luận tốt nghiệp đại học. 6. Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Ngô Thị Kim Hƣơng, Vấn đề thành phần câu và việc dạy -học thành phần câu trong trường tiểu học, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 8. Phan Khôi (2004), Việt ngữ nghiên cứu, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 9. Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm (1941), Việt Nam văn phạm, Nxb Tân Việt, Sài Gòn. 10.Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán (1997), Tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11.Trịnh Mạnh, Nguyễn Huy Đàn (1978), Giáo Trình tiếng Việt, tâp II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12.Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt -Câu, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH 13.Nguyễn Thị Quy, Đoàn Đình Thạch, Hoàng Diệu Minh, Hoàng Xuân Tâm (không ghi năm), Giáo trình tiếng Việt, Tài liệu lƣu hành nội bộ trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, thành phố Hồ Chí Minh. 14.Nguyễn Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 15.Lê Xuân Thại (1994), Tiếng Việt trong trường học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 16.Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về cú pháp tiếng Việt, tập II, Nxb Khoa học, Hà Nội. 17.Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 18.Nguyễn Thị Thìn (2001), Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 19.Nguyễn Minh Thuyết, nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20.Nguyễn Thị Thƣ, Chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh tiểu học lớp 4-5 qua các bài tập làm văn, khóa luận tốt nghiệp đại học. 21.Bùi Đức Tịnh (1954), Văn phạm Việt Nam, Nxb Văn hóa. 22.Bùi Tất Tƣơm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Thị Quy, Hoàng Diệu Minh (1995), Giáo trình tiếng Việt, Nxb Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. 23.Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp PHỤ LỤC Những ngữ liệu trong các bài tập làm văn viết của hai khối lớp 3 - 4 ở hai trường tiểu học Ngô Quyền và Phạm Công Bình: 1. Vì chú diễn viên hỏi phép tính nào nó cũng trả lời đƣợc. 2. Ở đó có đầm sen rất thơm và đẹp. 3. Khi chú nuốt con chim vào miệng. 4. Nói đến hoa phƣợng, nói đến mùa hè. 5. Giúp em trƣởng thành hơn. 6. Có một hôm mẹ và bố em, dẫn em và em gái đi xem xiếc. 7. Một cô váy hồng, một cô váy xanh dƣơng. 8. Cúc thƣờng từng khóm. 9. Mọi ngƣời nói chuyện. 10.Vào ngày 26-3, ở tại sân trƣờng em. 11.Lúc đó em rất vui vẻ háo hức. 12.Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín bố tặng em một chiếc cặp. Toàn thân có màu đỏ. 13. Bố em trồng cách đây hai năm rƣỡi. 14. Mùa hè,cây phƣợng khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực. Cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi. 15. Cây bàng giống nhƣ một chiếc ô to khổng lồ che mát cả sân trƣờng. 16. Những quả xoài xanh khi chín có mùi thơm và ăn ngọt lịm. 17. Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, mẹ em tặng em một cái cặp sách đó là khi em mới bƣớc vào lớp ba. 18. Mọi ngƣời để nghe các bô lão phát biểu im thin thít. 19. Khéo léo và tài năng các nghệ sĩ xiếc. 20. Có các tiết mục em nhớ là diễn kịch, ảo thuật, đi trên dây và còn rất nhiều tiết mục khác. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH 21. Đi làm công việc đƣờng phố nhƣ thế này là một công việc thú vị đối với chúng em. 22. Ăn đƣợc một lúc bố thấy quả dừa bị rơi xuống bố ra lấy bảo uống cho mát. 23. Em rất thích môn toán là môn học giúp phát triển tƣ duy. 24. Những bông hoa nhìn rất dễ thƣơng. 25. Bằng sự dũng cảm, Lan đã giải đƣợc nhiều bài toán khó. 26. Hoa và con mèo đều rất xinh. 27. Ở sau cặp có hai quai đeo. 28. Hôm nay, một buổi sáng đẹp trời. 29. Xong việc phân công thì mọi ngƣời bắt tay vào việc. 30. Lúc 2 giờ chiều chủ nhật có kẻng là mọi ngƣời đều chuẩn bị tƣ thế để dọn vệ sinh. 31. Quả nhiên bố em nói không sai uống vào thấy rất ngọt và rất mát. 32. Khi em ngồi vào thì chợt thấy có làn gió thổi quanh cây dừa mát ơi là mát. 33. Bơi đƣợc một lúc mẹ gọi vào ăn bố mẹ em chọn ngồi chỗ cây dừa cho thoáng mát. 34. Phía mặt trƣớc cặp có hai khóa. 35. Có lúc tớ và gia đình tớ câu đƣợc rất nhiều cá. 36. Có hô bố mẹ tớ cho tớ đi chơi ở Thanh Sơn. 37. Khi trận đấu bắt đầu chúng em ra sức kéo. 38. Khi đó em thấy rất đẹp. 39. Nổi bật nhất là trò chơi kéo co. 40. Bắt đầu vào 7 giờ 30 phút tối. 41. Khi bố mẹ em bận đều cho em sang chơi với anh. 42. Có một số bạn mắt đỏ hoe và òa khóc. 43. Lúc đó em thấy rất vui và háo hức đôi chút hồi hộp. 44. Em yêu con mèo dễ thƣơng. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH 45. Là bông hoa màu vàng. 46. Tình cảm của mọi ngƣời đối với gia đình rất hạnh phúc. 47. Làm việc đƣợc lúc ông kêu mệt. 48. Đi học sớm nhất lớp là Lan. 49. Biểu diễn ở Phúc Yên. 50. Em yêu Lan học giỏi. 51. Mùa hè, hoa phƣợng nở đỏ rực báo hiệu mùa hè tới. 52. Vừa đến nhà bố mẹ Hà vui tƣơi chào mừng em. 53. Chiều nay đúng 2 giờ kẻng vang lên. [...]... tạo thành câu - Lớp 5: Học sinh chỉ ôn tập thành phần câu trong các tiết ôn tập về câu chỉ là các bài tập nhƣ là xác định thành phần (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)  Nhận xét: Nội dung về thành phần câu trong chƣơng trình ở tiểu học đƣợc phân bố khá hợp lý ở các khối lớp tiểu học Lý thuyết về thành phần câu thƣờng gắn liền với các mẫu câu kể Mục tiêu của các tiết học lý thuyết thành phần chính của câu. .. thực trạng mắc lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3 -4 - Miêu tả các lỗi về thành phần câu và cách sửa cho các lỗi đó - Đề xuất ra một số biện pháp giúp các em sửa các lỗi về thành phần câu 7 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thống kê - Phƣơng pháp phỏng vấn 4 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp NỘI... nghiệp - Lớp 3: Học sinh biết đặt câu hỏi để xác định thành phần câu gồm các bài tập nhận biết các thành phần câu nhƣ ở lớp 2 - Lớp 4: Học sinh đƣợc luyện tập, rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, vận dụng thành phần câu qua các kiểu bài tập sau: + Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu + Nhận biết các kiểu trạng ngữ + Thêm các kiểu trạng ngữ cho câu + Đặt câu theo mẫu + Dùng từ ngữ cho sẵn để đặt câu + Ghép... đặt câu Đến lớp 4, 5 học sinh mới đƣợc học những lý thuyết về câu trong đó có cá khái niệm về các bộ phận của câu 1 .3. 1.1 Phần dạy lý thuyết về thành phần câu Nội dung dạy lý thuyết thành phần câu ở tiểu học đƣợc phân bố nhƣ sau: - Lớp 2: Học sinh học về thành phần câu nhƣng không cần dùng thuật ngữ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, phụ ngữ của cụm từ mà lần lƣợt làm quen qua các kiểu câu trần thuật cơ bản... đƣợc thông qua các bài tập sau: -Lớp 2: Những bài tập giúp học sinh ban đầu nắm đƣợc cấu trúc câu, bộ phận chính Gồm các bài tập: + Bài tập đặt câu hỏi cho các bộ phận + Bài tập trả lời câu hỏi +Bài tập giúp học sinh nắm đƣợc các bộ phận khác trong câu gồm một số kiểu bài chính nhƣ: Tập trả lời và đặt câu hỏi với Khi nào? Ở đâu? Nhƣ thế nào? Vì sao? Để làm gì? 25 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận... DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHẦN CÂU Ở TIỂU HỌC 1.1 Các quan niệm về thành phần câu Thành phần câu là một hạt nhân quan trọng trong câu nói riêng và trong ngữ pháp nói chung Các nhà ngữ pháp học đã mô tả về các thành phần một cách khá kỹ lƣỡng nhƣng định nghĩa về thành câu vẫn chƣa đƣợc giải quyết một cách thuyết phục Vì vậy, xung quanh định nghĩa về thành phần câu có những ý kiến khác nhau:... thiệu ngắn gọn (qua tên bài “Thêm trạng ngữ) trong 1 tiết học ở tuần 31 + Sách giáo khoa tiếng Việt 4, tập 2 đã chia trạng ngữ thành năm loại nhỏ và dạy -học trong 5 tiết (5 bài) : Thêm trạng ngữ nơi chốn (thời gian, nguyên nhân, mục đích phƣơng tiện) cho câu tuần từ 31 đến 34 - Lớp 5: Học sinh không học thành phần câu, chỉ ôn tập thành phần câu 1 .3. 1.2 Phần dạy thực hành về thành phần câu Nội dung thực hành... làm gì? Ai thế nào?, thông qua các mô hình để nắm đƣợc các bộ phận chính của các kiểu câu ấy (trả lời cho các câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào?) và các bộ phận khác của câu (trả lời cho câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Nhƣ thế nào? Vì sao? Để làm gì?) - Lớp 3: Học sinh củng cố hiểu biết về các kiểu câu và các thành phần câu đã học ở lớp 2 nhƣng với yêu cầu cao hơn so với lớp 2 Các em phải nhận biết đƣợc các. .. trúc câu bằng cách thêm trạng ngữ cho câu 24 Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp + Lý thuyết về thành phần chính của câu đƣợc dạy trong 9 tiết, lý thuyết về thành phần phụ của câu đƣợc dạy trong 6 tiết + Lý thuyết thành phần câu đƣợc hình thành thông qua bài tập theo con đƣờng quy nạp -luyện tập, gắn với kiểu câu phổ biến Ai là gì? Ai làm gì? Ai nhƣ thế nào? + Lý thuyết về cấu tạo câu, về thành. .. K37GDTH Khóa luận tốt nghiệp lƣợng xứng đáng Chƣơng trình đã đề ra mục tiêu quan trong hàng đầu khi dạy môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học là rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong học tập giao tiếp nên dù dạy câu từ lớp 2 ,3 nhƣng học sinh không làm quen với lý thuyết để biết câu là gì? Cấu tạo của câu, mà thông qua các bài tập thực hành về câu, học sinh rút ra cấu trúc câu và cách đặt câu Đến lớp 4, 5

Ngày đăng: 28/09/2015, 14:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan