Thành phần biệt lập trong câu

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 26)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.4. Thành phần biệt lập trong câu

1.2.4.1. Khái niệm

Thành phần biệt lập còn gọi là biệt lập ngữ, thành phần đơn lập, thành phần độc lập.

Nguyễn Kim Thản (1964) dùng thuật ngữ thành phần đơn lập. Tác giả quan niệm thành phần này có đặc điểm là bao giờ cũng ngắt ra khỏi các thành phần khác của câu, đứng biệt lập, biểu thị những sắc thái về tình cảm thái độ khác nhau trong câu nói hay phụ chú trong câu nói, “bỏ nó đi không ảnh hƣởng gì.” [14,166,222].

20

Hoàng Trọng Phiến cho rằng trong câu có thành phần độc lập. Theo tác giả, thành phần độc lập không có liên quan gì đến kết cấu các thành phần chính, thành phần thứ của câu, sự hiện diện của nó mang thêm tình thái cho câu. [10, 153 -154]

Các tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán (1997) dùng thuật ngữ thành phần biệt lập và quan niệm thành phần này không cấu tạo nên nòng cốt câu, không bổ sung ý nghĩa gì cho câu, không quan hệ về ý nghĩa và về ngữ pháp với câu. Đây là thành phần đứng tƣơng đối biệt lập về ý nghĩa và về ngữ pháp so với nòng cốt câu. [5,171];[ 8,73]

Tác giả Diệp Quang Ban (2004) gọi thành phần này là biệt tố và cho rằng biệt tố là những yếu tố không chịu sự ấn định của vị tố về mặt ý nghĩa, không tham gia trực tiếp vào phần nghĩa chỉ sự thể trong câu chứa chúng, chúng không nằm trong cấu tạo ngữ pháp của câu và chúng có quan hệ với nghĩa toàn bộ câu hoặc với nghĩa yếu tố thích hợp trong câu [3,74].

1.2.4.2. Các thành phần biệt lập

1.2.4.2.1. Tình thái ngữ (còn gọi là thành phần tình thái)

- Về khái niệm: Tình thái ngữ là thành phần không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Tình thái ngữ biểu thị ý nghĩa tình thái cho câu đồng thời thể hiện mục đích giao tiếp của câu.

- Về vị trí: Tình thái ngữ có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.

Ví dụ: + Bạn nói phải giữ lời đấy nhé.

+ Ngay cả chị cũng nghĩ tôi là ngƣời làm điều đó à? - Về cấu tạo:

+ Tình thái ngữ do các tiểu từ tình thái đảm nhiệm: á,ƣ, nhỉ, nhé, cơ, ạ,...

Ví dụ: Chúng ta đi chơi nhé!

+Tình thái ngữ do hai tình thái từ trở lên đảm nhiệm: đấy nhé, cơ chứ,

cơ mà,…

21

+ Tình thái ngữ do trợ từ đảm nhiệm: chính, ngay, ngay cả, những, chỉ,… Ví dụ: Chínhtôi làm điều ấy.

1.2.4.2.2. Hô ngữ

Hô ngữ (còn gọi là thành phần hô -đáp, thành phần than gọi, thành phần gọi đáp) có nhiều mặt giống với thành phần phụ của câu. Vì vậy, có ngƣời đã xếp hô ngữ vào thành phần phụ của câu.

Hô ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:

- Về khái niệm: Hô ngữ là thành phần biệt lập trong câu, nằm goài nòng cốt câu.Hô ngữ đƣợc dùng để biểu thị tình cảm, thái độ của ngƣời nói với ngƣời nghe, biểu thị lời gọi, lời đáp hay lời cảm thán trong quá trình nói.

- Về vị trí: Hô ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. + Đứng dầu câu:

Con ơi. Con ăn cơm xong chƣa? Dạ, con ăn xong rồi.

+ Đứng giữa câu:

Về vấn đề này, ông ơi, cháu đã có cách giải quyết. + Đứng cuối câu:

Mau đến đây giúp chúng tôi, các anh ơi!

- Về cách xác định hô ngữ: Hô ngữ đƣợc ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy và thƣờng có thán từ biểu lộ cảm xúc, thán từ gọi đáp hoặc tiểu từ tình thái.

- Về cấu tạo: Hô ngữ có thể do thán từ, do đại từ xƣng hô ngôi hai, các danh từ chỉ ngƣời lâm thời dùng nhƣ đại từ, các danh từ riêng kết hợp với danh từ: “à, ơi,…” hoặc do tiểu từ tình thái đảm nhiệm. Ví dụ:

+ Hô ngữ do thán từ đảm nhiệm:

Chết, tôi quên khuấy đi mất.

+ Hô ngữ do đại từ, danh từ lâm thời nhƣ đại từ, danh từ riêng kết hợp với “à, ơi,…” đảm nhiệm:

22

Chị ơi, chị giúp em với.

+ Hô ngữ do các tình thái từ đảm nhiệm: Ở đây vui thật.

1.2.4.2.3. Liên ngữ

Các nhà nghiên cứu ngữ pháp học gọi liên ngữ bằng nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣng họ đã thống nhất ý kiến về tác dụng của liên ngữ. Liên ngữ chuyên dùng để liên kết, nối kết, chuyển tiếp giữa câu với câu, giữa câu với đoạn văn, giữa đoạn văn với đoạn văn, giữa các ý với nhau trong văn bản.

Tóm lại theo chúng tôi, liên ngữ (thành phần chuyển tiếp) đƣợc hiểu nhƣ sau:

- Về khái niệm: Liên ngữ là thành phần biệt lập trong câu đƣợc tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phẩy khi viết và bằng quãng ngắt hơi khi nói. Liên ngữ có tác dụng liên kết các ý của câu, liên kết các dấu, các đoạn trong văn bản. Nhờ có liên ngữ mà các câu, các đoạn văn trong văn bản gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Về vị trí: Liên ngữ thƣờng đứng ở đầu câu những cũng có khi nó đƣợc đặt ở giữa C và V. Ví dụ:

Nhìn chung, các ý kiến đã đi đến thống nhất.

Chị tôi hợp với trang phục màu sẫm, trái lại,tôi thích màu sáng.

- Về cấu tạo của liên ngữ: Liên ngữ có thể do quan hệ từ hoặc các quán ngữ tạo nên.

+ Liên ngữ là quan hệ từ: và, nhƣng, vả lại, chỉ vì, rồi,…

+ Liên ngữ là các quán ngữ, gồm các quán ngữ chỉ thứ tự của sự trình bày (một là, hai là,…, đầu tiên, trƣớc hết, kế đến, tiếp theo,sau cùng, sau rốt, cuối cùng,…), nêu sự tổng kết hay khái quát (nhìn chung, tóm lại, thế là,...) chỉ sự đồng nhất, đối lập, trái ngƣợc nhau (đồng thời, song, song, lại còn, ngƣợc lại, trái lại, thế mà,…) hoặc nêu sự giải thích minh họa (nghĩa là, tức là, có nghĩa là, nói cách khác,….)

23

1.2.4.2.4. Phụ chú ngữ

Phụ chú ngữ còn gọi là phần giải thích, thành phần chú giải, thành phần chú thích, giải ngữ, thành phần xen,… Rất nhiều ngƣời gọi nó là thành phần phụ của câu nhƣng lại khẳng định nó là thành phần biệt lập với nòng cốt câu.

Tóm lại, theo chúng tôi, phụ chú ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:

- Về khái niệm: Phụ chú ngữ là thành phần biệt lập trong câu dùng để giải thích thêm cho từ hoặc cụm từ làm thành phần câu hoặc làm thành tố phụ trong cụm từ. Nó đi liền sau từ (cụm từ) đƣợc giải thích. Còn khi phụ chú ngữ dùng để ghi chú thêm về tình cảm, thái độ, nhận xét,… nào đó do bộ phận nào đó trong câu biểu thị, phụ chú ngữ đi liền sau bộ phận mà nó phụ chú.

- Về cách xác định phụ chú ngữ: Phụ chú ngữ có thể xác định bằng cách dựa vào dấu hiệu ngữ pháp nó thƣờng đƣợc đặt trong hai dấu phẩy hoặc hai dấu gạch ngang hoặc trong dấu ngoặc đơn khi ở giữa câu, đƣợc ngăn cách với bộ phận nó chú thích bằng dấu phẩy hay một dấu gạch ngang khi ở cuối câu.

- Về cấu tạo: Phụ chú ngữ có thể do một cụm tƣ hoặc một cụm C -V làm nên. Ví dụ:

+ Phụ chú ngữ do cụm từ đảm nhiệm:

“ ….. Chồng chị - anh Nguyễn Văn Dậu-tuy mới 26 tuổi nhƣng đã học nghề làm ruộng đến mƣời bảy năm.

+ Phụ chú ngữ do cụm C -V đảm nhiệm: Các bạn về lớp mình ngay!

Có việc gì mà gấp vậy? -Nhiều người hỏi cùng một lúc.

1.3. Nội dung dạy thành phần câu ở tiểu học 1.3.1. Chƣơng trình dạy học về thành phần câu

Nhận thức các thành phần câu có vị trí, vai trò và ý nghĩa ngữ pháp cực kỳ qua trọng trong cấu tạo câu, các nhà biên soạn chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học đã dành cho việc dạy-học các thành phần câu với thời

24

lƣợng xứng đáng. Chƣơng trình đã đề ra mục tiêu quan trong hàng đầu khi dạy môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học là rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong học tập giao tiếp nên dù dạy câu từ lớp 2,3 nhƣng học sinh không làm quen với lý thuyết để biết câu là gì? Cấu tạo của câu, mà thông qua các bài tập thực hành về câu, học sinh rút ra cấu trúc câu và cách đặt câu. Đến lớp 4,5 học sinh mới đƣợc học những lý thuyết về câu trong đó có cá khái niệm về các bộ phận của câu.

1.3.1.1. Phần dạy lý thuyết về thành phần câu

Nội dung dạy lý thuyết thành phần câu ở tiểu học đƣợc phân bố nhƣ sau: - Lớp 2:

Học sinh học về thành phần câu nhƣng không cần dùng thuật ngữ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, phụ ngữ của cụm từ mà lần lƣợt làm quen qua các kiểu câu trần thuật cơ bản nhƣ: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, thông qua các mô hình để nắm đƣợc các bộ phận chính của các kiểu câu ấy (trả lời cho các câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào?) và các bộ phận khác của câu (trả lời cho câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Nhƣ thế nào? Vì sao? Để làm gì?).

- Lớp 3:

Học sinh củng cố hiểu biết về các kiểu câu và các thành phần câu đã học ở lớp 2 nhƣng với yêu cầu cao hơn so với lớp 2. Các em phải nhận biết đƣợc các bộ phận chính trong những kiểu câu phổ biến có mô hình Ai (cái gì, con gì) - làm gì? Ai (cái gì, con gì) -là gì?, Ai ( cái gì, con gì) -thế nào? nhận biết các bộ phận phụ của câu trả lời cho câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Nhƣ thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? trong những câu phổ biến nói trên.

- Lớp 4:

Sách giáo khoa cung cấp kiến thức sơ giản về cấu tạo các kiểu câu đã học ở lớp 2,3 để biết đƣợc câu kể thƣờng có 2 bộ phận chính và biết mở rộng thêm cấu trúc câu bằng cách thêm trạng ngữ cho câu.

25

+ Lý thuyết về thành phần chính của câu đƣợc dạy trong 9 tiết, lý thuyết về thành phần phụ của câu đƣợc dạy trong 6 tiết.

+ Lý thuyết thành phần câu đƣợc hình thành thông qua bài tập theo con đƣờng quy nạp -luyện tập, gắn với kiểu câu phổ biến Ai là gì? Ai làm gì? Ai nhƣ thế nào?

+ Lý thuyết về cấu tạo câu, về thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ, của loại câu này đƣợc giới thiệu đơn giản ở các tuần 17, 19, 21.

+ Lý thuyết về cấu tạo câu, về thành phần chính của câu kể Ai thế nào? đƣợc cung cấp ngắn gọn trong 3 tiết ở các tuần 21, 22.

+ Lý thuyết về cấu tạo câu, về thành phần chính câu kể Ai là gì? đƣợc cung cấp ngắn gọn trong 3 tiết ở các tuần 24, 25.

+ Lý thuyết về thành phần phụ đƣợc các nhà biên soạn sách giới thiệu ngắn gọn (qua tên bài “Thêm trạng ngữ) trong 1 tiết học ở tuần 31.

+ Sách giáo khoa tiếng Việt 4, tập 2 đã chia trạng ngữ thành năm loại nhỏ và dạy-học trong 5 tiết (5 bài): Thêm trạng ngữ nơi chốn (thời gian, nguyên nhân, mục đích phƣơng tiện) cho câu tuần từ 31 đến 34.

- Lớp 5:

Học sinh không học thành phần câu, chỉ ôn tập thành phần câu.

1.3.1.2. Phần dạy thực hành về thành phần câu.

Nội dung thực hành đƣợc dạy gắn liền với nội dung lý thuyết và đƣợc thông qua các bài tập sau:

-Lớp 2:

Những bài tập giúp học sinh ban đầu nắm đƣợc cấu trúc câu, bộ phận chính. Gồm các bài tập:

+ Bài tập đặt câu hỏi cho các bộ phận. + Bài tập trả lời câu hỏi.

+Bài tập giúp học sinh nắm đƣợc các bộ phận khác trong câu gồm một số kiểu bài chính nhƣ: Tập trả lời và đặt câu hỏi với Khi nào? Ở đâu? Nhƣ thế nào? Vì sao? Để làm gì?

26 - Lớp 3:

Học sinh biết đặt câu hỏi để xác định thành phần câu gồm các bài tập nhận biết các thành phần câu nhƣ ở lớp 2.

- Lớp 4: Học sinh đƣợc luyện tập, rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, vận dụng thành phần câu qua các kiểu bài tập sau:

+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. + Nhận biết các kiểu trạng ngữ.

+ Thêm các kiểu trạng ngữ cho câu. + Đặt câu theo mẫu.

+ Dùng từ ngữ cho sẵn để đặt câu.

+ Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu. - Lớp 5:

Học sinh chỉ ôn tập thành phần câu trong các tiết ôn tập về câu chỉ là các bài tập nhƣ là xác định thành phần (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).

Nhận xét:

Nội dung về thành phần câu trong chƣơng trình ở tiểu học đƣợc phân bố khá hợp lý ở các khối lớp tiểu học. Lý thuyết về thành phần câu thƣờng gắn liền với các mẫu câu kể. Mục tiêu của các tiết học lý thuyết thành phần chính của câu là cung cấp các khái niệm chủ ngữ, vị ngữ, giúp học sinh nhận biết chủ ngữ, vị ngữ nắm đƣợc đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Còn đối với thành phần phụ của câu nhằm mục đích giúp học sinh nắm đƣợc khái niệm trạng ngữ, biết nhận diện trạng ngữ, phân loại trạng ngữ. Và những nội dung này đƣợc triển khai cụ thể và chủ yếu ở hai khối lớp 3 và lớp 4. Bởi khối lớp 2, thành phần câu đƣợc đƣa vào chỉ nhằm mục đích giới thiệu, còn khối lớp 5 các em chỉ là củng cố luyện tập các kiến thức về thành phần câu mà các em đƣợc học ở các lớp dƣới.

27

1.3.2. Quan niệm về các thành phần câu đƣợc dạy ở tiểu học 1.3.2.1. Thành phần chính

a. Chủ ngữ

Ở tiểu học, các em hiểu chủ ngữ thông qua các cách diễn đạt sau: - Chỉ sự vật có hoạt động đƣợc nói đến ở vị ngữ.

Ví dụ:

Ngọn mồng tơi/ nhảy múa trong mưa.

- Chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất, trạng thái nêu ở vị ngữ.

Ví dụ:

Các cụ già/ vẻ mặt nghiêm trang.

- Chỉ sự vật đƣợc giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.

Ví dụ:

Gà trống/ là sứ giả của bình minh.

- Trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

Ví dụ:

Em quét dọn nhà cửa.Trả lời cho câu hỏi Ai?

Con trâu là bạn của nhà nông. Trả lời cho câu hỏi Con gì?

Chiếc cặp có màu hồng rất đẹp. Trả lời cho câu hỏi Cái gì?

- Là danh từ (cụm danh từ) tạo nên.

Ví dụ:

Thắng mếu máo lấp vào sau lưng Tiến. Chủ ngữ là một danh từ.

Đàn ngỗng kêu quàng quạc vươn cổ chạy miết. Chủ ngữ là cụm danh từ.

b. Vị ngữ

Vị ngữ ở tiểu học đƣợc hiểu nhƣ sau:

- Nêu hoạt động của con ngƣời, con vật đƣợc nói đến ở chủ ngữ.

Ví dụ:

Hàng trăm con voi/ đang tiến về bãi.

- Chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật đƣợc nói đến ở chủ ngữ.

28

Ông/ hệt như thần thổ địa của vùng này.Vị ngữ chỉ đặc điểm của ngƣời.

Ông Ba/ trầm ngâm. Vị ngữ chỉ trạng thái.

Cánh đai bàng/ rất khỏe. Vị ngữ chỉ tính chất. - Nối với chủ ngữ bằng từ là.

Ví dụ:

Chim công/ là nghệ sĩ múa tài ba.

- Trả lời cho câu hỏi Làm gì? Thế nào? Là gì?

Ví dụ:

Ban Nam/ đang đá bóng. Trả lời cho câu hỏi Làm gì?

Sư tử/ là chúa sơn lâm. Trả lời cho câu hỏi Là gì?

Đại bàng/ rất ít bay. Trả lời cho câu hỏi Thế nào?

- Là một động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), danh từ (cụm danh từ) tạo nên.

Ví dụ:

Mỏ đại bàng/ dài và rất cứng. Vị ngữ là 2 tính từ.

Sông/ thôi vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều.Vị ngữ là một cụm động từ.

1.3.2.2. Thành phần phụ

Trong chƣơng trình ở tiểu học thì học sinh đƣợc học duy nhất một thành phần phụ đó là trạng ngữ. Và trạng ngữ đƣợc hiểu nhƣ sau:

- Về khái niệm: Trạng ngữđƣợc dùng để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phƣơng tiện, cách thức.... của sự việc nêu trong câu.

Ví dụ:

Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực. Trạng ngữ chỉ thời gian.

Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn. Trạng ngữ 1 chỉ nguyên nhân trạng ngữ 2 chỉ thời gian.

- Ở tiểu học trạng ngữ đƣợc chia ra thành 5 loại sau:

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)