Xây dựng hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 54)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1.Xây dựng hệ thống bài tập

2.4.1.1.Bài tập phân tích nhận diện thành phần câu

Loại bài tập này có mục đích làm sáng tỏ, củng cố và phát triển một số khái niệm về thành phần câu đã đƣợc tiếp thu từ các bài học lý thuyết.

Khi cho học sinh làm dạng bài này giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh là theo các bƣớc sau:

Bước 1: Căn cứ vào đặc trưng khái niệm ngữ pháp.

Bước 2: Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện, phân tích.

48

Bước 3: Phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm của nó, xem có đáp ứng đặc trưng khái niệm lý thuyết không. Từ đó củng cố thêm khái niệm.

Đối với loại bài tập này có một số dạng bài tập nhƣ sau:

a. Bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm hoặc gạch chân

Ví dụ: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu văn sau:

(1) Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

(2) Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngượm.

(3) Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu.

Kiểu bài tập này giúp học sinh ôn luyện quy tắc ngữ pháp và cách tìm các thành phần trong câu.Giáo viên có thể tiến hành nhƣ sau:

- Giáo viên gợi ý học sinh xác định đặc trƣng của các cụm từ in đậm. - Từ đó, học sinh biết đƣợc bộ phận cần đặt câu hỏi câu là bộ phận gì? Chẳng hạn:

(1) Cụm từ in đậm chỉ hoạt động vì vậy học sinh có thể dễ dàng đặt câu hỏi:

Ở câu lạc bộ, chúng em làm gì?

(2) Cụm từ in đậm chỉ nơi chốn vì vậy chúng ta có thể dễ dàng đặt câu hỏi nhƣ sau:

Ở đâu ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngượm?

(3) Cụm từ in đậm chỉ một sự vật vì vậy chúng ta có thể dễ dàng đặt câu hỏi nhƣ sau:

Cái gì thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu?

- Sau đó, giáo viên có thể yêu câu học sinh nêu tên bộ phận vừa đặt câu hỏi.

b. Bài tập cho sẵn câu, xác định thành phần câu

Ví dụ:Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và

49

(1) Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.

(2) Với lòng nhiệt thành yêu nước, ngay từ trước cách mạng, ông Thiện đã có nhiều hỗ trợ to lớn về tài chính cho tổ chức.

(3) Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên đại diện cho bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn cây.

Bài tập này giúp học sinh củng cố, đánh giá kỹ năng phân tích cú pháp của học sinh tiểu học. Muốn tìm đúng các thành phần câu học sinh phải biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cho các thành phần tƣơng ứng.

Giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh làm nhƣ sau:

- Gợi ý cho học sinh nhớ và nhắc lại các khái niệm về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ đó, học sinh tự xác định các thành phần trong câu.

(1) Dưới…anh, con cá lửa ấy/ vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. TN CN VN

(2) Với … nước, ngay…Cách mạng, ông Thiên/đã …tài chính cho tổ chức. TN1 TN2 CN VN

(3) Khi … dứt, bốn thanh niên đại diện cho bốn đôi/ nhanh … ngọn cây. TN CN VN

- Dễ dàng đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ để tìm ra tác dụng của từng trạng ngữ trong câu. Hoặc có thể dựa vào ý nghĩa của các cụm từ để tìm ra tác dụng. Chẳng hạn:

(1) Bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, địa điểm.

(2) Trạng ngữ 1 bổ sung ý nghĩa về phƣơng tiện cho câu, còn trạng ngữ 2 bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian.

50

c. Bài tập cho sẵn các thành phần câu yêu cầu học sinh nêu tên từng thành phần câu.

Ví dụ: Hãy gọi tên từng bộ phận đƣợc đánh số trong câu sau:

Vào một đêm cuối xuân 1947(1),khoảng 2 giờ sáng(2), trên đường đi công tác(3), Bác Hồ(4) đến nghỉ chân ở một nhà bên đường(5).

Với bài tập này học sinh có thể dễ dàng gọi tên từng bộ phận trong câu bởi các bộ phận đã đƣợc phân chia một cách rõ ràng và ngoài ra các em còn dựa vào đặc điểm của từng bộ phận để nhận diện.

(1)đƣợc giữ vai trò làm trạng ngữ trong câu

(2)giữ vai trò làm chủ ngữ trong câu

(3)giữ vai trò làm vị ngữ trong câu

Trong quá trình giáo viên hƣớng dẫn học sinh làm các dạng bài tập này, giáo viên cần chú ý đặt những câu hỏi đối với mỗi thành phần câu để học sinh nhận diện ra chúng. Ngoài ra, khi xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu, học sinh hay nhầm lẫn vì không chú ý đến sự tƣơng hợp ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ. Nhiều học sinh có thể bị đánh lừa cứ nhìn thấy động từ thì cho là vị ngữ. Dựa vào yêu cầu về sự tƣơng hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ, chúng ta sẽ giúp học sinh phát hiện ra sự nhầm lẫn của các em.

2.4.1.2. Bài tập cấu trúc

Loại bài tập này vừa có tác dụng củng cố các khái niệm và quy tắc ngữ pháp vừa góp phần rèn luyện năng lực tạo lập các sản phẩm mới.

Khi hƣớng dẫn học sinh thực hiện các dạng của bài tập cấu trúc, giáo viên cần chú ý đến các bƣớc:

Bước 1: Nắm vững yêu cầu của đề bài và hiểu rõ các ngữ liệu đã cho. Bước 2: Thực hiện đúng yêu cầu của bài.

Bước 3: Kiểm tra lại sản phẩm mới theo yêu cầu luyện tập và theo các chuẩn mực ngôn ngữ (có thể so sánh ngữ liệu đã cho với các sản phẩm mới để thấy được sự giống nhau, sự khác nhau và giá trị của chúng).

51

Loại bài tập này thƣờng gồm những dạng bài tập sau:

a. Bài tập ghép đôi Ví dụ: Ghép từ ngữ thích hợp ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì? A Đàn cò trắng Bà em Bộ đội B kể chuyện cổ tích giúp dân gặt lúa

bay lượn trên cánh đồng

Kiểu bài tập này giúp học sinh nắm vững đƣợc các cấu trúc của câu và hiểu ý nghĩa của từng câu văn để ghép sao cho thích hợp. Giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh nhƣ sau:

- Yêu cầu học sinh xác định từng bộ phận của hai cột

- Khi học sinh đã xác định đƣợc từng cột thuộc bộ phận nào thì giáo viên có thể gợi ý học sinh ghép để tạo thành câu bằng cách xét ý nghĩa của từng vế.

Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng. Bà em kể chuyện cổ tích.

Bộ đội giúp dân gặt lúa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Bài tập thêm thành phần câu

Ví dụ: Thêm bộ phận còn thiếu trong các câu sau: (1) Ngày khai trường……

(2) …… đóng cửa sổ lại. (3) ……, hoa đã nở.

Để học sinh viết đƣợc thành câu, giáo viên có thể thực hƣớng dẫn họ sinh nhƣ sau:

- Xác định đƣợc thành phần còn thiếu ở trong từng câu.

52

(1)Học sinh tự đặt câu hỏi Ngày khai trường như thế nào, Ngày khai trường là gì?... Trả lời đƣợc, các em đã tự thêm bộ phận vị ngữ cho câu và

viết thành câu.

(2)Học sinh cũng phải tự đặt câu hỏi Ai đóng cửa sổ lại?, trả lời đƣợc câu hỏi thì các đã tự thêm chủ ngữ vào trong câu.

(3)Câu này học sinh dễ dàng xác định đƣợc thành phần còn thiếu là

trạng ngữ. Học sinh cũng phải tự đặt câu hỏi Ở đâu hoa đã nở?, Vì sao hoa đã

nở?,… sau khi trả lời đƣợc các câu hỏi này thì học sinh có thể viết đầy đủ đƣợc câu.

Để làm đƣợc các dạng bài tập nêu trên học sinh phải xác lập đƣợc sự tƣơng quan giữa chủ ngữ với vị ngữ, giữa trạng ngữ với nòng cốt câu. Giáo viên cần phải hƣớng dẫn, định hƣớng để học sinh thực hiện và xác lập sự tƣơng hợp đó.

2.4.1.3. Bài tập sáng tạo

Mục đích chủ yếu của loại bài tập này là rèn năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. Bài tập sáng tạo yêu cầu học sinh tự mình tạo nên sản phẩm ngôn ngữ theo một yêu cầu nào đó. Bài tập sáng tạo bao gồm những bài tập không quy định bởi những mẫu câu hoặc cấu trúc cho sẵn nào. Những bài tập này giúp giáo viên nắm đƣợc trình độ học sinh, đặc điểm hứng thú của học sinh.

Bài tập sáng tạo có hạn chế nhất định so với bài tập nhận diện và bài tập cấu trúc. Ở hai loại bài tập trên, khi thực hiện bài tập, học sinh nhận đƣợc kết quả rõ ràng và kết quả này có thể đo đƣợc. Còn bài tập sáng tạo, không có tiêu chí cụ thể cho nên nhiều lúc học sinh có thể đặt những câu sơ lƣợc mặc dù không sai ngữ pháp. Hơn nữa, bài tập đặt câu sáng tạo chỉ có thể thực hiện khi học sinh có trình độ, có ý cần diễn đạt. Để giúp học sinh khắc phục những khó khăn đó, giáo viên không nên hài lòng với những kết quả đầu tiên đơn giản mà học sinh đạt đƣợc. Giáo viên cần hƣớng dẫn bổ sung thêm để có những câu đủ độ lớn, có cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn và nhất là có sức biểu hiện. Ngƣời thầy cần kích thích thi đua sáng tạo để học sinh đạt đƣợc

53

những câu hay nhất bằng cách không hài lòng với một câu hay mà yêu cầu nhiều câu hay rồi cho học sinh ghi lại trong vở những câu hay nhất.

Dạy học sinh bài tập sáng tạo, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh thực hiện tốt các bƣớc sau:

Bước 1: Phân tích yêu cầu của bài tập và phân tích mẫu hoặc phần ngữ liệu cho sẵn để nắm vững các yêu cầu này cùng đặc điểm của mẫu ngữ liệu đã cho.

Bước 2: Tiến hành các thao tác tạo lập sản phẩm sao cho đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu của bài tập.

Bước 3: Kiểm tra lại sản phẩm theo các yêu cầu, sửa chữa điều chỉnh nếu có sai sót.

Loại bài tập này có các dạng bài tập nhỏ sau:

a. Cho sẵn từ ngữ đảm nhiệm chức năng ngữ pháp nhất định, yêu cầu đặt câu

Ví dụ: Đặt câu với những từ ngữ sau làm chủ ngữ. (1) Các chú công nhân

(2) Mẹ em (3) Chim sơn ca

Dạng bài tập này giúp học sinh ôn lại các kiến thức liên quan đến thành phần câu hỗ trợ cho các em khi làm các bài tập khác.

Giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh thực hiện bài tập này nhƣ sau: - Học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài tập.

- Gợi ý học sinh cách đặt câu hỏi cho bộ phận còn thiếu bằng cách thực hiện theo nhóm đôi 1 bạn hỏi và 1 bạn trả lời từ đó các em sẽ dặt đƣợc câu. Chẳng hạn:

(1) HS1: Các chú công nhân làm gì? Hoặc Các chú công nhân như thế nào? HS2: Các chú công nhân đang hót rác. Hoặc Các chú công nhân rất chăm chỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

54

Tƣơng tự (2), (3) học sinh có thể tự đặt và trả lời các câu hỏi đẻ viết thành câu hoàn chỉnh.

b. Cho sẵn mô hình câu yêu cầu đặt câu

Ví dụ: Đặt câu với trạng ngữ chỉ nguyên nhân.(Bài tập 3, Tiếng Việt 4

tập 2, tr. 141)

Khi hƣớng dẫn học sinh thực hiện các bài tập nêu trên, giáo viên nhắc nhở học sinh xác lập các mối quan hệ tƣơng hợp giữa chủ ngữ, vị ngữ để các em tìm ra bộ phận thích hợp. Riêng bài tập đặt câu theo mô hình rất ít bởi vì bài tập loại này có tính khái quát và trừu tƣợng cao. Giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh đặt câu có đủ hai bộ phận chính rồi sau đó mới thêm trạng ngữ phù hợp tránh hiện tƣợng học sinh đặt câu chỉ có trạng ngữ và cụm từ vị ngữ.

c. Bài tập vận dụng các thành phần câu để viết văn

Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em đƣợc đi

chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. (Bài tập 2, Tiếng Việt 4 tập 2, tr. 126)

Đây là loại bài tập kết hợp giữa bài tập đặt câu theo mô hình và bài tập sáng tạo, giáo viên gợi ý để học sinh đặt câu đúng ngữ pháp và theo mô hình đã yêu cầu. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh bổ sung thêm để câu có độ lớn, có cấu trúc cú pháp phức tạp và có sức thể hiện cao. Đáp án kiểu bài này rất đa dạng. Đoạn văn chỉ bị quy định về nội dung (kể về một lần đi chơi xa) và quy định nhỏ về ngữ pháp (một câu có trạng ngữ) còn lại là yêu cầu viết đúng ngữ pháp vì vậy nó có thể tập hợp những câu cụ thể rất khác nhau với cấu trúc rất đa dạng, phong phú.

2.4.1.4. Bài tập sửa lỗi sai

Loại bài tập này giúp học sinh biết đƣợc các lỗi sai mà mình thƣờng mắc phải từ đó có thêm cách tránh và những giải pháp để tự chữa lỗi cho mình.

Khi dạy loại bài tập này giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh làm theo các bƣớc sau:

55

Bước 1: Đọc kĩ các câu mà bài tập cho sẵn.

Bước 2: Gợi ý học sinh để các em tự phát hiện ra lỗi sai của từng câu. Bước 3: Nhắc lại các đặc trưng của bộ phận bị sai trong câu. Sau đó, gợi ý học sinh tự tìm ra biện pháp chữa thích hợp.

Loại bài tập này chúng ta có thể thấy một số dạng nhỏ nhƣ sau:

a. Bài tập cho trước một số câu, yêu cầu học sinh xác định đó là những câuđúng ngữ pháp hay câu sai ngữ pháp.

Ví dụ: Trong các câu sau đây, câu nào có đủ hai bộ phận chủ ngữ, vị ngữ? (1) Trên cánh đồng, bác nông dân đang cùng con trâu của mình. (2) Trên cánh đồng, bác nông dân và con trâu đang cày ruộng.

Để làm đƣợc bài tập này, giáo viên hƣớng dẫn học sinh dựa vào dấu hiệu nội dung và hình thức. Khi làm bài tập, học sinh lần lƣợt dọc từng dòng, xem xét bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai? (Cái gì? Con gì? Vật gì?) bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Làm gì? (Thế nào? Là gì?). Dòng nào trả lời đặt đƣợc các câu hỏi đặt ra và nêu đƣợc một ý làm ngƣời khác hiểu đƣợc, đó là câu đúng ngữ pháp.

(1), (2) đều là câu kiểu Ai làm gì? Tuy nhiên với (1) khi đặt câu hỏi cho

bộ phận vị ngữ thì lại không có câu trả lời bởi vế sau ấy là một cụm danh từ. vì vậy, (1) là câu sai ngữ pháp.

b. Bài tập cho trước các câu sai, yêu cầu học sinh tìm ra lỗi sai và sửa lại cho đúng

Ví dụ: Tìm lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng. (1)Ở đó có đầm sen rất thơm và đẹp.

(2) Chiếc cặp màu hồng.

(3) Những quả xoài xanh khi chín có mùi thơm và ngọt lịm.

Dạng bài này thƣờng phức tạp hơn dạng bài tập trên. Bởi các em không chỉ phát hiện ra các lỗi sai mà các em còn phải tìm ra cách sửa lại sao cho phù hợp. Giáo viên cần gợi ý cụ thể để học sinh nhận ra các lỗi sai của từng câu.

56

Câu(1) này thiếu chủ ngữ chúng ta có thể sửa lại bằng cách giữ nguyên cấu trúc của câu và thên chủ ngữ vào.

Ở đó, em thấy có đầm sen rất thơm và đẹp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu (2) là câu thiếu vị ngữ chúng ta có thể sửa lại bằng cách cho học sinh xác định câu này thuộc kiểu câu gì và yêu cầu học sinh đặt và trả lời cho bộ phận còn thiếu.

Chiếc cặp màu hồng rất đẹp.

Câu (3) khi xét ý nghĩa của câu này chúng ta có thể thấy nghĩa hơi lủng củng. Chúng ta có thể sửa lại nhƣ sau:

Những quả xoài khi chín rất thơm và đẹp.

Đây là loại bài tập khó và rất phức tạp, tuy nhiên nó lại gắn liền với thực tiễn xuất phát từ các lỗi mà các em mắc phải trong các bài viết. Vì vậy, nó có tác dụng rất tốt đối với học sinh đồng thời nó giúp tổng hợp các đa dạng

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 54)