Câu thiếu thành phần

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 41)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1.Câu thiếu thành phần

2.2.1.1. Câu thiếu chủ ngữ

- Kiểu câu sai thƣờng có cấu tạo: trạng ngữ hoặc quan hệ từ + cụm từ (có khả năng làm vị ngữ).

Ví dụ:

(1)Vì chú diễn viên hỏi phép tính nào nó cũng trả lời được. (2)Ở đó có đầm sen rất thơm và đẹp.

(3)Khi chú nuốt con chim vào miệng.

Nguyên nhân mắc lỗi này là do học sinh xem trạng ngữ hoặc quan hệ từ nhƣ một chủ ngữ. Trong đó trạng ngữ hoặc các quan hệ từ thƣờng đƣợc bắt đầu bằng giới từ nhƣ: qua, với, trong, ở, vì,... và một cụm từ, chúng lại thƣờng thƣờng đặt ở đầu câu hơn nữa chủ ngữ cũng thƣờng xuất hiện ở đầu câu. Do đó học sinh thƣờng dễ bị nhầm lẫn.

- Kiểu sai có cấu tạo là một cụm động từ với tƣ cách là vị ngữ trong câu. Kiểu lỗi này gặp nhiều trong bài viết của học sinh.

Ví dụ:

35

(2)Giúp em trưởng thành hơn.

(3)Có một hôm mẹ và bố em, dẫn em và em gái đi xem xiếc.

Với kiểu sai này là do các em sử dụng dấu câu chƣa đúng cách, câu trƣớc chƣa diễn đạt hết nội dung các em đã vội vàng chuyển sang ý khác.Vì vậy, câu chỉ có một phần vị ngữ hoặc đồng vị ngữ.

2.2.1.2. Câu thiếu thành phần vị ngữ

Kiểu câu sai do thiếu thành phần vị ngữ là những câu chỉ có cụm từ (chỉ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu). Cụm từ này không có quan hệ về nghĩa rõ ràng với các câu trƣớc và sau nó nên không xếp nó vào câu đặc biệt.

Ví dụ:

(1)Một cô váy hồng, một cô váy xanh dương. (2)Cúc thường từng khóm.

(3)Mọi người nói chuyện.

Học sinh viết câu sai vị ngữ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do các em viết sai do thiếu kiến thức ngữ pháp của câu. Cũng có khi viết cụm danh từ phát triển dài, học sinh tƣởng nhầm là vị ngữ của câu do các em không phân biệt đƣợc thành phần định ngữ bổ sung cho danh từ đứng trƣớc nó với vị ngữ câu.

2.2.1.3. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Những câu đƣợc xem là câu sai do thiếu cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ là những câu chỉ có bộ phận trạng ngữ và cũng không nối đƣợc với câu tiếp theo để tạo thành câu mới có trạng ngữ.

Ví dụ:

(1)Vào ngày 26-3, ở tại sân trường em. (2)Lúc đó em rất vui vẻ háo hức.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ, không hiểu rằng các danh từ thời gian nhƣ:

36

khi, lúc,… cần phải có định ngữ. Ngoài ra, bộ phận đứng sau quan hệ từ đƣợc

phát triển dài khiến cho học sinh tƣởng có nội dung thông báo.

2.2.1.4. Câu sai do thiếu thành phần phụ

Các câu này sai do thiếu các thành phần nhƣ: trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ. Những câu có đủ thành phần nòng cốt của câu tuy nhiên khả năng biểu thị ý nghĩa của câu không đƣợc rõ ràng có thể làm cho ngƣời nghe hiểu sai ý nghĩa của câu.

Ví dụ:

(1) Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín bố tặng em một chiếc cặp. Toàn thân có màu đỏ.

(2) Bố em trồng cách đây hai năm rưỡi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Mùa hè,cây phượng khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực. Cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do các em chƣa cẩn thận trong quá trình viết quên đi một sốtừ quan trọng làm ảnh hƣởng tới ý nghĩa của câu. Hoặc có thể khả năng diễn đạt của các em còn kém, tự cho bản thân mình tham gia vào hoạt động của câu.

Một phần của tài liệu Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4 (Trang 41)